Ứng dụng phương pháp sáng tạo khoa học vào kỹ thuật công nghệ

Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi ngư ời chúng ta đều cần suy nghĩ đ ể sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa. Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quy ết đ ịnh, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt đư ợc kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Vì vậ y, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học phương pháp luận (các thủ thuật cơ bản, các phương pháp, lý thuy ết) về tư duy sáng tạo. Ðiều này làm cho cơ cấu tổ chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong mỗi cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ chức hoạt động càng có hiệu quả. Như đã thấu hiểu được ý tưởng sáng tạo của con người là vô tận, G.S Altshuller (nhà sáng chế, nhà văn viết truy ện khoa học viễn tưởng) đã cho ra đời “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế” (còn gọi là TRIZ) nhằm vạch ra các phương pháp sáng tạo và giải quy ết vấn đề một cách khoa học hơn.

pdf23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng phương pháp sáng tạo khoa học vào kỹ thuật công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khoa Khoa Học Máy Tính **********    ********** ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO KHOA HỌC VÀO KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Bộ môn : PP.NCKH Trong Tin Học GVHD : GS-TSKH. Hoàng Văn Kiếm Thực hiện : Lê Minh Trí MSHV : CH1101148 Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 04 Năm 2012 PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 2 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3 I> Tổng quan: .............................................................................................................. 4 1/ Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu: ............................................................... 4 2/ Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu: ............ 4 3/ Quá trình nghiên cứu: ........................................................................................... 4 II> Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: .......................................................... 5 1/ Khoa học & kỹ thuật, công nghệ: ......................................................................... 5 2/ Sáng tạo: .............................................................................................................. 5 3/ Thủ thuật (nguyên tắc) và phương pháp sáng tạo cơ bản: ..................................... 6 4/ Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 7 III>Một số ứng dụng của phương pháp sáng tạo khoa học vào công nghệ: ................... 7 1/ Vài mốc lịch sử của máy tính bảng từ 1968 đến 2012:.......................................... 7 2/ Lịch sử phát triển của trình duyệt web Firefox: .................................................. 15 IV>Kết luận: .............................................................................................................. 21 TƯ LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 23 PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa. Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Vì vậy, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học phương pháp luận (các thủ thuật cơ bản, các phương pháp, lý thuyết) về tư duy sáng tạo. Ðiều này làm cho cơ cấu tổ chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong mỗi cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ chức hoạt động càng có hiệu quả. Như đã thấu hiểu được ý tưởng sáng tạo của con người là vô tận, G.S Altshuller (nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng) đã cho ra đời “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế” (còn gọi là TRIZ) nhằm vạch ra các phương pháp sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em sẽ trình bày một cách sơ lược tổng quát về cơ sở lý thuyết, đồng thới áp dụng những lý thuyết đó để nêu ra một số ví dụ cụ thể về phương pháp sáng tạo khoa học trong kỹ thuật công nghệ. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị trong cùng khóa học đã nhiệt tình chia sẽ tài liệu, những thông tin cần thiết trong suốt quá trình học. Và đặc biệt em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Kiếm, người đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ ích về môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học”. Từ đó giúp em có thể nắm vững hơn về cơ sở lý thuyết, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Thân mến PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 4 I> Tổng quan: 1/ Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu: Ngày nay trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đều cần có sự đổi mới về sản phẩm, đổi mới về tính tiện dụng, đa chức năng… nhằm để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó các sản phẩm cùng loại cũng không ngừng có sự nâng cấp về tính thẫm mỹ, cải tiến về chức năng và cạnh tranh về thương hiệu lẫn nhau để nhằm chiếm lĩnh các thị phần. Và một yếu tố quan trọng nữa mà các nhà cung cấp sản phẩm cần phải chú ý đến thường xuyên đó chính là “chiến lượt kinh doanh”. Chiến lược kinh doanh tốt cũng sẽ góp phần vào việc thúc đẩy sản phẩm, gắn kết sự tin tưởng vào trong người sử dụng. Tóm lại cho dù đang làm việc tại một vị trí bất kỳ nào trong công ty đi nữa, mỗi người chúng ta đều phải cố gắng chung tay góp sức, đưa ra những giải pháp tối ưu để từ đó phát huy tối đa tính sáng tạo vào trong công việc hiện tại. 2/ Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu: Đứng trên quản điểm vừa tham gia khóa học, vừa tìm hiểu lý thuyết, lại vừa xây dựng bài tiểu luận này, tuy thời gian chỉ gói gọn trong vòng khoảng hơn 2 tháng nhưng em cũng đã cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận này. Thời gian đầu do còn đang trong quá trình học tập và tham khảo tài liệu nên em cũng chưa hình dung được vấn đề sẽ cần phải nghiên cứu là gì. Thời gian sau, nhìn vào thực tiễn về tính sáng tạo, đa dụng, cạnh tranh…của các sản phẩm về công nghệ, về tin học trong giai đoạn hiện nay, em quyết định chọn tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề về “Ứng dụng phương pháp sáng tạo khoa học vào kỹ thuật công nghệ”. 3/ Quá trình nghiên cứu: Như phần tổng quan lịch sử đã nêu, thời gian tính từ những ngày đầu đi học của môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học” đến nay chỉ khoảng hơn 2 tháng, và thời gian hoàn thành việc học lý thuyết cũng khoảng 1 tháng nên còn hơn 1 tháng còn lại chính là khoảng thời gian em đã xây dựng và hoàn thành bài tiểu luận này. Bước đầu em tham khảo sơ qua các tài liệu và tư liệu trên web, xem sản phẩm tin học nào đang được đa số người dùng chú ý nhất trong giai đoạn hiện nay để từ đó quyết định lựa chọn một vài sản phẩm tin học tiêu biểu nêu ra tính sáng tạo trong sản phẩm tin học đó. PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 5 II> Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: 1/ Khoa học & kỹ thuật, công nghệ: a) Khoa học: là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Cũng có thể hiểu khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá và phát minh ra những kiến thức mới, học thuyết mới…về lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp. Ví dụ: Trước đây người ta quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác nay được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. b) Công nghệ: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. c) Kỹ thuật: là phương pháp áp dụng & sử dụng trong thực tế những sản phẩm mà khoa học & công nghệ đã làm được. d) So sánh các đặc điểm khoa học & Công nghệ: STT Khoa học Công nghệ 1 Nghiên cứu khoa học mang tính xác xuất Điều hành công nghệ mang