Đề tài Tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu

Trong thời đại toàn cầu hóa các nền kinh tế (Globalization) và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mối liên hệ giữa các quốc gia về phương diện kinh tế càng ngày càng gắn bó với nhau; đặc biệt trong đó hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng .Vì vậy để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phải tăng cường hoạt động giao thương nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài,tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần tăng thêm nguồn ngân sách quốc gia. Nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội giao thương với các quốc gia lân cận ngày càng rộng rãi , nhưng cũng là thách thức để Việt Nam phát huy hết tất cả các lợi thế của mình , nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam , chính điều nay đã góp phần đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam tăng lên rất nhiều. Hoạt động ngoại thương mỗi lúc diễn ra mạnh mẽ , góp phần nâng cao đời sống nhân dân , chính vì vậy đòi hỏi chính phủ phải có chính sách ngoại thương phù hợp để phục vụ cho nền kinh tế- xã hội của đất nước.Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì chính sách ngoại thương nước ta hướng vào các mục tiêu chủ yếu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của sự nghệp công nghiệp hóa , kiềm chế lạm phát , tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước và cải thiện nâng cao đời sống nhân dân.Từng bước đưa hoạt động ngoại thương trở thành hoạt động kinh doanh hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa , có khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới .Muốn vậy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng cho mình một thương hiệu uy tín , một vị trí vững chắc để có thể tạo được lòng tin với các đối tác nước ngoài. Như chúng ta đều biết hoạt động xuất nhập khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn , từ khâu giao dịch đàm phán đến khâu thực hiện giao nhận .Tất cả đều rất quan trọng và nó quyết định đến sự thành công hay không của doanh nghiệp.Nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy xuất khẩu , tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng xuất khẩu Việt Nam vương ra thị trường nước ngoài.Ngược lại xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu , phụ vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một phần không thể thiếu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu là quy trình giao nhận hàng hóa . Đây là một khâu rất quan trọng đối với những công ty xuất nhập khẩu.Thiếu nghiệp vụ này thì coi như hoạt động mua bán trong nước cũng như ngoài nước không thể thực hiện được. Nhận thức được trầm quan trọng của khâu giao nhận trong hoạt xuất nhập khẩu , cho nên trong quá trình thực tập tại CÔNG TY CỒ PHẦN VIỆT HOA TOÀN CẦU, em chọn đề tài :” Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của CÔNG TY VIỆT TOÀN CẦU” để làm báo cáo thực tập.

doc65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 30358 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty Việt Toàn Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại toàn cầu hóa các nền kinh tế (Globalization) và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mối liên hệ giữa các quốc gia về phương diện kinh tế càng ngày càng gắn bó với nhau; đặc biệt trong đó hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng .Vì vậy để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nước nói chung và Việt Nam nói riêng phải tăng cường hoạt động giao thương nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài,tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần tăng thêm nguồn ngân sách quốc gia. Nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội giao thương với các quốc gia lân cận ngày càng rộng rãi , nhưng cũng là thách thức để Việt Nam phát huy hết tất cả các lợi thế của mình , nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam , chính điều nay đã góp phần đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam tăng lên rất nhiều. Hoạt động ngoại thương mỗi lúc diễn ra mạnh mẽ , góp phần nâng cao đời sống nhân dân , chính vì vậy đòi hỏi chính phủ phải có chính sách ngoại thương phù hợp để phục vụ cho nền kinh tế- xã hội của đất nước.Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì chính sách ngoại thương nước ta hướng vào các mục tiêu chủ yếu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của sự nghệp công nghiệp hóa , kiềm chế lạm phát , tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước và cải thiện nâng cao đời sống nhân dân.Từng bước đưa hoạt động ngoại thương trở thành hoạt động kinh doanh hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa , có khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới .Muốn vậy đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng cho mình một thương hiệu uy tín , một vị trí vững chắc để có thể tạo được lòng tin với các đối tác nước ngoài. Như chúng ta đều biết hoạt động xuất nhập khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn , từ khâu giao dịch đàm phán đến khâu thực hiện giao nhận .Tất cả đều rất quan trọng và nó quyết định đến sự thành công hay không của doanh nghiệp.Nhập khẩu đóng vai trò thúc đẩy xuất khẩu , tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng xuất khẩu Việt Nam vương ra thị trường nước ngoài.Ngược lại xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu , phụ vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một phần không thể thiếu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu là quy trình giao nhận hàng hóa . Đây là một khâu rất quan trọng đối với những công ty xuất nhập khẩu.Thiếu nghiệp vụ này thì coi như hoạt động mua bán trong nước cũng như ngoài nước không thể thực hiện được. Nhận thức được trầm quan trọng của khâu giao nhận trong hoạt xuất nhập khẩu , cho nên trong quá trình thực tập tại CÔNG TY CỒ PHẦN VIỆT HOA TOÀN CẦU, em chọn đề tài :” Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của CÔNG TY VIỆT TOÀN CẦU” để làm báo cáo thực tập. Trong quá trình thực tập do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong khi thực hiện báo cáo này .Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn thực tập cũng như anh chị trong công ty Việt Hoa Toàn Cầu, để em có thể hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA TOÀN CẦU 1.1. Giới thiệu chung về công ty 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển: Vào những năm đầu của thập kỷ 90, sau khi Việt Nam vượt qua được cuộc khủng hoảng, trì trệ về kinh tế do tàn dư của chiến tranh và hậu quả của chế độ bao cấp, nước ta đã bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, chủ động tham gia nền kinh tế thế giới. Trong thời gian đó, tình hình đầu tư và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển với tốc độ tăng dần qua các năm. Đã đến lúc các nhân viên xuất nhập khẩu không thể nào gánh hết nổi một khối lượng công việc khổng lồ mà tốt hơn hết là tiến hành chuyên môn hóa. Do đó công tác giao nhận đang dần được tách ra thành bộ phận riêng biệt. Nắm được nhu cầu không thể thiếu của công tác giao nhận, năm 1995 Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải và Thương Mại Việt Hoa được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 410200086 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp. Tên giao dịch quốc tế: Viet Hoa Transport Service and Trading Co.,Ltd Văn phòng chính đặt tại: 284 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (848) 9402 520 – 9408 932 Fax: (848) 9402 610 – 9408 933 Website: www.viethoagroup.com Email: general@viethoagroup.com Ngày 14/3/2002 Công ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu ra đời đánh dấu cho sự phát triển mở rộng hơn thành công về hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu trong hệ thống công ty Việt Hoa. Dưới hình thức là văn phòng thứ 2 và thực hiện chế độ hạch toán hoàn toàn độc lập về mặt tài chính, sử dụng con dấu riêng để giao dịch theo mẫu nhà nước quy định. Tên giao dịch quốc tế: Global Joint Stock Co Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ Văn phòng đặt tại: 15/7 Đoàn Như Hài, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (848) 8268 533 Fax: (848) 8268 536 Email: vcl@viethoagroup.com Sau gần 10 năm hoạt động với 2 văn phòng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay công ty đã trở thành thành viên của Hiệp Hội Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế (FIATA) và Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Công ty cũng đã thành lập được 2 mạng lưới hợp tác đại lý vận tải biển trên toàn cầu là MTG (Multimodal Transportation Group) và GFG (Global Freight Group) đây là hai trong những hệ thống đại lý nổi tiếng và có uy tín. Đặc biệt vào ngày 09/06/2005, Công ty đã được cấp Chứng chỉ ISO 9001 – 2000. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng phạm vi hoạt đông tại Hà Nội và Hải Phòng nhằm phục vụ cho công tác giao nhận và đại lý tại các tỉnh miền Trung và một số tỉnh phía Bắc. