Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả Giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức Giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện Giáo dục.
Như chúng ta đã biết, việc Giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình Giáo dục là tổ chức toàn bộ đời sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự Giáo dục của Giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của Giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Việc dạy dỗ Giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” là ước mong từ lâu của biết bao nhà
Giáo dục và cũng là ước mong của các nhà Giáo dục tương lai là các Thực tập sinh trong Đoàn thực tập chúng tôi.
79 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động cơ học tập của học sinh trường ptdtnt - Thpt tỉnh trà vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG
VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG 1
1.1. Tình hình Giáo dục của tỉnh Trà Vinh 1
1.2. Các hoạt động trong tỉnh Trà Vinh 2
1.3. Những thành tích nổi bật trong năm 3
PHẦN II CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 4
2.1. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các tiết quản nhiệm 6
2.2. Thăm lớp 10
2.3. Các hoạt động khác 11
PHẦN III
KẾT QUẢ PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 14
PHẦN IV
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU 29
Lý do chọn đề tài 29
Chương I. Tìm hiểu chung về trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 16
1.1. Sơ lược tình hình giáo dục của trường 31
1.1.1. Đặc điểm chung về tình hình giáo dục của trường 31
1.1.2. Đặc điểm học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 33
1.2.3 Một số vấn đề cơ bản về đội ngũ Giáo viên 34
Chương II. Một số khái niệm cơ bản 36
2.1. Hoạt động dạy, hoạt động học 36
2.2. Khái niệm động cơ học tập 36
2.3. Quá trình hình thành động cơ học tập 36
2.4. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh 37
Chương III. Phương pháp dạy học ảnh hưởng đến động cơ học tập
của học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh 38
3.1. Phương pháp đọc chép 42
3.2. Phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử 43
3.3. Phương pháp thực hành thực tế 44
3.4. Phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 45
3.5. Phương pháp đóng vai 45
Chương IV. Một số đề xuất kiến nghị 49
4.1. Đổi mới phương pháp dạy học 49
4.1.1. Tìm hiểu về phương pháp dạy học mới 49
4.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 52
4.2. Đề xuất kiến nghị 54
4.2.1. Từ phía nhà trường 54
4.2.2. Từ phía giáo viên 54
4.2.3. Từ bản thân học sinh 55
4.2.4. Nguyên tắc tạo động cơ học tập cho học sinh 55
KẾT LUẬN 58
THAY LỜI KẾT 59
PHỤ LỤC 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP CÁ NHÂN
PHẦN I:
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG
VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG
1.1. Tình hình Giáo dục của tỉnh Trà Vinh
Về vị trí địa lý: Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu, vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền Giang và Hậu Giang. Về điều kiện tự nhiên, tỉnh có 3 vùng sinh thái khác nhau: vùng ngọt hoàn toàn, vùng nước lợ và vùng nước mặn ngọt theo mùa. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 229.510,8 ha, 104 xã - phường - thị trấn với dân số khoảng 1.000.933 người.
Về kinh tế: Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Người dân chủ yếu sống ở nông thôn (chiếm hơn 80%), kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, làm nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản).
Lực lượng lao động của tỉnh phần lớn là lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật hoặc có nhưng không được đào tạo qua trường lớp chính quy. Số lao động chưa qua đào tạo nghề là 513.958 người chiếm 87,63% trên tổng số người lao động.
Bình quân thu nhập đầu người rất thấp 50 USD/người/tháng. Điều này cho thấy nơi đây thu nhập của người dân thấp hơn 1 số tỉnh thành khác và vì vậy mức sống của người dân chưa được cải thiện. Đó là điều mà Tỉnh cần nâng cao mức thu nhập cũng như việc phát triển kinh tế ở tại tỉnh thành, địa phương mình. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động.
Về văn hóa - xã hội: Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây khá phong phú. Tỉnh có nhiều đạo giáo như Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông, Thiên chúa, Cao đài,… rất đông người theo đạo Phật với 343 cơ sở thờ tự tôn giáo, trong đó có 141 chùa Phật của đồng bào dân tộc Khmer.
Về giáo dục: Cùng với việc tăng quy mô, mạng lưới trường lớp đã được phát triển ở các địa bàn trong tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng có đồng bào dân tộc Khmer.
Mục tiêu phổ cập Giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ đã được thực thiện. Phổ cập Trung học cơ sở đã cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2007. Phong trào vừa học vừa làm ngày càng phát triển trong đời sống xã hội.
