Đề tài Các giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động nhưng, thiết nghĩ, đề tài “Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam” vẫn mang tính thời sự bởi lẽ: Một là, Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải và không thể chỉ là Trung tâm giao dịch chứng khoán. Để hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán, cần thiết phải nghiên cứu để hình thành và phát triển nhiều bộ phận khác thị trường thứ nhất (sở giao dịch chứng khoán), thị trường thứ hai (thị trường OTC), cũng như các định chế có liên quan khác (hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, hiệp hội các nhà tư vấn, các Quỹ đầu tư). Hai là, ý tưởng cơ bản để thiết lập trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh là thiết lập một sàn giao dịch thử nghiệm để tập dượt và tạo bước đệm cho viêc hình thành Sở giao dịch chính thức. Và, do vậy, cần phải tổng kết để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của mô hình thử nghiệm nhằm đúc rút những kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển một cơ Sở giao dịch chứng khoán chính thức, hiện đại trong tương lai. Ba là, do quá kỳ vọng vào vai trò của thị trường, chứng khoán, Trung tâm giao dịch đã khai trương trong bối cảnh các hạ tầng cơ sở cần thiết cho thị trường vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ. Hậu quả là, sau một năm hoạt động, Trung tâm giao dịch chứng khoán đang đối mặt với nhiều nguy cơ khủng khoảng: khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng thiếu chứng khoán, nguy cơ biến Trung tâm thành một sòng bạc kiểu mới, nguy cơ thao túng thị trường bởi giao dịch tay trong (nội gián) . Những nguy cơ này đã và đang là những mầm mống phát sinh những yếu tố bất ổn đe doạ đến tính công bằng, minh bạch vào sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai của thị trường, để khắc phục các nguy cơ này, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải tiếp tục làm rõ nhằm tránh các rủi ro khi trang bị lại các hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, lưu ký cho Sở giao dịch cũng như hoạch định một chiến lược phát triển bền vững tổng thể cho thị truờng chứng khoán Việt Nam trong tương lai. Bốn là, theo kinh nghiệm của nhiều nước, ngay cả trong trường hợp thiết lập xong Sở giao dịch chứng khoán, từ khi thiết lập cho đến khi Sở giao dịch chính thức khẳng định vị thế trên thị trường tài chính cũng phải mất khoảng vài chục năm. Trong thời khoảng ấy, nhiều vấn đề phát sinh cần phải được nghiên cứu, xử lý để bảo đảm thị trường hoạt động ổn định và có hiệu quả.

pdf89 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động nhưng, thiết nghĩ, đề tài “Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam” vẫn mang tính thời sự bởi lẽ: Một là, Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải và không thể chỉ là Trung tâm giao dịch chứng khoán. Để hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán, cần thiết phải nghiên cứu để hình thành và phát triển nhiều bộ phận khác thị trường thứ nhất (sở giao dịch chứng khoán), thị trường thứ hai (thị trường OTC), cũng như các định chế có liên quan khác (hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, hiệp hội các nhà tư vấn, các Quỹ đầu tư). Hai là, ý tưởng cơ bản để thiết lập trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh là thiết lập một sàn giao dịch thử nghiệm để tập dượt và tạo bước đệm cho viêc hình thành Sở giao dịch chính thức. Và, do vậy, cần phải tổng kết để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của mô hình thử nghiệm nhằm đúc rút những kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển một cơ Sở giao dịch chứng khoán chính thức, hiện đại trong tương lai. Ba là, do quá kỳ vọng