tính xác định 2 Hoạt động khoa học luôn đổi mới, không lập lại Hoạt động công nghệ được lập lại theo chu kỳ 3 Sản phẩm khó được định hình trước Sản phẩm được định hình theo thiết kế 4 Sản phẩm mang tính đặc trưng thông tin Đặc trưng sản phẩm tùy thuộc đầu vào 5 Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao Lao động bị định khuôn theo quy định 6 Có thể mang mục đích tự thân Có thể không mang mục đích tự thân 7 Phát minh khoa học tồn tại mãi mãi với thời gian Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu vong theo lịch sử và tiến bộ kỹ thuật 2/ Sáng tạo: Là đưa ra những giải pháp mới để hoàn thành công việc hoặc làm cho công việc đó trở nên dễ thực hiện hơn. PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 6 3/ Thủ thuật (nguyên tắc) và phương pháp sáng tạo cơ bản: a) Thủ thuật: là thao tác tư duy đơn lẻ, chỉ ra hướng mà người giải cần suy nghĩ.  40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo: 1. Nguyên tắc phân nhỏ 2. Nguyên tắc tách khỏi 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 4. Nguyên tắc phản đối xứng 5. Nguyên tắc kết hợp 6. Nguyên tắc vạn năng 7. Nguyên tắc chứa trong 8. Nguyên tắc phản trọng lượng 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 11. Nguyên tắc dự phòng 12. Nguyên tắc đẳng thế 13. Nguyên tắc đảo ngược 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa 15. Nguyên tắc linh động 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc thừa 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 18. Sử dụng các dao động cơ học 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích 21. Nguyên tắc vượt nhanh 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian 25. Nguyên tắc tự phục vụ 26. Nguyên tắc sao chép 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” 28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng 31. Sử dụng vật liệu nhiều lỗ 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc 33. Nguyên tắc đồng chất 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 7 35. Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng 36. Sử dụng chuyển pha 37. Sử dụng sự nở nhiệt 38. Sử dụng chất oxy hóa mạnh 39. Thay đổi độ trơ 40. Sử dụng vật liệu hợp thành composit b) Phương pháp: là tập hợp nhất định một số thủ thuật nguyên tắc cơ bản được sử dụng theo thứ tự nhất định, gồm nhiều bước hay nhiều giai đoạn, được xây dựng để giải một loại bài toán nhất định. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào những kiến thức được thầy Hoàng Văn Kiếm truyền đạt, cùng với những tài liệu tham khảo, tư liệu trên website em đã viết và xây dựng nên bài tiểu luận này. III> Một số ứng dụng của phương pháp sáng tạo khoa học vào công nghệ: 1/ Vài mốc lịch sử của máy tính bảng từ 1968 đến 2012: Thế hệ đầu tiên của những chiếc máy tính bảng không khác gì những viên gạch nặng nề với các mảng màu xám xịt, và giao tiếp trên máy tính bảng phải cần tới một chiếc bút, giờ chỉ cần "vuốt và chạm". Hình 1 – Máy tính bảng đơn giản Theo hãng nghiên cứu Forrester Research, tổng lượng máy tính bảng bán ra có thể đạt 26 triệu chiếc trong năm 2011 riêng tại thị trường Mỹ, và sẽ tiếp tục tăng 82,1% tới năm 2015. Hãy cùng nhìn lại lịch sử của máy tính bảng, một trong những thiết bị công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay: PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 8 Dynabook (1968): Hình 2 - Dynabook Ý tưởng về máy tính bảng từng xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước khi Alan Key (một kĩ sư tại Xerox PARC) và trung tâm nghiên cứu của Xeror xây dựng ý tưởng về Dynabook. Đó là một thiết bị cầm tay mà đến trẻ em cũng có thể dễ dàng truy cập các thông tin đã được số hóa trên đó. Dynabook được mô tả như một sự kết hợp giữa giấy, viết chì, tẩy, máy đánh chữ và nhạc cụ. Tuy nhiên, với sự hạn chế về công nghệ, thiết bị và phần mềm vào thời điểm bấy giờ đã khiến Dynabook