Đề tài Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing toàn cầu: đánh giá về sự cam kết của nhân viên với công ty để làm sao sản phẩm tốt nhất

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh của thế kỷ XXI, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước giữ một vị trí quan trọng trong việc đưa ra những quyết định mang tính đạo đức cũng như những phương cách tiếp thị mang tính chiến lược, mà điều này phản ánh trách nhiệm xã hội của các đoàn thể và thực tế kinh doanh có thể chấp nhận được. Những nhà nghiên cứu (Murphy và những người cộng tác, 2005) nhấn mạnh rằng độ tin cậy trong các tổ chức kinh doanh được kết hợp với chất lượng truyền thông đến những nhà đầu tư. Việc truyền đạt một cách đạo đức đến khách hàng, việc thông báo cho khách hàng một cách rõ ràng về chất lượng và nội dung của sản phẩm và dịch vụ là rất quan trọng đối với việc duy trì lòng trung thành, sự thỏa mãn của khách hàng, và sự duy trì khách hàng lâu dài. Thương trường quốc tế trở nên cạnh tranh cao mà các tổ chức kinh doanh (lợi nhuận và phi lợi nhuận) đang cố gắng để mở rộng và duy trì cổ phần thị trường và lợi nhuận của họ. Những tổ chức kinh doanh này phải đối mặt với thách thức trong việc đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư khác nhau, mà những nhà đầu tư này dựa vào những thông tin được cung cấp để đưa ra quyết định mua.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing toàn cầu: đánh giá về sự cam kết của nhân viên với công ty để làm sao sản phẩm tốt nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING …………..o0o………….. BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ MARKETING NÂNG CAO CHỦ ĐỀ: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING TOÀN CẦU: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY ĐỂ LÀM SAO SẢN PHẨM TỐT NHẤT GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG SVTH: TRẦN VĂN CHÍNH LỚP: CAO HỌC QTKD-TNB_K1 Kiên Giang, Tháng 10 Năm 2013 Họ và tên: Trần Văn Chính Lớp: QTKD – Khóa 1, khu vực Tây Nam Bộ, học tại Kiêng Giang Môn: Maketing nâng cao Đề: số 03. PHẦN I NỘI DUNG BÀI DỊCH ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING TOÀN CẦU: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY ĐỂ LÀM SAO SẢN PHẨM TỐT NHẤT TÓM LƯỢC Qua nhiều năm, việc toàn cầu hóa thị trường và các tổ chức kinh doanh đã nâng số lượng các doanh nghiệp và các ủy viên ban quản trị quan tâm đến các dự án hợp tác quốc tế và đa quốc gia cũng như quan tâm đến sự hợp tác mang tính chiến lược. Các tổ chức kinh doanh khác thì lại quan tâm đến việc đầu tư trực tiếp vào thị trường nước ngoài nhằm cố gắng mở rộng kinh doanh trong nước, nâng cao lợi nhuận, và phát triển cổ phiếu. Trong khi những nỗ lực và những sáng kiến kinh doanh mang tính chiến lược rất thu hút bởi những lợi ích tìm năng, thì sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh trong thị trường toàn cầu phải đối mặt với những thực tế của việc công nhận những tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm xã hội phù hợp trong ngữ cảnh kinh doanh quốc tế đa văn hóa. Bài báo này phân tích tầm quan trọng của việc duy trì đạo đức ở mức độ cao trong thương trường để cạnh tranh một cách thành công và để duy trì lòng trung thành đối với khách hàng. Nghiên cứu cho thấy rằng những điều kiện và những mong đợi trong nước và địa phương thay đổi trong môi trường tiếp thị toàn cầu bởi sự khác biệt về văn hóa và những giá trị văn hóa; vì vậy, nó thật sự quan trọng để chấp nhận phương pháp mang tính đạo đức tương ứng với thực tế kinh doanh toàn cầu, mà thực tế kinh doanh này có thể nâng cao độ tin cậy, hình tượng hợp tác và đưa ra thuận lợi