Trong thời kỳ hiện nay, thời của mở cửa và hội nhập, đất nước chúng ta đang đứng trước một thách thức vô cùng to lớn để phát triển nền kinh tế của nước nhà. Nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ và khi hội nhập thì cần phải phát triển vững chắc để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Để đạt đựoc những mục tiêu đề ra đó thì đầu tư là phương pháp hữu hiệu để Chính phủ cũng như các nhà kinh doanh lựa chọn. Trong bối cảnh nền kinh tế có rất nhiều cơ hội như vậy thì việc đầu tư vào đâu cho đúng để đem lại hiệu quả là vấn đề cần phải giải quyết. chính vì vậy mà công việc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tốt nhất và đem lại hiệuquả cao nhất là rất cần thiết. Có thể nói hoạt động đấu thầu có vai trò rất quan trọng nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của dự án.
Kết cấu đề tài gồm 2 chương
Chương 1: Thực trạng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
74 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hiện nay, thời của mở cửa và hội nhập, đất nước chúng ta đang đứng trước một thách thức vô cùng to lớn để phát triển nền kinh tế của nước nhà. Nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ và khi hội nhập thì cần phải phát triển vững chắc để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới. Để đạt đựoc những mục tiêu đề ra đó thì đầu tư là phương pháp hữu hiệu để Chính phủ cũng như các nhà kinh doanh lựa chọn. Trong bối cảnh nền kinh tế có rất nhiều cơ hội như vậy thì việc đầu tư vào đâu cho đúng để đem lại hiệu quả là vấn đề cần phải giải quyết. chính vì vậy mà công việc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tốt nhất và đem lại hiệuquả cao nhất là rất cần thiết. Có thể nói hoạt động đấu thầu có vai trò rất quan trọng nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của dự án.
Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp những đề xuất với công tác đấu thầu, trong thời gian thực tập ở Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc em đã thực hiện đề tài “”
Kết cấu đề tài gồm 2 chương
Chương 1: Thực trạng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
Trong chuyên đề này do còn hạn chế về kiến thức, thời gian, thực tiễn… nên không thể tránh khỏi thiếu xót vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô khoa Đầu tư và các anh chị tại phòng đấu thầu Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: Thực trạng công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
A. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (AMB )
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc
Ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc là đơn vị trực thuộc tổng công ty truyền tải điện quốc gia, được thành lập theo quyết định số 492 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 15/7/1995 của Tổng giám đốc Tổng công ty Điên lực Việt Nam trên cơ sở Ban quản lý đường dây 500kV và Ban quản lý các công trình điện trực thuộc công ty điện lực 1 với các chức năng chính như sau:
- Quản lý đầu tư xây dựng các công trình lưới điện cao thế từ 10kV đến 500kV khu vực miền Bắc Việt Nam
- Tư vấn giám sát các công trình thi công các công trình đường dây và trạm biến áp từ 110kV-500kV
- Tư vấn đền bù giải phóng mặt bằng thi công
- Thẩm tra dự toán và tổng dự toán công trình
- Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu
Kể từ khi thành lập đến nay, ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc ( AMB ) luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong 14 năm qua ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc đã thực hiện quản lý đầu tư xây dựng được một khối lượng công việc khá đồ sộ, hoà vào lưới điện quốc gia các trạm biến áp có tổng công suất 7.500 MVA, xây dựng trên 4000 km đường dây cao thế đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển điện lực Việt Nam nói chung và phát triển lưới điện cao thế khu vực miền Bắc Việt Nam nói riêng.
Các công trình lớn hiện nay Ban đã và đang triển khai thi công: trạm biến áp 500kV Hà Tĩnh, trạm cắt 500kV Nho Quan, trạm biến áp 500kV Thường Tín, trạm 500kV Thường Tín Quảng Ninh, đường dây 500kV Sơn La Hoà Bình, trạm 220kV Thái Bình, trạm 220kV Đồng Hoà…
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ban
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Trưởng ban :
Trưởng ban quản lý dự án công trình Điện miền Bắc là người đứng đầu Ban AMB có nhiệm vụ chỉ đạo mọi hoạt động của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc theo chức năng nhiệm vụ được tập đoàn Điện lực Việt Nam phân cấp. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam về pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban quản lý dự án công trình Điện miền Bắc.