vào vai trò của thị trường, chứng khoán, Trung tâm giao dịch đã khai trương trong bối cảnh các hạ tầng cơ sở cần thiết cho thị trường vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ. Hậu quả là, sau một năm hoạt động, Trung tâm giao dịch chứng khoán đang đối mặt với nhiều nguy cơ khủng khoảng: khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng thiếu chứng khoán, nguy cơ biến Trung tâm thành một sòng bạc kiểu mới, nguy cơ thao túng thị trường bởi giao dịch tay trong (nội gián) ... Những nguy cơ này đã và đang là những mầm mống phát sinh những yếu tố bất ổn đe doạ đến tính công bằng, minh bạch vào sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai của thị trường, để khắc phục các nguy cơ này, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải tiếp tục làm rõ nhằm tránh các rủi ro khi trang bị lại các hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, lưu ký cho Sở giao dịch cũng như hoạch định một chiến lược phát triển bền vững tổng thể cho thị truờng chứng khoán Việt Nam trong tương lai. Bốn là, theo kinh nghiệm của nhiều nước, ngay cả trong trường hợp thiết lập xong Sở giao dịch chứng khoán, từ khi thiết lập cho đến khi Sở giao dịch chính thức khẳng định vị thế trên thị trường tài chính cũng phải mất khoảng vài chục năm. Trong thời khoảng ấy, nhiều vấn đề phát sinh cần phải được nghiên cứu, xử lý để bảo đảm thị trường hoạt động ổn định và có hiệu quả. 2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Lựa chọn chủ đề “Các giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, đề tài này đặt ra 3 nhiệm vụ: Một, nghiên cứu một cách có hệ thống nền tảng của chứng khoán và thị trường chứng khoán, phân tích các rủi ro gắn liền với các loại chứng khoán, để làm cơ sở luận giải một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Hai, đánh giá hiện trạng hạ tầng cơ sở của mô hình thử nghiệm (khung pháp lý, hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, hệ thống lưu ký) và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Ba, nghiên cứu các giải pháp hình thành và phát triển các khu vực thị trường khác cũng như chiến lược phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống (duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, diễn dịch, quy nạp), đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp mô hình hoá, phương pháp kinh tế lượng.... 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, đề tài được xây dựng theo kết cấu truyền thống 3 chương: Chương 1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Chương 2. Thực trạng hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3. Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH, THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1.1. Các dòng lưu chuyển trong nền kinh tế Chức năng cơ bản của mọi nền kinh tế là sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà xã hội cần. Kết hợp các yếu tố đầu vào là lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thiết bị sản xuất, cơ sở hạ tầng và vốn để tạo ra các đầu ra là các sản phảm hàng hoá, dịch vụ hữu ích cho tiêu dùng hoặc cho quá trình sản xuất khác, nền kinh tế tạo ra hai dòng lưu chuyển đối ứng: lưu chuyển của dòng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từ các đơn vị sản xuất - nơi sử dụng các yếu tố đầu vào - đến các đơn vị tiêu dùng - nơi tiêu thụ các đầu ra và lưu chuyển của dòng tiền thanh toán từ các đơn vị tiêu thụ tới các đơn vị sản xuất. Trong hầu hết các nền kinh tế đương đại, chính các đơn vị tiêu thụ (chủ yếu là các hộ gia đình) là người cung cấp các dịch vụ sản xuất cho các đơn vị sản xuất (chủ yếu là các doanh nghiệp và chính phủ) để đổi lấy thu nhập dưới hình thức tiền lương, tiền công và cũng chính các đơn