Đề tài Công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay

Quản lý hộ tịch được coi là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý về hộ tịch đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của nền hành chính quốc gia. Bởi chế độ quản lý hộ tịch không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử mà còn phản ánh mức độ nhất định truyền thống, tập quán trong tổ chức đời sống xã hội về quản lý dân cư ở mỗi quốc gia. Thực tiễn quản lý hộ tịch ở nước ta gần 60 năm qua cho thấy những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch. Mặc dù hoạt động quản lý hộ tịch có nhiều phát triển trong hơn nửa thế kỷ, và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây nhưng việc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin hộ tịch vẫn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Bắc Giang đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Với dân số 1.563.468 người (theo tổng điều tra dân số tháng 4/2009), gồm 27 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao ; với các đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hoà, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang. Bắc Giang có thể coi là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch. Khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của vùng, trong những năm gần đây, công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ còn bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế cần khắc phục.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 18584 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý hộ tịch được coi là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Hiện nay, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý về hộ tịch đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của nền hành chính quốc gia. Bởi chế độ quản lý hộ tịch không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử mà còn phản ánh mức độ nhất định truyền thống, tập quán trong tổ chức đời sống xã hội về quản lý dân cư ở mỗi quốc gia. Thực tiễn quản lý hộ tịch ở nước ta gần 60 năm qua cho thấy những yếu tố trì trệ, bất cập của hệ thống pháp luật về quản lý hộ tịch. Mặc dù hoạt động quản lý hộ tịch có nhiều phát triển trong hơn nửa thế kỷ, và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây nhưng việc quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin hộ tịch vẫn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Bắc Giang đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình. Với dân số 1.563.468 người (theo tổng điều tra dân số tháng 4/2009), gồm 27 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao…; với các đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hoà, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang. Bắc Giang có thể coi là địa bàn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch. Khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của vùng, trong những năm gần đây, công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ còn bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế cần khắc phục. Nhận thấy sự cần thiết của công tác quản lý hộ tịch và yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn xã, và để phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành quản lý xã hội tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhóm sinh viên lớp Quản lý xã hội Khóa 26 quyết định chọn nội dung quản lý hộ tịch ở xã làm đề tài nghiên cứu với tên gọi: “Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay” 2. Tình hình nghiên cứu Có thể khẳng định rằng quản lý hộ tịch là hoạt động khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn và cần thiết hơn đó là sự thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương. Có như vậy nhà quản lý mới có thể áp dụng một cách linh hoạt pháp luật của nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của cả những nhà khoa học và các nhà quản lý. Một số công trình khoa học tiêu biểu về quản lý hộ tịch đã được công bố trong thời gian qua như: - Cuốn sách “Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch” của tác giả Phạm Trọng Cường - H: Tư pháp, 2007 ; - “Về quản lý hộ tịch”. Sách tham khảo / Phạm Trọng Cường. - H: Chính trị Quốc gia, 2004; - “Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch” / B.soạn: Nguyễn Quốc Cường, Lương Thị Lanh, Trần Thị Thu Hằng... - H: Tư pháp, 2006; - “Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch” - H: Chính trị Quốc gia, 2006; - “151 Câu Trả Lời Về Hộ Tịch, Hộ Khẩu, Chứng Minh Nhân Dân Và Công Chứng, Chứng Thực” / L.G: Trần Huyền Nga. – H: NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; - “Hướng dẫn nghiệp vụ Đăng Ký và Quản Lý Hộ Tịch” - H: NXB Tư Pháp, 2006; - “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch” – H: NXB Tư Pháp, 2007. Ngoài ra còn có các bài viết, tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn về quản lý hộ tịch trên những địa bàn cụ thể như: Tài liệu học tập về công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu. - Yên Bái: Ty công an Yên Bái, 1973; Tài liệu hướng dẫn thi hành điều lệ đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu. - Hải Hưng: Ty công an Hải Hưng, 1976;... Bên cạnh đó phải kể đến những tài liệu, báo cáo được gửi lên từ cấp cơ sở mang tính chất định kỳ. Là một tỉnh đầy tiềm năng ở miền núi và trung du phía Bắc, công tác quản lý hộ tịch ở Bắc Giang đang ngày càng phát triển theo hướng hiện đại và mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua báo cáo của các cơ quan quản lý công tác này chúng ta đã có cái nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn về quản lý hộ tịch trên toàn tỉnh nói chung và trên các địa bàn xã nói riêng. Đạt được hiệu quả cao ở cơ sở sẽ là tiền đề quan trọng cho hoạt động quản lý dân cư mang tầm quy mô, hiện đại của toàn tỉnh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ khi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch ra đời và có hiệu lực thi hành vào ngày 01.01.2006 đến hết năm 2008. - Không gian nghiên cứu: Khảo sát tại 14 xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đó là các xã: Đa Mai (thành phố Bắc Giang); Tân Mỹ (huyện Yên Dũng); Lương Phong (huyện Hiệp Hòa); Tam Hiệp, Phồn Xương (Yên Thế); Lan Giới, Cao Thượng, Cao Xá, Ngọc Thiện (huyện Tân Yên); Xương Lâm, Đại Lâm (huyện Lạng Giang); Việt Tiến, Tự Lại (huyện Việt Yên); Chu Điện (huyện Lục Nam). 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu Đề tài tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm cũng như những hạn chế của công tác đó, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch ở Bắc Giang nói riêng và trên địa bàn các tỉnh, thành phố của cả nước nói chung. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ nội dung của đề tài, thực hiện được mục tiêu đã đặt ra, nhiệm vụ mà đề tài phải làm được đó là: - Tìm hiểu và phân tích lịch sử dân cư qua các thời kỳ ở Việt Nam, tìm kiếm thông tin về Bắc Giang và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh về công tác quản lý hộ tịch ở cơ sở. - Thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về thực trạng quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, đánh giá ưu, khuyết điểm của công tác này. - Phân tích các nguyên nhân thực trạng trên, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng như trên cả nước nói chung. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý hộ tịch, cụ thể là công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn xã – đơn vị hành chính nhỏ nhất ở nước ta hiện nay; kết hợp với các tư liệu lịch sử trong quá trình luận giải các vấn đề đặt ra. 5.2 Phương pháp tiếp cận - Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát, phỏng vấn, điều tra mẫu. - Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu + Các thông tin từ sách, báo; + Nguồn tin từ mạng Internet; + Thông tin từ báo cáo định kỳ của Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang… 6. Kết cấu nội dung đề tài A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hộ tịch. Chương 2: Thực trạng quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay. C. Phần kết luận B. NỘI DUNG CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH 1.1. Khái niệm hộ tịch 1.1.1. Khía cạnh ngôn ngữ Các từ điển Hán - Việt của nhiều tác giả khác nhau đã giải nghĩa từ “hộ tịch” như sau: - “Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức vụ và tịch quán của từng người”. (Đào Duy Anh: Giản yếu Hán – Việt, quyển thượng, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.9); - “Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ họ, quê quán và chức vụ của từng người”. (Nguyễn Văn Khôn: Hán – Việt từ điển, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1960, tr.404); - “Hộ tịch: Sổ biên nhận một số địa phương hoặc cả toàn quốc, trong đó ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người”. (Hoàng Trúc Lâm: Hán – Việt tân từ điển, Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn, 1974, tr.296); - “Hộ tịch: Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư ngụ trong xã phường”. (Bửu Kế: Từ điển Hán – Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hóa, TPHCM, 1999, tr. 814); - “Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán nghề nghiệp của mọi người trong một địa phương”. (Nguyễn Lân chủ biên: Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, Nxb. TPHCM, 1989, tr.321); Bên cạnh những cách giải nghĩa nói trên, một số từ điển lại giải nghĩa từ “hộ tịch” ở những khía cạnh khác hẳn. Dưới đây là một số ví dụ: - “Hộ tịch: Sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương mình theo từng hộ”. (Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.442); - “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật”. (Nguyễn Như Ý chủ biên: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa- Thông tin, 1998, tr.835); - “Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơi mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần”. (Nguyễn Văn Đạm: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1999, tr.385); Như vậy nghĩa của từ “hộ tịch” xét về góc độ ngôn ngữ còn nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí có cuốn từ điển giải nghĩa còn thể hiện sự nhầm lẫn cơ bản giữa hai khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu”. Điều này phản ánh một thực tế là sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này trong nhận thức xã hội là khá phổ biến. 1.1.2. Về khía cạnh pháp lý Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính Phủ 10.10.1998 về đăng ký hộ tịch thì “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. Cùng với khái niệm “hộ tịch” được nêu trên đây, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP còn nêu lên khái niệm “đăng ký hộ tịch” như sau: “Đăng ký hộ tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác nhận sự kiện sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận con nuôi; Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác nhận cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc các sự kiện khác do pháp luật quy định” Trước khi có Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, Bộ luật dân sự 1995 cũng đã đưa ra định nghĩa về đăng ký hộ tịch tại Điều 54 như sau: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. So sánh quy định này với quy định của Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP có thể thấy Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đã sử dụng phương pháp mô tả để phản ánh đầy đủ toàn diện khái niệm “đăng ký hộ tịch”. Hành vi xác nhận các sự kiện sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký quá hạn các việc sinh, tử, đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi. Đối với các sự kiện hộ tịch nêu trên, cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ hộ tịch dành cho từng loại việc, đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…). Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới làm căn cứ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân. Hành vi ghi vào sổ hộ tịch các việc về ly hôn; xác định cha, mẹ con; thay đổi quốc tịch; mất tích; mất năng lực hành vi dân sự; hạn chế năng lực hành vi dân sự; hủy hôn trái pháp luật; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên…khác với hành vi xác nhận đối với các loại sự kiện hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: bản án hoặc quyết định của Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn, quyết định của Tòa án tuyên bố chết đối với một người …), ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch. Điểm phân biệt cơ bản giữa hành vi này với nhóm hành vi thứ nhất là nó không làm phát sinh hiệu lực pháp lý. Bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đem lại hiệu lực pháp lý cho các sự kiện đó. Ví dụ: Một bản án xử ly hôn của Tòa án, bản thân nó đã có hiệu lực pháp lý sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án chứ không phải chờ đến khi được ghi chú vào sổ hộ tịch mới có hiệu lực pháp lý. 1.1.3. Phân biệt giữa “quản lý hộ tịch” và “quản lý hộ khẩu” Việc làm rõ các dấu hiệu phân biệt giữa quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Thực tế cho thấy, hiện nay sự nhầm lẫn giữa khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu”, cũng như sự nhầm lẫn về hoạt động quản lý hộ tịch và hoạt động quản lý hộ khẩu trong nhận thức xã hội còn khá phổ biến. Ví dụ: Trong đời sống hàng ngày, khi phải giải quyết các việc về hộ tịch, người dân ở các thành phố, thị xã thường gọi cán bộ tư pháp có nhiệm vụ giải quyết là “Công an hộ tịch”. Điều này cho thấy căn nguyên từ chính mô hình quản lý hộ tịch, hộ khẩu của nước ta trong suốt một thời gian dài trước năm 1987, khi cả hoạt động quản lý hộ tịch và hộ khẩu đều do ngành Nội vụ (nay là ngành Công an) thực hiện. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 51/CP ngày 10.5.1997 của Chính phủ về quản lý hộ khẩu thì “Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân”. Như vậy hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu đều nằm trong phạm trù quản lý dân cư. Tuy nhiên hai khái niệm này được phân biệt ở hai điểm cơ bản sau: Về đối tượng quản lý, đối tượng quản lý hộ khẩu chỉ là đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân, trong khi đối tượng của quản lý hộ tịch bao gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết: ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi sinh; quê quán; quan hệ gia đình; quan hệ hôn nhân…Xét về tính chất có thể thấy quản lý hộ tịch quan tâm tới các yếu tố nhân thân có tính bền vững của cá nhân, những yếu tố này chỉ có thể được thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ. Trong khi đó, yếu tố về nơi cư trú của cá nhân – đối tượng quản lý hộ khẩu - là yếu tố cá nhân có tính chất “động”, dễ bị thay đổi. Xét về phương diện bảo vệ quyền nhân thân thì quản lý hộ khẩu chỉ là biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân, còn quản lý hộ tịch là phương tiện để bảo vệ rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của công dân. Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu, nhưng trong quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ chỉ có thể là mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; còn trong quản lý hộ khẩu, các thành viên trong một đơn vị “hộ” không nhất thiết phải có quan đó mà chỉ cần ở chung một nhà cũng có thể đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu. Ví dụ: Điều 5 Nghị định 51/CP về quản lý hộ khẩu quy định: “Những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội sống độc thân tại nhà ở tập thể của cơ quan thì đăng ký nhân khẩu tập thể”. Hoặc một đơn vị hộ khẩu tập thể quân nhân hoặc hộ khẩu tập thể công an nhân dân bao gồm những người cùng công tác trong một đơn vị. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quản lý hộ tịch là hoạt động chuyên môn của ngành Tư pháp, còn quản lý hộ khẩu là hoạt động chuyên môn của ngành Công an. Điểm phân biệt này chỉ đúng với pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay, còn trước năm 1987 ngành Nội vụ (Công an hiện nay) thống nhất quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu. Mô hình này vẫn được duy trì trong hoạt động quản lý dân cư của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan. Mặc dù có sự phân biệt khá rõ ràng như trên, nhưng trong thực tế cuộc sống của mỗi cá nhân, các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có mối quan hệ hết sức mật thiết. Trong đó hoạt động đăng ký hộ tịch luôn là cơ sở, căn cứ làm phát sinh hoạt động đăng ký hộ khẩu. Có thể xem xét một số vấn đề cụ thể sau đây: Ví dụ 1: Trẻ em khi sinh ra chỉ có thể được đăng ký tên vào sổ hộ khẩu gia đình sau khi đã được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh; Ví dụ 2: Sau khi đã kết hôn, người vợ muốn chuyển hộ khẩu về nơi cư trú của chồng thì một trong những giấy tờ cần có làm căn cứ thực hiện việc chuyển hộ khẩu là giấy chứng nhận kết hôn; Ví dụ 3: Để xóa tên một người đã chết trong sổ hộ khẩu gia đình, chủ thể quản lý hộ khẩu phải căn cứ vào Giấy chứng tử của chính quyền cấp xã; Ví dụ 4: Muốn thay đổi, sửa chữa các dữ liệu về ngày, tháng, năm, sinh, họ, tên, chữ đệm của một công dân trong Sổ hộ khẩu, cơ quan quản lý hộ khẩu phải căn cứ vào Quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch do cơ quan hộ tịch có thẩm quyền cấp cho người đó. Ngược lại, trong thủ tục đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi…) các giấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú có thời hạn) luôn là loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch. 1.2. Vị trí, vai trò của quản lý hộ tịch Trong xã hội hiện đại, khi quyền con người được nhận thức như một giá trị chung của nhân loại thì cùng với nó, hầu như tất cả các quốc gia đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý hộ tịch. Nếu như hoạt động quản lý dân cư được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch được coi là một khâu nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Hoạt động quản lý hộ tịch là lĩnh vực thể hiện rõ nét chức năng xã hội của Nhà nước. Thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,…và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó. Các dữ liệu hộ tịch được thống kê đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời, thường xuyên và có hệ thống sẽ là nguồn “tài sản” hết sức quý giá hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chính
Luận văn liên quan