Tâm lí trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể chuyện . Chúng thường được nghe ông bà ,cha mẹ , thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có những nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng . Ngoài ra kể chuyện còn đem đến cho các em nhiều niềm vui , sự thích thú , thư giãn sau những giớ học căng thẳng . Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em long yêu cái đẹp trong thiên nhiên , xã hội của con người . Nâng cao tâm hồn trong sáng , hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hòa , toàn diện của bản thân . Ngoài ra những chuyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thong thường về tự nhiên , xã hội . Môn kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ ,mở ra cho các em những chân trời mới , cho trí tưởng tượng làm phong phú các các hình thức màu sắc lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em . Ánh mắt vui tươi , những tiếng cười sảng khoái , không khí nhộn nhịp , thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi , cảm thông , long tin cậy giữa thầy cô và các em . Đặc biệt với những em còn rụt rè , nhút nhát , do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống . Khi học tiết kể chuyện , các em sẽ có cơ hội gần gũi , hòa đồng với các bạn , các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin mạnh dạn hơn . Đối với học sinh tiểu học kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng , vui thích . Qua đó tôi nhận thấy rằng kể chuyện là một môn học lý thú và hấp dẫn ở trường Tiểu học là có cơ sở .
Ngoài ra kể chuyện còn hình thành cho trẻ tính mạnh dạn , khả năng diễn đạt câu chuyện theo lời văn của mình , Các em biết nhập vai nhân vật một cách tự nhiên giúp các tự tin vào khả năng diễn đạt của mình . Trong tiết kể chuyện các em có thể hòa mình vào những nhân vật mình yêu thích . Các em được sống trong thế giới riêng của mình . Vì thế việc dạy kể chuyện cho các em rất cần sự đầu tư của giáo viên và phải xác định được tầm quan trọng của tiết kể chuyện .
34 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Yêu cầu dạy học
Tâm lí trẻ em đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi rất thích nghe kể chuyện . Chúng thường được nghe ông bà ,cha mẹ , thầy cô kể những câu chuyện cổ tích có những nhân vật thật gần gũi với lứa tuổi của chúng . Ngoài ra kể chuyện còn đem đến cho các em nhiều niềm vui , sự thích thú , thư giãn sau những giớ học căng thẳng . Những câu chuyện đó khơi gợi ở các em long yêu cái đẹp trong thiên nhiên , xã hội của con người . Nâng cao tâm hồn trong sáng , hướng các em tới những mơ ước cao xa cùng với sự phát triển hài hòa , toàn diện của bản thân . Ngoài ra những chuyện kể còn bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thong thường về tự nhiên , xã hội . Môn kể chuyện còn là phân môn kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ ,mở ra cho các em những chân trời mới , cho trí tưởng tượng làm phong phú các các hình thức màu sắc lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm trí trẻ em . Ánh mắt vui tươi , những tiếng cười sảng khoái , không khí nhộn nhịp , thư giãn trong giờ kể chuyện tạo ra sự gần gũi , cảm thông , long tin cậy giữa thầy cô và các em . Đặc biệt với những em còn rụt rè , nhút nhát , do bản thân hoặc do hoàn cảnh sống . Khi học tiết kể chuyện , các em sẽ có cơ hội gần gũi , hòa đồng với các bạn , các em được sống cùng những nhân vật trong truyện giúp các em tự tin mạnh dạn hơn . Đối với học sinh tiểu học kể chuyện là môn học rất hấp dẫn và thường được các em học sinh chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng , vui thích . Qua đó tôi nhận thấy rằng kể chuyện là một môn học lý thú và hấp dẫn ở trường Tiểu học là có cơ sở .
Ngoài ra kể chuyện còn hình thành cho trẻ tính mạnh dạn , khả năng diễn đạt câu chuyện theo lời văn của mình , Các em biết nhập vai nhân vật một cách tự nhiên giúp các tự tin vào khả năng diễn đạt của mình . Trong tiết kể chuyện các em có thể hòa mình vào những nhân vật mình yêu thích . Các em được sống trong thế giới riêng của mình . Vì thế việc dạy kể chuyện cho các em rất cần sự đầu tư của giáo viên và phải xác định được tầm quan trọng của tiết kể chuyện .