Chỉ đạo chung mọi mặt hoạt động của Ban, trực tiếp phụ trách các khâu sau:
- Tổ chức cán bộ và đào tạo.
- Lao động tiền lương.
- Kế hoạch đầu tư.
- Tài chính kế toán.
- Công tác đấu thầu.
- Công tác đối ngoại.
- Ký kết, thanh lý các loại hợp đồng thuộc chức năng của ban AMB
- Quyết toán vốn ĐTXD công trình.
- Thanh tra bảo vệ.
- Thi đua, tuyên truyền, khen thưởng và kỷ luật.
3.2. Các phó ban :
Các phó ban là người giúp Trưởng bản trong lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm như Trưởng Ban trước luật pháp về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Được quyền điều hành các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Trưởng Ban.
Phụ trách công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án được phân công phụ trách, nằm trong kế hoạch ĐTXD, ở các nội dung sau:
- Tổ chức thẩm tra BCĐTXD, DADTXD, TKCS, TMĐT, TKTK, TDT…báo cáo Trưởng Ban kết quả thẩm tra trước khi trình EVN phê duyệt.
- Tổ chức thẩm định TKKT, TDT, TKBVTC, DT các dự án được EVN phân cấp, trình Trưởng Ban phê duyệt.
- Làm tổ trưởng tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Điều hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ thi công.
- Quản lý tiến độ, chất lượng, khối lượng thi công xây lắp của dự án.
- Tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển và cấp phát VTTB cho công trình.
- Quản lý chất lượng, số lượng, chủng loại VTTB cung cấp cho dự án trên cơ sở hợp đồng mua bán VTTB, quy định của EVN và quy định của pháp luật về quản lý VTTB.
- Quyết toán công trình.
Thực hiện các nội dung công việc khác do Trưởng Ban uỷ quyền.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát sinh nội dung công việc liên quan đến Phó ban trực tiếp gặp nhau bàn biện pháp phối hợp giải quyết, trường hợp không thống nhất ý kiến thì báo cáo Trưởng ban quyết định.
3.3. Phòng tổng hợp
3.3.1 Chức năng :
Tham mưu Trưởng ban điều hành dự án quản lý về công tác tổ chức nhân sự, đào tạo lao động, tiền lương, công tác hành chính quản trị, y tế, đời sống, công tác thanh tra bảo vệ và pháp chế của Ban.
3.3.2 Nhiệm vụ :
1. Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của của từng thời kỳ và theo quy chế phân cấp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam .
2. Bố trí sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý của các dự án, quản lý công tác tư vấn và nhiệm vụ sản xuất khác thông qua việc đề xuất cho Chủ nhiệm: quy hoạch, điều động, tuyển dụng, đề bạt cán bộ, đào tạo CBCNV của Ban.
3. Thực hiện đầy đủ và áp dụng các chế độ chính sách của Nhà nước cho người lao động bao gồm: chế độ về hưu, mất sức, BHXH, bảo hộ lao động, chế độ khen thưởng - kỷ luật, nâng bậc lương, chế độ phân phối vật chất … cho CBCNV trong Ban.
4. Thực hiện hợp đồng lao động trên cơ sở thoả ước lao động tập thể với các điều khoản được quy định tại Bộ luật lao động.
5. Xây dựng kế hoạch chi phí Ban quản lý, cùng các phòng có liên quan tham mưu cho Chủ nhiệm khai thác mọi nguồn thu của Ban trong công tác hoạt động tư vấn và các hoạt động khác nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động.
6. Xây dựng quy chế, định mức lao động nội bộ, thực hiện tiêu chuẩn chức danh viên chức, xác định áp dụng các hình thức trả lương, tính thưởng, phân phối vật chất và các chế độ phụ cấp cho CBCNV của Ban.
7. Tổng hợp báo cáo thống kê lao động và tiền lương trình cấp trên theo quy định, thực hiện công tác quản lý hồ sơ CBCNV.
8. Quản lý hồ sơ tài liệu, công tác bảo mật văn phòng, làm lịch công tác cho Ban chủ nhiệm, công tác lưu trữ, tiếp khách, lễ tân, phục vụ hội nghị, đấu thầu, khởi công và khánh thành công trình. Phổ biến các văn bản pháp quy và các văn bản về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý công tác thi đua của Ban.
