Ngân sách là một khái niệm được dung phổ biến. Ở Pháp, ngân sách được định nghĩa là bản dự kiến về các khoản thu và chi của một cơ quan hay công xã. Trong khi ở Anh, ngân sách là bản kế toán về khả năng thu nhập và chi trả trong một khoảng thời gian nhất định của tương lai. Còn ở Việt Nam, Ngân sách là bản dự kiến và cho phép thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu , chi của Nhà nước đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. (Điều 1 – Luật NSNN 2002)
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5521 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của ngân sách nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô Chứng minh bằng các chính sách thu chi hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
.....bòa.....
Tên đề tài:
“Vai trò của NSNN điều tiết kinh tế vĩ mô
Chứng minh bằng các chính sách thu chi hiện hành”
Giảng viên : Th.s Nguyễn Diệu Huyền
Nhóm SV thực hiện : Nhóm 4
Lớp : TCDN D - K10
Khoa : Tài chính
Hà Nội, tháng 04/2009
DANH SÁCH NHÓM THẢO LUẬN
Đỗ Ngọc Anh
Hoàng Kiều Anh
Nguyễn Thị Mai Anh
Nguyễn Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Hạnh
Phí Thị Hằng
Nguyễn Thu Huyền
Nguyễn Thu Hương
Nguyễn Thị Hà Linh
Đoàn Thế Linh
Mai Thị Lụa
Cao Thùy Nhung
Đặng Hà My
Nguyễn Ngọc Tiến
Bế Thị Hương Thảo
Nguyễn Thị Thu Trang
Nông Hồng Viết
Phạm Thu Yến
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NSNN
Khái niệm
Ngân sách là một khái niệm được dung phổ biến. Ở Pháp, ngân sách được định nghĩa là bản dự kiến về các khoản thu và chi của một cơ quan hay công xã. Trong khi ở Anh, ngân sách là bản kế toán về khả năng thu nhập và chi trả trong một khoảng thời gian nhất định của tương lai. Còn ở Việt Nam, Ngân sách là bản dự kiến và cho phép thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu , chi của Nhà nước đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. (Điều 1 – Luật NSNN 2002)
Đặc điểm
- Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực của NN và việc thực hiện các chức năng của NN, được NN tiến hành trên luật định.
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu NN, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
- Đặc điểm của quỹ tiền tệ: sở hữu, mục đích, vận động liên tục. Bên cạnh đó, với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của NN, NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng.
- Hoạt động thu chi theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
Vai trò chung
Khi đề cập đến các công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội, NSNN đóng vai trò rất quan trọng, bao giờ cũng gắn liền với vai trò của NN trong từng thời kỳ nhất định. Phạm vi phát huy vai trò của NSNN rất rộng và trên một mức độ lớn, nó tương đồng với phạm vi phát huy chức năng và nhiệm vụ của NN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. NSNN là công cụ có hiệu lực của NN để điều chỉnh trong lĩnh vực phân phối thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Song, NN cũng chỉ thực hiện điều chỉnh thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo và hiệu quả.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, NN can thiệp trực tiếp vào trong hoạt động của nền KT - XH nên đã hạn chế đáng kể vai trò của NSNN trong quá trình điều chỉnh các hoạt động kinh tế cũng như giải quyết những vấn đề XH. Những vấn đề bao cấp về nhà ở, lương thực, thực phẩm…, nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát và giao nộp” đối với khu vực kinh tế quốc doanh ở thời kỳ này đã làm cho sự phụ thuộc vào nhà nước ngày càng tăng. Do đó, làm giảm hiệu quả về việc đặt ra các mục tiêu XH cũng như không đảm bảo cho vấn đề công bằng XH.
Trong nền kinh tế thị trường: NN sử dụng các công cụ chủ yếu là hệ thống pháp luật và công cụ tài chính tiền tệ để tác động, vạch ra kế hoạch phát triển, hạn chế những tiêu cực do KTTT sinh ra, chống khủng hoảng và thất nghiệp v.v..Và khi xảy ra những biến động kìm hãm các hoạt động sản xuất và đời sống thì công cụ được Nhà nước sử dụng chủ yếu và hiệu quả nhất là công cụ tài chính(cụ thể là công cụ ngân sách thông qua quỹ NSNN). Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô nền KT – XH, đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện vai trò kiểm tra giám sát.
B- VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ
I. Về mặt kinh tế:
NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sx, hình thành cơ cấu kt mới ,thúc đẩy tăng trưởng KT ổn định và bền vững.
1. Vốn NSNN là nguồn tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận động của toàn bộ vốn xã hội:
Như chúng ta đã biết, tài chính nước ta là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển xã hội. NSNN giúp các nguồn tài chính tạo lập quỹ tiền tệ - quỹ ngân sách. Mặt khác, NSNN sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế (phát triển kết cấu hạ tầng, mở rộng đầu tư kinh tế, tập trung đầu tư vào các ngành mũi nhọn…). NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Đây là vai trò truyền thống của ngân sách Nhà nước trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngân sách Nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh, tạo tư liệu sản xuất…
Nhà nước huy động nguồn tài chính thông qua công cụ như thuế, lệ phí, lợi tức của Nhà nước, các khoản vay trong nước hoặc nước ngoài, viện trợ từ các nước tổ chức trên thế giới,…
2. Định hướng phát triển sản xuất hình thành cơ cấu kinh tế mới và chống độc quyền:
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn thuế, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết; ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh
Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường , là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Độc quyền gây ra rất nhiều tổn thất phúc lợi cho xã hội vì vậy, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển nền kinh tế. Đối với nước ta, bệnh độc quyền trước đây là các DNNN được bầu sữa ngân sách rót tiền, rót vốn, để đầu tư sản xuất điện, nhập xăng dầu, đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng mỗi khi có cơ hội, các DN độc quyền đều ưu tiên và cố tình đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên.
Hiện trạng:
2.1. Định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là tiếp tục xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Trong những năm qua nhờ thực hiện các chính sách phân bổ nguồn ngân sách đúng đắn, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bền vững với cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tỷ trọng NN-CN-DN trong GDP tương ứng là 20,6%, 41,6%, 38,7%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
Hiện nay, hàng hóa Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng như Hoa Kỳ, Asian, EU. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Thành tựu trên là kết quả của các chính sách như miễn, giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất như hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với mặt hàng xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, bên cạnh đó xây dựng hệ thống giao thông vận tải giúp lưu thông hàng hóa.
Hiện nay, Nhà nước chỉ đầu tư cho những công trình cơ sở hạ tầng mà không có khả năng thu hồi vốn, còn những cơ sở hạ tầng có thể thu hồi vốn thì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cũng như các thành phần kinh tế khác tham gia. Cụ thể: Bố trí 977 tỉ đồng để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt do Nhà nước quản lý và giao cho TCty Đường sắt Việt Nam thực hiện; bố trí 106 tỉ đồng để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển do Nhà nước quản lý giao cho TCty Hàng hải Việt Nam đầu tư hạ tầng giao thông cảng Hải Phòng; bố trí 100 tỉ đồng giao EVN thực hiện dự án đầu tư nhà nước là dự án cung cấp hạ tầng đường truyền tải điện của các thôn, bản thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên...
2.2. Định hướng sản xuất:
Đối với hàng hóa trong nước, nhà nước định hướng miễn, giảm thuế cho các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng đang chú trọng phát triển như đối với các mặt hàng lương thực nhà nước đánh thuế 0%, phát triển các ngành mới như công nghệ nano, chế tạo máy...
Ngày 16/4, Thủ tướng đã có Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp.
Theo đó, nhiều loại thuế và phí sẽ giảm mạnh kể từ 1/5 đến hết ngày 31/12/2009.
Cụ thể, thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ giảm 50% đối với các loại hàng hóa và dịch vụ, gồm: sợi, vải và sản phẩm may mặc, da giầy các loại; giấy và sản phẩm bằng giấy các loại, trừ sách quy định tại điểm ở khoản 2 Điều 8 của Luật Thuế giá trị gia tăng và giấy in báo; xi măng, gạch, ngói các loại; mô-tô hai bánh, mô-tô ba bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3.
Đối với các loại ôtô dưới 10 chỗ ngồi, mức lệ phí trước bạ sẽ giảm 50%. Như vậy, ngoại trừ thành phố Hà Nội có mức lệ phí trước bạ giảm từ 12% xuống 6%, các tỉnh và thành phố khác sẽ đồng loạt ở mức 5%.
Ngoài ra sẽ tiến hành kéo dài thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đến 180 ngày đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu như máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Thủ tướng cũng quyết định giảm 30% số thuế doanh nghiệp phải nộp của quý 4/2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy.