vẫn chỉ dừng ở mức độ ý tưởng. Apple Bashful (1983): Hình 3 - Apple Bashful Apple có lẽ sẽ rất xấu hổ về mẫu máy tính bảng có tên Bashful của mình, bởi nó chưa bao giờ được ra mắt. Những bức ảnh về mô hình của nó, và những phần phụ PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 9 thêm như bàn phím, bút, ổ đĩa mềm, điện thoại và vỏ cầm tay… được đơn vị đồng thiết kế Frog Design tiết lộ. Người sáng lập của Frog Hartmut Essligner đã nảy ra ý tưởng về thiết kế Snow White cho Apple, bắt đầu áp dụng ở mẫu Apple Iic và được gán nhãn hiệu năm 1990. GriD Systems GriDPad (1988): Hình 4 - GriD Systems GriDPad Nói Gridpad là mô hình mẫu cho Palm là có lí do. Cả hai cùng chung “ông tổ” là Jeff Hawkins, người truyền bá nền tảng máy tính dựa vào bút cảm ứng, đã thành lập Palm Computing và Hanspring. Máy tính màn hình cảm ứng Gridpad hoạt động dựa trên hệ thống nhận dạng chữ viết tay phát triển bởi Hawkins hay còn gọi là Graffiti và sau này được sử dụng trong các thiết bị Newton của Apple và Palm. Gridpad khá cơ động, nhưng với mức giá 2.370 USD, nó ở ngoài tầm với của nhiều người và chỉ giới hạn trong các viện chăm sóc sức khỏe cũng như cơ quan hành pháp. Học viện MoMA đã đặt Gridpad vào trong bộ sưu tập mẫu thiết kế như một sự tôn vinh với thiết bị này. Freestyle của Wang Laboratories (1989): Hình 5 - Freestyle PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 10 Wang Laboratories gia nhập thị trường máy tính bảng với thiết bị dựa trên nền tảng bút cảm ứng, cho phép người dùng viết lên bất cứ tệp tin nào hay chú thích bằng các ghi chú thông qua thiết bị cầm tay và gửi qua email. Freestyle là một thiết bị được chào đón ở các văn phòng vốn xem việc biên dịch là một cơn ác mộng. Freestyle được bán riêng lẻ từng phần: máy tính bảng, bút, thẻ giao tiếp, phần mềm, cáp, điện thoại, fax, máy scan hoặc trọn gói. Tandy Zoomer (1992): Hình 6 - Tandy Zoomer Sau sự thất bại của GRiDPad, Jeff Hawkins, một trong những kỹ sư tham gia thiết kế GriDPad đã có ý ưởng xây dựng một mẫu máy tính bảng mới với kích cỡ gọn nhẹ hơn. Hawkins gia nhập hãng Palm Computing rồi kết hợp với Tandy và Casio để cho ra mắt thiết bị cầm tay, với màn hình cảm ứng mang tên Zommer. Tuy được đánh giá cao nhưng giá thành vẫn là một trong những trở ngại để Tandy Zoomer trở nên phổ biến. Apple Newton (1993): Hình 7 - Apple Newton PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 11 Đây là minh họa rõ nhất cho câu nói “Thử nhiều hơn, thất bại tốt hơn”. Apple Newton là một thiết bị PDA, nhưng cũng là một máy tính bảng. Ban đầu, đội phát triển Newton đã làm việc để tạo ra Figaro. Những yêu cầu của Figaro là màn hình cảm ứng nhạy, có cổng IR, khả năng lan truyền quang phổ, và giá bán lẻ dưới 6.000 USD. Thay vì máy tính bảng, Apple lại tập trung vào dự án tạo ra thiết bị ít tính năng hơn nhưng cơ động hơn và ít tốn kém hơn. Và do đó, Newton ra đời. Microsoft Tablet PC (2002): Hình 8 - Microsoft Tablet PC Năm 2000, Bill Gates phát biểu tại hội chợ công nghệ Comdex cùng lúc kiến trúc sư phần mềm Bert Keeley đưa ra mô hình máy tính bảng cá nhân. Nó được trang bị bộ nhận diện chữ viết tay và đáp ứng hầu hết các chức năng của một máy tính cá nhân như CPU 500-600MHz, RAM 128MB, ổ cứng 10GB và cổng USB. Máy tính bảng này chạy phiên bản Windows XP Tablet PC khá giống với Compaq và ViewSonic, bắt đầu được bán ra vào năm 2002 nhưng không giành được nhiều thị phần. Compad TC1000 (2003): Hình 9 - Compad TC1000 PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 12 Sản phẩm này của Compad đã khiến giới công nghệ tin rằng thời điểm của máy tính bảng đã đến, với thiết kế nhỏ gọn đẹp mắt, màn hình cảm ứng 10,4-inch và lớp vỏ tráng bạc… Thành công về thiết nhưng lại thất bại về hiệu suất, Compad TC1000 được đánh giá chỉ là sản phẩm để… duyệt web, và không đủ sức để đáp ứng những yêu cầu của công việc đã khiến Compad TC1000 