Đề tài Ẩm thực Hà Nội trong kinh doanh và phát triển du lịch

Kinh doanh du lịch là một trong những hoạt động đang được thủ đô Hà Nội quan tâm đầu tư cũng như có những dự án phát triển mạnh mẽ. Điều này, nhằm tận dụng được những tiềm năng du lịch của thủ đô. Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Hà Nội đã mang lại một nguồn doanh thu lớn cho thủ đô đồng thời cũng đã đưa hình ảnh thủ đô đến với bạn bè quốc tế. Ẩm thực là một trong những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà Thành. Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của ẩm thực đã được các công ty du lịch tận dụng và phát triển nó thành một loại hình du lịch mới cho sự phát triển của kinh tế du lịch thủ đô. Lựa chọn tìm hiểu về sự phát triển của du lịch ẩm thực tại Hà Nội là một trong những cách tìm đến với văn hóa ẩm thực Hà Nội. Cũng như tìm ra vai trò của ẩm thực trong sự phát triển chung của ngành du lịch ở Hà Nội. Tìm hiểu vấn đề trên giúp chúng ta thấy được thực trạng của sự phát triển kinh doanh du lịch ẩm thực. Từ đó, thấy rõ vai trò tiềm năng của ẩm thực trọng sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch. Đây là, một trong những vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển kinh doanh du lịch thủ đô trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là một đề tài hay và cần được nghiên cứu.

doc83 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9261 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ẩm thực Hà Nội trong kinh doanh và phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Ẩm thực Hà Nội trong kinh doanh và phát triển du lịch A. LỜI MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Kinh doanh du lịch là một trong những hoạt động đang được thủ đô Hà Nội quan tâm đầu tư cũng như có những dự án phát triển mạnh mẽ. Điều này, nhằm tận dụng được những tiềm năng du lịch của thủ đô. Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Hà Nội đã mang lại một nguồn doanh thu lớn cho thủ đô đồng thời cũng đã đưa hình ảnh thủ đô đến với bạn bè quốc tế. Ẩm thực là một trong những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà Thành. Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của ẩm thực đã được các công ty du lịch tận dụng và phát triển nó thành một loại hình du lịch mới cho sự phát triển của kinh tế du lịch thủ đô. Lựa chọn tìm hiểu về sự phát triển của du lịch ẩm thực tại Hà Nội là một trong những cách tìm đến với văn hóa ẩm thực Hà Nội. Cũng như tìm ra vai trò của ẩm thực trong sự phát triển chung của ngành du lịch ở Hà Nội. Tìm hiểu vấn đề trên giúp chúng ta thấy được thực trạng của sự phát triển kinh doanh du lịch ẩm thực. Từ đó, thấy rõ vai trò tiềm năng của ẩm thực trọng sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch. Đây là, một trong những vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển kinh doanh du lịch thủ đô trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là một đề tài hay và cần được nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về vai trò cũng như tiềm năng du lịch của ẩm thực trong sự phát triển chung của du lịch Hà Nội, nhằm thấy được những nét văn hóa ẩm thực lâu đời của người dân nơi đây. - Trong nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn phân tích một hình thức du lịch mới của thủ đô Hà Nội, đó là du lịch ẩm thực – một hình thức đang được các công ty du lịch sử dụng như một chiến lược kinh doanh nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội. - Đưa ra một số chương trình du lịch cụ thể của những công ty lữ hành thủ đô trong những năm gần đây sử dụng ẩm thực như một chiến lược du lịch nhằm thu hút du khách trong nước và nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng những nghiên cứu khoa học về văn