trong cạnh tranh. Các từ khóa: Sự toàn cầu hóa; Doanh nghiệp toàn cầu; Kinh tế toàn cầu; Trách nhiệm xã hội của đoàn thể; Đạo đức tiếp thị; Tiếp thị toàn cầu; Quyền công dân chung toàn cầu. GIỚI THIỆU: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh của thế kỷ XXI, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước giữ một vị trí quan trọng trong việc đưa ra những quyết định mang tính đạo đức cũng như những phương cách tiếp thị mang tính chiến lược, mà điều này phản ánh trách nhiệm xã hội của các đoàn thể và thực tế kinh doanh có thể chấp nhận được. Những nhà nghiên cứu (Murphy và những người cộng tác, 2005) nhấn mạnh rằng độ tin cậy trong các tổ chức kinh doanh được kết hợp với chất lượng truyền thông đến những nhà đầu tư. Việc truyền đạt một cách đạo đức đến khách hàng, việc thông báo cho khách hàng một cách rõ ràng về chất lượng và nội dung của sản phẩm và dịch vụ là rất quan trọng đối với việc duy trì lòng trung thành, sự thỏa mãn của khách hàng, và sự duy trì khách hàng lâu dài. Thương trường quốc tế trở nên cạnh tranh cao mà các tổ chức kinh doanh (lợi nhuận và phi lợi nhuận) đang cố gắng để mở rộng và duy trì cổ phần thị trường và lợi nhuận của họ. Những tổ chức kinh doanh này phải đối mặt với thách thức trong việc đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư khác nhau, mà những nhà đầu tư này dựa vào những thông tin được cung cấp để đưa ra quyết định mua. Cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu (Shaw, 1997; Schwepker & Hartline, 2005) cho thấy rằng việc cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh trong môi trường tiếp thị toàn cầu nên thể hiện sự thừa nhận mang tính đạo đức bằng cách đảm bảo sao cho những thính giả của họ nhận được những thông tin liên quan đến nội dung và chức năng của sản phẩm. Ví dụ như phòng thương mại quốc tế (tổ chức kinh doanh của thế giới) đẩy mạnh các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh thông qua sự phát triển những quy luật khắc khe, bao gồm những hướng dẫn và những bộ luật đặc biệt trong việc các tổ chức kinh doanh nên quản lý các hoạt động kinh danh trên khắp thế giới như thế nào để đảm bảo thông tin tiếp thị đáng tin cậy và mang tính đạo đức. Những nghiên cứu (Kennedy và những người cộng tác, 2001; Futrell, 2002) cho thấy rằng những thông tin tiếp thị mang tính chiến lược và đáng tin cậy nên được dự kiến nhằm giúp khách hàng mua những sản phẩm đúng loại và đúng chất lượng mà họ thật sự cần. Ví dụ như một thông tin quảng cáo đầy đủ nên hướng dẫn cho khách hàng lựa chọn những sản phẩm thức ăn và thức uống và hướng dẫn khách hàng đánh giá vai trò dinh dưỡng, chế độ ăn uống và hoạt động cơ thể để có sức khỏe. Tổ chức giáo dục việc bán trực tiếp (2009) báo cáo rằng phòng thương mại quốc tế đã đề nghị sự cần thiết đối với các tổ chức kinh doanh cần đưa ra các thông tin quảng cáo hiệu quả mà phải phù hợp với dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống và sự lựa chọn của từng cá nhân. Với cách làm như thế, các tổ chức kinh doanh giữ một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy và lâu dài với khách hàng và cuối cùng sẽ đạt được sự tin tưởng của khách hàng. Trong thập niên vừa qua, trung tâm quốc tế về thức ăn và thức uống nhấn mạnh vào chế độ ăn uống, sức khỏe và hoạt động cơ thể của khách hàng. Việc đảm bảo khách hàng là trung tâm đã dẫn đến sự phát triển một khuôn mẫu cho thông tin đáng tin cậy trong việc tiếp thị thức ăn và thức uống, và khuôn mẫu này được tự điều chỉnh và được giám sát. Hơn thế nữa, như được đề cập bởi tổ chức giáo dục việc bán trực tiếp (2009), sự tự điều chỉnh phục vụ cho quyền lợi của khách hàng và cho những nhà đầu tư vào các tổ chức kinh doanh bằng cách ngăn chặn những yêu sách quảng cáo sai lầm. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những phương thức tiếp thị chuẩn xác được hướng dẫn bởi qui luật tự điều chỉnh thì được mong đợi và được đòi hỏi đúng pháp luật nhằm cạnh tranh hiệu quả trong thương trường ngày nay. Những người thực hiện tiếp thị (Murphy, 1999; Pagano và các cộng sự, 2005) giải thích rằng thông tin tiếp thị đáng tin cậy là một sự cam kết mang tính tổ chức đặc biệt vì nó giúp khách hàng có sự lựa chọn thích hợp về những sản phẩm và dịch vụ, và nó giúp khách hàng tránh những phản ứng tiêu cực sau khi mua. Ở phạm vi rộng hơn, việc đánh giá và quyết định của khách hàng trước và sau khi mua là kết quả của phương thức tiếp thị. Trách nhiệm xã hội của các tổ chức (đoàn thể) Khơi dậy sự toàn cầu hóa, các nhà chuyên gia kinh doanh toàn cầu và các nhà nghiên cứu thị trường vừa làm nổi bật lên sự cần thiết của việc tương tác trung thực giữa những người đầu tư của các tổ chức nhằm cùng một lúc có thể đạt được lợi ích xã hội và đạt được những mục đích kinh tế. Đáng chú ý rằng sự nỗ lực bởi các công ty kinh doanh nhằm mở rộng thị phần và lợi nhuận dựa trên sự tiêu dùng của khách hàng, điều này đã làm tổn hại đến tính chính trực và nó đặt các công ty kinh doanh vào sự bất lợi mang tính cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Khái niệm trách nhiệm xã hội của đoàn thể trở thành sự tập trung quan trọng khi những tổ chức mở rộng mục tiêu của họ ra khỏi môi trường nội địa. Thật vậy, sự kinh doanh với các công ty con và các công ty liên doanh ở những quốc gia khác nên xây dựng việc kinh doanh của họ trong cách mà nâng cao hoặc đóng góp vào sự vững mạnh của xã hội mà họ đang kinh doanh. Như những nghiên cứu của Pagano, Pagano & Lundin (2003) nhấn mạnh việc tạo được sự tin cậy trong xã hội chính là sự cam kết rằng những công ty đa quốc gia phải đi theo phương hướng này để duy trì sự cạnh tranh. Khi những công ty có sự kinh doanh ở nước ngoài, điều này trở thành một sự bắt buộc mang tính chiến lược nhằm xác định vị trí và thể hiện sự khác biệt của chúng mà vẫn đảm bảo tính tin cậy mang tính đạo đức nhằm nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu. Cùng với quan điểm này, O’Sullivan & Abela (2007) và Lawrence & Weber (2011) cho rằng thu hút và giữ được khách hàng, duy trì lòng trung thành, và làm tốt vai trò của người cạnh tranh thì các tổ chức kinh doanh nên tránh tìm kiếm lợi nhuận quá mức vì điều này sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, làm suy yếu những chiến lược mang tính định vị, và làm giảm đi sự tin tưởng. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, việc thành công trong kinh doanh được đo bằng sự lớn mạnh và sự mở rộng trên thị trường toàn cầu và được đo bằng khả năng hành sử những gì mà các nhà nghiên cứu Lawrence & Weber (2011) miêu tả như “trách nhiệm và quyền lực của các đoàn thể”. Trong Bảng 1 dưới đây cho thấy rằng các công ty kinh doanh lớn giữ một vai trò quan trọng trong điều kiện kinh doanh toàn cầu. Sức mạnh và sự ảnh hưởng được các tổ chức kinh doanh lớn áp dụng có sự phân chia quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Sự ảnh hưởng được áp dụng bởi các công ty kinh doanh đã khuyến khích các nhà đầu tư khác nhau trong các quốc gia. Lawrence & Weber (2011) đã miêu tả quyền lực của các đoàn thể như chức năng về qui mô và vốn của các công ty kinh doanh, cũng như khả năng thể hiện sự cam kết và trách nhiệm mang tính đạo đức trong các dự án kinh doanh toàn cầu. Bảng 1 còn chỉ ra 5 công ty kinh doanh lớn của năm 2009 được đo về qui mô, đó là