Thực tế dạy học
Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn kể chuyện , và những yêu cầu dạy học phân môn này . Giáo viên phải thấy được : “ việc dạy kể chuyện như thế nào hấp dẫn , thu hút các em ?” . Để thực hiện được điều này đòi hỏi ở giáo viên phải có sự đầu tư bài dạy , long say mê nghề nghiệp , yêu trẻ , hiểu và nắm bắt được tâm lý trẻ em , phải biết được chúng cần gì và muốn gì ?
Nhưng qua thực tế giảng dạy hiện nay , một số giáo viên vẫn chưa dành cho môn học này sự đầu tư xứng đáng . Tiết kể chuyện diễn ra rất tẻ nhạt , buồn chán . Giáo viên giảng dạy rất sơ sài . Có khi lên lớp giáo viên chỉ cầm sách đọc câu chuyện cho học sinh nghe một cách thờ ơ qua loa và không có cảm súc sau đó cho học sinh đọc lại . Một tiết kể chuyện diễn ra ngắn gọn , buồn chán và đơn điệu . Vì vậy tiết kể chuyện chưa lôi cuốn học sinh , chưa tạo được hứng thú , long say mê học đối với phân môn này . Tiết kể chuyện diễn ra dưới hình thức độc thoại của giáo viên trong một giọng kể tẻ nhạt ,không có tranh minh họa và học sinh chưa được hòa nhập vào từng nhân vật trong truyện vì giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện.
Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của học sinh . Các em chưa được bộc lộ hết khả năng kể chuyện cũng như tính sáng tạo ở mỗi em . Hiện nay phân môn kể chuyện dường như bị xem như là môn học phụ , vị trí của phân môn này vẫn chưa được coi trọng đúng mức .
Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân
Từ lâu môn kể chuyện được đưa vào chương trình Tiếng việt ở Tiểu học , nhất là với tư cách của phân môn riêng . Song nhiều năm qua , tiết kể chuyện chưa được quan tâm đúng mức , kể cả trong cải cách giáo dục , kể chuyện vẫn chưa chuyển biến được là bao bởi nhiều nguyên nhân như :
Trong thời khóa biểu , tiết kể chuyện thường được xếp ngay sau tiết tập đọc 1 ngày , học sinh không có thời gian tham khảo .
Văn bản truyện đọc dài , nhiều tình tiết khó nhớ , khó thuộc . Vì vậy tiết kể chuyện thường biến thành một tiết truyện đọc thiếu tính hấp dẫn , ít thuyết phục .
Thậm chí có những giáo viên còn xem phân môn này là môn học phụ nên bỏ qua không dạy hoặc dạy rất sơ sài .
Xuất phát từ những đặc điểm tình hình qua quá trình giảng dạy môn kể chuyện . Bản thân tôi nhận thức rằng quá trình dạy kể chuyện là một quá trình nghệ thuật khoa học phức tạp , tinh tế nhiều mặt và có tính chất độc đáo . Và điều này càng bộc lộ rõ nét hơn qua phân môn kể chuyện . Vì vậy bản thân tôi là giáo viên Tiểu học , tôi đã nghiên cứu tìm ra những hướng giải quyết để tìm cách nào tiến hành “ Một tiết kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sang tạo theo chương trình cải cách mới của học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao hơn” .
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trọng tâm nghiên cứu đề tài của tôi là nêu ra một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn kể chuyện sáng tạo ở lớp 2 . Với nhiều năm tham gia giảng dạy lớp 2 . Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp 2 biết kể chuyện sang tạo thong qua kể chuyện theo tranh minh họa các em biết kể lại nội dung cốt truyện bằng lời của mình kết hợp điệu bộ và giúp học sinh biết nhập vai các nhân vật trong từng câu chuyện kể .
Hiện nay tôi đang giảng dạy lớp 2 /3 trường Tiểu học Định An , huyện Dầu Tiếng . Trường thuộc xã vùng sâu khó khăn , không có điều kiện gần gũi với phương tiện thông tin hiện đại nhưng bù lại các em lại rất mạnh dạn và tự tin . Đa số các em đều chăm chỉ và có tinh thần học tập cao . Nên đó cũng là một thuận lợi không nhỏ trong việc nghiên cứu đề tài này . Tính mạnh dạn đã có sẵn trong mỗi bản thân của các em và sự quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình . Đó cũng là bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này có hiệu quả và đạt chất lượng cao .