hóa nhằm hiểu rõ về văn hóa ẩm thực của người Hà Nội. + Điền dã khu vực phố cổ, với khu vực chợ Đồng Xuân, các phố ăn uống tại phố ăn uống như: Lý Quốc Sư, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào…., khu vực hồ Tây. Tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách khi tham gia chương trình du lịch ẩm thực. + Phân tích tổng hợp, so sánh, liệt kê thông tin về hiện trạng kinh doanh du lịch Hà Nội bao gồm các số liệu về: doanh thu du lịch, thị trường khách du lịch, các loại hình du lịch và đưa ra những đánh giá nhận xét về tình hình phát triển kinh doanh du lịch tại Hà Nội. + Phương pháp liên ngành. + Phương pháp thống kê các số liệu về thực trạng phát triển du lịch thủ đô nhằm thấy được sự ổn định trong phát triển du lịch tại thủ đô. + Phương pháp phân tích: số liệu bảng điều tra, + Phương pháp khảo sát thông tin: Lựa chọn các công ty du lịch và khảo sát các chương trình du lịch thường được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian gần đây. + Một số phương pháp khác… Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ẩm thực Hà Nội trong sự phát triển kinh doanh du lịch. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ẩm thực Hà Nội trong phạm vi khu vực Hà Nội (cũ) để thấy được những nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực và vai trò của nó trong sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội. - Nghiên cứu vai trò của ẩm thực trong sự phát triển kinh doanh du lịch thủ đô.. Lịch sử vấn đề Hà Nội băm sáu phố phường, là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa độc đáo đặc sắc của thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong những giá trị văn hóa ấy, có ẩm thực là một trong những nét văn hóa mang đậm vẻ đẹp, cốt cách con người Hà Nội. Nó đã đi vào các trang văn, trang thơ của biết bao nhà văn, nhà thơ nổi tiếng mỗi khi viết về Hà Nội. Hà Nội với những chữ “Hàng” duyên dáng của ẩn dấu trong nó biết bao điều kì diệu về những hương vị đặc trưng của xứ Hà Thành. Văn hóa ẩm thực Hà Nội, còn được đề cập đến như một tiềm năng cho phát triển du lịch của thủ đô. Nó thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với Hà Nội hàng năm. Nghiên cứu vai trò của ẩm thực trong sự phát triển kinh doanh du lịch ở Hà Nội, là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian gần đây. Nó đã được các nhà nghiên cứu đánh giá ở các góc độ khác nhau. Điều này cho thấy, vai trò tiềm năng của ẩm thực trong sự phát triển của du lịch ở Hà Nội. Những nhận định đánh giá ở các góc độ khác nhau như sau: Thứ nhất: Theo tác giả Th.S Mai Thị Thu Hà tác giả công trình nghiên cứu “Phân tích tiềm năng hiện trạng phát triển du lịch thủ đô Hà Nội” thì ẩm thực trong một chương trình du lịch được coi như một trong những nhân tố, một hoạt động trong chương trình. Hầu hết các bài nghiên cứu đó chưa cho thấy được vai trò quan trọng cũng như nhìn ẩm thực như một loại hình du lịch du lịch phổ biến hiện nay ở Hà Nội. Điều này, cũng được thể hiện rõ trong đề tài nghiên cứu về du lịch cuối tuần ở Hà Nội. Tác giả Th.S Nguyễn Thị Hải trong công trình “Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ mục đích du lịch cuối tuần của Hà Nội” đã cho việc thưởng thức các món ăn đặc sản, là một trong những nhu cầu của khách du lịch. Nó được coi là một hoạt động được ưa thích của chương trình du lịch cuối tuần Hà Nội. Thứ hai: Ẩm thực được đặt trong nhóm tài nguyên du lịch nhân văn nhằm phục vụ mục đích du lịch của Hà Nội. Trong công trình “ phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch thủ đô Hà Nội ”. Tác giả đã nhắc tới ẩm thực là một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của thủ đô. Hơn thế nữa, tác giả cùng đã có sự phân loại về các loại hình du lịch tại Hà Nội và trong đó có du lịch khám phá ẩm thực Hà Nội. Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu của P.TS Phan Văn Du “Nghiên cứu các đặc điểm trong du lịch thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc phát triển khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch” cũng đã đưa khu phố Cổ Hà Nội thuộc vào tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hà Nội. Điều này cho thấy những giá trị ẩm thực nơi đây cũng được đưa vào trở thành tài nguyên du lịch nhân văn nhằm phát triển du lịch phố Cổ nói riêng và Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa phân tích rõ được nguồn lực phát triển du lịch của thủ đô của ẩm thực cũng như tình hình phát triển của nó trong sự phát triển chung của kinh doanh du lịch Hà Nội. Thứ ba: ẩm thực đã được đánh giá như một hình thức du lịch của thủ đô Hà Nội. Trong một công trình nghiên cứu về vấn đề “Giải pháp phát triển văn hóa ẩm thực nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với thủ đô Hà Nội” của nhóm nghiên cứu thuộc nhóm ngành XH1a trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, các tác giả đã nhắc đến ẩm thực là một hình thức du lịch của thủ đô Hà Nội hiện nay. Nó cũng là một nhân tố nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trong những nghiên cứu đề tài đưa ra chỉ đánh giá được vai trò của ẩm thực trong con mắt của người nước ngoài mà chưa tận dụng cũng như đánh giá rõ vai trò rộng lớn của ẩm thực ngay trong thị trường khách du lịch nội địa. Cùng với đó, công trình chưa đánh giá về thực trạng phát triển của ẩm thực trong kinh doanh du lịch hiện nay của Hà Nội. Ngoài ra, trong đề tài “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò phố ẩm thực Tống Duy Tân” của nhóm sinh viên thuộc nhóm ngành KT2 trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Trong đề tài đã nhắc đến hình thức du lịch ẩm thực tại Hà Nội và cũng như đưa ra những chủ trương và giải pháp cho các khu phố ẩm thực của Hà Nội. Nơi mà những chương trình du lịch đã và đang được tiến hành và thu hút khách du lịch đến khám phá ẩm thực tại Hà Nội. Đây là một trong những chính sách thu hút khách du lịch đến Hà Nội thưởng thức nền ẩm thực phong phú và đa dạng cũng như nhằm phát triển kinh tế du lịch. Qua ba đề tài trên tôi đã và đang tìm hiểu về tình hình phát triển của du lịch ẩm thực ở Hà Nội và muốn hướng tới vai trò của ẩm thực Hà Nội trong kinh doanh phát triển du lich. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ đặt vai trò của ẩm thực trong sự phát triển của du lịch tại Hà Nội và dựa trên nhu cầu của khách du lịch. Các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, khám phá văn hóa, lễ hội… để thấy được vai trò tiềm năng của ẩm thực đối với sự phát triển của du lịch. 6 . Bố cục nghiên cứu Bài nghiên cứu của tôi bao gồm các nội dung như sau: Chương I: Tổng quan về ẩm thực Hà Nội Chương II:: Vai trò tiềm năng của ẩm thực Hà Nội trong sự phát triển kinh doanh du lịch. Chương III: Giải pháp và định hướng nhằm khai thác phát triển tiềm năng du lịch của ẩm thực Hà Nội. Nội Dung Chương I: Tổng quan về ẩm thực Hà Nội Khái niệm ẩm thực và phân loại ẩm thực Hà Nội Khái niệm ẩm thực Ẩm thực là khái niệm dùng để chỉ món ăn, thức uống và cách chế biến, thưởng thức chúng. Ẩm thực đó có thể là các món ăn đặc sản hoặc các món ăn bình thường khác. Tại Hà Nội các món ẩm thực được nhắc đến như một nét văn hóa, một nghệ thuật chế biến bày trí món ăn. Chính điều ấy, có thể khẳng định ẩm thực Hà Nội còn là một công trình nghệ thuật. Khái niệm du lịch ẩm thực Là một hình thức du lịch, dựa vào nội dung mục đích chuyến đi nhằm tạo nên sự hứng thú cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu về thưởng thức tìm hiểu giá trị văn hóa món ăn của khách du lịch 1.3. Phân loại