Đề tài Giới thiệu về phương pháp phân tích nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và xã hội.  Nước ô nhiễm có thể là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khoẻ, người ta có thể bị bệnh từ việc uống hay tắm giặt bằng nước ô nhiễm. Mối quan tâm lớn nhất về chất lượng nước là nó không gây hại cho sức khoẻ con người

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giới thiệu về phương pháp phân tích nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: GiỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NƯỚC  Thủy quyển  Nước thiên nhiên  Nước thải  Các phương pháp phân tích thành phần hóa học của nước  Các phương pháp phân tích thông số vật lý của nước 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC LOẠI NƯỚC 1.1. Thủy quyển  Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và xã hội.  Nước ô nhiễm có thể là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khoẻ, người ta có thể bị bệnh từ việc uống hay tắm giặt bằng nước ô nhiễm. Mối quan tâm lớn nhất về chất lượng nước là nó không gây hại cho sức khoẻ con người  Các chất gây ô nhiễm chính trong nước:  Chất phóng xạ  Chất hữu cơ  Kim loại nặng  Acid  Chất dinh dưỡng  Một số chất ô nhiễm đã được thảI ra trong nước mỗI ngày . thỉnh thoảng, một khốI lượng lớn các chất ô nhiễm được sinh ra và gây ảnh hưởng đến cộng đồng ĐỘ MẶN  Nước ngọt có thể có độ mặn là do:  Nước thải công nghiệp có hàm lượng vi sinh vật cao  Hệ thống tiêu thoát nước có chứa độ mặn cao  Tưới nước cũng làm mất muối hòa tan trong đất  Sự nhiễm mặn do thủy triều  Nước ngọt có thể bị nhiễm mặn từ ảnh hưởng của mỏ khoáng  Sự nhiễm mặn của nước ngọt gây ra những vấn đề sau :  Nước mặn không thể dùng làm nước uống được  Độ mặn còn ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống trong nước ngọt, không giống những sinh vật sống ở biển, các sinh vật nước ngọt không sống được ở trong nước có độ mặn cao.  Còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây và năng suất cây trồng Ô NHIỄM MIỀN VEN BIỂN  Biển có khả năng hấp thụ nhiều nước thải dẫn đến nguy cơ ô nhiễm toàn thế giới. Bờ biển nhận nguồn thải trực tiếp và nguồn thải từ nước sông. Ô nhiễm từ nước biển đã trở thành 1 vấn đề nan giải, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển  Ô nhiễm bờ biển kéo theo nhiều mối đe dọa sau : phú dưỡng hóa, sự tích tụ sinh học của các kim loại nặng, nguy cơ gây bệnh, thủy triều đỏ 1.2.Nước thiên nhiên:  Nước thiên nhiên bao gồm các loại nước của các nguồn thiên nhiên như ao hồ, sông ngòi, suối, mạch ngầm, biển, đại dương…  Nước thiên nhiên được đặc trưng bằng một loạt những đặc trưng và chỉ tiêu như độ trong, độ đục, mùi vị, độ kiềm, độ cứng, cặn không tan, hàm lượng chung của các muối…  Dựa vào nguồn gốc của nước, người ta chia thành các loại: nước khí quyển nước ngầm, nước bề mặt  Dựa vào nguyên tắc và mục đích sử dụng nước, người ta phân chia thành các loại : nước ăn, nước sinh hoạt, nước kỹ thuật, nước chữa bệnh…  Dựa vào hàm lượng và đặc tính của các chất có trong nước, người ta chia thành : nước ngọt, nước khoáng nước, nước muối 1.3.Nước thải:  Cùng với sự phát triển nền văn minh của nhân loại, nhu cầu về nước ngày càng nhiều, lượng nước công nghiệp cũng như nước sinh hoạt thải ra ngày càng lớn, gây ô nhiễm đáng kể đến nước bề mặt và môi trường.  Nước thải đưa vào bề mặt các loại hóa chất khác nhau, từ trạng thái tan, hoặc dưới dạng huyền phù, nhũ tương cho đến các loại vi khuẩn… Do tương tác hóa học của các chất đó, do sự thay đổi pH của môi trường nên các sản phẩm thứ cấp được tạo thành.  Có thể nói nước thải là một dị thể phức tạp bao gồm rất nhiều chất tồn tại dưới các trạng thái khác nhau.  Khi phân tích, cần xác định thành phần của các hợp phần nhiều lần sau những khỏang thời gian xác định, từ những kết quả thu được phán đoán các quá trình và các tương tác đã xảy ra. 2. XỬ LÝ NƯỚC:  Ở nhiều nước phát triển, gần 100% nước ô nhiễm đã được xử lý. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển, nước thải không được xử lý và được thải vào trong môi trường, gây ra những vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng.  Việc xử lý nước thải được phân làm 3 giai đoạn. Cuối cùng là qua chu trình xử lý với khí Clo sau đó mới được thải vào môi trường 3. GiỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NƯỚC  Phương pháp phân tích thành phần hóa học của nước:  Xác định độ cứng chung  Xác định độ cứng carbonat và phi carbonnat  Xác định độ kiềm  Xác định hàm lượng: Cl, Phosphat, Silic, Sulphat, Sunphit, Nitrat, Nitrit, Magnhê, Canxi, sắt, nhôm, đồng, Hydraxin, carbon hòa tan, oxy hòa tan (DO),  Xác định độ trong suốt của nước  Xác định độ oxy hóa của nước (COD)  Xác định hàm lượng tạp chất lơ lửng (SS)  Xác định lượng cặn khô và lượng cặn sau khi thiêu hết  Xác định độ ổn định của nước  Xác định hàm lượng dầu trong nước  Xác định pH của nước  Các phương pháp phân tích thông số vật lý của đất:  Màu sắc  Nhiệt độ  Mùi vị  Độ dẫn điện riêng  Độ đục 4. NHỮNG ĐiỀU CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH NƯỚC:  Khi phân tích nước thải hay nuớc thiên nhiên cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau đây :  Phải lấy và bảo quản mẫu nước đúng quy cách và tuân theo một cách nghiêm ngặt các quy tắc lấy mẫu và bảo quản mẫu. Khi đã phạm sai lầm về lấy mẫu và bảo quản mẫu nước, dù phương pháp phân tích có độ chính xác bao nhiêu, các kết quả thu được cũng hoàn toàn vô giá trị.