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Nghiên cứu tài liệu dạy học
Để nghiên cứu đề tài này , tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2 . Nghiên cứu tham khảo ở sách giáo viên . Ngoài hai loại sách chính trên tôi tìm hiểu thêm ở một số sách hướng dẫn cách đọctruyện ,tâm lý trẻ em , một số sách truyện cổ tích , truyện thiếu nhi . Sách tham khảo của nhà xuất bản giáo dục và nhất là tôi rất chú trọng đến việc luyện giọng kể của mình . Nhằm phát triển nghệ thuật kể chuyện , tôi thường xuyên quan tâm đến chương trình đọc truyện thiếu nhi trên đài truyền thanh và xem các chương trình kể chuyện cho trẻ em được phát song trên ti vi . Ngoài ra tôi còn tìm mua một số băng hình về phim truyện thiếu nhi nhằm tìm hiểu them từng nhân vật thể hiện qua cách diễn xuất của từng diễn viên nhí . Những nhân vật thật trên phim sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến trẻ em . Vì thế tôi luôn quan tâm đến tất cả các vấn đề lien quan đến việc làm sao để phát huy tối đa năng lực của từng học sinh .
3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Tôi đã thực hiện một số lần khảo sát , trao đổi với đồng nghiệp , học sinh về vấn đề giáo dục kể chuyện hiện nay . Đa số học sinh rất thích tiết kể chuyện ( theo số liệu tôi tham khảo trong lớp thì có 34/34 em đều thích nghe kể chuyện và xem phim truyện thiếu nhi , cũng như kịch thiếu nhi và đặc biệt là truyện cổ tích ) . Về phía giáo viên đồng nghiệp cũng thấy rằng học sinh rất có hứng thú với tiết kể chuyện , và chờ đợi tiết kể chuyện trong niềm háo hức và tâm trạng rất vui . Còn với phụ huynh thì cho rằng kể chuyện là cách giáo dục tốt nhất đối với trẻ em . Chúng rất tin vào những câu chuyện thần kỳ , chúng luôn luô mong muốn có một ngày nào đó mình sẽ thành nhân vật ấy , điều đó giúp trẻ có niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống .
Ngoài ra việc dự giờ đồng nghiệp nhằm trao đổi học hỏi kinh nghiệm cũng được tôi vận dụng . Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, BGH là luôn trao đổi thường xuyên cùng hiệu phó chuyên môn để đưa ra những vấn đề còn vướng mắc .
Đối với học sinh sau khi được học xong tiết kể chuyện , tôi khảo sát các em bằng cách cho sử dụng một số câu hỏi nhằm liểm tra lại những gì các em đã được tiếp thu . Sau đó ( cho các em ghi lại cảm nhận của mình về câu chuyện vừa nghe ) được tôi thường xuyên vận dụng để các em có dịp bộc lộ cảm xúc của mình nói lên những điều thích và không thích ở các nhân vật tong từng câu chuyện kể và trong thế giới tuổi thơ của các em .
3.3 Dạy thực nghiệm
Giảng dạy thực nghiệm 2 tiết :
Kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ
Kể chuyện bài : Bà cháu
3.4 Kiểm tra đánh giá trước và sau khi thực nghiệm
Trước khi nghiên cứu đề tài này , tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm việc cải cách giảng dạy môn kể chuyện . Trong tiết kể chuyện bài : Bạn của Nai Nhỏ và bài Bà cháu . Tham khảo ở học sinh , thì thấy rằng dù đã được học ở tiết tập đọc nhưng các em vẫn không có hứng thú và chưa thích thú câu chuyện này . Các em rất nhát khi được tôi yêu cầu kể lại cho các bạn nghe . Nhung các em chỉ cười trừ và rất mắc cỡ , có em cũng mạnh dạn đứng lên kể nhưng rồi câu chuyện trở nên tẻ nhạt qua lời kể của các em . Và tôi đã dạy thực nghiệm thì kết quả hoàn toàn bất ngờ . Các em thích thú thể hiện rõ lên nét mặt của từng học sinh . Và điều làm tôi bất ngờ hơn hết là khi tôi yêu các em kể lại câu chuyện trên thì các em tranh nhau đòi kể và kể một cách rất hăng say . Nhập tâm vào cốt truyện một cách nhanh chóng . Từng em thể hiện nhân vật một cách rõ nét , thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật mà các em tham gia đóng . Đó là kết quả của quá trình học tập vừa giải trí thư giản dành cho các em thông qua môn kể chuyện .