ẩm thực 1.3.1. Một vài nét về ẩm thực Việt Nam cũng như văn hóa ẩm thực Hà Nội Là một đất nước có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đồng thời cũng là trung tâm lúa nước của thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời gắn liền với nó là văn hóa ẩm thực truyền thống mang những nét đặc trưng rất riêng biệt. Ẩm thực không chỉ là những món ăn đơn thuần mà nó còn mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng cho cả dân tộc, cho tâm hồn người Việt những con người yêu cái đẹp. Hà Nội thủ đô ngàn năm văn hiến, gần nghìn năm tuổi, từng là kinh đô của nhiều triều đại. Nếp sống của người Thăng Long - Hà Nội do đó có cốt cách riêng, tầm văn hóa cao hơn, trong đó tập quán, lề thói ăn uống... cũng được nhiều vùng trong cả nước công nhận là đáng làm theo, nếu có thêm điều kiện. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Song hành “ẩm thực sang trọng” lại có “ẩm thực vỉa hè”; ngoài mấy bữa chính thì Hà Nội là nơi có nhiều món quà ngon ít nơi sánh được. Ẩm thực là một trong những mảng văn hóa không thể thiếu thể hiện sự tinh tế cũng như nét đẹp trong tâm hồn người, sự tinh tế trong cách ăn, sự sành sỏi trong cách chế biến của người Việt… Các món ăn khi được chế biến ra làm nức lòng người thưởng thức. Đây là một điểm cuốn hút khách của ẩm thực Hà Nội. Ai ai mỗi khi đặt chân đến đất nước Việt Nam cũng như đến với thành phố Hà Nội cũng không thể bỏ qua việc thưởng thức các món ăn Hà thành với sự tài hoa của những người đầu bếp nơi đây. Đây cũng chính là một nét độc đáo nhằm thu hút khách du lịch đến với Hà Nội cũng như đến với Việt Nam nói chung. Ẩm thực đã trở thành một trong nhưng tiềm năng to lớn cho ngành du lịch. 1.3.2. Phân loại ẩm thực Ẩm thực là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố là ẩm và thực để tạo nên sự hài hòa và tinh tế. Nhìn vào món ăn, đồ uống, cách chế biến món ăn, đồ uống có thể thấy biểu hiện những đặc trưng của một nền văn hóa mỗi dân tộc trong đó. Nền văn hóa mỗi dân tộc lại thể hiện những đặc điểm đậm nhạt khác nhau qua những khía cạnh khác nhau của văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực từng vùng, miền cụ thể, những địa phương nhất định, qua những món ăn đồ uống đặc sản từng nơi. Nó vừa mang tính chung vừa mang những đặc điểm ăn uống cụ thể khá rõ nét và không trộn lẫn với các vùng khác. Chẳng hạn người Việt thích ăn nước mắm và các loại mắm, nhưng người Nghệ Tĩnh ăn mắm khác với người Hà Nội, người Huế, người Sài Gòn. Người Huế thích mắm cay hơn, chua hơn các vùng khác khiến cho mắm tôm chua trở thành đặc sản Huế. Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực Hà Nội vẫn được biết đến hơn cả như một điểm nhấn của ẩm thực đất kinh kì. Trong các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ thì Hà Nội với tính chất kinh kì, vai trò đầu não văn hóa – chính trị và trung tâm đất nước trong nhiều thời đại luôn đọng lại và kết tinh những nét đặc sắc và bản địa của nền văn hóa cổ truyền dân tộc. Một trong những biểu hiện của sự kết tụ văn hóa dân tộc đó chính là các món ăn truyền thồng Hà Nội. Về ăn uống thì Hà Nội là nơi sành ăn và ăn uống sang trọng, tinh tế vào loại bậc nhất. Nói như nhà văn Thạch Lam trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường thì “Tất cả của ngon vật lạ của các nơi đều đem đến đây để hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội.”