Về hệ thống trường lớp: ngành Mầm non có 100 đơn vị, Tiểu học 215 đơn vị, THCS 91 đơn vị, THPT 27 đơn vị, Phổ thông DTNT 7 đơn vị, Trung tâm Giáo dục thường xuyên 08 đơn vị, trường Trung cấp chuyên nghiệp 01 đơn vị, trường Cao đẳng địa phương 2 đơn vị và 01 trường Đại học Trà Vinh.
Số lượng và mạng lưới trường lớp hiện có đủ đáp ứng nhu cầu phổ cập trung học nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lực lao động chất lượng cao và học nghề của nhân dân.
Đội ngũ giáo viên: Các trường chưa đủ số lượng Giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2020 - 2020.
Đánh giá chung về số lượng:
Về lĩnh vực giáo dục: với số lượng đội ngũ cán bộ quản lý của sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, và đội ngũ CBQL - GV các trường học hiện có, ngành Giáo dục có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển Giáo dục ở bậc học phổ thông giai đoạn 2010 - 2020.
Về lĩnh vực Đào tạo: các trường chưa đủ số lượng Giáo viên đáp ứng yêu cầu nhân lực có đủ trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020.
1.2. Các hoạt động trong tỉnh Trà Vinh
Hoạt động chuyên môn:
Phòng Giáo dục đã triển khai và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong Giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp”.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình Giáo dục phổ thông, tạo sự đột phá trong quản lý công tác dạy học: phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp kiểm tra đánh giá Giáo dục…
Phòng đã thực hiện công tác phổ cập Giáo dục và công tác Giáo dục dân tộc cho học sinh thiểu số. Thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và quản lý giáo dục.
Hiện tại, tỉnh đang chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ theo quy định.
Tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ giáo viên, nhân viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hình thức liên kết bồi dưỡng, cử đi học tập, tổ chức chuyên đề, tập huấn thông qua các hoạt động chuyên môn.
Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học sử dụng thiết bị, trong đó quan tâm đến việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
1.3. Những thành tích nổi bật trong năm
Số trường đạt chuẩn quốc gia có 11 trường (09 trường tiểu học, 02 trường THCS) trong năm học vừa qua phòng Giáo dục đã kiểm tra và đề nghị tỉnh công nhận thêm 03 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Công tác huy động trẻ ra lớp ở các ngành học, bậc học đều hoàn thành, bậc học đều hoàn thành kế hoach kết thúc năm học, toàn thị xã 41997 hs/1257 lớp học tăng 166 học sinh và 20 lớp học so với năm học trước.
PHẦN II:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả Giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức Giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện Giáo dục.
Như chúng ta đã biết, việc Giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình Giáo dục là tổ chức toàn bộ đời sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự Giáo dục của Giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của Giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Việc dạy dỗ Giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” là ước mong từ lâu của biết bao nhà
Giáo dục và cũng là ước mong của các nhà Giáo dục tương lai là các Thực tập sinh trong Đoàn thực tập chúng tôi.
Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế cũng như tâm niệm ấy của bản thân, mặc dù chỉ trong thời gian rất ngắn là 2 tuần, tôi quyết tâm làm những gì mình có thể làm, đặc biệt là thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm được giao ở lớp 11C trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh”. Dành thời gian quan tâm đến các em, hình thành trong các em những quan điểm tốt, tạo niềm tin và động lực cho các em mỗi ngày biết cố gắng vươn lên hầu góp phần đưa phong trào nhà trường và phong trào lớp vững mạnh, xã hội có những công dân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình và những trò giỏi trong trường lớp.
Vì vậy, công tác chủ nhiệm là công tác rất quan trọng trong môi trường học đường, Giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết phải đi sát vào lớp của mình để tìm hiểu về lớp mình chủ nhiệm, về tình hình học tập, nề nếp của lớp giúp các em giải quyết những khó khăn trong học tập cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống. Trong công tác chủ nhiệm, Giáo viên chủ nhiệm là người phải bao quát lớp, nắm được những đặc điểm, thái độ học tập, học lực của từng em học sinh. Tuy nhiên, chỉ với thời gian thực tập ngắn là hai tuần, chúng tôi không thể nắm hết được thái độ học tập của từng em một trong lớp của mình chủ nhiệm mà chỉ có thể trong thời gian cho phép và trong khả năng của mình, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu về tình hình chung của lớp chủ nhiệm, tình hình học tập cũng như nề nếp của lớp và tiếp cận với một số học sinh cá biệt trong lớp. Sau đây là bản báo cáo kết quả công tác chủ nhiệm lớp trong hai tuần thực tập tại trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh từ ngày 20/02/2011 - 06/03/2011:
Trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh gồm có tất cả là 12 lớp học, mỗi khối gồm 4 lớp trong đó khối 11 có 4 lớp.