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội Số 44B Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội ĐT: (844) 9722 770 /1/2 Fax: (844)9722 773 Email: general@hanoi.viethoagroup.com Chi nhánh Công ty tại Hải Phòng Số 25 Điện Biên Phủ, Tp.Hải Phòng ĐT: (8431) 855 846 / 846 319 Fax: (8431) 9402 601 / 9408 933 Email: phuongtrang@viethoagroup.com 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: 1.1.2.1. Chức năng: - Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng theo chức năng và quyền hạn của Công ty cho các công ty và các Tổ chức kinh tế. - Quản lý và tổ chức các trạm tiếp nhận và phát hàng lẻ theo quy định của cơ quan chức năng để tiến hành việc gom, gởi hàng, các loại hàng mậu dịch và phi mậu dịch. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến giao nhận vận tải như: thay mặt chủ hàng làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, làm thủ tục Hải quan, các thủ tục giao nhận tại cảng, giám định, kiểm dịch, sản xuất xuất khẩu, mua bảo hiểm hàng hoá. - Tổ chức dịch vụ đại lý đường biển, đường hàng không, môi giới thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hoá đến ga, cảng, hoặc điểm nhận cuối cùng khác ở trong nước và nước ngoài theo yêu cầu của chủ hàng. 1.1.2.2. Nhiệm vụ: - Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách, luật pháp của Nhà nước và tập quán Quốc tế về các lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy định về tài chính, tài sản cố định và tài sản lưu động. - Tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty nhằm đạt được mục tiêu của công ty đặt ra. - Công ty phải tiến hành lập kế hoạch kinh doanh trình lên cấp trên và tổ chức thực hiện những chỉ tiêu được giao. - Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, phân phối công bằng các khoản thu nhập và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn. 1.1.2.3. Quyền hạn: - Được chủ động giao dịch, đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ cho việc kinh doanh của công ty trong phạm vi Ban Giám Đốc công ty uỷ quyền. - Được quyền liên doanh, liên kết và hợp tác trong lĩnh vực giao nhận vận tải thuộc phạm vi nhà nước cho phép. 1.1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của công ty 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1.1: Tổ chức quản lý của Công ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu  1.1.3.2. Chức năng các phòng ban: Ban Giám Đốc: Cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức điều hành công tác dịch vụ theo hướng có lợi cho công ty trong hiện tại và tương lai. Bộ phận nhân sự: Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện nội quy, quy định của công ty. Lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo nhân viên, điều chuyển nhân viên, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm. Bộ phận Sale và Marketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Cụ thể là việc chào bán giá cước vận tải đường biển, đường hàng không và cả khách hàng có nhu cầu về dịch vụ giao nhận. Bộ phận Xuất nhập khẩu: Mỗi nhân viên của phòng được phân công thực hiện các hợp đồng giao nhận (hàng lẻ, hàng nguyên container) chuyên lo thủ tục Hải quan, kiểm hóa, giao nhận hàng cho một số khách nhất định. Khách hàng lớn thì được giao cho nhân viên có nhiều kinh nghiệm theo dõi nhưng nhìn chung thì các nhân viên đều hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình làm hàng. Đôi khi mỗi nhân viên cũng có thể tự mình tìm kiếm khách hàng chứ không hoàn toàn thụ động chờ sự chỉ định từ phòng kinh doanh. Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế toán trong toàn công ty. Tiến hành việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin, tổng hợp báo cáo, lên kế hoạch về tình hình tài chính nhằm giúp Ban Giám Đốc có những phương án tối ưu nhất trong hoạt động. 1.2. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị 1.2.1. Về thuận lợi : – Công ty có trụ sở đặt ở đường Nguyễn Tất Thành, Q4 là nơi đặt nhiều văn phòng đại diện cuả các hãng tàu nước ngoài nên công ty rất thuận lợi trong việc liên hệ giao dịch với hãng tàu, hoàn thành nhanh chóng trong việc làm các thủ tục về thương mại và xuất nhập khẩu. Hơn nữa, công ty lại nằm gần các cảng lớn và khu chế xuất như : Cảng Tân thuận, Tân Cảng, Cảng Khánh Hội, Cảng Sài Gòn, khu chế xuất Tân Thuận. Nhờ đó, công ty đã rút ngắn được khoảng cách vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển đưa hàng hóa từ cảng về công ty, xí nghiệp, khu chế xuất… – Là Doanh nghiệp kinh doanh có uy tín với khách hàng trong và ngoài nước tạo được sự tin cậy nơi họ . Những khách hàng cũ có những ưu đãi để duy trì mối quan hệ lâu dài , bên cạnh đó cũng có các chính sách phù hợp thu hút những khách hàng mới thiết lập quan hệ với công ty . – Công ty đã mở rộng được thị trường trong và ngoài nước nhờ có mối quan hệ tốt với các ngân hàng và các đơn vị chức năng có liên