Tóm tắt Luận văn - Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon

Rủi ro tài chính là yếu tố luôn ẩn sau tất cả các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính là doanh nghiệp luôn kiểm soát được rủi ro nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh giúp doanh nghiệp đủ mạnh để có thể đứng vững trên thị trường. Xuất phát từ quan điểm trên, kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và phương pháp phân tích rủi ro tài làm cơ sở để phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon, chỉ ra những rủi ro tài chính tiềm ẩn tại công ty trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính tại công ty. Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tài chính. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon giai đoạn 2007 – 2011. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn thứ cấp, từ số liệu báo cáo của phòng kế toán một số năm gần đây, từ một số giáo trình, báo cáo và nguồn số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp xử lý số liệu như tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích.

pdf6 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Rủi ro tài chính là yếu tố luôn ẩn sau tất cả các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính là doanh nghiệp luôn kiểm soát được rủi ro nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh giúp doanh nghiệp đủ mạnh để có thể đứng vững trên thị trường. Xuất phát từ quan điểm trên, kết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tài chính và phương pháp phân tích rủi ro tài làm cơ sở để phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon, chỉ ra những rủi ro tài chính tiềm ẩn tại công ty trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính tại công ty. Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tài chính. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon giai đoạn 2007 – 2011. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn thứ cấp, từ số liệu báo cáo của phòng kế toán một số năm gần đây, từ một số giáo trình, báo cáo và nguồn số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp xử lý số liệu như tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích. Nội dung của luận văn gồm: Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn. Trong chương này, tác giả đã nêu một số các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, bài báo khoa học cũng trình bày về rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra nội dung nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp Trong chương này tác giả đã trình bày một số vấn đề sau: Thứ nhất: Tác giả trình bày khái niệm rủi ro và rủi ro tài chính, đưa ra cách phân loại rủi ro tài chính để người đọc có thể nắm bắt tổng quan hơn về rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính là những rủi ro dẫn đến xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như nợ và cổ phần ưu đãi .... Có thể là những rủi ro về thanh khoản, rủi ro về đòn bẩy tài chính, rủi ro về hiệu quả hoạt động, rủi ro về hiệu quả kinh doanh, rủi ro về tín dụng, lãi suất, tỷ giá, tái đầu tư,... Ngoài ra tác giả còn phân tích bản chất và ý nghĩa của phân tích rủi ro tài chính góp phần giải quyết bài toán tối ưu hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh với một nguồn lực giới hạn. Việc phân tích rủi ro tài chính thường xuyên sẽ giúp cho nhà quản trị có được quyết định tốt nhất để đạt được hiệu quả cao nhất và giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất kinh doanh. Thứ hai là đưa ra nội dung của phân tích rủi ro tài chính, bao gồm các chỉ tiêu phân tích như: chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh đòn bẩy tài chính, chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ ngắn hạn, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Mỗi nhóm chỉ tiêu đều chỉ rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang trong tình trạng nào? Từ đó có những quyết định kịp thời. Thứ ba tác giả nêu ra một vài phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích rủi ro tài chính. Hai phương pháp thông dụng nhất là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Chương 3: Phân tích rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon Trước khi phân tích rủi ro tài chính tại công, tác giả đã giới thiệu khái quát về công ty xi măng Chinfon với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản xuất xi măng và clinker cung ứng ra thị trường trong nước và quốc tế. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 là khá tốt và vững mạnh. Đến năm 2010 các chỉ số tài chính giảm nhẹ và đến năm 2011 thì tình hình không mấy khả quan. Do nhiều tác động từ tình trạng dư cung trên thị trường xi măng và khủng hoảng nợ công Châu Âu, kéo theo nó là cuộc khủng hoảng nợ công của Mỹ làm cho tình hình kinh tế ngày càng khó khăn hơn. Chính những tác động này làm cho ngành xi măng ngày càng khó khăn hơn trong lĩnh vực tiêu thụ, trong đó có công ty xi măng Chinfon. các chỉ số thanh toán tổng quát và chỉ số thanh toán lãi vay của công ty khá tốt, đều cao hơn chỉ số trung bình ngành. Xong, chỉ số thanh toán ngắn hạn và chỉ số thanh toán tức thời chưa được cao, tăng dần qua các năm 2007 đến 2010 nhưng đến năm 2011 lại giảm. Do ảnh hưởng của sự biến động kinh tế năm 2011 với các biến số lạm phát, lãi suất, tỷ giá