9. Quản lý cơ sở vật chất của Ban, lập kế hoạch sửa chữa và kế hoạch xây dựng cơ bản nội bộ.
10. Lập kế hoạch và mua sắm văn phòng phẩm, dụng cụ, thiết bị văn phòng, phục vụ điện, nước cơ quan…
11. Quản lý và thực hiện công tác y tế và đời sống của Ban.
12. Làm đầu mối để cùng các phòng có liên quan và tổ chức đoàn thể tổ chức thanh tra các vụ việc xảy ra trong Ban, giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại theo pháp lệnh thanh tra.
13. Thưch hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn nơi làm việc của cơ quan, lập kế hoạch phòng chống bão lụt, phòng chống cháy nổ, thực hiện công tác dân quân tự vệ và quân sự, quan hệ với địa phương giải quyết mọi công việc có liên quan đến Ban.
14. Đôn đốc các phòng thực hiện các quyết định của Chủ nhiệm.
15. Là thành viên thường trực của Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng phân phối vật chất, tham gia Hội đồng kiểm kê, thanh lý tài sản của Ban…
3.4. Phòng kế hoạch - kỹ thuật :
3.4.1 Chức năng :
Tham mưu Chủ nhiệm điều hành dự án về lĩnh vực quản lý kế hoạch, kỹ thuật các dự án.
3.4.2 Nhiệm vụ :
1. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch đấu thầu các dự án
2. Kiểm tra, trình duyệt, điều chỉnh : Báo cáo NCKT, thiết kế kỹ thuật, TDT, dự toán gói thầu giai đoạn BVTC, đề cương khảo sát, dự toán khảo sát thiết kế các giai đoạn các dự án.
3. Kiểm tra và trình duyệt dự toán công tác tư vấn, dự toán các công tác khác không nằm trong phạm vi đấu thầu của các dự án do Ban quản lý.
4. Soạn thảo và trình ký hợp đồng tư vấn thiết kế, xây lắp các dự án chỉ định thầu và các hợp đồng khác ngoài nhiệm vụ của các đơn vị khác.
5. Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ của các dự án do tư vấn lập và các hồ sơ các công trình chuyển giao từ các đơn vị khác về Ban.
6. Thanh, quyết toán và thanh lý hợp đồng khối lượng xây lắp hoàn thành chi phí khác của các dự án.
7. Sơ kết công tác kế hoạch XDCB tuần tháng quý năm, báo cáo thống kê theo quy định của cấp trên.
8. Tham gia cùng các phòng liên quan trong công tác đấu thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm thiết bị vật tư ( khi có yêu cầu ).
9. Kiểm tra và trình duyệt phương án tổ chức thi công các công trình chỉ định thầu xây lắp.
10. Chủ trì tổ chức xây dựng đơn giá định mức ( nếu có ).
11. Chủ trì tổ chức nhận và bàn giao tim mốc công trình giao cho tư vấn giám sát, đền bù và đơn vị nhận thầu xây lắp trên hiện trường, xử lý về sửa đổi bổ sung thiết kế và khối lượng phát sinh của các dự án chỉ định thầu.
12. Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình để giao cho đơn vị quản lý vận hành và lưu trữ.
13. Nhận toàn bộ hồ sơ kỹ thuật VTTB nhập ngoại từ phòng Vật tư để chuyển giao cho cơ quan tư vấn và các đơn vị có liên quan.
3.5. Phòng tài chính kế toán
3.5.1 Chức năng :
Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý và giám sát về lĩnh vực tài chính kế toán, thực hiện công tác hạch toán, kế toán, thống kê và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
3.5.2 Nhiệm vụ :
1. Tham gia lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng trên cơ sở kế hoạch Tổng công ty duyệt.
2. Giải ngân các dự án trong kế hoạch vốn đầu tư được duyệt.
3. Quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
4. Lập báo cáo thống kê tài chính kế toán kịp thời và chính xác.
5. Đảm bảo đủ kinh phí cho các nhu cầu hoạt động của Ban theo chế độ.