2.3. Chống độc quyền
Cho đến nay, bên cạnh việc ban hành luật chống độc quyền, cho phép phát triển nền kinh tế tư nhân đã phá bỏ được độc quyền nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế, dựa vào một số chính sách thuế, chính sách chi nhà nước đã phá vỡ được một số ngành độc quyền cố hữu trước đây như viễn thông, xăng dầu,...
Trước đây với sự xuất hiện của mạng viễn thông đầu tiên là VNPT chiếm vị trí độc tôn trên thị trường viễn thông trong nước, khiến giá dịch vụ viễn thông đắt đỏ, dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao, số lượng sử dụng mạng viễn thông tương đối ít ỏi. Để khắc phục tình hình đó, nhà nước đã cho phép mở rộng mạng viễn thông thể hiện qua các dự thảo Luật viễn thông đã mạnh dạn đề ghị việc mở rộng và huy động mọi thành phần kinh tế của xã hội, kể cả tư nhân tham gia xây dựng hạ tầng mạng, nhằm làm giảm rủi ro kinh doanh vốn nhà nước so với việc chỉ để DN nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc gia nhập thị trường viễn thông. Tính đến năm 2008, Việt Nam có 10 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, chứng minh hiệu quả bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây như: nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, giá cước ngày càng hạ....Doanh số của toàn ngành viễn thông năm 2008 đạt 90.000 tỷ đồng, tăng khoảng 30%/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2008 là 11.000 tỷ đồng.
Cùng với đó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6.4.2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu tuân thủ cơ chế thị trường; đồng thời quy định rõ chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng khó khăn, người nghèo khi thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường...Trong thời điểm hiện nay xăng dầu đang chuyển từ thế độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp do chính phủ thả nổi giá xăng cho các doanh nghiệp tự quyết định, trên cơ sở này, các doanh nghiệp đã lạm dụng độc quyền về giá xăng, khiến cho giá của mặt hàng xăng dầu ngày càng tăng gây tổn hại đến nền kinh tế. Trước tình hình đó, trong khi chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2007/NĐ-CP, Bộ Công thương, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành mặt hàng xăng dầu như quy định hiện hành, không bù lỗ cho mặt hàng xăng.
Thủ tướng cũng đồng ý với việc Ngân sách nhà nước thực hiện tạm ứng đủ 95% sỗ lỗ các mặt hàng dầu thực tế theo báo cáo quyết toán năm 2008 của DN do giá bán giảm sau thời điểm 16.9.2008.Trong quyết định số 85 gửi cho các bên liên quan chiều 6/10, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trích từ lợi nhuận trước thuế khoảng 1.000 đồng mỗi lít trên số lượng xăng tiêu thụ để trả nợ cho ngân sách nhà nước.Có thể nói, đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh xăng dầu, các nhà nhập khẩu bị cơ quan chức năng công khai "đòi nợ", đây cũng là một trong những nỗ lực của nhà nước nhằm làm giảm độc quyền của các doanh nghiệp xăng dầu
II. Về mặt xã hội
NSNN là một công cụ có hiệu lực của NN để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Việc sử dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực thu nhập đối với các thành viên của xã hội là nhằm thực hiện công bằng xã hội về thu nhập, đảm bảo ổn định cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đảm bảo vai trò kích thích của thu nhập đối với sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, với sự phát triển sản xuất và khống chế mức tiêu dùng phù hợp với trình độ và năng lực sản xuất của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang trong quá trình hình thành và phát triển.
1. Chính sách thu ngân sách nhà nước: cụ thể là chính sách thuế (kết hợp thuế trực thu và thuế gián thu) góp phần làm giảm bớt sự chênh lệnh quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi NN.
- Thông qua thuế thu nhập cá nhân, NN thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập để đảm bảo mức tiêu dùng hợp lí giữa các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập. Là một loại thuế trực thu, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động, được áp dụng và điều chỉnh theo mức tăng của GDP, do đó thuế suất của loại thuế này luôn phải được thay đổi sao cho phù hợp với mức thu nhập thực tế của người lao động.