. Một đặc điểm ăn uống của người Hà Nội là thường trọng tinh, không trọng đa, “miếng ngon đánh ngã bát đầy”. Các món ăn lại thường có nhiều gia vị, mỗi món ăn một loại nước chấm. Nước chấm ấy được đựng trong các loại bát riêng, nhỏ hơn và nông hơn bát để ăn cùng cơm một chút. Người sành ăn và lịch sự phải biết chọn gia vị, nước chấm và bát đựng thích hợp cho từng món và phải biết gắp, chấm cho đúng kiểu Hà Thành. Mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng trong ẩm thực của mình, chẳng hạn, người Huế khéo làm các loại bánh, mứt; người Sài Gòn khéo làm các loại mắn, nêm. Còn người Hà Nội khéo chế biến các món ăn từ gạo nếp, gạo tẻ, đặc biệt là gạo tẻ như bún, phở, bánh cuốn, bánh tẻ, bánh đúc,…những món bánh từ lâu đã đi vào nỗi nhớ của người Hà Nội và của những ai đã từng được thưởng thức chúng dù chỉ một lần. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động du lịch thưởng thức ẩm thức Hà Nội đang phát triển mạnh. Ngoài những món ăn truyền thống, Hà Nội còn những món ăn mới mang phong cách phương Tây và mới xuất hiện ở Hà Nội, tuy vậy nơi đây vẫn là một điểm thu hút khách du lịch. Bởi vậy dưới đây, chúng tôi xin phân loại ẩm thực Hà Nội như sau: Phân loại theo thời gian xuất hiện. Trong lịch sử phát triển của mình ẩm thực Hà Nội đã có rất nhiều những sự giao lưu tiếp biến văn hóa từ các món ăn của những nơi khác nhau để tạo nên những món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Chính vì thế, nó vẫn có sức hút với tất cả mọi người cũng như khách du lịch khi đến Hà Nội. Tuy nhiên, việc gìn giữ những nét văn hóa ẩm thực truyền thống vẫn được người Hà Nội gìn giữ cũng như phát triển đến ngày nay. Trong việc phân loại ẩm thực chúng tôi có sự phân loại ẩm thực theo thời gian xuất hiện để thấy rõ quá trình phát triển của ẩm thực tại Hà Nội. - Ẩm thực Hà Nội xưa - Ẩm thực Hà Nội nay Phân loại theo tính chất món ăn Theo triết tự Hán Việt hai từ “ẩm thực” có nghĩa là “ẩm” là uống, “thực” là ăn (nghĩa đầy đủ là ăn uống). Chính vì vậy, chúng tôi chia ẩm thực Hà Nội ra thành hai loại đó là: - Ẩm (uống): Các món đồ uống của Hà Nội - Thực (ăn) nghĩa trọn vẹn là ăn uống: Các món ăn của Hà Nội. Một số món ăn tiêu biểu của ẩm thực Hà Nội. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài món ăn tiêu biểu của ẩm thực Hà Nội theo cách phân loại ẩm thực như trên.. Vì còn một vài hạn chế trong quá trình thực hiện nên chúng tôi chỉ xin phép được giới thiệu một vài món ăn tiêu biểu nhất của ẩm thực Hà Nội hiện nay. Đây là một vài món ăn đang được nhiều du khách rất yêu thích và có đóng góp lớn cho sự phát triển của du lịch ẩm thực tại Hà Nội hiện nay. Ẩm Hà Nội. + Truyền thống:Trà sen Đây là một thức uống truyền thống của người Hà Nội, nó là một thức uống tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa Hà Thành +Hiện đại: Kem Tràng Tiền Kem Tràng Tiền từ lâu đã nổi tiếng với hương vị đặc biệt làm say lòng không biết bao thế hệ người Hà Nội. Những ai một lần đến Hà Nội và được thưởng thức kem Tràng Tiền thì khó quên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất riêng của Hà Nội - vừa đứng vừa ăn kem! Kem Tràng Tiền từ lâu nổi tiếng với các hương vị như kem đậu xanh béo ngậy khi ăn vào tan chảy từ từ trong miệng cho đến kem sôcôla, cốm, sữa... ngọt lịm, thơm ngon. Từ khi ra đời năm 1958 đến nay, kem Tràng Tiền luôn giữ được sự tin yêu của khách hàng nhờ vào chất lượng và hương vị riêng của mình. Mặc dù nổi tiếng nhưng giá kem Tràng Tiền rất rẻ, mọi người ai cũng có thể thưởng thức. Cửa hàng kem Tràng Tiền không bao giờ vắng khách, đông nhất là vào chiều tối. Mỗi buổi chiều người ăn kem chen nhau xếp hàng mua kem kéo dài từ trong ra tận ngoài đường. Người bán làm việc luôn tay nhưng vẫn không kịp phục vụ cho các thượng đế. Có người đến sau hết kem phải tiu nghỉu ra về mà lòng đầy tiếc nuối. Không có bàn ghế, người ăn kem ở phố Tràng Tiền chỉ có thể đứng nhấm nháp tận hưởng vị ngọt mát lạnh của kem tan nhanh trên đầu lưỡi. Ấy vậy mà, tại đây lúc nào khách ra vào cũng nườm nợp không ngớt, có người còn “nghiện” món này, ngày nào không ăn là không chịu được. Một nữ sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội cho biết: “Mỗi ngày em đều đến đây để ăn kem và mỗi lần ăn đến 2 cái. Nhiều khi bận việc không đến ăn được cảm thấy thiếu thiếu”. Theo bạn, kem Tràng Tiền không chỉ ngon ở hương vị riêng mà còn một điểm đặc biệt là vừa đứng vừa ăn, làm cho kem Tràng Tiền khác với các nơi khác. Bạn nói: “Vào mùa hè, có những ngày tại đây không còn chỗ đứng, mọi người chen nhau vào mua kem. Và chỉ thích mua kem Tràng Tiền. Có lẽ không nơi nào người mua và ăn kem đông như tại đây. Nó đã trở thành một thói quen của người Hà Nội”. Kem Tràng Tiền không chỉ "quyến rũ" người dân Hà Nội mà khách du lịch khi ghé thăm thủ đô cũng không thể cưỡng lại được "sức hút" của loại thức ăn đơn giản nhưng rất hấp dẫn này. Julie Gaunt, cô bạn 22 tuổi đến từ nước Anh đã thốt lên "Good, very good" khi được hỏi về cảm giác của cô khi đang đứng thưởng thức kem Tràng Tiền cùng với mọi người. "Vô tình khi đi ngang qua cửa hàng kem, người hướng dẫn du lịch có giới thiệu về kem Tràng Tiền. Tôi rất tò mò và đã vào xếp hàng mua kem sau đấy đứng thưởng thức cùng mọi người. Kem rất ngon và “cách” ăn kem ở đây rất đặc biệt”, Julie Gaunt nói. Theo Julie Gaunt thì sau đó ngày nào có thời gian là cô lại ra đây ăn kem. Chè: Không bắt mắt bằng sự cầu kì hòa trộn màu sắc, chè Hà Nội chinh phục người thưởng thức bởi hương vị đặc biệt. Chè Hà Nội phảng phất hương thơm nhẹ nhàng của hoa nhài, hoa bưởi cùng vị ngọt thanh mát của nước đường chưng. Chè Hà Nội mang trong mình những hương vị riêng so với các vùng miền trong cả nước, khác về cách chọn nguyên liệu, cách nấu và cách thưởng thức chè. Tuy cách chế biến các món chè của người Hà Nội khá đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự tinh tế của người nấu, phải thật chú tâm thì chè mới ngon. Cái tâm của người nấu cộng với sự tinh tế trong cách thưởng thức sẽ làm nên đặc trưng riêng có của những ly chè. Ảnh: Những bát chè Hà Nội Cái tâm và sự “khó tính” của người nấu thể hiện rõ ở việc lựa chọn nguyên liệu. Ví như chè đỗ xanh người chọn đỗ hạt tiêu, thứ đỗ vàng ươm, khi nấu tỏa mùi thơm dễ chịu. Chè đỗ đen thì kén loại xanh lòng, cắn giòn, đều hạt, không có hạt rám, mọt. Vừng thì chọn vừng nếp, hạt mẩy đều để chè thơm và béo... Rồi cách rắc đậu, rắc cốm, thả hạt sen khi nấu chè sen, chè cốm, chè hoa cau cũng rất khéo léo. Hạt đậu hay cốm khi rắc xong không bị chìm, không vón cục mà lại vừa sánh và trong. Bát chè không chỉ ngon mà còn phải đẹp sắc. Chè Hà Nội cũng khá phong phú về chủng loại: chè sen, chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè kho, chè vừng đen… Mỗi món chè đều mang những hương vị riêng rất hấp dẫn nhưng nếu chọn một món chè đặc sản Hà Nội thì có lẽ là chè cốm. Vị ngọt thanh mát của chè cốm lan tỏa nơi đầu lưỡi làm ai đã thưởng thức một lần thì không thể nào quên được. Không hề có một chút cảm giác ngọt thé gây khó chịu cho người thưởng thức, chỉ thấy ngan ngát đâu đây hương cốm mùa thu… Mặc dù ở Hà Nội giờ đây có đến hàng chục loại chè khác nhau, du nhập từ các vùng miền cả nước. Phổ biến nhất là các loại chè Sài Gòn, chè cung đình Huế, chè Thái Lan… nhưng người gốc Hà Nội nay vẫn quyến luyến hương vị riêng thủa xưa của những món chè bình dị. Người ta tìm đến các hàng chè trong phố cổ, chợ Đồng Xuân, Hàng Da… Chỉ ở những nơi này người ta mới vương vấn, hoài niệm về hương thơm ngan ngát của hoa bưởi, hoa nhài trong những bát chè xưa. Chè Hà Nội tuy không bỏ đá nhưng thực khách vẫn bị ngây ngất bởi cảm giác mát lạnh ngấm dần đầu lưỡi. Mát vì có bột sắn dây nguyên chất, mát của hương hoa nhài thoang thoảng… Ngoài ra, những gánh chè rong của các bà, các chị cũng vẫn giữ được vị ngọt thanh mát của nước đường chưng quện với vị bùi bùi của đỗ, cốm, hạt sen… K
Luận văn liên quan