Wal-Mart, ExxonMobil, Royal Dutch Shell, BP, và Toyota Montor. Trong bảng này thể hiện 3 công ty đạt lợi nhuận nhất trong top 10 đều nằm trong ngành công nghiệp dầu hỏa: Exxon-Mobil, Royal Dutch Shell, và BP. Bảng 1: 10 tổng công ty toàn cầu lớn nhất năm 2009 Cấp bậc (theo doanh thu) Công ty / Tập đoàn Doanh thu (triệu USD) Lợi nhuận (triệu USD) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Các cửa hàng Walmart Exxon Mobil Hoàng gia Hà Lan Shell BP Toyota Motor chư c vụ ING Group tổng General Motors ConocoPhilips $378,799 372,824 355,782 291,201 230,201 210,783 201,516 187,280 182,347 178,558 $12,731 40,610 31,331 20,845 15,042 18,688 12,649 18,042 -38,732 11,891 Khi tranh luận về khái niệm đạo đức kinh doanh và trung thực trong marketing, Abela và Murphy cho rằng mặc dù đã có nhiều nổ lực tập trung vào việc thực hiện vấn đề đạo đức kinh doanh, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp thường xuyên vi phạm đạo đức kinh doanh trong những năm gần đây. Thực sự mà nói, việc không thể tiếp thị hoặc tiếp thị không thành công các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp theo cách không làm tổn hại đến long tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là một vấn đề đang gây tranh cải. Nhóm nghiên cứu của O’Sullivan cho rằng vấn đề kinh doanh có đạo đức là do những cách tiếp cận và chiến thuật kinh doanh khác nhau cần thiết cho quá trình toàn cầu hóa, điều này là do các đơn vị cạnh tranh đã áp dụng những tiêu chuẩn, qui tắc và hướng dẫn kinh doanh khác nhau. Những nghiên cứu khác tập trung vào vấn đề Marketing toàn cầu (Ferrell, 2004, Schwepker et al, 2005). Lưu ý rằng việc vi phạm đạo đức kinh doanh thường là do các doanh nghiệp không có hình ảnh đẹp và thiếu trung thực. Họ chủ yếu tập trung vào khai thác khách hàng bằng những thông tin sai lệch, lừa dối và thổi phồng sản phẩm của họ. Căn cứ vào đánh giá thực tiễn kinh doanh của các tổ chức, Murphy cùng nhóm nghiên cứu của ông đưa ra quyết định rằng đạo đức kinh doanh phù hợp nên bao hàm các tiêu chuẩn cao, mục tiêu nhất quán của các tổ chức, những quyết định mang tính chiến lược trong quảng cáo hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng gồm cả việc lựa chọn kênh phân phối và chiến lược chiêu thị. Khi môi trường marketing toàn cầu và nội địa hiện tại đang trở nên ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn, đặc biệt là đối với các sản phẩm và dịch vụ mới trong nhiều ngành kinh doanh, thì việc các tổ chức kinh doanh trung thực đối với người tiêu dùng càng quan trọng hơn. Việc bán hàng phải được thúc đẩy bằng các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức, và khách hàng phải được thông tin một cách chính xác để họ có thể đưa ra các quyết định mua hàng đúng đắn nhất. Các kết quả nghiên cứu mà Waddock, Gnffin và Ebert cho thấy rằng kinh nghiệm hậu mãi của một số người tiêu dùng không chỉ gây thất vọng vì sự lừa dối và thong tin sai lệch từ các chiến dịch quảng cáo, mà còn làm mất lòng tin một cách nghiêm trọng của người tiêu dùng với các thông tin tiếp thị. Ví dụ, Khi viết theo phương châm “thành thật trong quảng cáo” Rados lưu ý rằng quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng các loại thuốc theo đơn được sử dụng ở Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong khi kênh tiếp thị này giúp nhắc bệnh nhân phải nhờ bác sĩ kê lai đơn thuốc của họ đúng bệnh và hướng dẫn họ chế độ dùng thuốc, đó là trách nhiệm đạo đức của các tổ chức nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng (bệnh nhân) không bị hướng theo cách sai lệch của các thông điệp chiêu thị thiếu đạo đức. Trong những thập niên gần đây, việc bán