WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) là một đinh chế mang tính toàn cầu về kinh tế và thương mại. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều chỉnh thương mại quốc tế của khung khổ tiền thân là GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên trong khuôn khổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods để điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều chỉnh các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn về thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu thập niên 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại, loại bỏ các biện pháp bảo hộ được duy trì trước đó cùng với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng thương mại thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3784 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu WTO - Tổ chức thương mại quốc tế cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Bộ môn: Kinh tế quốc tế
WTO - TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Thành viên nhóm:
Phí Thị Duyên
Lê Thị Hằng
Nguyễn Thị Huế
Nguyễn T. Diệu Linh
Nguyễn Thị Phượng
Phạm T. Hồng Thúy
Nguyễn T. Thảo Trang
Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2012
MỤC LỤC
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH WTO Trang 3
MỤC TIÊU THÀNH LẬP Trang 5
NHIỆM VỤ CỦA WTO Trang 5
CƠ CẤU TỔ CHỨC Trang 6
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng Trang 6
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng Trang 6
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại Trang 7
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan Trang 8
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG Trang 9
Thương mại không phân biệt đối xử Trang 9
Tự do hơn cho thương mại, kinh doanh quốc tế Trang 10
Nguyên tắc ổn định trong hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế Trang 11
Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh lành mạnh Trang 12
Nguyên tắc giành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển và chậm phát triển và khuyến khích các nước đó phát triển và cải cách kinh tế Trang 12
CƠ CẤU ĐẶT RA QUYẾT ĐỊNH TRONG WTO Trang 14
QUÁ TRÌNH VIỆT NAM RA NHẬP WTO Trang 14
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH WTO:
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) là một đinh chế mang tính toàn cầu về kinh tế và thương mại. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều chỉnh thương mại quốc tế của khung khổ tiền thân là GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên trong khuôn khổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods để điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằm điều chỉnh các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn về thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu thập niên 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại, loại bỏ các biện pháp bảo hộ được duy trì trước đó cùng với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng thương mại thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948.
Từ đó tới 1995, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan.
Bảng 1: Các vòng đàm phán thương mại GATT
Năm
Địa điểm
Đối tượng đàm phán
Số nước
1947
Geneva
Thuế quan
23
1949
Annecy
Thuế quan
12
1951
Tourguay
Thuế quan
38
1956
Geneva
Thuế quan
26
1960-1961
Geneva (Vòng Dillion)
Thuế quan
26
1964-1967
Geneva (Vòng Kennedy)
Thuế và các biện pháp chống phá giá
62
1973-1979
Geneva (Vòng Tokyo)
Thuế, các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định “khung”
102
1986-1993
Geneva (Vòng Uruguay)
Thuế, các biện pháp phi thuế quan, các nguyên tắc, các dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuê, giải quyết tranh chấp, dệt và may mặc, nông nghiệp, thành lập WTO…
123
1994
Marrakesh (Vòng đàm phán Uruguay)
Các bộ trưởng ký đạo luật cuối cùng để thành lập WTO
1995
WTO bắt đầu có hiệu lực ngày 1/1
1999
Seattle
Cuộc họp cấp Bộ trưởng không đi đến được thỏa hiệp về việc khởi động 1 vòng đàm phán mới
2001
Dota, Quata
1 vòng đàm phán mới về thương mại (Chương trình nghị sự Doha về phát triển) đạt được sự đồng thuận
Nguồn: Ban thư kí WTO
Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ sau vòng Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với phạm vi của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một thỏa thuận có nội dung hạn chế và tập trung ở thương mại hàng hóa đã tỏ ra không còn thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
MỤC TIÊU THÀNH LẬP:
Mục tiêu thành lập của WTO được ghi nhận tại Lời mở đầu của Hiệp định thành lập WTO như sau:
"Các bên ký kết Hiệp định này thừa nhận rằng: Tất cả những mối quan hệ của họ (tức các bên ký kết thành lập ra WTO) trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ, trong khi đó vẫn đảm bảo việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường và nâng cao các biện pháp để thực hiện điều đó theo cách thức phù hợp với những nhu cầu và mối quan tâm riêng rẽ của mỗi bên ở các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau.
(Các bên ký kết Hiệp định) thừa nhận thêm rằng: cần phải có nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia đó.
(Các bên ký kết Hiệp định) mong muốn đóng góp vào những mục tiêu này bằng cách tham gia vào những thoả thuận tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân biện đối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế.
NHIỆM VỤ CỦA WTO:
Do đó, (Các bên ký kết Hiệp định), quyết tâm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn; quyết tâm duy trì những nguyên tắc cơ bản và tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đang đặt ra cho cơ chế thương mại đa biên này.