vị sản xuất sử dụng phần lớn thu nhập để mua sắm hàng hoá, dịch vụ hoặc đóng thuế cho chính phủ. Kết quả của việc trao đổi này là hình thành hai dòng lưu chuyển đổi ứng khác: lưu chuyển của dòng dịch vụ sản xuất từ các đơn vị tiêu thụ tới đơn vị sản xuất. Trong nền kinh tế tiền tệ, dưới sự chi phối của cơ chế thị trường, các dòng chu chuyển sản phẩm và thu nhập này diễn ra liên tục, không ngừng và có quan hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hình 1.1. Chu chuyển của các dòng thu nhập, thanh toán, sản phẩm, dịch vụ. C¸c ®¬n vi s¶n xuÊt (Chñ yÕu lμ c¸c doanh nghiÖp vμ chinh phñ) C¸c ®¬n vi s¶n xuÊt (Chñ yÕu lμ c¸c hé gia ®×nh) D ß n g c h i p h i t i ª u t h ô v μ t h u Õ Dßng s¶ n phÈm hμng ho¸ vμ d ich vô Dßng d i ch vô s¶n xuÊ t D ß n g t h u n h Ë p 4 1.1.2. Thị trường và vai trò của thị trường trong nền kinh tế Mười năm trở lại đây, sau sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu, một lần nữa, cơ chế thị trường đã khẳng định sức sống mãnh liệt của nó trong một thế giới đầy rẫy những biến động. Sau nhiều thập kỷ ngợi ca tính ưu việt của nền kinh tế chỉ huy với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bức tranh kinh tế nghèo nàn, ảm đạm và không gì sáng sủa đã buộc Nga và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã từng tự hỏi “chúng ta là ai và chúng ta đang ở đâu” để rồi đoạn tuyệt với cơ chế quản lý cũ, thực hiện những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế chỉ huy sang một nền kinh tế thị trường. Trong khi vẫn kiên trì theo việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, bằng việc mở cửa của thị trường chứng khoán Thượng Hải vào năm 1990 và thị trường chứng khoán Thẩm Quyến vào năm 1992, Trung Quốc cũng đã chính thức mở cửa để thừa nhận và kết hợp các yếu tố của nền kinh tế thị trường ngay trong lòng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa thực dụng của Đặng Tiểu Bình. Nhiều quốc gia đang phát triển khác như Thái lan, Hàn quốc.... cũng đang có sự gia tăng nhanh chóng về tổng sản phẩm và mức thu nhập bình quân đầu người bởi việc cải tổ mạnh mẽ nền kinh tế và thiết lập một thể chế phù hợp với kinh tế của thị trường, giảm thiểu vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế. Khác hẳn với những nền kinh tế nói trên, Cuba, Bắc Triều Tiên là những nền kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa thừa nhận hoàn toàn kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tế. Vậy thì thị trường là gì và tại sao và bằng cách nào thị trường có sức mạnh như vậy? Theo nghĩa gốc, thị trường chỉ một địa điểm cụ thể để người mua và người bán tập hợp lại để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Thế nhưng, ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, nội hàm của khái niệm thị trường đã được mở rộng hơn nhiều. Trong kinh tế học hiện đại, thị trường không chỉ là một địa điểm mua bán tập trung mà một cơ chế mà theo đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Đó có thể một thị trường giao dịch không có địa điểm giao dịch cụ thể nào hết vì các giao dịch, trao đổi trên thị trường này được thực hiện thông qua điện thoại, telex, máy điện toán và các trang thiết bị khác. Mặc dù cơ chế thị trường hoạt động chưa thật sự hoàn hảo theo nguyên lý bàn tay vô hình của Adam Smith nhưng trong các nền kinh tế hiện đại, thị trường đã chứng minh những hiệu quả to lớn trong việc giải quyết ba vấn đề cơ bản của mọi nền kinh tế: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và, Sản xuất cho ai? Một mặt, thông qua sự thay đổi của giá trị cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, thị trường sẽ tự động xác định loại hàng hoá và dịch vụ gì cần được sản xuất mở rộng và loại hàng hoá nào sẽ bị