hàng qua quảng cáo được xem như là những chức năng kinh doanh quan trọng gắn với trách nhiệm thông tin đến người mua (đầu tư), nâng cao nhận thức của họ về chất lượng sản phẩm và khách hàng mong muốn mua hàng; hơn nửa, các nghiên cứu về nguyên tắc tiếp thị và quản lý (Waddock, Bodusell, Gaver, Altham) nhấn mạnh rằng các tổ chức muốn làm cho bản thân họ có tính cạnh tranh hơn trong nền kinh tế toàn cầu phải sử dụng thông tin tiếp thị có đạo đức để làm cho người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua sản phẩm một cách đúng đắn nhất. Khách hàng mục tiêu, các phân khúc thị trường của thế kỷ 21 đã có nhiều kiến thức hơn về các quyền và các mong muốn của người tiêu dùng. Do vậy, chúng ta phải lưu ý rằng người tiêu dùng có khuynh hướng ủng hộ các tổ chức chứng tỏ được cam kết trong mối quan hệ tiếp thị liên quốc gia. QUYỀN CÔNG DÂN CHUNG TOÀN CẦU Các nhà nghiên cứu có trách nhiệm đã mở rộng thảo luận về đạo đức và cam kết đối với người tiêu dùng, đã nhấn mạnh đến khái niệm “Quyền công dân chung toàn cầu”. Lawrence & Weber cho rằng đưa cam kết của doanh nghiệp đối với trách nhiệm về mặt xã hội và môi trường vào trong thực tiễn toàn cầu sẽ cho các tổ chức một thuận lợi mang tính chiến lược trong các nổ lực nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh, khả năng sinh lợi. Các tác giả đã nhấn mạnh một cách cụ thể rằng: “Quyền công dân chung” đã trở thành ngày càng mang tính toàn cầu về mặt phạm vi, nó phản ánh bản chất thương mại toàn cầu và hòa nhập vào sự nhận thức trên diện rộng nhiều vấn đề xã hội, cam kết của các tổ chức đối với việc phục vụ người tiêu dùng một cách trung thực, nhấn mạnh ý nghĩa của "Quyền công dân chung toàn cầu” mà các công ty trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị quốc tế nên thực hiện để duy trì thành công. Kotler tuyên bố rằng tiếp thị có đạo đức liên quan đến sự kết hợp mang tính hệ thống và tính chiến lược của các yếu tố sản phẩm, giá phân phối và chiêu thị, như qui tắc 4P để giải quyết một cách hiệu quả các mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Do vậy khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là mối quan tâm trong kinh doanh mang tính cơ bản, vì các tổ chức kinh doanh có khuynh hướng và thói quen kinh doanh khi đạo đức ngày càng tăng. Nhưng sự cố về các thông tin quảng cáo, chiến dịch quảng cáo thiếu trung thực sai lệch lặp đi, lặp lại nhiều lần đã thắng tính trung thực của các tổ chức kinh doanh đang có vấn đề và đã phủ lên một bóng đen nghi ngờ của khách hàng, đóng vai trò tiếp thị trong môi trường kinh doanh. Cùng với sự phát triển kinh tế do động lực của quá trình toàn cầu hóa, tầm quan trọng của việc hình thành văn hóa trong kinh doanh cần phải được đòi hỏi. Văn hóa kinh doanh này khuyến khích việc cung cấp thông tin có đạo đức và việc thực hiện kinh doanh của doanh nghiệp một cách có trách nhiệm. Thêm vào đó, O’Sullivan và Abela nhấn mạnh nhu cầu đối với việc tiếp thị quan hệ với khách hàng. Điều này được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức là việc thông tin khách quan, là một khía cạnh cốt lõi trong hoạt động kinh doanh mà người tiêu dùng dễ nhìn thấy nhất, các hoạt động tiếp thị và quá trình tiếp thị nên được thúc đẩy bởi các giá trị đạo đức trong một hệ thống doanh nghiệp tự do trong các nền kinh tế phát triển. Trong một đánh giá về trách nhiệm, cam kết và đóng góp của các tổ chức kinh doanh đối với lợi ích của người tiêu dùng toàn cầu, Kotler thừa nhận các tổ chức kinh doanh có đạo đức được ca ngợi và tôn trọng ở các thị trường nêu trên và họ tự hào duy trì được cam kết của họ. Các tổ chức kinh doanh này thường xuyên nghiên cứu