Theo ghi nhận tại Ðiều III, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, WTO có 5 chức năng sau:
a) WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và những mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên;
b) WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO. WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các thành viên về những quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra;
c) WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên (''Thoả thuận'' này được quy định trong Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO);
d) WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thành viên), ''Cơ chế'' này được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định thành lập WTO;
e) Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó.
CƠ CẤU TỔ CHỨC:
WTO được tổ chức và hoạt động bởi chính phủ của các nước thành viên. Tất cả các quyết định quan trọng đều được xây dựng và thông qua bởi các Bộ trưởng (ít nhất họp một lần trong 2 năm) hoặc các quan chức các nước (họp thường xuyên ở Geneva) chủ yếu trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận (consensus). Đến ngày 16/12/2011, WTO có 155 thành viên chính thức, Việt Nam là thành viên thứ 150, khoảng 30 quan sát viên.
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm 4 cơ quan chủ yếu sau:
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, được diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (ví dụ như cộng động liên minh Châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO…
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan chức năng:
Đại Hội đồng.
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (DSB).
Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại (TPRB).
Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại Hội đồng:
Là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (DSB):
Được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
DBS được phân ra làm Ban hội thẩm (panel) và Ủy ban kháng nghị (appellate). Các tranh chấp trước hết sẽ được đưa ra Ban hội thẩm để giải quyết. Nếu như các nước không hài lọng thì Ủy ban kháng nghị có trách nhiệm xem xét vấn đề.
Hội đồng rà soát chính sách thương mại:
Được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
Hội đồng Thương mại Hàng hóa: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan thương mại(GATT) , tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
Hội đồng Thương mại Dịch vụ: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mạu của Quyền sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyến sở hữu trí tuệ.
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
Bên cạnh đó, tương đương với các hội động này, WTO còn có một số ủy ban, có phạm vi chức năng nhỏ hơn nhưng cũng trực tiếp báp cáo lên Đại Hội đồng. Cụ thể:
Ủy ban về Thương mại và Phát triển
Ủy ban Thương mại và Môi trường
Ủy ban Hiệp định Thương mại Khu vực
Ủy ban hạn chế bảo vệ cán cân thanh toán
Ủy ban về ngân sách
Ủy ban Tài chính và quản lý
Tiểu ban về các nước Chậm phát triển
Cùng với các ủy ban là các nhóm:
Nhóm công tác về Gia nhập
Nhóm công tác về Mối quan hệ Đầu tư và Thương mại
Nhóm công tác về Tác động qua lại giữa thương mại và chính sách cạnh tranh
Nhóm công tác về minh bạch hóa mua sắm của chính phủ.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Một cơ quan quan trọng của WTO là Ban thư kí đứng đầu là tổng thư kí, dưới đó là 4 phó tổng thư kí, phụ trách từng mảng cụ thể. Ban thư kí có khoảng 500 người, có trụ sở tại Geneva, với nhiệm vụ chính là:
Hỗ trợ về mặt kĩ thuật và quản lý cho các cơ quan chức năng của WTO các hội động , ủy ban, tiểu ban, nhóm đàm phán trong việc đàm phán và thực thi các hiệp định
Trợ giúp kĩ thuật cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển
Phân tích các chính sác thương mại và tình hình thương mại
Hỗ trợ trong việc giả quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến việc diễn giả các quy định, luật lệ của WTO
Xem xét các vấn đề gia nhập của các nước và tư vấn cho các nước về vấn đề này.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG:
Thương mại không phân biệt đối xử
Thương mại thế giới phải được thực hiện một cách công bằng, không có sự phân biệt đối xử, với nội dung cơ bản như sau:
Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN), tức là chế độ ở các lĩnh vực mình dành cho hàng hoá của một nước bạn hàng này tới mức nào thì cũng phải dành cho hàng hoá của các nước bạn hàng khác chế độ đãi ngộ như vậy, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào. Đây là nội dung quan trọng vì nó được quy định ngay tại điều đầu tiên của Hiệp định GATT 1994, hiệp định đóng vai trò điều tiết thương mại hàng hoá. Đây cũng là nội dung ưu tiên của các hiệp định quan trọng khác của WTO, cho dù mỗi hiệp định sử dụng những thuật ngữ ít nhiều có khác nhau: Điều 2 của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Hiệp định GATS), Điều 4 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). Ba hiệp định trên đồng thời chi phối ba lĩnh vực thương mại chính mà WTO can thiệp.