thu hẹp. Mặt khác bằng sự điều tiết của động lực lợi ích (thị phần, uy tín, hình ảnh, thu nhập và bằng những lợi ích kinh tế khác), tính sẽ nhạy cảm đối với nhu cầu của người tiêu dùng, sự năng động trong việc lựa chọn loại công nghệ sản xuất và 5 phương thức quản lý có hiệu quả sẽ được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng và khai thác một cách triệt để nhằm sản xuất ngày một nhiều hơn các hàng hoá và dịch vụ mà xã hội cần. Lợi ích kinh tế ở đây có giá trị bằng muôn lời hiệu triệu, vạn lời động viên, kêu gọi có tính chung chung mà thông thường chỉ tỏ ra có hiệu quả trong các nền kinh tế thời chiến. Đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ. 1.1.3. Chức năng của hệ thống tài chính và thị trường tài chính Tồn tại một quy luật trong cuộc sống và sinh hoạt đời thường là, giữa mức thu nhập và chi tiêu của các tác nhân kinh tế không phải bao giờ cũng có sự ăn khớp với nhau cả về mặt thời gian cũng như định lượng. Tại một thời điểm nào đó, khi một tác nhân kinh tế có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa cần sử dụng, tác nhân này sẽ có nhu cầu cho vay các tác nhân khác trong hệ thống tài chính. Trái lại, tại một thời điểm khác, khi nhu cầu chi tiêu và đầu tư vượt quá các nguồn thu nhập hiện tại, tác nhân kinh tế này sẽ trở thành tác nhân đi vay trên thị trường tài chính. Như vậy, trong một nền kinh tế tiền tệ, nhu cầu trao đổi, mua bán các nguồn vốn tiền tệ là nhu cầu thiết yếu. Và chính đó là lý do tồn tại của thị trường tài chính và hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính là tập hợp tất cả các loại thị trường tài chính, các định chế tài chính, các luật lệ, quy tắc, các kỹ thuật để tạo lập, phân phối, định giá, mua bán, trao đổi các sản phẩm và dịch vụ tài chính giữa các tác nhân kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ) trong nền kinh tế. Là một trong những phát minh quan trọng nhất của xã hội hiện đại, hệ thống tài chính có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp các kênh dẫn vốn để chuyển tải các quỹ cho vay khan hiếm từ những người tiết kiệm - tác nhân cho vay - sang những người cần tiền - tác nhân đi vay - để đầu tư sản xuất hoặc mua sắm hàng hoá dịch vụ. Trong nền kinh tế hiện đại, tầm quan trọng của hệ thống tài chính thể hiện ở việc thực hiện các chức năng cơ bản sau đây: Thứ nhất, hệ thống tài chính tạo ra những công cụ tài chính để chuyển dịch rủi ro từ những người tiết kiệm (hoặc người cho vay) - người không thích sự không chắc chắn về lợi tức hoặc các khoản thanh toán - sang mhững người tiết kiệm hoặc những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều loại tài sản tài chính để nắm giữ, thay vì chỉ nắm giữ một loại tài sản tài chính, nhà đầu tư thích có sự ổn định về số lợi tức thu được có thể phân bổ số của cải hiện có của mình trong tập hợp các tài sản tài chính khác nhau để phân tán rủi ro. Mặc dù kết quả đầu tư vào một tài sản tài chính này có thể là tốt và tài sản kia có thể là không tốt lắm nhưng tính chung, thông thường tổ hợp các tài sản (danh mục đầu tư) được chọn bao giờ cũng có mức lợi tức trung bình. 6 Thứ hai, cùng với việc tạo ra các tài sản tài chính, hệ thống tài chính cung cấp một hệ thống giao dịch để gia tăng tính lưu chuyển (liquidity) của các tài sản tài chính. Theo quan điểm của người có tiền nhàn rỗi, tính lưu chuyển của tài sản được xem là một lợi ích bởi vì không ai muốn vốn đầu tư của mình bị bất động vào một loại tài sản nhất định. Bằng cách tạo ra các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tài khoản tiền giửi không kỳ hạn, thị trường tài chính cho phép nhà đầu tư nắm giữ các tài sản tài chính thích ứng nhanh nhạy với những cơ hội đầu tư mới hoặc những sự kiện bất