Xác định điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhà nước và nông thôn của các vùng kinh tế

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o với mùa đông lạnh ở phía Bắc và nhất là các tỉnh miền núi. Do các đặc điểm đó, Việt Nam có các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau vụ đông như dưa chuột, cà chua, khoai tây. Phần lớn các hộ nông dân trồng rau chỉ bắt đầu công việc của m ình trong những năm gần đây. Theo một điều tra trong năm 2001 của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thì khoảng 1/2 nông hộ bắt đầu trồng rau từ năm 1990 và có tới 2/3 bắt đầu từ năm 1986. Trong phần lớn các trường hợp thì người dân đã trồng các cây khác trước khi chuyển sang canh tác trồng rau. Điều này cho thấy rằng, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những người dân trồng rau phát triển, và do vậy đã khuyến khích quá trình chuyển đổi từ những cây trồng khác trước đây, chủ yếu là cây lương thực như lúa gạo, sang những cây có giá trị kinh tế cao, bao gồm rau. Đa số các hộ trồng rau sử dụng lao động của gia đình. Tuy nhiên, đối với hộ có vườn trồng tập trung qui mô khá lớn thì việc sử dụng lao động thuê cũng rất phổ biến. Theo điều tra của IFPRI thì có tới 1/4 các hộ có sử dụng lao động thuê bên cạnh lao động của gia đình. Những chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã tạo ra động lực và điều kiện để kích thích tinh thần sáng tạo và năng lực làm việc của người nông dân. Người nông dân được quyền chủ động quyết định loại cây trồng theo ý muốn và do đó đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn so với cây lương thực hoa mầu trước đây. Rau là một trong những lựa chọn do có mức lợi nhuận cao hơn đáng kể so với lúa.

pdf102 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhà nước và nông thôn của các vùng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------*---------------- Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 07.17 NGHIÊN CỨU LUẬN CỨ KHOA HỌC ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ Đề tài nhánh 3 : XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CCKTNN VÀ NT CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ Hợp phần 2 : NGÀNH HÀNG RAU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Địa chỉ: Văn Điển - Thanh trì - Hà Nội Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Quốc Doanh Thực hiện: KS. Hồ Thanh Sơn, ThS. Bùi Thị Thái Hà Nội – 2003 2 Mục lục Trang PHẦN I - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU 5 I - Xu hướng sản xuất rau 5 II - Tình hình tiêu thụ rau trong nước 8 1 - Tình hình tiêu thụ tại các hộ gia đình 8 2 - Thay đổi nhu cầu rau Việt Nam trong những năm qua 10 PHẦN II - CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA QUÁ TRÌNH THƯƠNG MẠI RAU CUNG ỨNG CHO THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 14 I - Bối cảnh chung 14 1 - Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm 14 2 - Tình hình sản xuất rau 14 II - Phương pháp nghiên cứu 18 III - Nội dung 19 1 - Xác định các luồng sản phẩm cung ứng chính ... 19 1.1 - Kết quả điều tra chợ đêm để lựa chọn vùng nghiên cứu 19 1.2 - Đặc điểm chung các vùng cung ứng sản phẩm 21 1.3 - Đặc điểm của chợ đầu mối 23 2 - Chọn các luồng sản phẩm nghiên cứu 24 IV - Các kênh tiêu thụ sản phẩm cho thị trường HN 25 1 - Luồng sản phẩm rau sạch Vân nội - Hà Nội 25 1.1 - Sơ đồ luồng tiêu thụ rau an toàn 25 1.2 - Các tác nhân tham gia và đặc trưng của các tác nhân 26 1.3 - Mối quan hệ của các tác nhân ...... 