Tuy có quy định như vậy nhưng WTO cũng cho phép một số trường hợp ngoại lệ được miễn trừ áp dụng quy định về MFN. Chẳng hạn, hai hoặc một số nước có thể ký kết một hiệp định thương mại tự do (BFTA, RFTA), theo đó một quy chế thuế quan ưu đãi có thể chỉ được áp dụng đối với những hàng hoá trao đổi trong nội bộ hai hoặc nhóm nước đó - đây là một hình thức phân biệt đối xử đối với hàng hoá của các nước ngoài nhóm. Một ví dụ khác, một hoặc một số nước có thể tạo cơ hội đặc biệt để hàng hoá của một hoặc một số nước đang phát triển hoặc chậm phát triển dễ dàng tiếp cận thị trường nước mình. Tương tự, một nước cũng có thể nâng rào cản thương mại đối với sản phẩm của nước mà họ cho rằng có sử dụng những biện pháp thương mại không lành mạnh. Đối với lĩnh vực dịch vụ, trong một số trường hợp nhất định, các nước có thể áp dụng biện pháp phân biệt đối xử. Tuy nhiên, các hiệp định của WTO cũng quy định chỉ được phép làm như vậy trong các điều kiện nghiêm trọng. Nói một cách khác, MFN có nghĩa là khi một nước giảm bớt hàng rào thuế quan hay mở cửa thị trường nước mình vô điều kiện thì nước này phải dành sự đãi ngộ đó cho mọi hàng hoá và dịch vụ tương tự của tất cả các nước đối tác thương mại, cho dù đối tác đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu.
Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia (NT), tức là chế độ không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, khi hàng nhập khẩu đã được đưa vào thị trường trong nước. Các quốc gia có chính sách đối xử như thế nào đối với hàng hoá sản xuất trong nước, thì cũng phải đối xử như vậy đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên WTO. Nội dung này yêu cầu hàng nhập khẩu phải được đối xử không kém phần thuận lợi hơn hàng nội địa ngay sau khi hàng nhập khẩu đã thâm nhập vào thị trường nội địa. Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với lĩnh vực dịch vụ, thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế nước ngoài. Nội dung quy định về NT cũng được thể hiện trong cả ba hiệp định chính của WTO (Điều 3 của Hiệp định GATT 1994, Điều 17 của Hiệp định GATS và Điều 3 của Hiệp định TRIPS), mặc dù trong trường hợp này các thuật ngữ sử dụng trong các hiệp định không hoàn toàn thống nhất với nhau. Yêu cầu về NT, tuy vậy chỉ được áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố sở hữu trí tuệ đã thâm nhập được vào thị trường nội địa. Do vậy, việc đánh thuế nhập khẩu và các loại thu hải quan tại cửa khẩu không vi phạm nội dung NT của nguyên tắc không phân biệt đối xử ngay cả khi nước nhập khẩu không có một loại thuế hoặc loại thu tương tự đánh vào sản phẩm nội địa.
Chế độ MFN và chế độ NT, trên thực tế, chủ yếu áp dụng rộng rãi cho lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, thanh toán, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm…cả trong thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ và đều có những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng quốc tế đang tích cực vận động để mở rộng nguyên tắc không phân biệt đối xử cho cả thể nhân, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại dịch vụ, và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tự do hơn cho thương mại, kinh doanh quốc tế
Một trong những biện pháp hiển nhiên nhất nhằm khuyến khích thương mại phát triển là giảm bớt các rào cản thương mại, chẳng hạn như giảm các hàng rào thuế quan và loại bỏ những biện pháp phi thuế quan. Từ khi Hiệp định GATT 1947 ra đời đến nay đã diễn ra nhiều vòng đàm phán thương mại xoay quanh vấn đề cắt giảm thuế quan áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Nhờ vậy mà vào những năm ngay trước khi thành lập WTO, các nước công nghiệp phát triển đã giảm được 4% tổng mức thuế nhập khẩu bình quân đánh vào hàng công nghiệp.
Tuy nhiên, phạm vi đàm phán đã được mở rộng, bao trùm cả những vấn đề liên quan đến các rào cản thương mại phi thuế quan trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Mở cửa thị trường có thể đem lại nhiều thuận lợi, nhưng nó cũng đòi hỏi các nước phải có một số điều chỉnh nhất định trong chính sách và pháp luật thương mại, kinh doanh của mình. WTO được thành lập cho phép các nước thành viên từng bước thay đổi chính sách và pháp luật của mình, thông qua “lộ trình tự do hoá thương mại từng bước”. Các nước đang phát triển thường được hưởng một thời gian chuyển đổi trong việc thực hiện các nghĩa vụ đó. Xu thế chung của các nước là luôn coi thương mại là yếu tố mang tính quyết định hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, trong đó thị trường là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cộng đồng thương mại quốc tế mà đại diện là WTO luôn xác định tự do hoá thương mại từng bước là mục tiêu hàng đầu phải nỗ lực thực hiện.
Chính vì vậy mà nội dung cốt lõi của nguyên tắc tự do hơn