6. Tổ chức hạch toán chi phí theo từng nguồn thu từ các dự án.
7. Lập và trình duyệt quyết toán các dự án hoàn thành.
8. Lưu trữ và bàn giao hồ sơ tài liệu thanh toán vật tư thiết bị.
9. Tham gia với các phòng khác của Ban trong công tác đấu thầu.
10. Thường trực Hội đồng kiểm kê; tham gia hội đồng thanh xử lý tài sản; phân phối vật chất; thi đua khen thưởng …
11. Tham gia soạn thảo hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế.
12. Soạn thảo hợp đồng kiểm toán với các cơ quan kiểm toán.
13. Lập và trình duyệt dự toán phục vụ cho công tác quyết toán các dự án.
3.6. Phòng vật tư
3.6.1 Chức năng :
Tham mưu trưởng ban tổ chức quản lý công tác mua sắm, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, cấp phát và quyết toán vật tư thiết bị cho các dự án.
3.6.2 Nhiệm vụ :
1. Kiểm tra và trình duyệt hồ sơ mua sắm thiết bị vật tư thiết bị các dự án.
2. Làm đầu mối tổ chức mua sắm VTTB kể cả gia công chế tạo trong nước.
3. Thương thảo và trình duyệt hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị.
4. Quản lý theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
5. Giải quyết thủ tục với các cơ quan hữu quan về việc thực hiện các hợp đồng.
6. Chủ trì tổ chức quyết toán hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị.
7. Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, giám sát công tác gia công, vận chuyển, bảo quản vật tư thiết bị.
8. Nghiệm thu hồ sơ mời thầu mua sắm vật tư thiết bị, tham gia lập hồ sơ mời thầu vận chuyển.
9. Cấp phát bao quản vật tư thiết bị ( phần do A cấp ) cho các dự án trên cơ sở tiên lượng công trình .
10. Là thành viên thường trực của Hội đồng thanh lý vật tư thiết bị và tham gia Hội đồng kiểm kê.
11. Theo dõi việc sử dụng vật tư thiết bị đã lắp đặt cho dự án, đối chiếu thanh quyết toán vật tư thiết bị khi công trình hoàn thành.
12. Thực hiện chế độ báo cáo, kiểm kê vật tư thiết bị theo định kỳ.
13. Chủ trì tổ chức nghiệm thu khối lượng gia công, vận chuyển, bảo quản vật tư thiết bị.
14. Lập chứng từ thanh toán công tác đánh giá hồ sơ dự thầu VTTB theo chế độ quy định.
3.7. Phòng tư vấn giám sát kỹ thuật
3.7.1 Chức năng :
Tham mưu trưởng ban điều hành dự án công tác giám sát hiện trường về số lượng, chất lượng sản phẩm và tổ chức nghiệm thu bàn giao các dự án.
3.7.2 Nhiệm vụ :
1. Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện công tác tư vấn giám sát theo kế hoạch của Ban.
2. Nhận hồ sơ thiết kế từ giai đoạn bản vẽ thi công. Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật để giám sát thi công công trình, theo dõi, phát hiện, thống kê và đề xuất phương án giải quyết những bất hợp lý và phát sinh trong quá trình giám sát thi công báo cáo trưởng ban để xử lý.
3. Tham gia giao nhận tim mốc, mặt bằng xây dựng tại hiện trường.
4. Làm đầu mối giải quyết sự cố xẩy ra trên hiện trường ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ từ khi khởi công công trình cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành.
5. Kiểm tra và xác nhận khối lượng hoàn công do đơn vị thi công lập.
6. Nghiệm thu chất lượng, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo quy định để chuyển bước thi công, phục vụ thanh quyết toán, tổ chức nghiệm thu, tổng nghiệm thu để bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng và là thành phần cua Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị quản lý vận hành.
7. Đôn đốc và theo dõi tiến độ thi công các công trình.
8. Lập và trình duyệt dự toán chi tiết các chi phí tư vấn giám sát, khởi công nghiệm thu và khánh thành theo quy định.
9. Theo dõi, báo cáo tình hình thi công các dự án với trưởng ban điều hành dự án.
10. Soạn thảo, trình ký và thanh lý hợp đồng cứu hoả phục vụ cho công tác đóng điện và các hợp đồng tư vấn giám sát kỹ thuật ( nếu có )
11. Tham gia tổ chuyên gia xét thầu.
12. Đề xuất thay thế VTTB khác với thiết kế.
3.8. Phòng đền bù
3.8.1 Chức năng :
Tham mưu trưởng ban điều hành dự án về công tác xin cấp đất, giấy phép xây dựng và đền bù giải phóng mặt bằng dự án.