không thành công như đã được kỳ vọng. Amazon Kindle (2007): Hình 10 - Amazon Kindle Trong khi giới công nghệ đang trông chờ 1 mẫu sản phẩm máy tính bảng với các tính năng mạnh mẽ không thua kém gì máy tính cá nhân, thì Amazon lại đi ngược sự trông đợi này khi cho ra mắt Kindle. Với tính năng đọc sách ebooks không hơn không kém, nhưng thật bất ngờ khi Kindle lại trở nên một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Amazon. Nối tiếp thành công, hãng tiếp tục tung ra những thế hệ 2, 3 của sản phẩm. Các ứng dụng của Kindle cũng lần lượt xuất hiện trên các nền tảng khác như iPhone, Android, BlackBerry, Windwos Phone 7, Mac và PC… Apple iPad (2010): Hình 11 - Apple iPad PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 13 iPad đang thống trị thị trường máy tính bảng. Báo cáo mới đây của comScore tập trung vào lưu lượng máy tính bảng tại 13 quốc gia chỉ ra tầm với của iPad tại Ấn Độ là thấp nhất nhưng vẫn ở mức 89% trong khi thị phần đo được tại các nước khác thường trên 95%. Bất chấp sự gia tăng không ngừng của các đối thủ cạnh tranh, Apple vẫn duy trì ngôi vị dẫn đầu trong cơn sốt máy tính bảng hiện nay. Motorola Xoom (2011): Hình 12 - Motorola Xoom Với mục tiêu đánh bại iPad, máy tính bảng Xoom là một trong những sản phẩm được đặt nhiều kỳ vọng nhất. Trang bị cấu hình khủng, vi xử lý 2 nhân tốc độ 1GHz, màn hình 10-inch (1280x800), 1GB bộ nhớ RAM… và trang bị đầy đủ để khỏa lấp những khiếm khuyết của iPad, như hỗ trợ Flash, camera trước và sau, hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài… Đặc biệt, đây là mẫu máy tính bảng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ điều hành Android 3.0, là hệ điều hàng được Google tối ưu cho máy tính bảng, Xong đang rất được kỳ vọng để trở thành đối thủ xứng tầm với iPad. One Laptop per Child XO-3 (2012): Hình 13 - XO-3 PP Nghiên cứu khoa học GVHD: GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm HVTH: Lê Minh Trí Trang 14 Chương trình được nâng cấp với XO-3, máy tính bảng có giá dưới 100 USD sử dụng sạc năng lượng mặt trời và kết nối vệ tinh để tối đa hóa hiệu suất sử dụng trong các quốc gia đang phát triển. XO-3 rất gần với ý tưởng Dynabook của Alan Kay. Ngoài các chức năng cần thiết như một chiếc máy tính, sách điện tử, máy ảnh, mẫu máy tính bảng này phải có độ bền, được thiết kế từ cao su và nhựa của Yves Behar cho dự án Fuse. Người sáng lập dự án One Laptop per Child – Nicholas Negroponte đưa ra thời hạn ra mắt XO-3 vào năm 2012, nhưng cũng giống các dự án trước đã không kết thúc đúng hạn. Tuy nhiên, Negroponte không e ngại và vẫn mong muốn nhiều người khác sẽ tham gia vào thử thách này. Tóm lại: Công nghệ của máy tính bảng đã áp dụng các nguyên tắc sáng tạo sau:  Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: Các nút trên máy tính bảng có các chức năng khác nhau như nút Volume, nút Power…Tất cả đều giúp cho người dùng dễ điều khiển, dễ thao tác. Nhưng càng về sau do cải tiến và cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm nên đa số các máy tính bảng đều lược bớt các nút chức năng, thay vào đó là màn hình cảm ứng đa điểm và các chức năng đó được tính hợp vào phần mềm cài trên máy tính bảng.  Nguyên tắc kết hợp: Đa số các máy tính bảng trước đây đều dùng “cây bút” để thực hiện việc chạm cảm ứng, giờ đây các nhà sản xuất đã cải tiến kết hợp vào máy tính bảng việc dùng tay “vuốt và chạm” thay cho bút. Ngoài ra máy tính bảng là sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau như: chụp hình, ghi âm, lướt web, chơi games…  Nguyên tắc dự phòng: Nhằm nâng cao tính bảo mật, máy tính bảng đã quản lý chặt chẽ những thao tác trên dữ liệu như: xem, thêm, xóa, sửa… Khi người dùng muốn xem thông tin về một chức năng cụ thể nào đó, máy tính bảng sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết trước khi quyết định thực hiện chức năng đó.  Nguyên tắc chuyển sang chiều khác