trắc, không dự đoán trước hơn là những nhà đầu tư phân bố tài sản của mình vào bất động sản, nhà máy, máy móc thiết bị bởi vì, bán một tài sản tài chính để mua tài sản khác hoặc mua hàng hoá bao giờ cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thứ ba, hệ thống tài chính còn có chức năng khác là tập hợp thông tin và cung cấp thông tin. Những thông tin mà hệ thống tài chính tập hợp và cung cấp là những thông tin hữu ích đối với người tiết kiệm lẫn người có nhu cầu vay mượn. Khi thực hiện chức năng tập hợp thông tin, hệ thống tài chính xác định các thông tin về những người có nhu cầu vay mượn trong tương lai và mục đích sử dụng nguồn ngân quỹ vay mượn này. Những thông tin này rất hữu ích đối với người có tiền nhàn rỗi để cân nhắc trước khi quyết định cho vay nhằm bảo vệ các khoản đầu tư của mình. Để có được những nguồn thông tin này những người muốn đầu tư riêng rẽ (cho vay) số tiền tiết kiệm của mình phải mất chi phí giao dịch (kể cả thời gian). Đôi khi thu nhập mang lại do cho vay trực tiếp có thể không đủ trang trải các phí giao dịch nay. Thông qua hệ thống tài chính chi phí giao dịch sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể bởi vì quy mô giao dịch lớn sẽ cho phép có được mức tiết kiệm do khối lượng giao dịch lớn (economies of scale). Dịch vụ thông tin thứ hai mà hệ thống tài chính cung cấp là cung cấp thông tin. Bằng cách chuyển tải các thông tin về tình trạng tài chính của các doanh nghiệp vào trong giá cả và mức sinh lời của các công cụ tài chính, thị trường tài chính cho phép người đi vay và người cho vay có đủ cơ sở để đưa ra các quyết định của mình. 1.1.4. Các loại thị trường tài chính trong hệ thống tài chính Tồn tại nhiều thị trường tài chính trong hệ thống tài chính. Tương ứng với các tiêu thức phân loại khác nhau, có nhiều loại thị trường tài chính khác nhau. Theo bản chất của các công cụ tài chính, vốn lưu chuyển trên thị trường tài chính thông qua thị trường các chứng khoán vay nợ và thị trường các chứng khoán góp vốn. Theo kỳ hạn của các công cụ tài chính, vốn có thể lưu chuyển thông qua thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong hệ thống tài chính. Theo quy ước, thị trường tiền tệ là thị 7 trường giao dịch các công cụ tài chính có kỳ hạn dưới một năm và thị trường vốn là thị trường giao dịch các công cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm. Theo mức độ công khai của các giao dịch, vốn lưu chuyển thông qua thị trường mở và thị trường thương lượng. Thị trường mở là thị trường mua bán các công cụ tài chính mà bất cứ cá nhân và các định chế tài chính nào cũng có thể tham gia. Ngược lại, trong thị trường thương lượng, các công cụ tài chính được trao đổi theo những điều khoản mua bán trong các hợp đồng có tính chất riêng tư đựoc thiết lập bởi các cuộc bàn thảo và thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán. Theo thời hạn tồn tại của các công cụ tài chính kể từ đợt phát hành đầu tiên, vốn có thể được trao đổi trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới được phát hành lần đầu. Ngược lai, thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các loại chứng khoán đã qua tay. Theo cấu trúc tổ chức của thị trường, vốn đựơc chuyển tải qua thị trường đấu giá hoặc trên thị trường không chính thức. Trong thị trường đấu giá, người đầu tư đặt giá mua cao nhất sẽ là người được nhận chứng khoán. Trong thị trường không chính thức, các công cụ tài chính được mua bán thông qua các nhà môi giới hoạt động bên ngoài các cơ sở giao dịch chính thức, nơi giao dịch các công cụ tài chính của các công ty lớn nhất, có tình trạng tài chính ổn định nhất. Cũng có thể phân loại các thị trường tài chính theo phương thức phân phối các công cụ tài chính sau khi thực hiện một giao dịch. Trên thị trường giao dich ngay, các công cụ tài chính được giao ngay lập tức (thường là trong khoản vài ba ngày làm việc). Ngược lại, trên thị trường giao sau (thị trường các công cụ tài chính phát sinh hay thị trường các chứng khoán tuỳ thuộc: chứng khoán có giá trị tuỳ thuộc vào giá tri của một tài sản khác như các hợp đồng trong tương lai và các hợp đồng quyền chọn), các công cụ tài chính có thể được trao đổi tại một thời điểm nhất định trong tương lai ở một mức giá được xác định. 1.