Tóm tắt Luận văn Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội

Chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1996, hiện nay hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế và mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội” đã được chọn để nghiên cứu. Hoạt động đầu tư chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, thể hiện trong việc cung cấp nguồn thu nhập bổ sung cho Ngân hàng thương mại, tạo nguồn thanh khoản, giảm thiểu rủi ro nhờ việc đa dạng hoá hoạt động sử dụng vốn. Các chứng khoán còn có thể sử dụng như những khoản thế chấp cho các khoản đi vay của Ngân hàng. Khi thị trường tín dụng trầm lắng, thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng thương mại, một bộ phận vốn trên thị trường tín dụng sẽ được dịch chuyển sang thị trường chứng khoán. Khi có nhu cầu cho vay hay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác, Ngân hàng thương mại có thể bán các chứng khoán đang nắm giữ. Việc dịch chuyển vốn như vậy giúp Ngân hàng thương mại sử dụng tối đa nguồn huy động, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng thương mại có thể được biểu hiện thành các nội dung: - Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán: Muốn phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán, Ngân hàng thương mại cần phải có chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán cụ thể. Trước hết là chiến lược huy động và sử dụng vốn thích hợp. Ngân hàng phải xác định được có thể huy động vốn từ những nguồn nào và theo những kỳ hạn nào. Trên cơ sở đó, xác định rõ tỷ lệ phân bổ thích hợp giữa hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán.

pdf17 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1996, hiện nay hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế và mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai. Chính vì vậy, đề tài “Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội” đã được chọn để nghiên cứu. Hoạt động đầu tư chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, thể hiện trong việc cung cấp nguồn thu nhập bổ sung cho Ngân hàng thương mại, tạo nguồn thanh khoản, giảm thiểu rủi ro nhờ việc đa dạng hoá hoạt động sử dụng vốn. Các chứng khoán còn có thể sử dụng như những khoản thế chấp cho các khoản đi vay của Ngân hàng. Khi thị trường tín dụng trầm lắng, thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng thương mại, một bộ phận vốn trên thị trường tín dụng sẽ được dịch chuyển sang thị trường chứng khoán. Khi có nhu cầu cho vay hay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác, Ngân hàng thương mại có thể bán các chứng khoán đang nắm giữ. Việc dịch chuyển vốn như vậy giúp Ngân hàng thương mại sử dụng tối đa nguồn huy động, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng thương mại có thể được biểu hiện thành các nội dung: - Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán: Muốn phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán, Ngân hàng thương mại cần phải có chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán cụ thể. Trước hết là chiến lược huy động và sử dụng vốn thích hợp. Ngân hàng phải xác định được có thể huy động vốn từ những nguồn nào và theo những kỳ hạn nào. Trên cơ sở đó, xác định rõ tỷ lệ phân bổ thích hợp giữa hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán. - Phân tích chứng khoán để quyết định hướng phát triển đầu tư chứng khoán: phân tích đầu tư chứng khoán là một hoạt động quan trọng nhằm giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn. Có hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng như việc phát triển công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Phân tích cơ bản giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu danh mục đầu tư phù hợp. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu cung và cầu chứng khoán dựa trên các nghiên cứu số lượng và giá cả. Nhà phân tích dùng các biểu đồ để phân tích chiều hướng giá cả. Không giống như phân tích cơ bản, nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của doanh nghiệp. - Tiến hành đầu tư và kiểm soát quá trình đầu tư chứng khoán: bao gồm làm các thủ tục trước khi tiến hành đầu tư, kiểm soát công việc và quá trình đầu tư - Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động đầu tư chứng khoán: Các nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng thương mại như đăng ký làm thành viên lưu ký, thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu, thành viên đấu thầu tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng thương mại song lại góp phần giúp Ngân hàng thương mại tham gia tích cực hơn vào thị trường tài chính và thị trường chứng khoán với tư cách là thành viên hỗ trợ thị trường. Đề tài đã đề cập đến một số kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội như: - Tham gia đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp - Tham gia góp vốn, mua cổ phần - Tham gia các hoạt động và nghiệp vụ bổ trợ: đăng ký làm thành viên lưu ký, thành viên đấu thầu, thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, tham gia tư vấn cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại quốc doanh Khái quát về Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 36/1996 của Ngân hàng Nhà nước. Chính