Hoạt động 1 Thời kì trung học phổ thông trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lí cá nhân
Tuổi trung học phổ thông nằm trong thời kỳ đầu của tuổi thanh niên. Hay còn gọi là thanh niên học sinh, có độ tuồi từ 16 đến 18. Tên gọi của mỗi thời kỳ cho biết đặc điểm tâm lí nổi bật của lứa tuổi đó.
Ở thời kỳ phát triển của lứa tuổi trung học phổ thông, hoàn cảnh xã hội của sự phát triển được thể hiện ở các mối quan hệ và tính chất các mối quan hệ cơ bản của cá nhân: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ với giáo viên, quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi trung học phổ thông, các mối quan hệ ít mâu thuẫn hơn so với các mối quan hệ trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn.
Học sinh trung học phổ thông có điều kiện tham gia vào nhiều quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp hơn. Xuất hiện nhiều vai trò xã hội mới mà trước đây các em chưa có. Học sinh đang trở thành một công dân có quyền và nghĩa vụ nhất định phải chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân. Vì vậy, tính mở trong hoàn cảnh xã hội tạo điều kiện cho sự mở rộng và thay đổi tính chất của các mối quan hệ. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển của học sinh, nó cho phép học sinh có thể bộc lộ tính tích cực cao hơn, bộc lộ những cái riêng của bản thân. Nhưng hoàn cảnh xã hội này cũng tiềm ẩn những thách thức và rủi ro nhất định đối với học sinh.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16111 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả nghiên cứu nội dung 3 – bồi dưỡng thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG THPT CẦN THẠNH Cần Giờ, ngày 26 tháng 4 năm 2014.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG 3 – BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG 3-BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Họ và tên GV: Ngô Văn Hội Tổ: Sinh học – Công Nghệ 10
Năm vào ngành: 2010
Từ ngày: 01/9/2013 đến ngày: 25/4/2014
Tôi đã nghiên cứu các Modul:
1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
2. Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
3. Giáo dục học sinh thpt cá biệt
4. Phương pháp và kĩ thuật thu thập,xử lí thông tin về môi trường giáo dục trung học phổ thông.
Qua tự nghiên cứu, tôi rút ra một số nhận thức về các vấn đề liên quan như sau:
ĐỐI VỚI MODULE 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT
Hoạt động 1 Thời kì trung học phổ thông trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lí cá nhân
Tuổi trung học phổ thông nằm trong thời kỳ đầu của tuổi thanh niên. Hay còn gọi là thanh niên học sinh, có độ tuồi từ 16 đến 18. Tên gọi của mỗi thời kỳ cho biết đặc điểm tâm lí nổi bật của lứa tuổi đó.
Ở thời kỳ phát triển của lứa tuổi trung học phổ thông, hoàn cảnh xã hội của sự phát triển được thể hiện ở các mối quan hệ và tính chất các mối quan hệ cơ bản của cá nhân: quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ với giáo viên, quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi trung học phổ thông, các mối quan hệ ít mâu thuẫn hơn so với các mối quan hệ trước đó. Quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn.
Học sinh trung học phổ thông có điều kiện tham gia vào nhiều quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp hơn. Xuất hiện nhiều vai trò xã hội mới mà trước đây các em chưa có. Học sinh đang trở thành một công dân có quyền và nghĩa vụ nhất định phải chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân. Vì vậy, tính mở trong hoàn cảnh xã hội tạo điều kiện cho sự mở rộng và thay đổi tính chất của các mối quan hệ. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển của học sinh, nó cho phép học sinh có thể bộc lộ tính tích cực cao hơn, bộc lộ những cái riêng của bản thân. Nhưng hoàn cảnh xã hội này cũng tiềm ẩn những thách thức và rủi ro nhất định đối với học sinh.
Hoạt động 2. Nhận thức và trí tuệ của học sinh trung học phổ thông
Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông khá phức tạp, nó ảnh hưởng khá nhiều đến học tập và cuộc sống tinh thần của các em. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông có nhiều điểm nổi bật: phạm vi nhận thức rộng, hệ thống các tri thức hiểu biết phong phú hơn, tính độc lập sáng tạo thể hiện rõ nét.