28 1.4 - Quy mô trung bình của các tác nhân 29 1.5 - Phương thức mua bán sản phẩm của các tác nhân 29 1.6 - Sự thay đổi giá sản phẩm qua các tác nhân 30 1.7 - Hiệu quả sản xuất 30 2 - Luồng tiêu thụ sản phẩm từ Mê Linh-Vĩnh phúc .... 34 2. 1- Mô tả luồng tiêu thụ sản phẩm 34 2. 2 - Các tác nhân tham gia và đặc trung của các tác nhân 36 2. 3 - Mối quan hệ của các tác nhân trong luồng tiêu thụ SP 37 2. 4 - Quy mô trung bình của các tác nhân tham gia 38 2. 5 - Phương thức mua bán sản phẩm của các tác nhân 38 2. 6 - Sự thay đổi giá sản phẩm qua các tác nhân 1.7 - Hiệu quả sản xuất 39 3 3 - Kênh sản phẩm rau thường Gia Lâm - Hà Nội 43 3. 1- Mô tả luồng tiêu thụ sản phẩm 43 3. 2 - Các tác nhân tham gia và đặc trung của các tác nhân 44 3. 3 - Mối quan hệ của các tác nhân trong luồng tiêu thụ SP 45 3. 4 - Quy mô trung bình của các tác nhân tham gia 46 3. 5 - Phương thức mua bán sản phẩm của các tác nhân 46 3. 6 - Sự thay đổi giá sản phẩm qua các tác nhân 47 3. 7 - Hiệu quả sản xuất 47 4. Kênh tiêu thụ sản phẩm từ Thanh Trì ra Hà Nội 50 4.1 - Mô tả luồng sản phẩm và tỷ lệ phân phối sản lượng 50 4.2 - Các tác nhân tham gia và đặc điểm của các tác nhân 51 4.3 - Mối quan hệ của các tác nhân trong kênh 51 4.4 - Quy mô trung bình của các tác nhân tham gia 52 4.5 - Phương thức mua bán sản phẩm của các tác nhân 52 4. 6 - Sự thay đổi giá sản phẩm qua các tác nhân 53 4.7 - Hiệu quả sản xuất 53 5 - Kênh tiêu thụ từ Trung quốc 56 6 - Rau nhập từ Đà lạt 58 V - Trao đổi 60 1. Sự khác nhau giữa các luồng sản phẩm rau 60 2.. Sự khác nhau giữa các vùng sản xuất 61 2.1 - Lợi thế vùng sản xuất 61 2.2 - So sánh qui mô sản xuất và kinh doanh 63 3. Những kết luận của nghiên cứu 65 PHẦN III CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA QUÁ TRÌNH THƯƠNG MẠI RAU Ở HẢI DƯƠNG - HƯNG YÊN 67 I. Đặt vấn đề 67 II. Phương pháp thực hiện 68 1. Điêù tra tại chỗ 68 2. Đối tượng thu thập thông tin 68 III. kết quả nghiên cứu 68 1 - Quá trình thương mại hóa sản phẩm cây rau vụ đông. 68 1.1 - Quá trình TMHSP thời kỳ trước đây. 68 1. 2. Tình hình TMHSP rau vụ đông hiện nay. 70 2 - Quá trình thương mại hóa sản phẩm rau từ vùng sản xuất Gia lộc- Tứ kỳ đi thị trường xa( miền trung, miền nam..) 73 4 2.1 Chủ buôn lớn tại địa phương 2.2 - Người thu gom rau 73 74 2.3 - Người sản xuất 77 2.4 - Người buôn lớn ở đầu tiêu thụ 77 3 - Quá trình thương mại hóa sản phẩm từ đối với thị trường gần. 82 3.1 - Người thu gom - người bán buôn ở chợ Hà nội 84 3.2 - Người bán lẻ ở các chợ nội thành 84 3.3 - Người sản xuất 85 4 - Thu nhập của một số tác nhân tham gia 87 4 . 1 - Cung ứng cho thị trường xa 87 4 . 2 - Cung ứng cho thị trường Hà nội 91 5 - Tổ chức của QTTMSP rau và ảnh hưởng ...... 93 6 - Trao đổi 96 6.1 - Những điều kiện cần cho phép hình thành QT TMSP 96 6 .2 -Yếu tố liên kết giữa các tác nhân 97 6.3 - Vai trò của nhà nước 99 7 - Kết luận và đề nghị 100 PHẦN I - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TRONG NƯỚC 5 I - Xu hướng sản xuất rau Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o với mùa đông lạnh ở phía Bắc và nhất là các tỉnh miền núi. Do các đặc điểm đó, Việt Nam có các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau vụ đông như dưa chuột, cà chua, khoai tây. Phần lớn các hộ nông dân trồng rau chỉ bắt đầu công việc của mình trong những năm gần đây. Theo một điều tra trong năm 2001 của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) thì