thức đi vào hoạt động ngày 10 tháng 7 năm 1996, đến nay Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm. Là một chi nhánh của Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính, Tokyo, ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội còn chịu sự quản lý của Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính. Bên cạnh đó, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội không có tư cách pháp nhân. Tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội Ban đầu tư Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính, Tokyo là người chịu trách nhiệm xét duyệt và thông qua các đơn xin đầu tư, hạn mức đầu tư của chi nhánh Hà Nội. Ban đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động đầu tư của chi nhánh Hà Nội lên tập đoàn Tài chính Mizuho (Mizuho Financial Group). Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc cập nhập tình hình biến động giá chứng khoán, đưa ra các quyết định đầu tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về lợi nhuận của các giao dịch. Khi tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán, Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ phải chuẩn bị hồ sơ thuyết trình về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, tình hình hoạt động của chi nhánh và gửi về Ban đầu tư của Hội sở chính từ tháng 9 năm 2005. Và đến tháng 6 năm 2006, yêu cầu này đã được chấp nhận. Phòng quản trị rủi ro chịu trách nhiệm đánh giá các rủi ro khi đầu tư chứng khoán, đưa ra các khuyến nghị và dự báo. Bộ phận Nghiệp vụ có trách nhiệm nhập các giao dịch đầu tư chứng khoán vào hệ thống và đảm bảo các dữ liệu nhập vào đúng với những gì đã diễn ra trong thực tế tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội. Phòng Kế toán và pháp chế chịu trách nhiệm kiểm tra lại tính hợp lệ và chính xác của giao dịch, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán để thông tin kịp thời cho Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ và Ban Tổng giám đốc chi nhánh. Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động đầu tư chứng khoán Hiện nay, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đang sử dụng hệ thống Reuter 3000 Version 5.0 cho phép cung cấp tin tức cập nhật 24/24 giờ, lưu trữ thông tin trong quá khứ vô thời hạn với chức năng tìm kiếm dễ dàng, cung cấp hệ thống định giá và lãi suất linh hoạt, đảm bảo việc định giá chứng khoán chính xác và dễ dàng, hỗ trợ đắc lực cho công tác tính toán và xác định lãi suất chiết khấu. Hiện nay, mọi giao dịch đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội giữa các cán bộ giao dịch Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ của chi nhánh với các cán bộ giao dịch của các Ngân hàng hay công ty chứng khoán khác đều được thực hiện qua điện thoại và qua máy fax, dẫn đến tốn thời gian và công sức trong việc duy trì hệ thống máy fax, lưu trữ dữ liệu, tài liệu giao dịch Đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội Ngày 31 tháng 7 năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội khi tiến hành mua 50 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc mã chứng khoán CP061109 với lãi suất coupon 8.63% .Tính cho đến nay, Ngân hàng đã mua được 120 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc tương ứng với 3 mã chứng khoán. Việc đầu tư trên đã đạt được một số kết quả sau: Góp phần tạo nên một kênh đầu tư mới an toàn: nói đây là một kênh đầu tư mới là vì Ngân hàng Mizuho Corporate, chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống Mizuho Corporate đầu tư vào trái phiếu Chính phủ bằng tiền huy động được tại nước đặt trụ sở chi nhánh. Còn nói đây là một kênh đầu tư an toàn vì từ trước đến nay trái phiếu Chính phủ vẫn được coi là an toàn nhất trong các loại chứng khoán vì được đảm bảo thanh toán bởi Chính phủ Việt Nam. Tạo một bước tiến dài trong quá trình thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam: cùng với việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Mizuho Corporate, chi nhánh Hà Nội có thể sử dụng số trái phiếu này để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở, tham gia vào các nghiệp vụ cầm cố, thấu chi, repo trái phiếu và các giao dịch tiền tệ khác trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý: Việc lựa chọn thời điểm đầu tư mặc dù không phải ở thời kỳ lãi suất cao nhất, song Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đã đầu tư tại thời điểm lãi suất tương đối ổn định và an toàn. Bởi vì, sau thời điểm này, lãi suất coupon của trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 5 năm đi xuống rõ rệt, cá biệt có trường hợp trong phiên đấu thầu ngày 28 tháng 3 năm 2007, lãi suất này đã xuống còn 6.5%. Những hạn chế Hạn chế về tính đa dạng hoá của danh mục đầu tư: hiện nay chủ trương của Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội mới chỉ là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, cụ thể là trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 5 năm chứ chưa mở rộng đầu tư sang cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và trái phiếu các tổ chức tín dụng Hạn chế về mặt hiệu quả lãi suất: nếu loại bỏ các yếu tố khác thì từ một số tiền vốn bỏ ra ban đầu là 120 tỷ đồng, tính đến thời điểm 30 tháng 3 năm 2007, danh mục đầu tư trái phiếu trên là có lãi. Tuy nhiên, nếu xét trong tổng thể môi trường kinh tế vĩ mô thì hiệu quả của danh mục đầu tư trên chưa cao. Cụ thể: theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng ở mức 5.2%, vượt xa so với mục tiêu đặt ra là 4%. Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước và Cục quản lý giá - Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng CPI 6 tháng cuối năm nay sẽ tăng từ 2.3 - 3%, đưa chỉ số CPI cả năm tăng từ 7.5-8.2% so với tháng 12 năm 2006. Trong khi đó, lãi suất coupon trung bình của danh mục đầu tư là 8.45%/ năm. Nếu như xét trong điều kiện tình hình chỉ số CPI như hiện nay thì lãi suất thực tế của danh mục đầu tư trên chỉ còn được 0.25-0.95%. Mặt khác, nếu so sánh lãi suất coupon trung bình 8.45% so với lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ hiện nay trong khoảng 10.8% -13.8% (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) thì rõ ràng việc đầu tư vào trái phiếu trên chưa thực sự mang lại hiệu quả về mặt lãi suất. Chưa có hệ thống giao dịch hiện đại: Hiện mọi giao dịch liên quan đến chứng khoán chỉ được thực hiện bằng điện thoại và qua fax, dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí giao dịch không chỉ cho Phòng Kinh doanh vốn và tiền tệ mà còn cả các bộ phận khác như: Bộ phận nghiệp vụ phải kiểm tra lại các giao dịch phát sinh qua điện thoại thông qua hệ thống ghi âm, kiểm tra và lưu lại các giấy tờ văn bản chứng từ đi kèm, đảm bảo các văn bản đi đến đúng đối tác cần nhận Chưa tối ưu hóa hết nguồn vốn huy động: Nếu chỉ tính riêng số tiền VND huy động của khách hàng, cả năm 2006, Ngân hàng Mizuho Corporate, chi nhánh Hà Nội huy động được 24,352 tỷ đồng, cho vay khách hàng trung bình 10,550 tỷ đồng, cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng 9,486 tỷ đồng, trong khi đó mới chỉ dành có 120 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán, chiếm 0.51% tổng nguồn VNĐ huy động. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan Hạn chế về mặt pháp lý Vì bị coi là nhà đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội bị hạn chế rất nhiều trong việc giao dịch và đầu tư chứng khoán. Cụ thể: - Muốn mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt nam, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội phải làm thủ tục xin cấp mã số giao dịch với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông qua thành viên lưu ký là công ty chứng khoán. Thủ tục xin mã số giao dịch tương đối phức tạp, yêu cầu Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội phải nộp rất nhiều giấy tờ, bao gồm quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc của Hội sở chính và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bản sao quyết định thành lập Ngân hàng, các văn bản xác minh tính hợp pháp của Tổng giám đốc chi nhánh... - Hạn chế về nhóm ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia góp vốn, mua cổ phần: Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư quy định danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm các lĩnh vực: phát thanh, truyền hình, xây dựng mạng bưu chính viễn thông, truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, song sau hơn 5 tháng luật có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán vẫn chưa được ban hành và có hiệu lực hết, một số văn bản vẫn còn đang chờ phê duyệt của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính. Hạn chế về sự phát triển của thị trường chứng khoán Quy mô thị trường nhỏ bé: Mặc dù năm 2006 được đánh giá là năm phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam, song tính đến hết năm 2006, tổng giá trị vốn hoá của thị trường chưa đến 30% GDP, hàng hoá giao dịch chưa nhiều. Hiện nay, hàng hoá trên thị trường chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu, chưa có các chứng khoán phái sinh. Thiếu các công ty định mức tín nhiệm, các trung gian tài chính lớn đóng vai trò tạo lập thị trường: Trong giao dịch chứng khoán, sự góp mặt của các công ty định mức tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng tổ chức niêm yết, giúp nhà đầu tư có các nhìn khách quan hơn về loại chứng khoán đầu tư. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có một công ty định mức tín nhiệm nào được thành lập. Bên cạnh đó, các trung gian tài chính lớn đóng vai trò nhà tạo lập thị trường hầu như không có. Về tổ chức và cơ cấu nhà đầu tư: tính đến cuối năm 2006, trong hơn 100 nghìn tài khoản chứng khoán có giao dịch trên thị trường chứng thức (tập trung) ở cả hai Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì có tới khoảng 70% là nhà đầu tư cá nhân, chỉ có khoảng 30% là nhầ đầu tư tổ chức - ngược với tỷ trọng ở các thị trường chứng khoán ở các nước phát triển trên thế giới. Vấn đề công bố thông tin: Hiện nay trên thị trường còn tồn tại nhiều hạn chế về vấn đề công bố thông tin của tổ chức niêm yết cũng như của các nhà quản lý thị trường. Có trường hợp, tổ chức niêm yết công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng mà lại không thông báo cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Cũng có trường hợp thông tin bị rò rỉ ra ngoài, dẫn đến giá chứng khoán bị đẩy lên quá cao, không phản ánh giá trị thực. việc cung cấp thông tin về tổ chức phát hành còn nhỏ lẻ, không thống