- Mét khÝa c¹nh kh¸c cña chÝnh s¸ch thuÕ ®Ó ®iÒu chØnh thu nhËp lµ c¸c kho¶n thuÕ ®¸nh vµo ngêi tiªu dïng. §ã lµ c¸c lo¹i thuÕ gi¸n thu nh thuÕ tiªu thô ®Æc biÖt, thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng:
Trong mối quan hệ với thuế, công bằng XH có thể được hiểu là gánh nặng thuế đối với các hộ gia đình thay đổi tỷ lệ với vị trí xã hội, kinh tế và quy mô nhân khẩu của họ. Để có sự thay đổi tỷ lệ nói trên, về mặt lý thuyết, thuế GTGT cần có các mức thuế suất khác nhau (tất nhiên không quá nhiều để tránh gây chồng chéo, khó hiểu trong quá trình thực hiện), trong đó mức thuế suất thấp áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và mức thuế suất cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ.
è Kết quả là những hộ có ngân sách chi tiêu thấp sẽ chịu thuế GTGT ít hơn những hộ có ngân sách chi tiêu cao, từ đó mà tiêu dùng thực tế của họ sẽ xích lại gần nhau hơn, hay nói cách khác phân phối ngân sách chi tiêu của họ công bằng hơn.
Việc kết hợp giữa thuế trực thu và thuế gián thu, một mặt làm tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước, một mặt điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao để đảm bảo công bằng xã hội cho người lao động.
Hiện trạng Chính sách thuế:
So sánh về biểu thuế thu nhập trước đây và hiện nay:
Bậc
Thu nhập bình quân/tháng
Thuế suất(%)
1
Đến 5 triệu đồng
0
2
Trên 5-15 triệu đồng
10
3
Trên 15-25 triệu đồng
20
4
Trên 25-40 triệu đồng
30
5
Trên 40 triệu đồng
40
Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao- Hiệu
lực thi hành 1/7/2004
Bậc
Thu Nhập bình quân/ Tháng
Thuế suất(%)
1
Đến 5 triệu đồng
5
2
Trên 5-10 triệu đồng
10
3
Trên 10-18 triệu đồng
15
4
Trên 18-32 triệu đồng
20
5
Trên 32-53 triệu đồng
25
6
Trên 53-80 triệu đồng
30
7
Trên 80 triệu đồng
35
Thuế thu nhập cá nhân - Hiệu lực thi hành 1/1/2009
Như vậy, nếu so thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng phải nộp thuế thu nhập cao trước đây thì thuế thu nhập cá nhân hiện nay còn thấp hơn, bởi vì người nộp thuế thu nhập cao trước đây không được giảm trừ gia cảnh cho những người ăn theo, nay được giảm trừ. Ngoài ra, mức động viên thuế suất hạ hơn, mức khởi điểm thấp nhất hạ từ 10 % xuống 5%. Thuế suất cao nhất cũng hạ từ 40% xuống 35%. Do đó, nhìn tổng thể, thuế thu nhập cá nhân có lợi hơn thuế thu nhập cao.
Đối với hàng hóa xa xỉ và hàng chứa chất kích thích nhà nước đánh thuế cao nhằm hạn chế tiêu dùng những loại mặt hàng này. Cụ thể, ngày 4/12/2008, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và có hiệu lực từ ngày 1-4-2009: 15 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được điều chỉnh theo biểu thuế suất mới (rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2010). Điểm mới của đạo luật này là áp dụng thuế TTĐB đối với ô tô căn cứ theo dung tích xi lanh thay vì số chỗ ngồi như hiện nay; tất cả các loại bia hơi, bia tươi, bia lon, bia chai đều áp chung một mức thuế suất.
Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, ôtô dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi lanh dưới 2.0 lít được hưởng thuế suất 45%, từ 2.0-3.0 lít thuế suất 50%, từ 3.0 lít trở lên là 60%. Trước đó, thuế TTĐB tính theo số chỗ ngồi, từ 5 chỗ trở xuống là 50%, từ 6-9 chỗ là 30%. Điều này khiến các mẫu xe từ 6-9 chỗ bị tăng mạnh thuế TTĐB theo Luật mới và do đó, giá cũng được điều chỉnh tăng theo. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam đã đồng loạt công bố mức giá bán lẻ mới, cụ thể là tăng từ 10-20% với các dòng xe từ 6-9 chỗ ngồi.
Mức Thuế TTĐB có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ô tô trong nước, nhất là với bối cảnh tiêu thụ khó khăn như hiện nay. Theo các chuyên gia thị trường, các hãng ô tô chỉ nên điều chỉnh những loại xe nằm trong nhóm đối tượng