Sự phát triển nhận thức và trí tuệ không giống nhau ở mỗi cá nhân, đặc biệt tính chất của sự phát triển đó phụ thuộc nhiều vào cách dạy học. Dạy học có thể quyết định mạnh mẽ đế sự phát triển trí tuệ và nhận thức. Ví dụ: dạy học theo kiểu áp đặt đơn thuần khó có thể phát triển tính độc lập và sáng tạo của học sinh. Ngược lại dạy học bằng khuyến khích tư duy sáng tạo giúp học sinh có thể phát triển tư duy nhanh và hiệu quả.
Hoạt động 3. Đời sống tình cảm, ý chí của học sinh trung học phổ thông
Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông khá phức tạp, nó ảnh hưởng khá nhiều đến học tập và cuộc sống tinh thần của các em. Các tình cảm cấp cao, những tình cảm liên quan đến các nhu cầu tinh thần của con người như tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm trách nhiệm, lòng yêu nước, tình bạn, tình yêu… được bộc lộ một cách rõ ràng.
Xu hướng nhân cách, ý chí của các em bộc lộ rõ ràng, cường độ của ý chí phát triển cao. Cường độ của ý chí không chỉ thể hiện ở việc học sinh có khả năng nỗ lực tự vượt qua khó khăn bên ngoài mà còn thể hiện ở việc đấu tranh động cơ, kiềm chế hay thay đổi chính bản thân.
Hoạt động 4. Đặc điểm nhân cách của học sinh trung học phổ thông
Học sinh có thể tự nhận thức bản thân và hình thành hình ảnh bản thân ở nhiều phương diện: bên ngoài, bên trong, thân thể hay năng lực; nhiều mức độ: đơn giản hay phức tạp. Hình ảnh cái tôi của học sinh trung học phổ thông được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau: tính bền vững, tính tương phản, mức độ rõ ràng.
Định hướng giá trị của học sinh trung học phổ thông thể hiện rõ nét. Các em luôn mong muốn có sự tự lập và độc lập trong giải quyết các vấn đề của bản thân. Kế hoạch cuộc đời và xác định nghề nghiệp của các em mang tính tự phát, theo trào lưu, chưa có cơ sở chắc chắn. Vì vậy cần tổ chức cho các em các buổi tư vấn, chọn lựa ngành nghề thích hợp.
Hoạt động 5. Một số vấn đề tâm lí ở học sinh trung học phổ thông
Căng thẳng (stress) là trạng thái tâm lý khá phổ biến ở học sinh trung học phổ thông. Những yếu tố cơ bản tham gia vào việc gây stress như: sức ép của bản thân và của người khác về việc thi đại học và chọn nghề tương lai.
Hiện tượng lạm dụng các chất gây nghiện ở học sinh trung học phổ thông đã đem lại hậu quả tiêu cực về hành vi chống đối xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng như hoàn cảnh gia đình không đầy đủ, không có sự quan tâm kiểm soát gia đình, tham gia vào các nhóm bạn xấu..
Chúng ta đã từng nghe và chứng kiến những cảnh đau buồn về học sinh tự tử. Một số nguyên nhân của vấn đề này như: trầm cảm, sử dụng các chất gây nghiện, có quan hệ xấu với bố mẹ, bạn bè, người yêu…Một trong các cách ngăn ngừa quan trọng là giúp thanh niên bị trầm uất nói ra các vấn đề của họ, quan tâm, chia sẻ cảm xúc của họ.
MODULE 2: HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
Hoạt động 1: Quan điểm về hoạt động học tập
Hoạt động học tập là hoạt động diễn ra giữa cá nhân với môi trường bên ngoài. Học tập phải hướng vào quá trình bên trong, quá trình trí tuệ, chứ không phải thông qua các thao tác, hành vi bên ngoài. Học tập không chỉ diễn ra trong cá nhân con người hay con vật mà học tập có thể diễn ra thông qua sự quan sát người khác trong môi trường xã hội tức là người này học người kia theo cơ chế bắt chước.