nhất. Yếu kém về năng lực của nhân viên các công ty chứng khoán: hiện có hơn 40 công ty chứng khoán chính thức đi vào hoạt động trông tổng số 55 công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp phép, nhưng số nhân viên môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ đạt ở con số trên dưới 300 người. Đây là con số quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân chủ quan - Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội vừa phải chuẩn bị cho sự ra đời của Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh vừa tiến hành chuyển đổi hệ thống kế toán từ hệ thống cũ MMax sang hệ thống mới GBase. Do vậy, việc tập trung cho hoạt động đầu tư chứng khoán từ các khâu: chuẩn bị các văn bản và thủ tục cần thiết cho hoạt động đầu tư, chuẩn bị các điều kiện về hạch toán kế toán cũng bị ảnh hưởng và phân tán nhất định. - Trình độ đội ngũ nhân sự chưa được chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá, kinh nghiệm chưa nhiều: Do cả bộ phận trực tiếp và gián tiếp thực hiện hoạt động đầu tư chứng khoán tại chi nhánh đều phải vừa đảm trách những công việc hàng ngày vừa tự nghiên cứu thêm tài liệu để chuẩn bị cho tiến trình đầu tư, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. - Điều kiện về trang thiết bị: hiện nay mọi giao dịch đều được tiến hành thông qua điện thoại và qua fax, dẫn đến tốn kém về thời gian và chi phí cho cả bộ phận trực tiếp và gián tiếp kiểm tra, theo dõi hoạt động đầu tư của cả phía Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội và phía đối tác giao dịch với Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội. - Cơ sở dữ liệu về chứng khoán còn nghèo nàn: Hiện nay, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ về chứng khoán. Cụ thể, trong cơ sở dữ liệu của mình, Ngân hàng mới chỉ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về các loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 5 năm trở lên, các tiêu chí xây dựng còn đơn giản, mới chỉ bao gồm: ngày phát hành, khối lượng phát hành, lãi suất trúng thầu chứ chưa cập nhật được tên và tỷ trọng các đơn vị nắm giữ các loại trái phiếu này. Quan điểm phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội xác định đầu tư chứng khoán, đặc biệt là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các Ngân hàng thương mại , trái phiếu doanh nghiệp niêm yết.. là quan điểm có tính chiến lược trong hoạt động kinh doanh. Sau năm 2010, khi được đối xử bình đẳng như các tổ chức tín dụng trong nước và được sự hỗ trợ thêm từ ngân hàng mẹ, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội sẽ mở rộng đầu tư thêm vào cổ phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước và cổ phần có uy tín, cổ phiếu các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp niêm yết Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội Xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán và chú trọng đến phân tích đầu tư chứng khoán Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đã có chiến lược đầu tư chứng khoán theo 2 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2010): tập trung đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp Giai đoạn 2 (sau năm 2010): mở rộng đầu tư vào cổ phiếu, trước hết là cổ phiếu các ngân hàng thương mại Nhà nước và cổ phần có uy tín, tiến tới đầu tư vào cổ phiếu các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp niêm yết Tương ứng với các giai đoạn trên, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội xây dựng kế hoạch huy động vốn và đầu tư chứng khoán cụ thể. Từ đó, chú trọng đến phân tích đầu tư từng loại chứng khoán cụ thể. Lựa chọn danh mục đầu tư và công cụ đầu tư hợp lý Một danh mục đầu tư hợp lý giúp hạn chế rủi ro, đảm bảo được yếu tố an toàn mà vẫn duy trì được lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội, một danh mục đầu tư chứng khoán phải đảm bảo thực hiện đúng và nhất quán với định hướng đầu tư của Ngân hàng: đầu tư đảm bảo yếu tố an toàn và lợi nhuận; đảm bảo cân bằng được yếu tố huy động và sử dụng vốn; đảm bảo được yếu tố đa dạng hoá và phù hợp với chủ trương, định hướng đầu tư của Ngân hàng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chứng khoán đầu tư Một cơ sở dữ liệu đầy đủ về thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là một tài liệu quan trọng và xác thực giúp Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội có được cái nhìn tổng thể và đầy đủ về đặc tính của chứng khoán đầu tư cũng như những dữ liệu trong quá khứ của chúng. Đồng thời, hiểu rõ được nguyên nhân của các biến động đó, giúp cho Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội có thể đưa ra được các quyết định đầu tư kịp thời, chính xác. Cơ sở dữ liệu có thể chia thành cơ sở dữ liệu về từng loại trái phiếu Chính phủ, từng loại kỳ hạn khác nhau, phải thường xuyên cập nhật thông tin về giá trái phiếu để tiện việc theo dõi và nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu có thể lưu dưới dạng đóng file văn bản và lưu vào hệ thống đĩa mềm để tiện tra cứu và bảo quản. Nâng cấp hệ thống trang thiết bị Hiện nay, bên cạnh các kênh cung cấp thông tin truyền thống là báo chí, trang web, ... Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội còn sử dụng một kênh cung cấp
Luận văn liên quan