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH VÀ CÁC GIAO DỊCH TÀI CHÍNH 1.2.1. Các tài sản tài chính Trong một nền kinh tế được tiền tệ hoá ở mức độ cao như kinh tế thị trường, khái niệm tài sản bao hàm một nội dung kinh tế khá rộng. Một tài sản, nói theo nghĩa rộng, là bất cứ vật sở hữu gì mà có giá trị trong trao đổi. Nói đến tài sản phải kể đến tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là tài sản có giá trị phụ thuộc vào những đặc tính vật chất riêng biệt. Thuộc về tài sản hữu hình là nhà cửa, đất đai hoặc máy móc thiết bị. Tài sản hữu hình có thể được phân loại thêm thành tài sản có thể tái sản xuất như máy móc thiết bị và những tài sản không thể tái sản xuất như đất đai, hầm mỏ, tác phẩm nghệ 8 thuật. Khác với tài sản hữu hình, tài sản vô hình tượng trưng cho các trái quyền hợp pháp - quyền đòi phải hoàn trả một số tiền, quyền đòi thực hiện một nghĩa vụ - đối với các khoản lợi nhuận trong tương lai. Giá trị của các tài sản vô hình không có sự liên quan gì tới hình thức, nội dung vật chất mà người sử dụng để ghi nhận các chứng chỉ hữu hình nhưng tự bản thân tài sản tài chính lại không có giá trị. Đúng ra, giá trị của các tài sản tài chính dựa trên giá trị của dòng thu nhập được tạo ra bởi các tài sản thật. Các tài sản tài chính cũng còn được gọi là các công cụ tài chính hoặc các chứng khoán là các tài sản vô hình. Mặc dù có hàng nghìn loại tài sản tài chính khác nhau nhưng, theo Peter S. Rose [113, p.24], tựu trung có thể chia các tài sản tài chính ra làm 3 nhóm: Tiền, chứng khoán góp vốn (hay chứng khoán sở hữu), chứng khoán cho vay (hay chứng khoán nhận nợ). 1.2.1.1. Tiền Trong các nền kinh tế tiền tệ, bất cứ tài sản tài chính nào được thừa nhận một cách rộng rãi như một phương tiện thanh toán hàng hoá, dich vụ hoặc để thanh toán nợ nần đều được gọi là tiền [113,p.24], [115,p.9]. Định nghĩa này nhấn mạnh yếu tố niềm tin, yếu tố tâm lý bao hàm trong khái niệm tiền tệ. Trong lịch sử, đã có nhiều thứ hàng hoá khác nhau được sử dụng như tiền bởi vì người ta tin tưởng vào giá trị của chúng và sẵn sàng thừa nhận chúng khi thanh toán. Theo truyền thống, phần lớn các nhà kinh tế đã định nghĩa tiền là tất cả các loại tiền giấy, tiền xu do công chúng nắm giữ, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại và các định chế nhận tiền gửi khác. Tài sản tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường là tiền. Tiền tự bản thân nó là một tài sản tài chính thật sự bởi vì tất cả các dạng tiền tệ mà chúng ta sử dụng hôm nay đều là những trái quyền (quyền đòi chi trả) đối với các định chế phát hành ra nó. Bởi vì tất cả các tài sản tài chính được đánh giá bằng tiền và vì các dòng lưu chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay diễn ra qua trung gian của tiền tệ cho nên có thể nói rằng, tài sản tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế là tiền. 1.2.1.2. Các chứng khoán vay nợ Loại tài sản tài chính thứ hai là các chứng khoán vay nợ. Thuộc về nhóm tài sản tài chính này là các trái phiếu, các khoản phải thu và tiền gửi tiết kiệm. Trái phiếu là giấy chứng nhận về một khoản vay do người cho vay (người sở hữu trái phiếu) dành cho người
Luận văn liên quan