khoảng 1/2 nông hộ bắt đầu trồng rau từ năm 1990 và có tới 2/3 bắt đầu từ năm 1986. Trong phần lớn các trường hợp thì người dân đã trồng các cây khác trước khi chuyển sang canh tác trồng rau. Điều này cho thấy rằng, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những người dân trồng rau phát triển, và do vậy đã khuyến khích quá trình chuyển đổi từ những cây trồng khác trước đây, chủ yếu là cây lương thực như lúa gạo, sang những cây có giá trị kinh tế cao, bao gồm rau. Đa số các hộ trồng rau sử dụng lao động của gia đình. Tuy nhiên, đối với hộ có vườn trồng tập trung qui mô khá lớn thì việc sử dụng lao động thuê cũng rất phổ biến. Theo điều tra của IFPRI thì có tới 1/4 các hộ có sử dụng lao động thuê bên cạnh lao động của gia đình. Những chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã tạo ra động lực và điều kiện để kích thích tinh thần sáng tạo và năng lực làm việc của người nông dân. Người nông dân được quyền chủ động quyết định loại cây trồng theo ý muốn và do đó đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn so với cây lương thực hoa mầu trước đây. Rau là một trong những lựa chọn do có mức lợi nhuận cao hơn đáng kể so với lúa. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế cao và ổn định khiến thu nhập bình quân đầu người đã tăng nhanh trong hơn 15 năm kể từ khi đổi mới. Chính vì thế, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng có sự thay đổi và mức tiêu thụ rau cao cấp đã tăng nhanh tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Đặc biệt ở những thành phố lớn, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên những thị trường hấp 6 dẫn khiến các vùng xung quanh đó đã và đang phát triển thành những vành đai “xanh” về rau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân đô thị có mức sống cao. Bên cạnh đó, đất nước ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đối với nhiều loại rau. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho rauViệt Nam thâm nhập vào những thị trường nước ngoài có nhu cầu. Nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng nhanh đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển liên tục. Hiện nay, tổng diện tích đất trồng trọt của Việt Nam vào khoảng 12,4 triệu ha, trong đó diện tích cây hàng năm chiếm 10.3 triệu ha. Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh. Trung bình trong giai đoạn 1990-2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4.4%/năm. Trong 5 năm gần đây, xu hướng tăng diện tích rau đậu (5.23%/năm) cao hơn so với giai đoạn đầu của thập kỷ 90 (3.56%). Trong khi đó, trong giai đoạn 1990-2001, diện tích cây hàng năm chỉ tăng bình quân 2.08%/năm, và có xu hướng tăng chậm hơn vào giai đoạn gần đây. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm 6.7% diện tích cây hàng năm và 5.6% diện tích trồng trọt cả nước Bảng 1 - Tăng trưởng diện tích cây trồng của Việt Nam, 1990-2001 Chỉ tiêu Diện tích gieo trồng 2001 (000 ha) Tăng trưởng bình quân hàng năm (%) 1990-95 1996-2001 1990-2001 Tổng diện tích trồng trọt 12447.5 2.65 2.90 2.77 Cây hàng năm 10311.8 2.26 1.90 2.08 Rau và đậu 698.8 3.56 5.23 4.39 Cây lâu năm 2135.7 6.24 9.13 7.68 Cây ăn quả 589.4 3.67 9.35 6.51 7 Trước năm 1990, diện tích rau cũng có sự tăng trưởng nhưng với tốc độ thấp hơn và không ổn định. Hơn nữa, sự phát triển còn mang tính tự phát, chưa hình thành những vùng chuyên canh như hiện nay. Đồ thị 1, miêu tả xu hướng biến động của diện tích rau đậu của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Diện tích rau đậu tăng lên một cách liên tục và có tốc độ khá đều nhau. Đối với rau, ĐBSH là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. Thời tiết mát trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành, cà chua, củ cải và xúp lơ. