Đề tài Đồng tiền chung châu Âu Euro: Được và mất trong tình hình tài chính quốc tế hiện tại và khả năng hình thành đồng tiền chung ASEAN

Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007. Tiếp đó là sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Trong giai đoạn này, GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung EURO đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng lại trỗi lên nhiều biến động. Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan sang các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2010. Sau Hy Lạp và Ireland, các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Italia được dự báo có thể là những nạn nhân tiếp theo. Nhiều quốc gia châu Âu đã phải tiến hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng, gây ra làn sóng bất bình trong dân chúng. Sự chấn động này làm cho các nhà phân tích tài chính trên toàn thế giới phải xem xét đánh giá lại tác dụng của việc cân nhắc giá trị của đồng tiền chung Euro và kiểu mẫu mô hình liên minh tiền tệ của EU. Trong bối cảnh các nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu đang trên đà chững lại thì ở bên bờ Viễn Đông xa xôi, một nhóm các nước ASEAN nhỏ bé nhưng đầy năng động và tiềm lực phát triển cũng đang xem xét đặt mục tiêu tạo ra một cộng đồng theo kiểu Liên minh Châu Âu EU với đồng tiền chung vào năm 2015 để đối phó với khủng hoảng kinh tế đang lan rộng. Khu vực ASEAN luôn đóng vai trò động lực phát triển của châu Á trong nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và hậu suy thoái. Không những thế, ASEAN còn đóng vai trò tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thể hiện vai trò là thành viên có trách nhiệm trong việc ứng phó với những thách thức toàn cầu đang nổi lên hiện nay.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng tiền chung châu Âu Euro: Được và mất trong tình hình tài chính quốc tế hiện tại và khả năng hình thành đồng tiền chung ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007. Tiếp đó là sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Trong giai đoạn này, GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung EURO đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần một thập kỷ qua. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng lại trỗi lên nhiều biến động. Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan sang các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2010. Sau Hy Lạp và Ireland, các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Italia được dự báo có thể là những nạn nhân tiếp theo. Nhiều quốc gia châu Âu đã phải tiến hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng, gây ra làn sóng bất bình trong dân chúng. Sự chấn động này làm cho các nhà phân tích tài chính trên toàn thế giới phải xem xét đánh giá lại tác dụng của việc cân nhắc giá trị của đồng tiền chung Euro và kiểu mẫu mô hình liên minh tiền tệ của EU. Trong bối cảnh các nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu đang trên đà chững lại thì ở bên bờ Viễn Đông xa xôi, một nhóm các nước ASEAN nhỏ bé nhưng đầy năng động và tiềm lực phát triển cũng đang xem xét đặt mục tiêu tạo ra một cộng đồng theo kiểu Liên minh Châu Âu EU với đồng tiền chung vào năm 2015 để đối phó với khủng hoảng kinh tế đang lan rộng. Khu vực ASEAN luôn đóng vai trò động lực phát triển của châu Á trong nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và hậu suy thoái. Không những thế, ASEAN còn đóng vai trò tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thể hiện vai trò là thành viên có trách nhiệm trong việc ứng phó với những thách thức toàn cầu đang nổi lên hiện nay. Tuy nhiên, sự hội nhập hoàn toàn về kinh tế bằng việc xóa bỏ rào cản thương mại, và việc ra đời một đồng tiền chung trong khu vực ASEAN cần một hành trình dài. Do đó, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đồng tiền chung châu Âu Euro: Được và mất trong tình hình tài chính quốc tế hiện tại và khả năng hình thành đồng tiền chung ASEAN” nhằm tìm hiểu lợi ích, khó khăn và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết từ EU từ đó đánh giá khả năng hình thành đồng tiền chung của khu vực ASEAN và đề xuất những giải pháp cơ bản tạo nền tảng cho sự hình thành một liên minh cấp cao ở khu vực, liên minh tiền tệ ASEAN. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề sức ảnh hưởng của đồng tiền chung châu Âu euro và khả năng hình thành đồng tiền chung khu vực ASEAN, tuy nhiên những bài báo hay tạp chí này chỉ đưa ra ý kiến chủ quan của người viết mà không nghiên cứu sâu về tác động tích cực và tiêu cực của đồng tiền chung châu Âu từ khi ra đời cho đến nay, từ thực hiện nay thì có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN hay không vẫn chưa lý giải một cách cụ thể và khoa học. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện được đề tài thì đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là ảnh hưởng của đồng EURO trong tình hình tài chính quốc tế hiện tại 3.2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu khoa học hoàn thành với mong muốn giúp tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đồng tiền chung hiểu được những vấn đề cơ bản về đồng tiền này. Bài nghiên cứu cũng mong muốn làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách về vấn đề có nên hình thành đồng tiền chung ASEAN hay không. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, bài nghiên cứu khoa học sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích kết hợp với phương án lôgic, lịch sử và so sánh. Việc điều tra và thu thập dữ liệu được thực hiện bằng bảng hỏi, phỏng vấn và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo , internet…. 5. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu khoa học chỉ nghiên cứu các diễn biến chính của đồng EURO từ khi ra đời cho đến nay, và tác động chủ yếu đến quan hệ kinh tế quốc tế của EU-11 nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng. Từ đó, đặt ra một số vấn đề đối với việc hình thành đồng tiền chung ASEAN. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Bài nghiên cứu đưa ra nhận định mang tính khách quan để người đọc tham khảo về những tác động tích cực và tiêu cực của đồng tiền chung châu Âu và cũng đưa ra ý kiến chủ quan dựa trên cơ sở nghiên cứu logic về vấn đề khả năng hình thành đồng tiền chung ASEAN hay không. Từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý đẩy mạnh lộ trình tiến tới đồng tiền chung ASEAN. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần gồm danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 phần chính : Chương I: Tổng quan về liên minh tiền tệ châu Âu và sự ra đời của đồng EURO Chương II: Tác động tích cực và tiêu cực của đồng EURO từ khi ra đời cho đến nay Chương III: Khả năng hình thành một đồng tiền chung ASEAN Chương IV: Giải pháp nhằm hình thành những điều kiện cơ bản cho một đồng tiền chung ASEAN và các vấn đề của Việt Nam CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ SỰ RA ĐỜI ĐỒNG EURO Liên minh tiền tệ Châu Âu Quá trình hình thành của Liên minh tiền tệ Châu Âu Lịch sử hình thành Liên minh châu Âu Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht ngày 1/11/1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số trên 500 triệu người (2009), GDP đạt gần 15.000 tỷ USD (2009), thu nhập tính theo đầu người: 33.052 USD/năm. Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 thành viên: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Đến năm 2007 số lượng thành viên đã tăng lên thành 27. 