Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố Cảng, thành phố công nghiệp, cực tăng trưởng quan trọng của miền Bắc, do vậy nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Những năm qua, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã cho vay nhiều dự án lớn có ý nghĩa quan trọng tới phát triển kinh tế Hải Phòng. Tuy nhiên, thực tế công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng còn nhiều hạn chế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đồng thời lựa chọn tài trợ những dự án tốt phục vụ công cuộc phát triển thành phố, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” là đề tài nghiên cứu.

doc121 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân *** LÊ THANH PHƯƠNG Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Chuyên ngành: Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng Luận văn thạc sỹ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo Hà nội, năm 2008   Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ Tóm tắt luận văn Lời nói đầu 1 Chương 1: tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3 1.1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay 3 1.1.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án 3 1.1.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án 4 1.1.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 6 1.1.3.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ . 6 1.1.3.2 Thẩm định các bảng dự trù tài chính . 9 1.1.3.3 Thẩm định dòng tiền dự án . 10 1.1.3.4 Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền . 14 1.1.3.5 Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án . 15 1.1.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính dự án 18 1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 22 1.2.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án 22 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 23 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 24 Chương 2: thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng 29 2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2 Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 30 2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 33 2.2.1 Tổ chức thẩm định tài chính dự án 33 2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án 35 2.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay 44 2.3.1 Những kết quả đạt được 45 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 50 2.3.2.1 Những hạn chế 50 2.3.2.2 Nguyên nhân 54 Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng 59 3.1 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng 59 3.1.1 Định hướng phát triển - đầu tư của Hải Phòng 59 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay theo dự án 61 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 65 3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án 66 3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin 66 3.2.3 Phân loại chủ đầu tư và có chính sách khách hàng phù hợp 69 3.2.4 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 70 3.2.5 Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh 71 3.2.6 Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định 72 3.2.7 Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án 73 3.3 Kiến nghị 76 3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng cấp trên, ban ngành thành phố 76 3.3.2 Kiến nghị với khách hàng 77 Kết luận 79 Phụ lục Tài liệu tham khảo Mục lục các bảng biểu Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 32 Bảng 2.2. Dự kiến nhu cầu vốn lưu động 41 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả tính toán hiệu quả tài chính 43 Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 47 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2008 - 2010 64 Mục lục các biểu đồ Biểu đồ 1.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án 5 Biểu đồ 2.1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 32 Biểu đồ 2.2. Huy động vốn của chi nhánh 33 Biểu đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức thẩm định tại chi nhánh 34 Biểu đồ 2.4. Giá thép năm 2006 - 2007 42 Biểu đồ 2.5. Tăng trưởng dư nợ 48 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn Hải Phòng là thành phố Cảng, thành phố công nghiệp, cực tăng trưởng quan trọng của miền Bắc, do vậy nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Những năm qua, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã cho vay nhiều dự án lớn có ý nghĩa quan trọng tới phát triển kinh tế Hải Phòng. Tuy nhiên, thực tế công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng còn nhiều hạn chế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đồng thời lựa chọn tài trợ những dự án tốt phục vụ công cuộc phát triển thành phố, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng” là đề tài nghiên cứu. Chương 1: Tổng quan về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án. Những khiếm khuyết, lệch lạc luôn tồn tại trong quá trình lập dự án. Để khẳng định một cách chắc chắn tính hợp lý và hiệu quả của dự án, ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập với quá trình soạn thảo dự án hay nói cách khác cần thẩm định dự án. Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một nội dung kinh tế quan trọng trong thẩm định dự án, nó cho phép đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội. Xuất phát từ quan điểm và mục đích khác nhau, các chủ thể khác nhau sẽ có cách tiếp cận thẩm định dự án không giống nhau và do đó, kết quả thẩm định cũng có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi chủ thể. Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo quy trình khoa học. Công việc đầu tiên khi tiến hành thẩm định tài chính là xem xét tất cả nội dung thẩm định của khách hàng, Trên cơ sở xem xét tổng thể nội dung phân tích tài chính dự án, cán bộ tín dụng xác định những thông tin nào cần thu thập để phục vụ cho việc thẩm định. Sau khi thu thập thông tin cần thiết, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích và thẩm định dự án. Cuối cùng cán bộ thẩm định ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án. Các nội dung thẩm định tài chính dự án bao gồm : Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ : đây là nội dung thẩm định đầu tiên, cho phép xác định quy mô của dự án xin vay vốn. Thẩm định các bảng dự trù tài chính : Để tính toán các dòng tiền của dự án người ta phải dựa trên cơ sở các bảng dự trù tài chính cho các năm cả đời dự án. Thẩm định dòng tiền dự án : Trên cơ sở thẩm định các bảng dự trù tài chính cho dự án, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng các bảng dự trù này với những thông tin cần thiết thu thập được tiến hành xác định dòng tiền qua các năm hoạt động của cả đời dự án. Thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền : Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính : thông qua các chỉ tiêu này để đánh giá tính hiệu quả của dự án. Thẩm định rủi ro dự án : rủi ro là sự kiện xảy ra gây bất lợi cho dự án Chất lượng thẩm định tài chính dự án là khả năng đáp ứng các mục tiêu thẩm định tài chính dự án của ngân hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với thời gian và chi phí hợp lý. Để đo lường chất lượng thẩm định tài chính dự án, sử dụng các chỉ tiêu như: thời gian thẩm định, chi phí thẩm định, các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng ( như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tăng trưởng tín dụng …). Đánh giá của khách hàng về ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng về chất lượng thẩm định. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án: Nhân tố thông tin: thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình phân tích. Thông tin đầy đủ, chính xác quyết định chất lượng thẩm định tài chính. Nhân tố con người: bao gồm trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của cán bộ thẩm định Nhân tố về cơ chế chính sách: cơ chế chính sách có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động thẩm định. Nhân tố về phương pháp đánh giá và phân tích: cơ sở khoa học của thẩm định dự án chính là phương pháp đánh giá và phân tích. Nhân tố về xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: áp lực mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng buộc các ngân hàng trong nước phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhân tố nhu cầu xã hội: nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh càng mở rộng. Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương HảI Phòng Hải Phòng có vị trí là một trong ba cực tăng trưởng kinh tế của khu vực Bắc Bộ, nằm trong hai hành lang kinh tế là “ Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, hành lang “ Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” và một vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng trở thành giao điểm kinh tế, địa lý của hai hành lang và một vành đai kinh tế. Với lợi thế nằm trên địa bàn Hải Phòng có nhiều tiềm năng, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải Phòng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự phát triên chung của thành phố. Chi nhánh cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Về huy động vốn, khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trái phiếu, tín phiếu, tiền gửi tiết kiệm… với nhiều kỳ hạn, nhiều mức lãi suất hấp dẫn và nhiều hình thức khuyến mãi. Về tín dụng, Chi nhánh đã mạnh dạn đầu tư tín dụng tới mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay mới: cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay mua xe ô tô, chiết khấu… Về thanh toán quốc tế, Chi nhánh đã đề ra hướng đi cho mình là đầu tư vào công nghệ thiết bị tiên tiến, thực hiện thao tác nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp Hoạt động thanh toán qua thẻ ATM được phát triển mạnh mẽ, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng là chi nhánh có số lượng máy ATM nhiều nhất trên địa bàn. Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 Chỉ tiêu  ĐVT  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007   Thu nhập  Tỷ VNĐ  85  52  66  80  118  168  232   Chi phí  Tỷ VNĐ  68  41  51  53  113  144  155   Huy động vốn  Tỷ VNĐ  1289  1376  1481  1418  1587  1961  2083   Dư nợ  Tỷ VNĐ  297  420  729  1163  1507  1793  2919   - Nợ quá hạn  Tỷ VNĐ  11  7,6  7,2  14  0  27  1,98   Thanh toán quốc tế  Tỷ VNĐ  69  118  167  564  397  616  1747   Số lượng thẻ ATM  Chiếc  83  253  987  3033  14068  32508  57889   ( Nguồn: Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Biểu đồ: Thu nhập của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Error! Objects cannot be created from editing field codes. ( Nguồn: chí nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Biểu đồ: Huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng  ( Nguồn: chí nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng) Hoạt động thẩm định tài chính dự án phát triển cùng với hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng, thể hiện cụ thể ở những nội dung: * Tổ chức thẩm định tài chính dự án Bộ phận tín dụng ở chi nhánh có chức năng thu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và trình duyệt cho vay tại chi nhánh. Với những dự án lớn, tính chất phức tạp, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng thực hiện việc thẩm định sơ bộ tại chi nhánh, nếu xét thấy khả thi sẽ chuyển dự án lên ngân hàng Ngoại thương trung ương. Tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương thực hiện tái thẩm định đối với các dự án cho vay vượt mức phán quyết tại các chi nhánh. * Nội dung thẩm định tài chính Nội dung thẩm định tài chính tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng gồm có: - Thẩm định về tính khả thi và hợp lý của tổng vốn đầu tư, cơ cấu và nguồn tài trợ. - Thẩm định tính hợp lý của các bảng báo cáo tài chính - Thẩm định dòng tiền dự án - Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án - Phân tích những thuận lợi và khó khăn, xác định mức độ rủi ro của dự án. Để thấy rõ hơn nội dung thẩm định tài chính dự án, chúng ta xem xét một ví dụ cụ thể, đó là thẩm định tài chính dự án sản xuất thép Ferro - công ty thép Việt Nhật. Công ty thép Việt Nhật đầu tư mới dây chuyền sản xuất thép xây dựng với công suất 12.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư là: 9.892.695 USD, trong đó vốn lưu động là: 7.042.695 USD, vốn cố định là 2.850.000 USD. Nguồn vốn dự kiến: vốn tự có 5.440.982 USD - chiếm 55 %, vốn vay ngân hàng 4.451.713 USD - chiếm 45 %. Thông qua nghiên cứu về khách hàng, ngân hàng đánh giá: công ty thép Việt Nhật là công ty kinh doanh có hiệu quả, quản lý tốt, tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tốt với các ngân hàng. Các nội dung thẩm định tài chính dự án được tiến hành từ việc xác định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ đến xác định bảng dự trù tài chính, dòng tiền dự án và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Việc phân tích rủi ro bằng phương pháp độ nhạy, xem xét sự biến động của các yếu tố ở mức 10% đến 20%. Kết quả thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng được đánh giá ở một số nội dung: Thẩm định tài chính dự án là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng xác định và chọn lọc những dự án tốt để tài trợ. Thời gian thẩm định các dự án cho vay ngày càng được rút ngắn theo hướng vừa đảm bảo tính chính xác, vừa nhanh chóng trả lời khách hàng về việc tài trợ của ngân hàng Qui trình thẩm định thường xuyên đổi mới theo hướng đơn giản hóa cho khách hàng song vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và khoa học Tăng trưởng dư nợ của chi nhánh ngân hàng ở tốc độ khá cao. Đi liền với tăng trưởng dư nợ và việc kiểm soát và đảm bảo mức độ an toàn cho các khoản vay, nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm. Biểu đồ: Tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng ( Nguồn: chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) Bảng: Tỷ lệ nợ quá hạn chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng  Bên cạnh những thành tựu trong công tác thẩm định tài chính các dự án cho vay thì hoạt động này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục: Nhiều tờ trình thẩm định còn nặng tính hình thức, chưa đi sâu đánh giá dự án một cách khách quan toàn diện Nội dung thẩm định chưa đầy đủ, chưa kết hợp được các phương pháp và chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm của từng dự án cụ thể Tính độc lập của cán bộ thẩm định trong việc đưa ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho dự án còn kém Những hạn chế được xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Lãnh đạo chi nhánh chưa xác định đúng tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án. Cán bộ thẩm định chưa đáp ứng yêu cầu công tác thẩm định Thông tin phục vụ công tác thẩm định còn thiếu và chưa đầy đủ Năng