Hoạt động 2: Khái niệm hoạt động học tập
Hoạt động học là hoạt động thực hiện theo phương thức nhà trường, do người học thực hiện dưới sự hướng dẫn của người lớn ( thầy giáo) nhằm lĩnh hội những tri thức, khái niệm khoa học và hình thành những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng làm phát triễn trí tuệ và năng lực con người để giải quyết các nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra.
Vai trò điều khiển hoạt động học của người giáo viên được thể hiện ở chổ tạo ra tính tích cực trong hoạt động học của học sinh, giúp học sinh ý thức được tri thức cần chiếm lĩnh, giúp học sinh biết cách chiếm lĩnh tri thức đó.
Điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động học so với hoạt động khác là làm cho chính chủ thể của hoạt động thay đổi và phát triễn. Bản chất hoạt động học là làm thay đổi chủ thể của hoạt động học. Đối tượng của hoạt động học là kĩ năng lĩ xảo tương ứng. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phương thức hoạt động trí tuệ là phương tiện để đạt mục đích cơ bản khác.
Hoạt động dạy phải tạo ra được ở học sinh những tri thức thích hợp với mục đích của việc tiếp thu. Sự tiếp thu như thế chỉ có thể diễn ra trong hoạt động học được hướng dẫn một cách có ý thức của người lớn.
Hoạt động 3: Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
Lứa tuổi thanh niên học sinh là thời kì đạt tới sự trưởng thành về mặt thể lực, các em đã có cơ thể phát triễn cân đối khỏe và đẹp. Ở lứa tuổi này ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và các em thực hiện vai trò đó một cách độc lập, có tinh thần trách nhiệm.
Năng lực trí tuệ của thanh niên, học sinh ở lứa tuổi THPT đã phát triễn khá hoàn thiện.Đồng thời do hoàn cảnh sắp bước vào đời buộc các em phải chuẩn bị hành trang thật tốt, đó là tri thức để các em theo học một ngành nghề nào đó ở bậc đại học hoặc trung học chuyên nghiệp hoặc để đi vào cuộc sống một cách vững vàng..Đây là động cơ chính của việc học tập. Ảnh hưởng của động cơ này trong học tập nói riêng và trong nhận thức nói chung, các em luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, tính tích cực.
Những biến đổi đặc trưng cho sự trưởng thánh về các mặt thể chất, trí tuệ và đạo đức của thanh niên học sinh đều liên quan và có ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm của các em. Có thể nói sức rung động mạnh mẽ, khả năng nhạy cảm cao, tình cảm phong phú sâu sắc…là nét đặc trưng của lứa tuổi đầu thanh niên. Tuy nhiên, do chưa hẳn là người lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm sống nên các em vẫn còn bồng bột hay xử sự theo cảm tính. Các em thường đánh giá thấp những khó khăn trong cuộc sống và đánh giá cao năng lực bản thân do đó dễ dẫn đến tính chủ quan. Nói cách khác, khả năng kiểm soát, quản lý, điều khiển cảm xúc của học sinh trung học phổ thông còn hạn chế.
Hoạt động 4: Đặc điểm và bản chất hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
Hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản của người học sinh THPT ở nhà trường. Đối tượng của hoạt động học ở trường trung học phổ thông là tri thức khoa học và các kĩ năng kĩ xảo mà học sinh cần có. Hoạt động học của học sinh không chỉ hướng vào việc thu thập, tích lũy tri thức mà hướng vào thay đổi chính bản thân học sinh. Hoạt động học của học sinh diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên.
Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông là tìm tòi, khám phá nên buộc họ phải luôn huy động các chức năng tâm lý ở cường độ cao để nhận thức bản chất của các khái niệm, bản chất của các vấn đề mà khoa học đang đặt ra và thể hiện chính kiến của mình.