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2 - Cơ cấu sản lượng một số loại rau phân theo vùng (1999) Vùng Rau ĐBSH 29.1 Đông Bắc 13.3 Tây Bắc 1.6 Bắc Trung Bộ 7.4 Nam Trung Bộ 6.2 Tây Nguyên 2.1 Đông Nam Bộ 17.1 ĐBSCL 23.3 Tổng 100 Đồ thị 1 : Biến động diện tích rau quả 1975-2001 (000 ha) 0 100 200 300 400 500 600 700 800 19 75 19 77 19 79 19 81 19 83 19 85 19 87 19 89 19 91 19 93 19 95 19 97 19 99 20 01 Rau vµ ®Ëu C©y ¨n qu¶ 8 II - Tình hình tiêu thụ rau trong nước 1 - Tình hình tiêu thụ tại các hộ gia đình Rau luôn là một thực phẩm rất phổ biến trong các bữa ăn tại hộ gia đình Hầu như tất cả các hộ gia đình Việt Nam đều tiêu thụ rau. Điều tra năm 1998 cho thấy tất cả các hộ đều tiêu thụ rau. Các loại rau được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%). Bảng 3: Số lượng và giá trị tiêu thụ các loại rau bình quân đầu người và hộ Sản phẩm Số lượng (kg/năm) Giá trị (1000 đồng/năm) bình quân đầu người bình quân hộ bình quân đầu người bình quân hộ Đậu 1 6 5 22 Rau muống 17 72 16 70 Su hào 4 15 5 22 Bắp cải 7 30 9 37 Cà chua 6 26 11 45 Rau khác 17 75 29 125 Các loại rau 54 224 76 321 Nguồn: MARD-IFPRI, 2001 Tuy nhiên mức tiêu thụ rau giữa các vùng là rất khác nhau. ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh mức tiêu thụ rau là cao nhất. Trung bình mức tiêu thụ rau bình quân của Hà Nội và thành phố HCM tương ứng là 106 kg /người/năm. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ rau đầu người thì thấp hơn nhiều, như miền núi phía bắc (MNPB) chỉ đạt 27 kg rau/năm, hay Đồng bằng sông Hồng chỉ có 45 kg rau. Thành phần tiêu thụ rau cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ. ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản phẩm đều cao 9 Nghiên cứu về mức tiêu thụ rau trung bình giữa các vùng cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại các trung tâm và thành phố lớn cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác trong cả nước . Điều này cho thấy có mức tiêu thụ rau phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân của các hộ. Nghiên cứu mức tiêu thụ rau theo thu nhập1 cho thấy tiêu thụ rau quả theo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 4 lần. Đồ thị 2 - Mức tiêu thụ rau phân theo nhóm chi tiêu § Ëu Rau muèng Su hµoB¾p c¶i Cµ chua Rau kh¸c Cam Chuèi Xoµi Qu¶ kh¸c 0 20 40 60 80 100 120 140 nghÌ o nhÊt 2 3 4 giµu nhÊt nhãm chi tiªu (20%) kg /n g­ êi /n ¨m Theo số liệu điều tra năm 1998 có tới 43% rau mà các hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ là do nhà tự trồng. Trong số các hộ “thành thị” cũng có tới 8% rau do nhà tự trồng2. ở nông thôn, đặc biệt là ở miền Bắc, thì tiêu thụ rau nhà tự trồng đóng một vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Không có gì ngạc nhiên khi rau tự trồng đóng vai trò ít quan trọng hơn đối với các hộ thành thị, chỉ chiếm 8% lượng rau họ tiêu thụ. Ngược lại, rau tự trồng chiếm 72% lượng rau tiêu thụ ở nông thôn miền núi phía Bắc và ít nhất là 60% ở những nơi khác thuộc nông 1 Theo tiêu chí của Tổng cục thống kê, các nhóm được chia theo năm nhóm thu nhập từ nghèo nhất tới các hộ có thu nhập cao nhất. 2 Xin nhắc lại là các hộ “thành