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I :Cơ sở lí luận của việc giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo .
Mục tiêu là trình bày những nguyên tắc xây dựng chương trình , và phương pháp dạy học , phân bố chương trình sách giáo khoa hình thành ở học sinh biết cách kể lại chuyện theo hướng biết sang tạo bằng lời của mình và biết thể hiện lại chi tiết của câu chuyện ,biết nhập vai nhân vật thông qua câu chuyện .
1.1 Mục tiêu dạy học
Kể chuyện là một động từ biểu thị hành động nói . Có nhiều định nghĩa về kể chuyện nhưng nhìn chung kể chuyện nói một cách ngắn gọn là hình thức thông tin nhanh gọn truyền cảm bằng ngôn ngữ . Mặc dù đã có nhiều phương tiện thong tin hiện đại như ti vi , đài phát thanh , radio , người ta vẫn thích nghe kể chuyện bằng miệng .
Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện học sinh phải nắm vững cốt truyện , sau đó kể lại câu chuyện đó bằng lời văn của mình với giọng kể một cách tự nhiên, điệu bộ thích hợp , làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn có sức thuyết phục người nghe . Biết dựa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản than , làm cho câu chuyện thêm cụ thể . Có nhiều hình thức kể chuyện ; kể chuyện bằng lời kể của mình , kể truyện theo tranh , kể chuyện nhập vai …
Cải cách cương trình giáo dục hiện nay theo hướng hình thành nhân cách của trẻ em theo hướng phát triển khả năng nghe – đọc – nói – viết và tư duy của các em , môn kể chuyện được đưa vào giảng dạy trong trường Tiểu học được đánh giá là môn học nhằm phát triển , rèn luyện khả năng giao tiếp của học sinh Tiểu học rất cao . Kể chuyện là một trong những môn học của Tiếng Việt đang được quan tâm hàng đầu .
Để đáp ứng được mục tiêu của dạy học hiện nay là hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe , nói , đọc , viết ) trong hoạt động học tập và giao tiếp . Môn Tiếng Việt bậc Tiểu học đặt ra hang đầu kĩ năng giao tiếp nhất là kĩ năng nghe , nói được xem là kĩ năng đặc biệt quan trọng bởi nó được dung thường xuyên từng ngày , từng giờ trong đời sống .
Vì vậy , trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 cải cách lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản . Trong đó , các kĩ năng nghe , nói là những kĩ năng quan trọng nhất trong hoạt động giao tiếp . Và phân môn kể chuyện được dạy đúng với phương pháp bộ môn sẽ góp phần đắc lực để rèn luyện các kĩ năng nghe nói của học sinh . Nhất là khi hướng dẫn học sinh kể chuyện giúp học sinh biết kể chuyện sáng tạo theo đúng với phương pháp giáo dục hiện nay .
1.2 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA
Chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 2 sắp xếp tiết kể chuyện là nội dung của bài tập đọc mới học xong trong 2 tiết . Trên cơ sở đã học tập đọc , tìm hiểu nội dung và nắm vững cốt truyện , học sinh có điều kiện thuận lợi để rèn thêm kĩ năng thông qua các bài thực hành kể chuyện .
Số lượng bài và thời lượng của môn kể chuyện lớp 2 là 31 bài , 31 tiết / năm. Học trong 2 học kỳ .
Dung lượng mỗi văn bản truyện có khoảng trên dưới 200 chữ . Kể chuyện theo tranh , kể chuyện theo dàn ý cho sẵn , kể chuyện phân vai , diễn đoạn .
Hình thành trình bày sách đẹp , nội dung dễ hiểu . Có hình ảnh , câu gợi ý giúp cho học sinh nhớ lại câu chuyện một cách logic hơn có trình tự của câu chuyện .