Tâm lý con người được hình thành và phát triễn trong quá trình chủ thể hóa. Thông qua quá trình này, bằng cơ chế lĩnh hội, con người không ngừng tiếp thu nền văn hóa xã hội- lịch sử. Con người tham gia tích cực vào hoạt động thực tiễn, đời sống tâm lý của họ càng phong phú, đa dạng. Hay nói cách khác, tâm lý khộng thể tách rời hoạt động. Tâm lý có bản chất hoạt động. Đối với học sinh, hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử, tạo ra tâm lí. Về phương diện nguồn gốc, tâm lí nhân cách là sản phẩm của hoạt động. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lí, nhân cách của mình: con người phải học để trở thành con người. Con người chúng ta là sản phẩm hoạt động của chính bản thân mình.
MODULE 3: GIÁO DỤC HỌC SINH THPT CÁ BIỆT
Hoạt động 1. Tìm hiểu toàn diện về học sinh cá biệt
Nội dung tìm hiểu:
+ Những tác động tích cực và tiêu cực đến học sinh từ gia đình, bạn bè và môi trường sống.
+ Những khó khăn về từng phương diện của học sinh: Khó khăn về học tập, sức khỏe, bản thân gia đình; tâm lí cá nhân, thiếu niềm tin vào bản thân; sự lôi kéo, áp lực của nhóm bạn, những thói quen tiêu cực...
+ Những nhu cầu, sở thích, mong muốn, điểm mạnh của từng học sinh cá biệt: Năng lực giao tiếp, ngôn ngữ; năng lực tư duy lôgic và toán học; năng lực tưởng tượng; năng lực âm nhạc; năng lực nội tâm; năng lực quan hệ tương tác, quan hệ xã hội; năng lực thể thao vận động; năng lực tìm hiểu thiên nhiên.
+ Niềm tin, quan niệm của học sinh về các giá trị trong cuộc sống.
+ Khả năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập.
+ Tính cách với những đặc điểm cơ bản.
+ Hành vi, thói quen chưa tốt và những nguyên nhân.
Phương pháp tìm hiểu:
+ Tìm hiểu về học sinh thông qua nhóm bạn thân.
+ Tìm hiểu về học sinh thông qua gia đình.
+ Tìm hiểu về học sinh thông qua cán bộ lớp, tổ.
+ Tìm hiểu về học sinh thông qua các bạn ngồi xung quanh trong lớp học.
+ Tìm hiểu về học sinh thông qua các giáo viên khác và cán bộ Đoàn.
+ Tìm hiểu về học sinh thông qua hàng xóm của gia đình.
Hoạt động 2. Lưu trữ thông tin về từng học sinh cá biệt
Hồ sơ học sinh có các tư liệu sau: Phiếu đặc điểm gia đình học sinh; sổ (phiếu) theo dõi sự phát triển của cá nhân từng học sinh thông qua các phương pháp, kỹ thuật tìm hiểu đặc thù; các kết quả, thông tin thu thập được về học sinh thông qua các phương pháp, kỹ thuật tìm hiểu đặc thù; học bạ; sổ liên lạc.
Những thông tin về học sinh cá biệt có thể được lưu trữ cả dưới dạng các file mềm chứa trong máy tính để vừa đảm bảo an toàn và dễ truy cập khi cần thiết.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên nhân đến hiện tượng học sinh cá biệt
- Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân.
- Một số em có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống.
- Chán nản.
- Rối loạn hành vi xã hội của học sinh cá biệt.
Hoạt động 4. Tìm hiểu cách thức giáo dục học sinh cá biệt
- Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với học sinh cá biệt.
- Giúp học sinh biết nhận thức đúng về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
- Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen, hành vi cũ.
- Giáo viên cần phải quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt.
- Động viên, khích lệ, tạo động lực cho học sinh cá biệt nỗ lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
- Tránh sử dụng củng cố tiêu cực.
- Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic.
- Phương pháp ứng xử đối với một số loại hành vi có mục đích điển hình.
- Lập kế hoạch phát triển cá nhân, khơi dậy hoài bão và ý thức tự giáo dục của học sinh.