thị” bao gồm cả ở Hà Nội, TPHCM, các thành phố và thị xã khác. Sản xuất rau quả ở thành thị có thể ở các vườn trong thành phố hoặc tại các khu đất ở ngoại ô mà các hộ có quyền sử dụng. 10 thôn miền Bắc. ở nông thôn miền Đông Nam bộ, các hộ chỉ dùng 27% số rau mà họ tự trồng được. Bảng 4. Tỷ lệ tiêu thụ rau quả nhà tự sản xuất Các vùng Rau Rau & quả Th.phố 6 8 Miền núi phía bắc 67 72 ĐBSH 54 60 Bắc Trung bộ 63 67 Nam trung Bộ 47 49 Tây Nguyên 26 42 Đông Nam Bộ 16 27 ĐBSCL 31 43 Phân loại chi tiêu Nghèo 61 67 2 50 56 3 44 50 4 34 42 Giầu 14 18 Tổng 38 43 Nguôn: Phân tích điều tra về mức sống của Việt Nam năm 1998 Đối với các hộ nghèo thì nguồn rau tự trồng đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với các hộ có thu nhập cao hơn. Phần rau tự sản xuất giảm từ 67% đối với các hộ nghèo xuống chỉ còn 18 % đối với các hộ giàu 2 - Thay đổi nhu cầu rau Việt Nam trong những năm qua Nghiên cứu về nhu cầu rau cho thấy, trong những năm qua nhu cầu tiêu thụ rau của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Lượng tiêu thụ rau bình quân hàng năm tăng từ 53 kg/người năm 1993 lên 54 kg/người năm 1998. Chính vì thế, tổng lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người/năm của Việt Nam tăng. 11 Nghiên cứu biến động nhu cầu tiêu thu rau trong các vùng của Việt nam cho thấy, trong những năm qua sự biến động lượng rau tiêu thụ giữa các vùng rất khác nhau. Nhu cầu tiêu thụ rau bình quân đầu người tại các thành phố, vùng Đồng Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu long thì co xu hướng tăng lên nhưng tại một số vùng khác như Bắc Trung Bộ, Miền núi phía Bắc và đặc biệt là Tây Nguyên lại có xu hướng giảm xuống. Mặc dù, có sự biến đổi, tăng giảm khác nhau giữa các vùng nhưng nhìn chung là nhu cầu tiêu thụ rau của Việt Nam ngày càng tăng và đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phát triển sản xuất. Bảng 5 - Độ co giãn chi tiêu đối với rau Sản phẩm Độ co giãn Rau muống 0.40 Su hào 0.46 Bắp cải 0.70 Cà chua 0.88 Rau khác 0.48 Đồ thị 3: lượng tiêu thụ rau quả của Việt Nam (kg/người/năm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tiªu thô rau Tiªu thô qu¶ Rau vµ qu¶ 1993 1998 12 Các loại rau 0.54 Nghiên cứu về chỉ số co giãn của các loại rau theo chi tiêu cho thấy, khi lượng chi tiêu cho các hộ gia đình tăng thì nhu cầu của hầu hết các rau đều tăng. Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng, nhu cầu về các loại rau tăng lên (bảng - 5) . 13 PHẦN II CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA QUÁ TRÌNH THƯƠNG MẠI RAU CUNG ỨNG CHO THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI I - Bối cảnh chung 1 - Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Trong những năm gần đây, thu nhập bình quân tính trên đầu người cuar Việt nam tăng đáng kể, đặc biệt ở các thành phố lớn. Cùng với sự tăng thu nhập thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm rau của người dân cũng ngày một tăng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại cũng như thời gian cung ứng. Theo số liệu thống kê cho thấy bình quân sản lượng rau tính trên đầu người của Việt nam là tương đối thấp so với bình quân chung trên thế giới và khu vực. Trong khi bình quân của thế giới là 91.2 kg, ở Trung quốc tương ứng là 112 kg3 thì ở Việt nam mới đạt 54 kg/năm (năm 1998). Mặt khác, chất lượng rau chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Rau không an toàn, nhiều vụ ngộ độc rau xanh đang là vấn đề bức xúc đối nói chung và đặc biệt ở các thành phố nói riêng. Hiện nay ở một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... có những quầy hàng bán “rau sạch”, nhưng trên thực tế số lượng bán của các quầy còn rất hạn chế. Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng rau an toàn, nhưng còn thiếu tin tưởng vào các sản phẩm rau bán ở các cửa hàng hiện nay. 2 - Tình hình sản xuất rau Những năm gần đây, sản xuất rau xanh của Việt nam có nhiều thay đổi, diện tích gieo trồng rau tăng ở nhiều vùng, sản xuất rau không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng-sản xuất rau sạch. Định hướng phát triển ngành rau của Việt nam trong những năm tới sẽ tăng diện tích từ 400 nghìn ha năm 2000 lên tới 500 nghìn ha năm 2005, tăng cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Trong định hướng cũng nhấn mạnh rằng phần lớn sản phẩm rau phải được an toàn vệ sinh thực phẩm. Dự kiến đến năm 2005 bình quân rau trên đầu người sẽ đạt 80 kg và 2010 lên tới 100 kg/năm. Tình hình sản xuất rau của Hà Nội Hà Nội là một trong những thành phố lớn của Việt nam, cũng như xu hướng chung nhu cầu tiêu thụ rau của người dân thành phố ngày một tăng. Mặc dù bị sức ép của quá trình đô thị hóa, diện tích canh tác nói chung trong đó có diện tích 3 Chiến lược nghiên cứu và phát triển rau trong nền nông nghiệp Việt nam, Gs ngô Thế dân 14 rau bị giảm, nhưng tổng diện tích gieo trồng rau của các huyện ngoại thành Hà Nội có xu hướng tăng (đồ thị 1). Từ năm 1996, Thành phố Hà nội có những chính sách nhằm khuyến khích nông dân sản xuất rau sạch để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan qui hoạch thành vùng để triển khai chương trình sản xuất rau sạch ở các huyện ngoại thành Hà Nội (vùng qui hoạch rau an toàn gồm 30 xã trên tổng số 128 xã của các huyện ngoại thành Hà nội). Hiện nay thành phố có khoảng 40 dự án và các đề tài nghiên cứu tổ chức triển khai chương trình rau sạch thông qua Sở nông nghiệp, Sở thương mại, Trung tâm khuyến nông. Ngoài ra còn một số chương trình của các tổ chức nước ngoài như Danida, Tổ chức phát triển Đan mạch tại Châu A – ADDA, Viện nghiên cứu rau, Trường Đại học nông nghiệp ... Các chương trình, dự án trên nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất rau sạch thông qua việc tập huấn nông dân sản xuất theo qui trình kỹ thuật rau sạch, rau an toàn (chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp IPM) và có một phần hỗ trợ cho đầu tư hạ tầng: hệ thống nước tưới, nhà lưới, con giống. Nhờ đó, sản xuất rau an toàn ở Hà nội trong mấy năm gần đây phát triển tương đối nhanh (tham khảo đồ thị 4). Ngành hàng rau an toàn4 RRau đang được bán trên thị trường hiện nay có thể gọi rau an toàn theo khái niệm trên. Khái niệm rau sạch như định nghĩa dưới đây dường § å thÞ 4: DiÖn tÝch trång rau cña c¸ c huyÖn ngo¹ i thµnh Hµ néi 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 19 86 19 87 19 88 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 C¸ c hu yÖ n 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Tæ ng sè § «ng Anh Sãc S¬n Gia L©m Tõ Liªm Thanh Tr× Tæng 15 Rau an toàn có thể được hiểu là rau được sản xuất theo qui trình kỹ thuật đáp ứng những yêu cầu sau: nước tưới sạch (giếng khoan/hoặc nước sông), không dùng phân tươi, chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục qui định, thời gian thu hoạch sản phẩm sau bao nhiêu ngày kể từ khi phun thuốc phải tuân theo hướng dẫn đối với từng loại thuốc, sử dụng ph
Luận văn liên quan