Trong từng bài thể hiện rõ nét nội dung cụ thể rất gần với cuộc sống của các em , Cốt truyện vừa gần gũi vừa phù hợp với khả năng cảm thụ của các em .
Với quan điểm biên soạn sách là thể hiện các văn bản truyện gắn liền với chủ điểm đơn vị học . Từng chủ điểm là một câu chuyện về chủ điểm đó . Trong toàn bộ chương trình học của phân môn Tiếng Việt lớp 2 có tất cả là 35 tuần trong đó có 15 chủ điểm được chia ra mỗi chủ điểm là 2 tuần .
Học kì I
Em là học sinh
Bạn bè
Trường học
Thầy cô
Ông bà
Cha mẹ
Anh em
Bạn trong nhà
Học kì II
Bốn mùa
Chim choc
Muông thú
Sông biển
Cây cối
Bác Hồ
Nhân dân ( 3 tuần )
Ví dụ : Chủ điểm thầy cô có chuyện Người thầy cũ và Người mẹ hiền hoặc chủ điểm Anh em có chuyện Câu chuyện bó đũa , Hai anh em . Vừa cung cấp kiến thức , rèn luyện kĩ năng các phân môn Tiếng Việt có sự gắn bó chặt chẽ với nhau . Như vậy trong từng chủ điểm đều có nội dung câu chuyện phù hợp gắn với thực tế của học sinh .
Chương trình môn kể chuyện ở SGK hiện nay được thể hiện là có các mức độ kể chuyện dần theo vòng xoáy trôn ốc .
Ví dụ : Ở học kì I kể chuyện theo tranh được sắp xếp theo thứ tự của câu chuyện và có sự gợi ý của tôi dẫn dắt các em nhập tâm vào cốt truyện , nhưng sang học kì II tranh minh họa không được sắp xếp theo trình tự của câu chuyện và có những câu chuyện không có tranh mà chỉ có câu gợi ý cho học sinh .
Đây là một chương trình rất mới và khó được thể hiện trong chương trình học , bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cần có của học sih trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn kể chuyện nói riêng .
Tôi xin tóm tắt cơ bản lại như sau :
31 BÀI – 31 TIẾT
1.3 Kỹ năng cần đạt đối với giáo viên và học sinh
1.3.1 Đối với giáo viên
Phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh :
Kỹ năng độc thoại : Học sinh biết kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo từng mức độ khác nhau . Cụ thể là học sinh biết kể từng đoạn và kể lại toàn bộ câu chuyện . Kể theo nội dung văn bản và kể bằng lời của mình . Biết quan sát tranh , dựng lại câu chuyện theo từng nội dung tranh minh họa . Và sắp xếp nội dung từng tranh vẽ cho phù hợp với câu chuyện mà các em kể .
Kỹ năng đối thoại : Học sinh biết kể lại câu chuyện , biết phân vai và diễn đạt lại câu chuyện vừa kể . Bước đầu các em biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp ( nét mặt , cử chỉ , điệu bộ …) khi kể chuyện , các em dùng các yếu tố đó để nhập vai vào từng nội dung câu chuyện . Hình thành cho các em biết kể chuyện sáng tạo là dùng lời văn kể của mình kể lại câu chuyện . Biet6a cách nhập vai vào từng nhân vật vào câu chuyện bằng cử chỉ điệu bộ của mình .
Kỹ năng nghe : Theo dõi câu chuyện của bạn mình kể để có thể kể tiếp hoặc bổ sung ý kiến , nhận xét thích hợp cho câu chuyện của bạn vừa kể .
Giúp học sinh củng cố , mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ , phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic , nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện .
Bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp , trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập . Thấu hiểu được tình cảm , cảm xúc của các em trong từng nội dung câu chuyện và thấy được những gì trong câu chuyện đó . Đó cũng là cách giáo dục tính cách của các em thông qua các câu chuyện trên . Các em rút ra được những điều tốt và không tốt cho bản thân . Đây là nền tảng giáo dục nhân cách cho các em sau này .
Thông qua môn kể chuyện tôi hình thành cho các em kĩ năng mạnh dạn nói trước đám đông một cách có nghệ thuật , góp phần khêu gợi tư duy hình tượng ở trẻ .
