Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

pptx74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6794 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 5/11/2013 ‹#› BÀI GIẢNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GS.TSKH. Nguyễn Mạnh Hùng HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 2013 MỤC LỤC Bài 1. Đại cương về nghiên cứu khoa học Bài 2. Lý thuyết khoa học Bài 3. Luận điểm khoa học Bài 4. Khẳng định luận điểm khoa học Bài 5. Công trình khoa học Bài 6. Quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ Bài 1.ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học Phân loại nghiên cứu khoa học Sản phẩm của nghiên cứu khoa học I. KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. . 1.1. Khoa học Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến giới hạn nhất định và là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. 1.1. Khoa học Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH dựa trên kết quả quan sát, thu thập qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong tự nhiên, trong hoạt động xã hội và qua những thí nghiệm đã tích lũy được. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được 1.2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, thử nghiệm để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, hoặc để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. 1.2. Nghiên cứu khoa học Giả thuyết khoa học. Nghiên cứu khoa học là một loại hoạt động đặc biệt: là công việc tìm kiếm những điều chưa biết và hoàn toàn không thể hình dung được chính xác kết quả dự kiến, là sự tìm tòi, khám phá một thế giới chưa được biết đến. Do vậy, trong NCKH người nghiên cứu đưa ra các nhận định sơ bộ về kết quả nghiên cứu gọi là giả thuyết nghiên cứu hay giả thuyết khoa học. 1.2. Nghiên cứu khoa học Luận điểm khoa học là một hệ thống các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học. Một luận điểm khoa học phải được công bố trước cộng đồng khoa học và thường gọi chung là công trình khoa học. II. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. Phân loại khoa học PLKH là sắp xếp các KH một hệ thống trên cơ sở các dấu hiệu đặc trưng bản chất của chúng và trên các nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn, các lĩnh vực KH có thể được chia thành hai nhóm: khoa học tự nhiên-nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (kể cả đời sống sinh học) và khoa học xã hội-nghiên cứu hành vi con người và xã hội. 2.1. Phân loại khoa học Ở Việt nam các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ được phân loại như sau: 1.Khoa học tự nhiên ,2.Khoa học kỹ thuật và công nghệ, 3. Khoa học y, dược, 4. Khoa học nông nghiệp, 5. Khoa học xã hội, 6. Khoa học nhân văn (Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2009 của Bộ KH&CN đính chính Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN).Mỗi lĩnh vực nà lại được phân nhánh thành các chuyên ngành hẹp. . PLCKH có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức và quản lí các hoạt động khoa học; nghiên cứu, giảng dạy, thông tin, thư viện, v.v. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research): khám phá quy luật và tạo ra lý thuyết mới, gồm hai loại: NCCB thuần túy (pure) và NCCB định hướng (oriented). NCCB thuần túy: nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ứng dụng. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu NCCB định hướng: đã được dự kiến trước mục đích ứng dụng, bao gồm nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research). NC nền tảng là NC về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. NC chuyên đề là NC về một hiện tượng đặt biệt của sự vật. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research): Trên cơ sở NC cơ bản, NC ứng dụng có vai trò sáng tạo các nguyên lý và giải pháp mới áp dụng vào sản xuất đời sống. - Giải pháp: công nghệ, vật liệu, về tổ chức và quản lý… - Kết quả của NC ứng dụng thì chưa thể ứng dụng được. 2.2. Phân loại các giai đoạn nghiên cứu Nghiên cứu triển khai (Experimental Development): Trên cơ sở NC ứng dụng, NC triển khai sẽ chế tác các hình mẫu với những tham số khả thi. Bao gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn tạo mẫu là thực nghiệm tạo ra sản phẩm, chưa quan tâm đến qui trình sản xuất và qui mô áp dụng. - Giai đoạn tạo công nghệ là tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu. - Giai đoạn sản xuất thử là kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ. III. SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.1. Khái niệm chung. Sản phẩm của NCKH là các thông tin, bao gồm: Luận điểm hay luận đề là điều cần chứng minh trong khoa học. Luận điểm là một phán đoán mà tính chân xác của nó cần được chứng minh. Luận điểm của tác giả được chứng minh hoặc bác bỏ đều khẳng định có tồn tại hay không bản chất nêu trong giả thiết. Luận điểm trả lời câu hỏi cần chứng minh điều gì? 3.1. Khái niệm chung. Luận cứ là bằng chứng đưa ra để chứng minh luận điểm, được xây dựng từ những thông tin qua tài liệu, quan sát, thực nghiệm, gồm hai loại. Một là luận cứ lý thuyết: các luận điểm KH đã được chứng minh, các tiên đề, định luật, định lý v.v. Hai là luận cứ thực tiễn: thu được từ thực tiễn, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc từ các công trình trước. Luận cứ trả lời câu hỏi: chứng minh bằng cái gì? 3.2. Sản phẩm đặc biệt. Phát minh. Phát hiện ra các quy luật, tính chất hoặc hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Phát hiện. Sự nhận ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Sáng chế. Loại thành tựu trong kĩnh vực khoa học và công nghệ. Các giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. 3.3. Vật mang thông tin. Các phương tiện trung gian để tiếp xúc được thông tin KH: Vật mang vật lý. Sách báo , băng âm, băng hình. Đặc biệt tạp chí khoa học. Vật mang công nghệ. Vật dụng được sản xuất cho ta hiểu được những thông tin về nguyên lý vận hành, công nghệ và vật liệu chế tạo ra nó. Ta chỉ có thể cảm nhận và hiểu được các thông tin liên quan đến vật phẩm này. Vật mang xã hội. Một người hoặc một nhóm người cùng chia sẻ một quan điểm khoa học, cùng theo một trường phái khoa học, cùng nuôi dưỡng một ý tưởng khoa học hoặc một bí quyết công nghệ. BÀI TẬP 1.1. Đưa ra một cách phân loại khoa học khác cách phân loại đã học. 1.2. Anh (chị) đang theo học lĩnh vực NCKH nào? Vì sao? 1.3. Cho ví dụ và phân biệt ba loại: Phát minh, phát hiện và sáng chế. Bài 2. LÝ THUYẾT KHOA HỌC Lý thuyết khoa học là gì? Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học. Sự phát triển của lý thuyết khoa học. I. Khái niệm về lý thuyết khoa học 1.1. Khái niệm Hệ thống các ý tưởng giải thích sự vật hay một hệ thống luận điểm khoa học về đối tượng nghiên cứu của khoa học. Hình thức phát triển cao nhất của tri thức khoa học, cho ta hình ảnh hoàn chỉnh và hệ thống về các mối quan hệ cơ bản của các đối tượng và hiện tượng trong một lĩnh vực hiện thực đang được nghiên cứu. 1.1. Khái niệm Sự tập hợp những quy luật nền tảng và những khái niệm cơ bản về một lĩnh vực nào đó thành một hệ thống thống nhất, nhờ đó có thể khái quát hoá, hệ thống hoá, giải thích và cả tiên đoán các sự kiện và hiện tượng trong phạm vi lĩnh vực hiện thực đó. 1.2. Ví dụ. Chúng ta đưa ra hai ví dụ nhằm hình thành khái niệm thế nào là một lý thuyết khoa học. VD 1: Hình học Euclid Hình học Euclid dựa trên cơ sở công nhận, không cần chứng minh hệ thống 5 tiên đề sau: Hai điểm bất kỳ không trùng nhau xác định duy nhất một đường thẳng đó. Ba điểm bất kỳ không thẳng hàng xác định duy nhất một mặt phẳng. Nếu có ít nhất hai điểm khác nhau của một đường thẳng mà cùng thuộc về một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đó đều thuộc về mặt phẳng đó. Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng ít nhất còn có một điểm chung nữa. Từ một điểm ngoài một đường thẳng, có thể kẻ được duy nhất một đường thẳng song song với đường thẳng đó. Chân dung Euclid của Justus van Ghent vào thế kỉ 15 Sinh khoảng 330 TCN Nơi cư trú Alexandria, Ai Cập Quốc tịch Hy Lạp Ngành Toán học Nổi tiếng vì Hình học Euclid VD 2. Hình học phi Euclid Trong hình học Euclid, tổng các góc trong của một tam giác bằng 180°, nhưng trong hình học phi Euclid, tổng các góc đó không bằng 180°, phụ thuộc vào kích thước của tam giác. Hình học phi Euclid là bộ môn hình học dựa trên cơ sở phủ nhận ít nhất một trong số những tiên đề Euclid. Hình học phi Euclid được bắt đầu bằng những công trình nghiên cứu của Lobachevsky (được Lobachevsky gọi là hình học trừu tượng) và phát triển bởi Bolyai, Gauss, Riemann. VD 2. Hình học phi Euclid Hình học phi Euclid là cơ sở toán học cho lý thuyết tương đối của Albert Einstein, thông qua việc đề cập đến độ cong hình học của không gian nhiều chiều. Hình học Lobachevsky (còn gọi hình học hyperbolic) do nhà toán học Nga Nikolai Ivanovich Lobachevsky khởi xướng, dựa trên cơ sở bác bỏ tiên đề về đường thẳng song song. Lobachevsky giả thiết rằng từ một điểm ngoài đường thẳng ta có thể vẽ được hơn một đường thẳng khác, nằm trên cùng mặt phẳng với đường thẳng gốc, mà không giao nhau với đường thẳng gốc (đường thẳng song song). Từ đó, ông lập luận tiếp rằng từ điểm đó, có thể xác định được vô số đường thẳng khác cũng song song với đường thẳng gốc, từ đó xây dựng nên một hệ thống lập luận hình học logic. Nikolai Ivanovich Lobachevsky Sinh: 1 tháng 12 năm 1792, tại Nizhny Novgorod, Nga Mất: 24 tháng 2 năm 1856 tại Kazan, Nga Sinh Ngành: Hình học Nơi công tác:Đại học Kazan Nổi tiếng vì: Hình học phi Euclide * Nhà toán học Gauss đã mời ông làm viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Gottingen. * Về đời riêng, ông lấy Varvara Alexivna Moisieva năm 1832 và có với bà bảy người con. * Hình học phi Euclid do Lobatchevsky xây dựng ngày nay mang tên Hình học Lobatchevsky. II. Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học 2.1.Hệ thống khái niệm Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật, quá trình, hiện tượng. Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành: Nội hàm - tất cả các thuộc tính bản chất của sự kiện và ngoại diên - tất cả các cá thể có chứa thuộc tính được chỉ ra trong nội hàm. 2.1.Hệ thống khái niệm Khái niệm có thể được thừa nhận hoặc được định nghĩa. Định nghĩa một khái niệm là tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần nó và chỉ rõ nội hàm. Có nhiều cách định nghĩa một khái niệm. VD. Đường thẳng là một khái niệm nguyên thủy không định nghĩa. Đường tròn được định nghĩa là đường cong khép kín có khoảng cách từ mọi điểm đến tâm bằng nhau hoặc bằng phương trình đường tròn. Phân loại khái niệm: chia ngoại diên thành các nhóm có nội hàm hẹp hơn. Đặc biệt là phân đôi khái niệm. VD. KN đường được phân đôi thành đường thẳng và đường cong. Đường cong được phân đường tròn và đường không tròn v.v 2.1.Hệ thống phạm trù Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình hỗn loạn của thế giới xung quanh con người cần tách riêng một thứ nào đó ra, tập trung sự chú ý vào nó, xác định những đặc điểm tiêu biểu và quy luật phát triển của nó, xem xét quan hệ qua lại của nó đối với những thứ khác Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định. . Như vậy, phạm trù không đơn giản là sự phân loại. Sự phân loại chỉ có được chỉ sau khi xác định phạm trù. 2.1.Hệ thống phạm trù Phạm trù được xác định nhờ thao tác mở rộng khái niệm đến tối đa. Mỗi bộ môn khoa học có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản ánh những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. VD: Phạm trù “đường”; “hàm số”; phạm trù “hàng hoá”, “tiền tệ”;phạm trù đạo đức, v.v Phạm trù triết học là những khái niệm chung, rộng nhất phản ánh những mặt, mối liện hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy: phạm trù “vật chất”, “ý thức” 2.3. Hệ thống qui luật Qui luật: Mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các yếu tố cấu thành các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Phân loại