quan đến hoạt động sản xuất nhập khẩu . – Đội ngũ nhân viên giao nhận làm việc năng động , có kinh nghiệm và thường xuyên được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phong cách phục vụ khách hàng . – Ngoài những thuận lợi chủ quan kể trên còn có những thuận lợi khách quan như : + Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và đã gia nhập và WTO cho nên việc mua bán với các nước ngày càng được mở rộng đây cũng là một trong những điều kiện tạo cho công ty ngày càng phát triển trong lĩnh vực đầy tiềm năng là vận tải quốc tế và thương mại xuất nhập khẩu + Hệ thống ngân hàng thanh toán ngày càng được hiện đại hóa , thủ tục được sửa đổi phù hợp theo thông lệ quốc tế . 1.2.2 Khó khăn : • Khó khăn của công ty hiện nay là hệ thống kho bãi của công ty chưa đủ lớn nên với những lô hang có khối lượng lớn công ty hông thể chứa hết ,buột phải thuê thêm kho bãi để lưu kho hàng hóa . Vì thế hàng năm công ty phải mất một khoảng chi phí không nhỏ cho việc thuê kho bãi . • Đội xe vận tải chở hàng rời hàng container còn chưa đủ theo nhu cầu khách hàng nên đôi lúc đã làm chậm quá trình giao nhận tại cảng vì xe không đủ đáp ứng để giải phóng hàng . • Điều kiện hạ tầng cơ sở giao thông TP.HCM thường xuyên bị ùn tắt đường , gần đây là các cảng năng lực bốc dỡ hang hóa bị quá tải dẫn đến lượng hàng hóa bị ứ đọng kệt quả là cảng tắc đường kẹt có những thời điểm bị dồn ứ khá lớn đây là một khó khăn lớn cho không ít doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất thương mại xuất nhập khẩu trong thời gian sắp tới , để cắt giảm chi phí nâng cao khả năng cạnh tranh • Bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu , hàng hóa giao thương ít đi tác động rất sâu sắc đến doanh thu hoạt động công ty . Tình hình biến động rất lớn • Sự cạnh tranh không lành mạnh của nhiều công ty mới ra , tạo nên sự mất bình đẳng và ổn định của thị trường ,đây cũng là điều gây trở ngại cho công ty. 1.3.Tình hình hoạt động chung của công ty trong thời gian qua 1.3.1.Tình hình kinh doanh của công ty: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006 đến 2008: Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu  2006  2007  2008   Tổng doanh thu  8.986  10.442  7.931   Tổng chi phí  2.800  2.000  2.500   Lợi nhuận trước thuế  6.186  8.442  5.431   Lợi nhuận sau thuế  3.746  4.824  1.258,74   Nguồn: Phòng kế toán Thông qua bản phân tích trên ta thấy tình hình doanh thu Công ty tăng không đều qua các năm. Cụ thể là doanh thu năm 2007 tăng 116,2% so với năm 2006. Do trong năm nay Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO, nên đã thu hút nhiều vốn đầu tư từ mước ngoài , và quan hệ buôn bán với các nước cũng được mở rộng hơn .Nên trong thời gian này công ty ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng. Nhưng đến năm 2008 doanh thu giảm 75,95% so với năm 2007. Do trong năm này tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng nên hoạt động ngoại thương các nước có sự giảm sút, nên trong thời gian này công ty cũng ký ít hợp đồng hơn. 1.3.2.Tình hình xuất nhập khẩu của công ty: Đơn vị tính: USD  Nguồn: Phòng kế toán Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty biến động không đều qua từng năm. Năm 2007 do nắm bắt được thị trường, cùng với sự chuẩn bị tương đối tốt nên kim nghạch nhập khẩu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 986.989 USD tương đương 51,63%. Và tình hình xuất khẩu vẫn chưa tăng nhiều lắm, cụ thể năm 2007 xuất khẩu cao hơn năm 2006 là 168.260 USD tương đương 43,85%.Đến năm 2008 do tình hình kinh tế thế giới có sự biến động nên kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty có xu hướng giảm so với năm 2007,cụ thể nhập khẩu giảm 1.807.524 tương đương giảm 62,25%, còn xuất khẩu giảm 168.371 tương đương giảm 30,05%. Hiện nay, Công ty vẫn đang nỗ lực nâng cao kim ngạch xuất khẩu để cân bằng cán cân giữa xuất và nhập nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty và góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. 1.3.2.1.Về hoạt động xuất khẩu 1.3.2.1.1.Thị trường xuất khẩu Bảng 2 :Các thị trường xuất khẩu của Công Ty Đơn vị tính: USD Số TT  Thị trường  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008     Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)   1  Belarus  225.897  58,87  -  -  -  -   2  Đài Loan  125.115  32,61  120.005  21,74  60.554  15,79   3  Hongkong  18.060  4,71  138.315  25,06  47.559  12,40   4  Nga  -  -  245.378  44,45  225.124  58,70   5  Mỹ  -  -  48.234  8,74  50.324  13,11   6  Nhật Bản  3.550  0,93  -  -  -    7  Đức  2.050  0,53  -  -  -    8  Ba Lan  9.000  2,14  -  -  -    9  Úc    -  -  -    TỔNG CỘNG  383.672  100  551.932  100  383.561  100   Nguồn: Phòng kế toán 1.3.2.1.2.Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu: Bảng 3: Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu Đơn vị tính: USD Số TT  Ngành hàng  Năm 2006  Năm 2007  Năm2008     Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)   1  Máy móc thiết bị và linh kiện điện tử.  223.621  58,28  387.123  70,14  253.337  66,04   2  Đồ gỗ,thủ công mỹ nghệ và nông sản  160.051  41,72  164.809  29,86  130.224  33,96   TỔNG CỘNG  383.672  100  551.932  100  383.561  100   Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu: Trong những năm trước, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là các nước Đông Âu, Hongkong và Đài Loan do nhu cầu về hàng tiêu dùng, hàng may mặc, hàng nông sản và thực phẩm chế biến. Từ năm 2006 , 2007 và 2008 do mức cầu của thị trường này đã bão hòa,nên hiện tại mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty vẫn là linh kiện điện, điện tử xuất sang Hongkong, Đài Loan, Nga và hiện nay có thêm thị trường Mỹ, Úc. Và tương lai Công ty sẽ phát triển thêm thị trường các nước Đông Nam Á, các khu vực khác… Công ty đang nỗ lực tìm kiếm thị trường tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu. 1.3.2.2.Về hoạt động nhập khẩu 1.3.2.2.1.Thị trường nhập khẩu Bảng 4: Các thị trường nhập khẩu của Công Ty. Đơn vị tính: USD Số TT  Thị trường  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008     Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)   1  Đài Loan  435.232  22,77  228.126  7,87  156.765  14,37   2  Hongkong  212.008  11,09  332.112  11,45  110.421  10,12   3  Singapore  321.030  16,79  145.212  5,0  98.623  9,04   4  Malaysia  130.278  6,81  398.568  13,75  189.126  17,33   5  Nhật Bản  195.335  10,22  409.231  14,11  178.254  16,34   6  Mỹ  110.019  5,75  421.034  14,52  86.552  7,93   7  Nga  120.121  6,28  109.238  3,76  78.241  7,17   8  Đức  107.129  7,36  456.356  15,74  132.324  12,13   9  Ukraina  90.561  4,74  56.448  1,95  60.032  5,50   10  Nước khác  189.486  8,19  342.223  11,80  686  0,07   TỔNG CỘNG  1.911.559  100  2.898.548  100  1.091.024  100   Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét: Trong năm 2006 dẫn đầu là Đài Loan chiếm 22,77 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Đây là thị trường cung cấp chính mặt hàng máy tính và phụ kiện. Kế tiếp là thị trường Singapore và HongKong …chuyên cung cấp các máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, công ty cũng nhập thiết bị ở một số nước Châu Âu, Mỹ nhưng tỷ trọng không cao vì giá đắt mặc dù chất lượng cao. Năm 2007 thị trường Đức chiếm 15,74% tổng kim ngạch của Công ty, chuyên cung cấp các thiết bị máy móc dùng trong công nghiệp. Năm 2008 Công ty vẫn duy trì và phát huy việc nhập khẩu ở những thị truờng truyền thống. Đứng đầu là Malaysia chiếm 17,33% trong tổng kim ngach nhập khẩu, chuyên cung cấp các mặt hàng điên tử, viễn thông… sở dĩ Công ty nhập hàng nhiều từ các nước này vì sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp với thị trường nội đia. 1.3.2.2.2.Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu Bảng 5: Ngành hàng nhập khẩu Đơn vị tính: USD Số TT  Ngành hàng  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008     Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)  Giá trị (USD)  Tỷ trọng (%)   1  Hàng điện tử, viễn thông  435.468  22,78  607.912  20,97  261.439  23,96   2  Máy tính và linh kiện  557.592  29,17  892.341  30,78  342.551  31,40   3  Thực phẩm chế biến  252.135  13,19  558.129  19,25  225.335  20,65   4  Máy móc thiết bị và phụ tùng  401.112  20,98  798.321  27,54  150.421  13,79   5  Vật tư hàng hóa khác  245.252  13,88  41.845  1,44  111.278  10,2   TỔNG CỘNG  1,911,559  100  2.898.548  100  1.091.024  100   Nguồn: Phòng kế toán Nhận xét: Về ngành hàng nhập khẩu, năm 2006 máy tính và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất 29,17% với tổng giá trị 557.592 USD. Bên cạnh đó hàng điện tử, máy móc thiết bị cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Trong khi đó thực phẩm chế biến chưa được Công ty phát triển mạnh và Công ty chưa tìm được nhà cung cấp nhiều nên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này thấp chỉ chiếm 13,19%. Năm 2007 vẫn là máy tính và linh kiện chiếm 30,78 % với tổng giá trị 892.341 USD , tiếp đến là hàng điện và máy móc đặc biệt là thực phẩm chế biến tăng đáng kể chiếm 19,25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Những tháng đầu năm 2008 thị trường trong nước bắt đầu có nhiều biến động do tình hình cạnh tranh
Luận văn liên quan