lực và uy tín của chủ đầu tư còn thấp Chính sách về tín dụng và minh bạch hóa thông tin còn bất cập Khắc phục hạn chế và từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định là yêu cầu cấp thiết của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại. Chương 3: giảI pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hảI phòng Hải Phòng là trung tâm kinh tế xã hội của vùng duyên hải Bắc Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ hướng ra biển của miền Bắc. Hải Phòng là đầu mối giao thông , là trung tâm công nghiệp, vận tải của khu vực. Đặt chân trên địa bàn có nhiều thuận lợi và thời cơ như vậy đòi hỏi chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng cần có chiến lược phát triển phát triển lâu dài và bền vững. Cụ thể là: Quán triệt phương hướng phát triển của thành phố đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư - ngân hàng - tài chính. Không ngừng mở rộng mạng lưới phục vụ Thường xuyên đổi mới công nghệ và gia tăng sản phẩm dịch vụ Phát triển công tác khách hàng, đổi mới phong cách làm việc … Với hoạt động cho vay theo dự án, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng định hướng vào một số nội dung cụ thể sau: Mở rộng quan hệ khách hàng, tìm kiếm và cho vay tới khách hàng uy tín tiềm năng. Xác định những ngành, lĩnh vực kinh tế mà thành phố có tiềm năng để xây dựng chiến lược cho vay. Kiểm soát chất lượng cho vay ngay từ khâu thẩm định cho đến khâu rải ngân và thu hồi vốn sau cho vay. Bảng: Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2008 - 2010 STT  Chỉ tiêu  Tốc độ   1  Tăng trưởng huy động vốn  20%   2  Tăng trưởng dư nợ  30%   3  Tăng trưởng thanh toán quốc tế  20%   4  Tăng trưởng thẻ ATM  50%   5  Tỷ lệ nợ quá hạn  <1%   Trong cơ cấu tổng tài sản của các ngân hàng thương mại hiện nay tỷ trọng các khoản vay chiếm bình quân 70%, với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tỷ trọng này khoảng 45% - 50%, và có xu hướng tăng lên. Vì vậy, chất lượng các khoản vay có ý nghĩa quyết định tới chất lượng tài sản và cơ cấu tài sản của các ngân hàng. Chất lượng khoản vay được quyết định từ nhiều khâu trong quy trình kiểm soát và quản lý, đầu tiên từ khâu thẩm định dự án và đánh giá khách hàng, quản lý rải ngân và quản lý sau cho vay cho đến khi thu hồi vốn. Kiểm soát chất lượng khoản vay tín dụng phải xuyên suốt quá trình vay vốn của khách hàng trong đó thẩm định dự án là khâu đầu tiên và đóng vai trò hết sức quan trọng. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây đều ở mức hai con số. Một trong số các nguyên nhân gây ra lạm phát là tăng trưởng tín dụng nóng, trong đó có tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại giảm mức cho vay. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện mức cho vay giảm sút song phảI đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng thì yêu cầu đạt ra là phảI tăng cường chất lượng thẩm định dự án trong đó có thẩm định tài chính dự án nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các khoản cho vay. Để thực hiện mục tiêu và định hướng phát triển thì chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ trong đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định. Từ việc phân tích thực trạng thẩm định tài chính dự án, qua tìm hiểu và tham khảo hoạt động từ các chi nhánh ngân hàng thương mại khác, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay như sau: Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định. Nhận thức phải bắt đầu từ lãnh đạo chi nhánh cho đến các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm định. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định. Nâng cao chất lượng thông tin bằng cách chọn lọc nguồn thông tin, xử lý thông tin và sử dụng và lưu trữ thông tin một cách khoa học. Phân loại chủ đầu tư và có chính sách phù hợp. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ thẩm định. - Tăng lương, thưởng và có cơ chế khuyến khích cán bộ giỏi gắn bó lâu dài với chi nhánh. - Trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính - Hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính dự án cho vay Để thực hiện các giải pháp nêu trên tác giả kiến nghị: Với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Xác định Hải Phòng là trung tâm kinh tế - công nghiệp của vùng duyên hải Bắc Bộ, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có chính sách cụ thể với chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng về mặt tín dụng theo hướng: tăng định mức cho vay, tăng tỷ trọng dư nợ cho chi nhánh Hải Phòng Với ủy ban nhân dân và các cơ quan ban ngành thành phố: phải là những nhà tư vấn, định hướng cho chi nhánh trong việc tiếp cận với các chủ đầu tư. Thủ tục thực hiện các dự án mà chi nhánh quyết định cho vay phải nhanh chóng, thông thoáng ( thủ tục về cấp đất, cấp phép đầu tư, thủ tục về cấp phép xây dựng…).Các cơ quan, sở ngành có liên quan tới lĩnh vực đầu tư cần phải cung cấp
Luận văn liên quan