Học sinh biết dựa vào nội dung câu chuyện và kể lại một cách có sang tạo . Trước hết tôi phải nắm rõ những yêu cầu cơ bản của việc giúp học sinh kể chuyện theo phương pháp sáng tạo . Không nhất thiết là các em phải them tình tiết vào nguyên bản , cũng không khuyến khích các em them từ ngữ vào câu chuyện . Câu chuyện trong lời kể của học sinh sao cho sinh động , nhập tâm vào câu chuyện là đạt yêu cầu .
Phải xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt trong tiết kể chuyện . Biết cách tồ chức lớp học theo phương pháp dạy học mới và học sinh là người chủ yếu trong tiết kể chuyện .
Nghệ thuật kể chuyện góp phần không kém phần quan trọng trong quá trình dạy kể chuyện vì kể chuyện cho trẻ em là một hoạt động đầy hứng thú nhưng rất khó khăn , đòi hỏi ở từng giáo viên phải có sự rèn luyện và hướng dẫn các em biết cách kể chuyện có sức thuyết phục thu hút người nghe hướng vào câu chuyện của mình vì vậy điều đó được tôi rèn luyện và quan tâm hàng đầu .
Tôi hình thành sơ đồ sau :
1.3.2 Đối với học sinh
Học sinh biết dựa vào tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh , kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện . Và biết dựa vào trí nhớ nhìn vào tranh kể lại câu chuyện đối với những câu chuyện có tranh minh họa nhưng không có lời gợi ý . Biết sắp xếp nội dung từng bức tranh theo thứ tự của câu chuyện đối với những chuyện kể có nội dung tranh minh họa nhưng không được sắp xếp theo thứ tự nguyên bản của câu chuyện . Biết kết hợp kể theo tranh và nội dung câu chuyện theo giọng kể của mình .
Học sinh biết kể lại câu chuyện theo lời gợi ý cho sẵn trong từng bài . Các em dựa vào nội dung bài tập đọc , nhớ lại và kể được câu chuyện . Học sinh biết phân đoạn và kể lại từng đoạn và tự đặt tên cho mỗi đoạn của câu chuyện .
Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu . Biết kể lại từng đoạn câu chuyện vừa tóm tắt .
Biết dựng lại câu chuyện theo phân vai của từng nhân vật trong câu chuyện . Thể hiện đúng tính cách cũng như giọng kể của từng nhân vật trong câu chuyện bằng một giọng kể tự nhiên . Biết tham gia cùng các bạn để dựng lại câu chuyện theo nhân vật trong câu chuyện .
Học sinh biết kể mở đầu câu chuyện bằng lời kể của mình và biết thay đổi tình tiết câu chuyện . Các em biết tưởng tượng , có thể tự têm chi tiết và biết kết thúc câu chuyện bằng chi tiết của mình mà nội dung câu chuyện có trong bài .
Biết kể chuyện tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hơp với nội dung câu chuyện . Biết sang tạo riêng về cách tạo ra lời kể của mình . Điệu bộ , giọng kể , cử chỉ và biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với diễn biến , nội dung câu chuyện .
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện . Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn . Kể tiếp lời kể của bạn .
yêu cầu đặt ra ở học sinh lớp 2 cần đạt các kỹ năng trên và thông qua môn kể chuyện là hình thành tính cách mạnh dạn , giáo dục văn học cho các em và biết cảm thụ cuộc sống ở cá nhân từng học sinh . Chung ta không cần yêu cầu học sinh phải thêm tình tiết câu chuyện , các nhân vật không có trong bài , chúng ta cũng không khuyến khích học sinh thay đổi các từ đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác . Không nên coi việc học sinh kể thuộc long câu chuyện là thiếu sang tạo . Vấn đề yêu cầu đặt ra đối với kỹ năng học sinh là các em cần kể sao cho khác nguyên văn mà là học sinh biết kể lại câu chuyện một cách sinh động nhu các em sống trong câu chuyện , chứ không phải kể lại chuyện như đọc lại nội dung câu chuyện . Và các em phải diễn đạt được qua giọng kể , điệu bộ , cách cảm nhận câu chuyện của từng em học sinh trong các câu chuyện . Đó chính là yêu cầu kỹ năng cần đặt ra trong chương trình kể