- Áp dụng mô hình thay đổi nhận thức – hành vi để cải thiện niềm tin, suy nghĩ chưa hợp lý của học sinh cá biệt.
- Áp dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và học sinh cá biệt (tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi; tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân…).
- Thiết lập mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh thường xuyên, tạo niềm tin với gia đình học sinh để hợp tác quản lý, giáo dục học sinh.
Hoạt động 5. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cá biệt
Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách: Nếu học sinh cá biệt thực hiện hành vi không mong đợi nào đó thì giáo viên chỉ đánh giá hành vi đó, mà không quy kết hành vi đó thành nét nhân cách của học sinh. Ví dụ: Học sinh đã lấy trộm tiền của bạn để đi chơi game, không vì thế mà giáo viên và học sinh trong lớp coi em là đồ ăn cắp và dán nhãn cho em là có tính ăn cắp (nét nhân cách) mà cần coi đây là hành vi không mong đợi trong thời điểm không đấu tranh được ý muốn chơi game nên đã lấy tiền của bạn.
Đánh giá theo quan điểm tích cực đối với học sinh cá biệt: Đánh giá đúng không chỉ giúp các em nhìn nhận đúng bản thân với những điểm mạnh cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục mà còn tạo động lực cho học sinh nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng. Đánh giá thực chất không thể chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài của thái độ, hành vi mà còn phải hiểu được động cơ hành vi của học sinh. Muốn vậy, cần coi trọng đánh giá học sinh qua các tình huống thực trong đời sống lớp học, nhà trường, gia đình và ở ngoài xã hội.
Đánh giá cần mang lại thái độ tích cực, lạc quan mang tính xây dựng chứ không phải là trừng phạt, giúp học sinh tự đánh giá và hình thành động cơ hoàn thiện bản thân; sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn học sinh tự giáo dục; để giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp và phối hợp với cha mẹ học sinh cùng các lực lượng giáo dục khác.
Đánh giá sự tiến bộ của chính học sinh cá biệt theo quá trình: Đánh giá sự tiến bộ của học sinh so với chính bản thân trong mối quan hệ với khả năng, sự nỗ lực của các em. Đồng thời, cần xác nhận mức độ cụ thể đạt được kết quả giáo dục của từng em và điều chỉnh quá trình giáo dục để nâng cao hiệu quả.
Đánh giá cuối cùng (theo chuẩn quy định): Khi các em thực sự đã tiến bộ thì cuối kỳ, cuối năm có thể đánh giá những học sinh này theo chuẩn quy định.
MODULE 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THPT.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Các thành tố của môi trương giáo dục
Hệ thống các giá trị của giáo dục và hoạt động giáo dục: Các giá trị này được xác lập bởi quan hệ của cá nhân và các cơ sở giáo dục với hoạt động giáo dục và bản thân giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, một lĩnh vực thuộc hiện thực xã hội. Trong quá trình hình thành các chuẩn giá trị của cá nhân phải đặt trong một bối cảnh cụ thể. Đồng thời, các yếu tố môi trường hoàn cảnh góp phần tạo nên các giá trị mang đậm tính chất lịch sử - xã hội nhất định. Tuy nhiên, quá trình tác động hai chiều giữa cá nhân và hoàn cảnh không thể tách rời hoạt động giáo dục và tự giáo dục. Giáo dục không có giá trị tự thân, những giá trị giáo dục chỉ được xác định khi có quan hệ giữa các chủ thể với giáo dục. Tuỳ từng cá nhân với mối quan hệ của họ với giáo dục mà giá trị của giáo dục được ghi nhận một cách khác nhau. Tuy nhiên, các giá trị của giáo dục với tư cách là thành tố của môi trường văn hoá giáo dục phải là những giá trị được thừa nhận bởi nhiều người. Các giá trị đó bao gồm: sự khẳng định vai trò, vị trí của giáo dục với sự chuyển giao văn hóa; vai trò của giáo dục với kinh tế, với hệ tư tưởng; vai trò của giáo dục với sự phát triển của cá nhân và cộng đồng... Chính những giá trị này tạo dựng niềm tin và xây dựng cho các nhân và tổ chức giáo dục những kỳ vọng đối với giáo dục.