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh 1981: Hy Lạp 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển 1/5/2004: Séc, Hungary, Balan, Slovakia,Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp 1/1/2007: Romania, Bungary Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới II. Nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9/5/1950. Ngày này được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu". Bảng 1: Lịch sử hình thành liên minh châu Âu 1951-1948  1957-1958  1965-1967  1992-1993  1997-1999  2001-2003  2007-2009   Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC)     Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC)  Cộng đồng châu Âu (EC)      ...Các Cộng đồng châu Âu: ECSC, EEC (EC, 1993), Euratom  Tư pháp & Nội vụ           Hợp tác tư pháp và cảnh sát về tội phạm (PJCC)       Chính sách an ninh và đối ngoại chung (CFSP)       LIÊN MINH CHÂU ÂU(EU)     Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom)   Hiệp ước Paris  Các Hiệp ước Rome  Hiệp ước Sát nhập  Hiệp ước Maastricht  Hiệp ước Amsterdam  Hiệp ước Nice  Hiệp ước Lisbon   Nguồn: Các Hiệp ước đã ký trong quá trình hình thành liên minh châu Âu (phụ lục): - Hiệp ước Paris (1951) - Các hiệp ước Roma - Hiệp ước Maastricht - Hiệp ước Amsterdam  - Hiệp ước Nice  - Hiệp ước Lisbon Lịch sử hình thành Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu hoặc EMU hội tụ các nền kinh tế của các thành viên của Liên minh châu Âu trong ba giai đoạn để cho phép họ chấp nhận một đồng tiền chung, đồng Euro. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sẽ tham gia trong EMU. Các tiêu chí Copenhagen là tập hợp hiện tại của các điều kiện gia nhập cho các nước muốn gia nhập EU. Nó bao gồm các yêu cầu cần phải được hoàn thành và khung thời gian trong đó điều này phải được thực hiện để cho một quốc gia tham gia liên minh tiền tệ. Một yếu tố quan trọng của điều này là Cơ chế tỉ giá hối đoái châu Âu (ERM II), trong đó tiền tệ của các nước ứng viên thể hiện sự hội tụ kinh tế bằng cách duy trì độ lệch giới hạn từ mức mục tiêu của họ so với đồng euro. Ý tưởng đầu tiên của EMU đã được đề cập trước khi thành lập Cộng đồng Châu Âu. Cụ thể là trong Hội nghị Leage of Nations 1929, Gustav Stresemann đề nghị tạo ra một loại tiền tệ châu Âu  để đối lại nền tảng của một sự phân chia kinh tế gia tăng do một số các quốc gia mới tại châu Âu sau Thế chiến thứ nhất. Một nỗ lực đầu tiên để tạo ra EMU bắt đầu từ một sáng kiến của Ủy ban châu Âu trong cuộc họp hội nghị thượng đỉnh tại Hague năm 1969, trong đó đặt ra sự cần thiết phải "phối hợp nhiều hơn nữa các chính sách kinh tế và hợp tác tiền tệ" và xây dựng kế hoạch từng giai đoạn nhằm tạo ra một liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối những năm 1970. Trên cơ sở các đề xuất khác nhau trước đây, một nhóm chuyên gia chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Luxembourg và Bộ trưởng Tài chính, Pierre Werner, trình bày vào tháng Mười năm 1970, kế hoạch chi tiết đồng ý chung đầu tiên để tạo ra EMU trong ba giai đoạn (kế hoạch Werner). Dự án đã trải qua thất bại nghiêm trọng từ các cuộc khủng hoảng phát sinh từ việc không thể chuyển đổi đồng đô la Mỹ ra vàng vào tháng Tám năm 1971 (tức là sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods) và giá dầu tăng cao trong năm 1972. Một cố gắng để hạn chế các biến động của các loại tiền tệ châu Âu, sử dụng chiến lược con rắn trong đường hầm , đã không thành công. Các cuộc tranh luận về EMU đã tái ra mắt tại Hội nghị cấp cao Hanover Tháng Sáu năm 1988, khi một ủy ban đặc biệt (Ủy ban Delors) do các thống đốc ngân hàng trung ương của 12 nước thành viên, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jacques Delors, đã được yêu cầu đưa ra một thời khóa biểu mới với các bước rõ ràng, thiết thực và thực tế để tạo ra một liên minh kinh tế và tiền tệ.  Báo cáo Delors năm 1989 đặt ra một kế hoạch để đưa EMU vào ba giai đoạn và nó bao gồm việc tạo ra các tổ chức như hệ thống các Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB), mà tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. 1.2. Chính sách tiền tệ của liên minh châu Âu Giới thiệu khái quát về NHTW châu Âu (ECB) Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là tổ chức của Liên minh châu Âu (EU), là nơi điều hành chính sách tiền tệ trong Eurozone. Vì thế, đây là một trong những ngân hàng trung ương quan trọng nhất của thế giới. Ngân hàng được thành lập bởi Hiệp ước Amsterdam vào năm 1998, và có trụ sở chính tại Frankfurt, Đức. 1.2.1.1. Lịch sử Ngân hàng Trung ương châu Âu là sự kế thừa của Viện tiền tệ châu Âu (EMI). EMI được thành lập vào đầu giai đoạn hai của EMU để xử lý các vấn đề chuyển tiếp của các quốc gia áp dụng đồng euro và chuẩn bị cho việc tạo ra của ECB và hệ thống các Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB). EMI đã được tiếp tục từ tổ chức trước đó là Quỹ hợp tác tiền tệ châu Âu (EMCF).  