ngày càng tăng và việc giá xi măng cũng như nhu cầu xi măng trên thị trường liên tục giảm mạnh nên vào cuối quý 2 năm 2011 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã bị giảm sút. Số lượng đơn đặt hàng giảm, lượng xi măng tồn kho nhiều, việc kinh doanh xi măng gặp nhiều khó khăn, làm cho tổng doanh thu năm 2011 giảm 6.148.602 USD ( theo số liệu trong bảng ). Công ty cần phải có các biện pháp để mở rộng thị trường, có thêm nhiều đơn đặt hàng nhằm tăng doanh thu, từ đó tăng vòng quay của vốn. Ngoài ra, khi lượng hàng tồn kho tăng vọt trong năm 2011 đã khiến rủi ro về khả năng thanh toán đang hiện hữu, công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này tránh trường hợp lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng trong năm 2012 sẽ dẫn đến chỉ số khả năng thanh toán rơi vào mức báo động. Các chỉ số về đòn bẩy tài chính: Hệ số nợ có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến 2010 trong khi các hệ số vốn chủ lại có xu hướng tăng biểu hiện tình trạng kinh doanh của công ty khá tốt trong những năm này, việc tăng quy mô sản xuất đã đem lại cho công ty chỗ đứng vững chắc trên thị trường xi măng Hải Phòng. Tuy vậy, đến năm 2011 hệ số nợ tăng trong khi hệ số vốn chủ lại không thay đổi cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong năm nay không mấy khả quan. Công ty cần có biện pháp phòng ngừa khi sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao như vậy. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động: Theo kết quả đã phân tích tại mục 3.2.3 và số liệu trong bảng 3.4-a và 3.4-b trong chương 3, vòng quay hàng tồn kho tăng đều từ năm 2007-2010, đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho giảm do lượng tồn kho tăng trong khi giá vốn hàng bán giảm vì không bán được hàng. Do đó, tính thanh khoản của hàng tồn kho là thấp và giảm mạnh. Đây là vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần tiếp tục xem xét và có biện pháp nhằm làm tăng vòng quay, tăng tính thanh khoản của hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Thêm nữa công ty cần có các chính sách hợp lý trong việc giải quyết lượng hàng tồn đọng trong kho để không chỉ làm giảm chi phí lưu kho, bảo quản, mà còn đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nói riêng và tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung. Các khoản phải thu bình quân giảm dần đến năm 2010 cho thấy công ty đã tích cực trong quá trình thu hồi nợ. Tuy vậy đến năm 2011 các khoản phải thu tăng vọt và doanh thu giảm nhẹ dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng trở lại. Mặc dù trong năm 2011 công ty đã đẩy nhanh việc thu hồi nợ nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả đáng kể. Đây là chính sách mà công ty đang áp dụng để thu hút khách hàng, tăng lượng hàng bán ra xong nếu lạm dụng chính sách này sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn và xuất hiện các khoản phải thu khó đòi ảnh hưởng tới lượng tiền tệ lưu chuyển trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, tài sản và đóng góp của doanh thu vào lợi nhuận của doanh nghiệp nhìn chung là khá tốt, thường năm sau cao hơn năm trước và cao hơn mức bình quân chung của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Tuy nhiên việc sử dụng vốn tại công ty năm 2010 và năm 2011 là chưa hiệu quả, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn liên tục giảm từ năm 2009 đến năm 2011, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại công ty xi măng Chinfon. Qua việc phân tích rủi ro tài chính của công ty xi măng Chinfon, tác giả rút ra được những điểm mạnh và những hạn chế dẫn đến rủi ro tài chính tiềm ẩn, từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro này. Thứ nhất là giải pháp giảm lượng hàng tồn kho trong công ty nhằm tăng khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Với biện pháp này dự kiến giảm được 3% giá trị lưu kho. Thứ hai là biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ. Mục tiêu của giải pháp là tăng doanh thu để giải phóng lượng hàng hóa không bán được phải lưu kho, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp. từ đó cải thiện được khả năng thanh toán, trả bớt nợ làm giảm độ nhạy cảm của đòn bẩy tài chính Với giải pháp này tác giả tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ trong Nam và thị trường tiêu thụ ngoài nước. dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp trên là tiếp tục giảm được 7% lượng hàng lưu kho, và tăng doanh thu bán ra trong đó doanh thu từ hàng xuất khẩu tăng 10%. Kết hợp hai giải pháp dự kiến giảm được 10% lượng hàng lưu kho. Thứ ba là giải pháp tăng cường công tác thu hồi nợ nhằm làm giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng, giúp tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro tài chính có thể xảy ra. Thứ tư là giải pháp đổi mới công nghệ nhằm cải thiện lượng tài sản cố định đã lỗi thời không phù hơp, và cải tiến đổi mới công nghệ để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, kích thích tăng doanh thu, lợi nhuận góp phần nâng cao tự chủ về mặt tài chính, hạn chế được rủi ro tài chính. Do thời gian có hạn cũng như khả năng chuyên môn còn hạn chế, nội dung của luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và độc giả quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Luận văn liên quan