các nhu cầu chưa đáp ứng được, khuyến khích tổ chức kinh doanh thường xuyên nghiên cứu các nhu cầu chưa đáp ứng được, khuyến khích phát triển các sản phẩm giải quyết nhu cầu của con người, quản lý các thông tin quảng cáo để thông báo đến khách hàng những sản phẩm và dịch vụ mới, và sắp xếp khả năng tiếp cận và khả năng hiện diện của sản phẩm. Các tổ chức kinh doanh nên thiết lập giá cả cho hàng hóa của họ theo cách thể hiện giá trị vượt trội so với các đề xuất giá của các đối thủ cạnh tranh, là một điều hợp lý thôi, các tổ chức kinh doanh có uy tín, trung thực trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, sẽ kiếm được lợi nhuận cao và duy trì sự phát triển thị trường của họ. Cung cấp thông tin sai lệch cho khách hàng qua các thông tin thiếu đạo đức không chỉ làm lu mờ hình ảnh của doanh nghiệp mà còn tạo cho người tiêu dùng sự nghi ngờ và làm giảm lòng tin của người tiêu dùng một cách dài lâu. Trung thực bằng các thông tin có đạo đức là một định hướng mang tính chiến lược đối với các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Lợi ích tích lũy từ điều này là hiệu quả lâu dài đối với việc duy trì hình ảnh và vị trí của các tổ chức kinh doanh trên trị trường. Cam kết kinh doanh trung thực và sự tôn trọng trong việc thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng và về chất lượng của các sản phẩm và dich vụ, không nói quá hoặc vẽ vời thêm các thành phần của chất lượng thương hiệu, sẽ có nhiều thuận lợi trong việc giữ được khách hàng hiện tại cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Kết quả là các tổ chức kinh doanh sẽ có được niềm tin của khách hàng, điều này sẽ giúp tổ chức kinh doanh có thể mở rộng thị phần, tăng lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng sinh lợi. Các nghiên cứu của Jamal, Kmal, Futrell cho thấy rằng chiến lược tập trung vào khách hàng là một điểm nhấn mới trong môi trường tiếp thị đang thay đổi nhanh chóng bởi vì tạo ra một ấn tượng sai lệch để chiêu thị để bán hàng hóa và dịch vụ, đặt sự sống còn của các tổ chức kinh doanh vào một tình huống nguy hiểm. Thông tin hiệu quả và kinh doanh có đạo đức cho thấy rằng các nhà cung cấp thông tin tiếp thị quan tâm đến nhu cầu cung cấp thông tin đúng và trung thực về sản phẩm, làm cho người tiêu dùng hoàn toàn ý thức được các sự lựa chọn hiện có và giúp họ có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất dựa trên nhu cầu thị hiếu và ưu tiên của họ. Để chứng tỏ sự tôn trọng hoặc sự quan tâm đối với lợi ích của khách hàng, Ferrell đề nghị rằng các tổ chức kinh doanh nên bác bỏ đi các chiến thuật bán hàng sai lệch. Nên thiết lập một bộ chuẩn mực đạo đức kinh doanh và việc thông tin đến người tiêu dùng được vào đó. Mannag và Reece kết luận rằng đạo đức có một sự ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng và trung thực trong mối quan hệ với các tổ chức kinh doanh. Quan trọng nhất là cảm nhận rằng các doanh nghiệp và những người cộng tác kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin phản hồi thành thật là tâm điểm đối với việc phát triển mối quan hệ tin cậy với các tổ chức kinh doanh toàn cầu. Khi có được và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các tổ chức kinh doanh thuộc tất cả các qui mô nên thỏa mản nhu cầu của khách hàng và cho thấy cam kết đạo đức của tổ chức kinh doanh, trong các thông tin tiếp thị của họ. Như Abela và Murphy đã lưu ý có sự liên quan tích cực, sự phát triển của các tổ chức kinh doanh và trách nhiệm đạo đức; bởi vì, khách hàng có khuynh hướng chiếu cố các tổ chức có ý thức về các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, người tiêu dùn
Luận văn liên quan