qui luật: qui luật riêng-tác động trong một phạm vi nhất định, những sự vật cùng loại; qui luật chung-tác động trong một phạm vi rộng hơn, những sự vật khác loại; qui luật phổ biến- tác động trong mọi lĩnh vực. 2.3. Hệ thống qui luật Mối liên hệ hữu hình: biểu diễn được bằng sơ đồ hoặc biểu thức toán học. VD. Liên hệ nối tiếp-đốt thanh sắt; liên hệ song song-hệ thống phòng ban; liên hệ hình cây- cây gia phả (dòng họ, thế hệ các nhà khoa học thuộc một trường phái); liên hệ mạng lưới- hệ thống bán hàng, hệ thống giao thông; liên hệ điều khiển học-đầu vào đầu ra; liên hệ tuyến tính, phi tuyến v.v... Mối liên hệ vô hình: còn lại. VD. Liên hệ hành chính, liên hệ tình cảm, trạng thái tâm lý, quan hệ huyest thống v.v… III. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT K.H. Sự phát triển của khoa học bắt đầu từ những ý tưởng khoa học qua một quá trình đóng góp của nhiều thế hệ đạt tới đỉnh cao của một lý thuyết khoa học-ngành khoa học. Hướng nghiên cứu: chủ đề nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học được định hướng theo một mục tiêu (lý thuyết, ứng dụng , phương pháp luận). III. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT K.H. Trường phái: Hướng nghiên cứu đặc biệt phát triển đến một cách nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu (VD. Hình học phi Euclid). Bộ môn khoa học: Hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng nghiên cứu. Ngành khoa học: Một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc đào tạo. Sergei Lvovich Sobolev Sinh 6 tháng 10, 1908, Saint Petersburg. Mất 1989 tại Moskva. Ngành:Toán học. Nơi công tác: Viện toán học Steklov (1934), Đại học THQG Moscow (MGU, 135-1957), viện phó của Viện Năng lượng Nguyên tử (1943-1957).Học trường Đại học Leningrad, 1929 Người hướng dẫn luận án TSKH: Nikolai Günter Nổi tiếng vì Không gian Sobolev, hàm suy rộng Ảnh hưởng tới Hàm gải tích, phương trình đạo hàm riêng. Giải thưởng: Stalin 1941 Sergei Lvovich Sobolev Sobolev giới thiệu một số khái niệm bây giờ là cơ sở cho một số lãnh vực khác nhau của toán học. Không gian Sobolev có thể được định nghĩa bằng điều kiện tăng dần của biến đổi Fourier; các định lý nhúng (Sobolev) là một chủ đề quan trọng trong giải tích hàm. Hàm số tổng quát (sau này được gọi là phân bố), được giới thiệu bởi Sobolev lần đầu tiên vào năm 1935 cho các nghiệm yếu, và được phát triển thêm bởi Laurent Schwartz; họ định nghĩa lại khái niệm đạo hàm. Cả hai phát triển này phát sinh trực tiếp từ các công trình của ông về phương trình đạo hàm riêng.. Vào năm 1956 Sobolev tham gia một nhóm các khoa học gia trong việc thiết lập hệ thống khoa học và giáo dục ở tầm mức lớn cho phần phía Đông của Liên Xô, kết quả là sự thành lập của Chi nhánh Siberia của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông là người thành lập và là viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học ở Novosibirsk, sau này mang tên ông, và đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập và phát triển Đại học Quốc gia Novosibirsk. Bài tập 2.1 2.1 2.3 Bài 3. LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC Quá trình hình thành luận điểm khoa học. Sự kiện khoa học Vấn đề khoa học. Giả thuyết khoa học. Luận điểm khoa học. I. Sự kiện khoa học Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc hiện tượng chứa đựng các vấn đề đòi hỏi giải thích bằng tri thức khoa học (VD. Xã hội, vật lý, toán học v. v.) Sự kiện khoa học là điểm xuất phát của chủ thể nghiên cứu. Lựa chọn sự kiện khoa học là cơ sở để tìm kiếm chủ đề nghiên cứu. Người Nghiên cứu lấy sự kiện khoa học từ ngành học của mình hoặc từ hoạt động thực tiễn để bắt đầu các nghiên cứu của mình (VD). Từ sự kiện khoa học phát hiện các mâu thuẫn, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời –bắt đầu NCKH và hình thành vấn đề nghiên cứu. II.Vấn đề khoa học. Vấn đề khoa học –vấn đề nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra đứng trước mâu thuẫn giữa kiến thức khoa học chưa biết với việc phát triển tri thức đó ở mức cao hơn. Vấn đề khoa học bao gồm: vấn đề về bản chất của sự tìm kiếm và vấn đề về phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra (VD). Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học: lý thuyết và thực tiễn. Các tình huống của vấn đề khoa học: Có vấn đề nghiên cứu; không còn vấn đề-không phải nghiên cứu; xuất hiện vấn đề khác. Từ đó xây dựng giả thuyết khoa học cho nghiên cứu của mình. III. Giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học (giả thuyết nghiên cứu) – kết luận giả định về bản chất sự vậtđược đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Giả thuyết khoa học là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học. Một giả thuyết bị bác bỏ khẳng định trong khoa học không có bản chất như giả thuyết đã nêu ra. Giả thuyết là câu trả lời cho câu hỏi của vấn đề khoa học. Thuộc tính cơ bản của giả thuyết khoa học: Tính giả định, đa phương án và dị biến (dễ biến đổi). III. Giả thuyết khoa học. Tiêu chí của một giả thuyết khoa học: dựa trên cơ sở quan sát; không được trái với lý thuyết đã được xác nhận; có thể kiểm chứng. Có 4 loại giả thuyết: mô tả; giải thích; giải pháp (trong các nghiên cứu về giải pháp và giả thuyết dự báo. Thao tác đưa ra giả thuyết: suy luận diễn dịch-đi từ nguyên lý chung, qui luật chung đến những trường hợp riêng; quy nạp-hoàn toàn và không hoàn toàn; loại suy-quy nạp tương tự (nghiên cứu người trên chuột bạch. IV.Luận điểm khoa học Từ các giả thuyết khoa học hình thành luận điểm khoa học. Luận điểm khoa học trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?”. Luận điểm khoa học là một phán đoán về bản chất sự vật , là kết quả của những suy luận từ nghiên cứu lý thuyết hoặc quan sát thực nghiệm. Nghiên cứu khoa học là một quá trình xây dựng để đưa ra luận điểm khoa học và bảo vệ luận điểm khoa học của mình dựa vào các luận cứ khoa học. IV.Luận điểm khoa học Một công trình khoa học là là một văn bản trình bày và chứng minh luận điểm khoa học của tác giả duậ vào các luận cứ khoa học. Bài tập: 1.1 Xây dựng một luận điểm khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu của mình 1.2 Bài IV. KHẲNG ĐỊNH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC Để khẳng định một luận điểm khoa học người nghiên cứu cần phải có đầy đủ các căn cứ khoa học để chứng minh luận điểm mình đưa ra, bao gồm tìm bằng chứng - luận cứ và cách sắp xếp luận cứ - luận chứng để chứng minh luận điểm khoa học. Luận cứ trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”. Luận chứng trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”. công Các luận điểm khoa học sau khi đã được khẳng đinh sẽ bố trên các công trình khoa học I. LUẬN CỨ KHOA HỌC 1.1. Đại cương về luận cứ khoa học Luận cứ là bằng chứng để chứng minh luận điểm, được xây dựng từ những thông tin từ tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm:luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn. Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học đã được chứng minh: tiên đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và đương nhiên là cơ sở lý thuyết được sử dụng. Luận cứ thực tiễn là các phán đoán đã được xác nhận, được hình thành nhờ quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra. 1.2. Các phương pháp tìm luận cứ khoa học A. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Mục đích là tìm các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu: cơ sở lý thuyết, thành tựu khoa học, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, số liệu thống kê, chủ trương chính sách. Phân loại tài liệu: Tác phẩ kinh điển, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách giáo trình, tạp chí khoa học (Vd. Theo phân loại của HDCDGSNN, đặc biệt về tạp chí có chỉ số ISI), kỷ yếu hội nghị khoa hoc, các đề tài khoa học, các văn kiện chính thức, các tư liệu từ thông tin đại chúng và các thông tin từ internet. Đánh giá tài liệu: tác giả, nước xuất bản, nhà xuất bản,
Luận văn liên quan