Ngày 21/02/2011 sau khi trình bày kế hoạch thực tập của Đoàn thực tập với BGH nhà trường cùng các Thầy Cô giáo trong trường, tôi được phân công vào chủ nhiệm lớp 11C cùng với 2 Thực tập sinh khác. Với những thời gian quy định như 15 phút đầu giờ, sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết cuối ngày thứ 7, chúng tôi cố gắng thực hành công tác chủ nhiệm của mình theo giờ quy định của trường lớp. Ngoài ra, vào những tiết trống khác, chúng tôi cố gắng sinh hoạt giao lưu, thi đố vui học hỏi… cho các em cũng như dành thời gian tiếp cận, thăm hỏi về tình hình học tập cũng như đời sống sinh hoạt của các em với thời gian thực tập hai tuần tại trường.
Lớp chủ nhiệm: *Lớp 11C với sĩ số 32 học sinh trong đó có 9 học sinh nam và 23 học sinh nữ được chia thành 3 tổ. Hầu như các em ở đây là người dân tộc Khmer, có một số em ở ngoại trú còn lại phần đông là ở nội trú.
*Giáo viên chủ nhiệm lớp là Cô Huỳnh Thị Huyền - giáo viên bộ môn Địa lý. *Lớp trưởng: Thạch Thị Út; Lớp phó: Thạch Điền Thị Sôphi; Bí thư: Lâm Thành Hưởng.
2.1. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các tiết quản nhiệm:
Ngày 22/02/2011:
Công việc thực hiện:
Vào 15 phút đầu giờ: *Nêu lý do của chuyến thực tập, phổ biến sơ lược về các hoạt động của Đoàn thực tập sẽ thực hiện tại trường trong thời gian hai tuần từ ngày 20/02/2011 - 06/03/2011. *Cô trò làm quen, giới thiệu qua lại với nhau. *Hỏi thăm tình hình lớp học, tình hình học tập, sinh hoạt của lớp vào 15 phút đầu giờ mỗi ngày.
Kết quả đạt được: *Nắm được danh sách lớp, thời khóa biểu của lớp cũng như một số học sinh cá biệt trong lớp hầu tìm cách để tiếp cận và giúp các em ngày càng tiến bộ hơn và góp phần giúp lớp tiến lên. *Nắm được tình hình học tập của lớp, công việc mà Giáo viên chủ nhiệm (Cô Huỳnh Thị Huyền) thường làm vào mỗi 15 phút đầu giờ và sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết cuối của ngày thứ 7, sinh hoạt nề nếp của lớp mỗi ngày và mỗi tuần.
Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị: Không nên phân biệt, để ý hay tỏ thái độ gì khác biệt tới những học sinh cá biệt ngay trong buổi đầu vì nếu như vậy em học sinh đó sẽ dễ bị xấu hổ và các buổi sau sẽ khó tiếp cận.
Ngày 23/02/2011:
Công việc thực hiện: *Hỏi thăm về việc chuẩn bị bài của các em vào 15 phút đầu giờ mỗi ngày, cách thức các em truy bài. *Chia sẻ kinh nghiệm học tập, phương pháp học tập của bản thân cho các em giúp các em củng cố thêm cho mình những kinh nghiệm và phương pháp học tập hiệu quả hầu đạt được kết quả tốt trong học tập.
Kết quả đạt được: *Nắm được cách thức chuẩn bị bài (truy bài) của lớp mỗi ngày. *Các em lắng nghe và học được kinh nghiệm và phương pháp học tập hiệu quả cho mình.
Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị: Do thời gian 15 phút quá ít nên chưa thể chuyển tải hết được các nội dung như mong muốn.
Ngày 24/02/2011:
Công việc thực hiện: *Giúp các em truy bài, chuẩn bị bài mới cho môn Ngữ văn, động viên khích lệ tinh thần cho các em để chuẩn bị cho tiết kiểm tra một tiết môn Hóa được tốt hơn. *Dành 5 phút cuối để chia sẻ kinh nghiệm vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Kết quả đạt được: *Các em nhận được sự quan tâm, khích lệ từ Thầy Cô thông qua những thăm hỏi chung hay đến từng bàn, từng em để hỏi thăm tình hình học tập của các em làm động lực cho các em cố gắng hơn trong học tập. *Chuyển tải cho các em thông điệp về sự can đảm và mạnh mẽ khi phải đối diện với mọi khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong học tập, các em cảm thấy vui và phấn khởi hơn thông qua những cử chỉ thân thiện, những nét mặt vui tươi.
Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị: Trong môi trường học đường dường như còn thiếu những chia sẻ trên, các Thầy Cô cần dành thời gian chia sẻ thêm, đó chính là những món quà tinh thần khích lệ động viên các em để các em có động lực vươn lên mỗi ngày.
Ngày 25/02/2011:
Công việc thực hiện:
- 15 phút đầu giờ: giúp các em truy bài, chuẩn bị bài tập cho 2 tiết Anh văn và tiết Ngữ văn Khmer.
- Sinh hoạt lớp vào tiết cuối (tiết 5 từ 10g - 11g05): *Hỏi thăm tình hình học của các em sau buổi học. Thay đổi bầu khí căng thẳng, ảm đạm của lớp cũng như sự mệt mỏi của các em bằng một vài câu chuyện cười. *Ổn định lại lớp bằng một vài trò chơi sinh hoạt tập thể (trò chơi “Ai thông minh hơn”, trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”…).
*Tổ chức thi đố vui trắc nghiệm trí thông minh, giao lưu học hỏi cho các em qua trò “Ghép tranh và đoán từ có nghĩa”. *Tặng quà khích lệ tinh thần cho những em tham gia trò chơi.
Kết quả đạt được: *Các em giảm bớt được căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. *Tất cả các em đều năng động, hăng say và tích cực tham gia vào các hoạt động, trò chơi đưa ra. *Đa số các em giải đáp được những tranh đố vui một cách nhanh nhẹn và cũng rất vui và phấn khởi khi nhận được quà khích lệ dù chì là món quà nhỏ. *Tạo niềm vui cho các em, sự thân thiện, gần gũi giữa Thực tập sinh với học sinh và giữa các học sinh trong lớp với nhau.
Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị: Nếu tặng quà thì cần chú ý hơn vì có những em không trả lời được sẽ không có quà và cảm thấy buồn và những em có quà rồi lại không tham gia nữa vì có quà rồi sẽ không được mời. Vì vậy, khích lệ các em là tốt nhưng cần chú ý hơn.
Ngày 26/02/2011:
Công việc thực hiện: (1)-15 phút đầu giờ: *Giúp các em truy bài và chuẩn bị bài tập cho tiết Lý. (2)-tiết sinh hoạt quản nhiệm thứ 7 (tiết 5 từ 10g00 - 11g05):
*Nghe Giáo viên chủ nhiệm - Cô Huỳnh Thị Huyền thông báo về kế hoạch tuần tới.
*Thực tập sinh tổng kết tình hình học tập và nề nếp của lớp trong tuần vừa qua thông qua sổ đầu bài và một số thông tin từ lớp trưởng và cờ đỏ của lớp. *Động viên, khích lệ các em cố gắng thực hiện một số nề nếp chung của lớp như đi học đúng giờ, nghỉ học phải có phép, về nhà cố gắng làm bài tập và học bài cũ đầy đủ.
Kết quả đạt được: *Nắm được tình hình học tập và nề nếp của lớp, một số học sinh thường hay vi phạm trong tuần. *Các em nhận được sự quan tâm của Thầy cô và nhận ra những điều mình chưa làm được, đặc biệt là những em thường hay mắc lỗi. Vì thế, các em đã cùng nhau quyết tâm và hứa sẽ cố gắng hơn nữa trong học tập cũng như trong việc thực hiện nề nếp, nội quy của lớp và của nhà trường.
Từ ngày 01/03/2011 đến ngày 04/03/2011
Công việc thực hiện: *Giúp các em truy bài, chữa bài tập và chuẩn bị bài cũ cho các tiết học sau (Toán, Sử, Anh văn, Giáo dục công dân, Ngữ văn Khmer…).
*Khích lệ tinh thần các em cho tiết học sau được tốt hơn.
Kết quả đạt được: *Các em chuẩn bị bài vở tốt hơn cho các tiết học sau. *Nhận được sự khích lệ, động viên làm động lực để học tốt hơn.
Ngày 04/03/2011:
Công việc thực hiện: Thứ 6 ngày 04/03/2011, học sinh được nghỉ tiết Ngữ văn Khmer của Thầy Quang (tiết 3) và tiết Sinh của Cô An (tiết 4) cùng với tiết 5 là tiết trống nên Thực tập sinh xin Giáo viên chủ nhiệm cho sinh hoạt với lớp.
- Tiết 3 từ 8g35 - 9g15: *Cho các em viết bài cảm nhận về Đoàn thực tập trong thời gian hai tuần thực tập tại trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh và về 3 Thầy Cô chủ nhiệm lớp 11C.
- Tiết 4 và tiết 5 từ 9g15 - 11g05: Tổ chức sinh hoạt, liên hoan chia tay với lớp.
*Tập trung ổn định chỗ cho học sinh bằng một số bài hát sinh hoạt ngắn. *Cho các em chơi một vài trò chơi tập thể. *Liên hoan và hát giao lưu với nhau.
Kết quả đạt được: *Nhận được 32 bài cảm nhận của 32 em học sinh trong lớp. *Các em tham gia tích cực và năng động vào các trò chơi nhóm đưa ra. *Các em hát tặng Thầy Cô thực tập những bài hát thật dễ thương và các bài hát tiếng Khmer. *Tạo niềm vui cho các em . *Để lại kỷ niệm cho học sinh lớp chủ nhiệm. *Tạo cho các em có cơ hội phát huy năng khiếu của mình qua các bài hát.
Ngày 05/03/2011:
Công việc thực hiện: Sinh hoạt lớp vào tiết cuối của ngày thứ 7 (tiết 5 từ 10g00 - 11g05). *Nghe Giáo viên chủ nhiệm - Cô Huỳnh Thị Huyền thông báo về kế hoạch và các hoạt động của tuần tới. *Thực tập sinh tổng kết tình hình học tập và nề nếp của lớp trong tuần vừa qua thông qua sổ đầu bài và một số thông tin từ lớp trưởng và cờ đỏ của lớp. *Động viên, khích lệ các em cố gắng thực hiện một số nề nếp chung của lớp như đi học đúng giờ, nghỉ học phải có phép…
Kết quả đạt được: *Nắm được tình hình học tập và nề nếp của lớp trong một tuần, một số học sinh thường hay vi phạm trong tuần. *Các em nhận được sự quan tâm của Thầy cô và nhận ra những điều mình chưa làm được. Vì thế, các em đã cùng nhau quyết tâm và hứa sẽ cố gắng hơn nữa trong học tập cũng như trong việc thực hiện nề nếp, nội quy của lớp và của nhà trường.
2.2. Thăm học sinh lớp chủ nhiệm:
Ngày 22/02/2011:
Thời gian, địa điểm: 19g00 - 21g00, đến thăm các em học sinh lớp chủ nhiệm (lớp 11C) tại phòng nội trú của các em nam (phòng 6B) và nữ (phòng 13B, 14B).
Công việc thực hiện: *Hỏi thăm tình hình sinh hoạt trong nội trú, việc ăn uống, ngủ nghỉ của các em. *Tìm hiểu về giờ tự học cũng như giờ chơi, sinh hoạt của các em nam và nữ. *Chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân về đời sống tập thể, kinh nghiệm thông cảm, tha thứ cho nhau, lắng nghe nhau và chia sẻ chân thành với nhau trong đời sống sinh hoạt tập thể vì các em đang ở lâu dài với nhau mà đó là kinh nghiệm cần thiết cho mỗi người khi sống trong đời sống tập thể.
Kết quả đạt được: *Nắm bắt được tình hình sinh hoạt, ăn ở, giờ giấc học tập trên lớp cũng như tự học ở phòng của các em. *Các em nhận được sự quan tâm, nâng đỡ về tinh thần, động viên khích lệ trong cuộc sống, học thêm được một vài kinh nghiệm của đời sống tập thể.
Ngày 24/02/2011:
Thời gian, địa điểm: 18g00 - 20g30, tại phòng nội trú của các em nữ lớp chủ nhiệm (lớp 11C).
Công việc thực hiện: *Thăm hỏi hoạt động học tập của các em mỗi ngày; trao đổi một số vấn đề về học tập. *Giúp các em giải đáp những thắc mắc về giới tính, về tình cảm bạn bè…
Kết quả đạt được: *Các em nhận được nhiều niềm vui khi được Thầy Cô lên thăm. *Nhận được những giải đáp và thỏa mãn về những thắc mắc của mình.
Bài học kinh nghiệm: Cần chú ý thời gian để không bị ảnh hưởng đến giờ tự học của các em.
Ngày 01/03/2011:
Thời gian, địa điểm: 20g30 - 21g30 tại phòng nội trú của các em học sinh nam.
Công việc thực hiện: Thăm hỏi hoạt động học tập của các em trong mỗi ngày; trao đổi một số vấn đề về học tập. *Giúp các em giải đáp những thắc mắc về tình cảm bạn bè