ECB chính thức thay thế cho EMI vào ngày 01/6/1998 từ hiệu lực của Hiệp ước về Liên minh châu Âu (TEU, Hiệp ước Maastricht), tuy nhiên nó đã không có đủ quyền lực của mình cho đến khi đồng euro ra đời ngày 1/1/1999.  Vị Chủ tịch Ngân hàng đầu tiên  là Wim Duisenberg, cựu chủ tịch của ngân hàng trung ương Hà Lan và Viện tiền tệ châu Âu. Sau đó là Trichet tiếp tục tháng 11/2003. Ngày 01 tháng mười hai năm 2009 Hiệp ước Lisbon đã có hiệu lực, ECB theo Điều 13 của TEU, giành được vị trí chính thức là một tổ chức thuộc EU 1.2.1.2. Quyền hạn và mục tiêu Mục tiêu chính của ECB là duy trì ổn định giá cả trong khu vực đồng euro , hay nói cách khác để giữ lạm phát thấp. Hội đồng quản trị xác định ổn định giá cả là lạm phát (chỉ số hài hoà của giá tiêu dùng) thấp hơn và gần với 2%. ECB chỉ có một mục tiêu cơ bản, các mục tiêu khác là phụ trợ cho mục tiêu cơ bản. Nhiệm vụ chính của ECB là xác định và thực hiện các chính sách tiền tệ đối với khu vực đồng euro, tiến hành các hoạt động ngoại hối, chăm sóc của dự trữ ngoại tệ của hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu và đẩy mạnh hoạt động trơn tru của các cơ sở hạ tầng thị trường tài chính theo mục tiêu hệ thống thanh toán và nền tảng kỹ thuật đang được phát triển cho thanh toán chứng khoán tại châu Âu. Hơn nữa, ECB độc quyền cho phép phát hành tiền giấy euro. Quốc gia thành viên có thể phát hành đồng tiền euro nhưng số tiền phải được ủy quyền của ECB trước (ECB cũng có độc quyền phát hành tiền kim loại ). 1.2.1.3. Tổ chức Mặc dù ECB được quy định trực tiếp bởi luật pháp châu Âu nhưng vẫn có các cổ đông và vốn cổ phần. Vốn của nó là €5 tỉ, cổ đông là các ngân hàng quốc gia thành viên. Việc phân bổ vốn ban đầu được xác định trên cơ sở dân số và GDP của các quốc gia, nhưng có thể điều chỉnh được. Cổ phiếu của ECB không được chuyển nhượng và không thể được sử dụng làm tài sản thế chấp.  Ban chấp hành có trách nhiệm thực hiện các chính sách tiền tệ được xác định bởi Hội đồng quản trị và điều hành hằng ngày của ngân hàng. Hội đồng quản trị bao gồm Chủ tịch của Ngân hàng (hiện tại là Jean-Claude Trichet), phó chủ tịch và bốn thành viên khác. Họ đều do quốc gia thành viên Eurozone chỉ định với điều khoản không được thay đổi trong tám năm. Đại Hội đồng là cơ quan giải quyết các vấn đề của việc sử dụng euro, ví dụ cố định tỷ giá của các loại tiền tệ được thay thế bằng đồng euro (tiếp tục các nhiệm vụ của EMI cũ). Nó sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi tất cả các thành viên EU áp dụng đồng euro. Đại Hội đồng gồm Tổng thống và Phó Tổng thống cùng với các thống đốc của các ngân hàng trung ương các nước EU. 1.2.1.4. Địa điểm Ngân hàng có trụ sở tại Frankfurt, trung tâm tài chính lớn nhất trong Eurozone.  Trong thành phố, ngân hàng hiện đang chiếm Eurotower Frankfurt cho đến khi mục đích xây dựng trụ sở chính được xây dựng. Cơ chế và công cụ vận hành chính sách tiền tệ châu Âu Hệ thống tiền tệ châu Âu (viết tắt: EMS) là tổng thể các thiết chế, các hiệp ước kí kết giữa các nước thành viên của Cộng đồng Châu Âu (EC) nhằm thiết lập nên một khu vực tỉ giá hối đoái ổn định giữa các đồng tiền của các nước với nhau. Thành lập năm 1978, hoạt động từ 1979, để khắc phục những nhược điểm và thay thế cho "Rắn tiền tệ" (xt. Rắn tiền tệ). Theo các hiệp ước kí kết định ra cơ chế hối đoái và can thiệp, thoả thuận lẫn nhau về tỉ giá hối đoái và đặt ra đồng ECU: 1) Mỗi đồng tiền có một tỉ giá trục gắn với đồng ECU, từ đó tính ra một mạng tỉ giá hối đoái giữa hai đồng tiền (song phương), không vượt quá 2,25%. 2) Những tỉ giá giới hạn là bắt buộc, xuất phát từ mạng tỉ giá song phương và giới hạn biến động. 3) Kinh nghiệm của "Rắn tiền tệ" cho thấy rất khó xác định đồng tiền nào chịu trách nhiệm về sự cách biệt xảy ra giữa hai đồng tiền và phải can thiệp điều chỉnh. 