3.8.2 Nhiệm vụ :
1. Lập kế hoạch tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo nhiệm vụ kế hoạch đầu tư xây dựng.
2. Thực hiện công tác xin cấp đất, giấy phép xây dựng lập và trình duyệt phương án đền bù và đền bù giải phóng mặt bằng.
3. Soạn thảo hợp đồng, theo dõi thực hiện và thanh lý hợp đồng. Thẩm tra và xác nhận thanh toán chi phí đền bù, chi phí tổ chức thực hiện đền bù cho các đơn vị uỷ thác đền bù thay A.
4. Lập và trình duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, trực tiếp thanh toán chi phí đền bù các dự án tự làm.
5. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ cấp đất, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ xin phép xây dựng để bàn giao cho đơn vị quản lý sản xuất.
6. Tham gia giao nhận tim mốc tại hiện trường các dự án.
7. Tham gia Hội đồng nghiệm thu, bàn giao giải phóng mặt bằng công .
8. Tham gia Hội đồng đền bù của địa phương.
9. Tổng hợp báo cáo công tác đền bù giải phóng mặt bằng thường xuyên và định kỳ.
3.9. Phòng đấu thầu xây lắp:
3.9.1 Chức năng:
Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý công tác đấu thầu xây lắp, vận chuyển các dự án từ khâu chuẩn bị đấu thầu đến thương thảo ký kết hợp đồng xây lắp, vận chuyển.
3.9.2 Nhiệm vụ :
1. Lập, kiểm tra và trình duyệt hồ sơ mời thầu xây lắp, vận chuyển.
2. Làm đầu mối tổ chức đấu thầu xây lắp, vận chuyển các dự án.
3. Thương thảo ký hợp đồng xây lắp với các đơn vị trúng thầu.
4. Theo dõi và giải quyết việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.
5. Đầu mối giải quyết các tranh chấp hợp đồng xây lắp đã ký kết (nếu có )
6. Tham gia thanh lý hợp đồng xây lắp và vận chuyển các công trình đấu thầu.
7. Báo cáo thống kê theo quy định trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các dự án.
3.10. Kho thượng đình
3.10.1 Chức năng :
Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý giao nhận, bảo quản, cấp phát, sắp xếp vật tư thiết bị của ban thuộc phạm vi kho quản lý.
3.10.2 Nhiệm vụ :
1. Quản lý đất đai, nhà cửa, kho tàng trong phạm vi kho.
2. Tiếp nhận vật tư thiết bị nhập khovà sắp xếp theo đúng quy hoạch kho.
3. Thường xuyên làm công tác bảo quản, vệ sinh kho VTTB theo đúng định kỳ quy định.
4. Cấp phát VTTB đảm bảo an toàn, kịp thời theo phiếu xuất cấp hang.
5. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn thuyệt đối.
6. Xây dựng quy chế quy định nội quy bảo vệ, giao nhận hang…
7. Lập kế hoạch và nhu cầu sửa chữa, xây dựng, cải tạo kho hang quý, năm.
8. Là thành viên của Hội đồng kiểm kê.
9. Quan hệ với địa phương để giải quyết các công việc có liên quan.
B. Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc trong hai năm 2007 - 2008
1. Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD trong hai năm 2007 – 2008 :
Trong giai đoạn này Ban QLDA điện miền Bắc đã được giao quản lý tổng số 102 dự án. Cụ thể :
Bảng 1: Tổng quan các công trình được giao
Đơn vị: Công trình
Chỉ tiêu
Tổng số
Lưới 500kV
Lưới 220kV
Lưới 110kV
CT khác
Chuyển tiếp
22
2
15
4
1
Khởi công
11
1
10
CBXD
11
2
9
CBĐT
31
4
24
3
Quyết toán
27
3
15
9
Tổng cộng
102
12
73
13
4
Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật
Với tổng vốn đầu tư là 1.768.489 triệu đồng, trong đó :
Bảng 2: Lượng vốn đầu tư dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
TS
XL
TB
Khác
Lưới 500
686.002
239.728
364.996
81.308
Lưới 200
677.266
336.982
297.653
42.308
Lưới 110
28.736
9.896
16.886
1.954
Dự án khác
8.076
5.396
1.495
1.185
Tổng cộng
1.400.080
592.002
681.000
127.078
Nguồn: Phòng kế hoạch kĩ thuật
Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được EVN và NPT giao, ban đã thực hiện được một khối lượng công việc như sau:
1.1. Thực hiện vốn đầu tư :
Bảng 3: L