Hệ thống các chuẩn mực hoạt động giáo dục: Đó là tập hợp các quy tắc, thao tác và kỹ thuật đã được định chuẩn chi phối, điều tiết hoạt động của các cá nhân và tổ chức khi thực hiện hoạt động giáo dục và vận hành quá trình giáo dục. Những chuẩn mực hoạt động này tạo ra sắc thái khác nhau giữa các cá nhân và các tổ chức khi thực hiện hoạt động giáo dục. Giữa hệ thống giá trị và hệ thống chuẩn mực của môi trường văn hoá giáo dục có mối quan hệ mật thiết. Các giá trị chi phối quá trình xây dựng quy tắc hoạt động và quá trình định chuẩn cho thao tác và kỹ thuật hoạt động. Ngược lại, hệ thống chuẩn mực khi được đảm bảo sẽ củng cố hệ thống giá trị, gia tăng tính định hướng của các giá trị này. Giữa hệ giá trị của cá nhân với các chuẩn mực đạo đức xã hội, các quy tắc định chuẩn nếu có sự phù hợp hoặc quan hệ mật thiết thì kết quả giáo dục sẽ đạt được mục tiêu sớm hơn. Hệ thống giá trị và chuẩn mực được phản ánh trong các yếu tố vật thể và phi vật thể khác của môi trường văn hoá giáo dục. Nói cách khác, tất cả các yếu tố của môi trường văn hoá giáo dục đều thể hiện hệ giá trị và chuẩn mực của chính môi trường đó, cho dù hình thức thể hiện của các yếu tố này là khác nhau.
Hệ thống giá trị và chuẩn mực của môi trường văn hoá
giáo dục chi phối tất cả hoạt động giáo dục nhưng tập trung nhất vẫn là hoạt động dạy học. Vì lẽ đó, các nghiên cứu về môi trường văn hoá giáo dục thường tập trung bàn về môi trường văn hoá của dạy học. Hai tác giả Jean - Marc Denommé và Medeleine Rây chú ý tới hàng loạt yếu tố, cả vật chất và tinh thần của hoạt động học và dạy, các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Các yếu tố bên trong và bên ngoài hợp với nhau tạo nên cấu trúc môi trường của hoạt động học.
Các yếu tố bên ngoài, gồm:
- Môi trường (không gian vật chất và tâm lí, thời gian,
ánh sáng, âm thanh...).
- Người dạy (hình thức bên ngoài, đời sống nội tâm,
phương pháp sư phạm, kĩ năng giao tiếp... ) ảnh hưởng tới người học.
- Người học, đặc biệt là tập thể học sinh với không khí
học tập thi đua của lớp... ảnh hưởng tới người dạy.
Nhà trường.
- Gia đình, tính di truyền, tập tính của cha mẹ, những giá
trị truyền thống, sự quan tâm của bố mẹ.
Xã hội, chế độ chính trị, hệ thống định hướng, chính
sách kinh tế - xã hội.
Các yếu tố bên trong, gồm:
- Tiềm năng trí tuệ
- Những cảm xúc
- Những giá trị của cá nhân
- Vốn sống
- Phong cách học và dạy
- Tính cách
* Các kiểu môi trường học tập:
Giờ lên lớp là môi trường truyền thống và quen thuộc, trong đó có nhóm, tổ, môi trường thực hành... quy định cách bố trí bàn ghế, bảng, máy tính theo các sơ đồ khác nhau.
- Môi trường dã ngoại là những môi trường bên ngoài lớp học, công ti, nhà máy, địa điểm tham quan...
- Môi trường trò chơi là môi trường mang tính chất tự do được tổ chức mọi nơi như trong lớp, ngoài lớp, ở nhà.
- Môi trường thực tiễn là môi trường công việc thực sự như lao động, cơ sở vật chất...
Nhìn chung, thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố mục tiêu học tập, nội dung, hoạt động, phương tiện... thành một hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động