4) Để can thiệp vào những đồng tiền của cộng đồng, các ngân hàng trung ương thành viên thoả thuận cấp cho nhau những khối lượng tín dụng không giới hạn (ngắn hạn - 45 ngày). Hiệp ước cũng định ra một cơ chế tín dụng, được lập ra từ đầu những năm 70, để giúp đỡ tín dụng ngắn hạn (6 - 9 tháng) và giúp đỡ tín dụng trung hạn (2 - 5 năm). Các quy định cơ bản Các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu muốn gia nhập Liên minh tiền tệ châu Âu thì phải đạt được 5 tiêu chuẩn sau đây: bội chi ngân sách không quá 3% GDP; lạm phát không cao quá 1,5% bình quân của 3 nước có mức giá tăng thấp nhất; mức dư nợ nhà nước không quá 60% GDP; lãi suất dài hạn không quá 2% mức dài hạn bình quân của 3 nước có mức lãi suất cao nhất; mức độ ổn định và mức độ biến động tỉ giá do Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) quy định 2. Sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) 2.1. Cơ sở ra đời Một là, xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực : Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và tiếp đó đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Không gian kinh tế của các nước này đã trở nên nhỏ hẹp và mỗi nước đều có nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ trong nền kinh tế của chính nước họ. Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm mục đích hoà nhập kinh tế các nước thành viên, tiến tới một thị trường thống nhất trong toàn khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Liên minh tiền tệ châu Âu được thành lập nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế ở Châu Âu và tạo ra một Châu Âu hoàn toàn mạnh mẽ tiến bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của đồng EURO là một tất yếu phục vụ cho mục tiêu trên. Hai là, quá trình liên kết kinh tế và tiền tệ của EU trải qua rất nhiều khó khăn và trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua được. Ngay cả các nhà lãnh đạo Mỹ từ trước tới nay đều khó tin là Liên minh tiền tệ châu Âu có thể thành công được. Việc cho ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ, trong đó các nhà lãnh đạo châu Âu đã phải có nhiều dàn xếp chính trị, hy sinh một phần lợi ích, thể hiện quyết tâm cao độ của họ nhằm tạo ra một cực châu Âu vững mạnh hơn về kinh tế và chính trị. Sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu có tác động sâu sắc về kinh tế không chỉ với các nước thành viên mà với cả châu Âu và các nước có quan hệ buôn bán với khối này. 2.2. Quá trình ra đời Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Tham gia đồng EURO có 17 nước thành viên của EU: Áo, Bỉ, Cyprus, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha. Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên. Bước đầu tiên của việc hình thành đồng tiền chung châu Âu bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện Tiền tệ châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16 tháng 12 năm 1995 Hội đồng châu Âu tại Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: "Euro". Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Trong vòng 3 năm đầu tiên, đồng Euro chỉ là đồng tiền ảo dùng cho mục đích kế toán chẳng hạn như trong thanh toán điện tử. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. khi nó thay thế giấy bạc ngân hàng và đồng franc Bỉ và mark Đức bằng một tỷ giá chuyển đổi cố định. Hiện nay, ngoài 17 nước trong số 27 quốc gia thành viên của liên minh châu âu sử dụng đồng euro như đồng tiên chính thức của quốc gia mình, các nước Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Latvia, Lithuania, Hungary, Ba Lan, Romania, Thụy Điển và Anh là thành viên của liên minh châu âu nhưng không sử dụng đồng euro. Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco, San Marino, Tòa thánh Vatican. Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU), Kosovo, Montenegro. Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng và thay vào đó là dùng Euro, nhưng không có ảnh hưởng đến chính sác
Luận văn liên quan