Đề tài Một vài kinh nghiệm về Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trung học cơ sở
Người xưa đã từng nói: Nghề dạy học và nghề thầy thuốc rất cần có nhân tâm.Cái tâm vĩnh cửu của người thầy bao giờ cũng rất cần thiết. Kết quả mà thầy mang lại cho đời đâu phải được làm ra trong một ngày, một tháng.mà là cả một quá trình bền bỉ liên tục như dòng sông mang nặng phù sa lặng lẽ bồi đắp đôi bờ rồi lặng lẽ chảy xuôi ra biển.Nhưng trong thâm tâm người thầy thật hạnh phúc, bởi lẽ thầy luôn mang những "Hạt phù sa" nhỏ bé thôi nhưng lại có ích cho đời. Những" hạt phù sa" ấy chính là tri thức,những nét đẹp làm người, mà hàng ngày, hàng giờ như con ong cần mẫn, qua giờ giảng thầy đã tích luỹ trong tâm hồn các em. Trong cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay, điều ấy càng vô cùng cần thiết.Là người giáo viên dạy văn, tôi thiết nghĩ việc "Trồng người" phải được bắt đầu từ những giờ dạy thật cụ thể, người thầy phải có phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học.Có nhà nghiên cứu cho rằng: "Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ là chìa khoá quan trọng nhất để học sinh mở cánh cửa vào khám phá tác phẩm một cách hứng thú". Người thầy thật là hạnh phúc nếu qua mỗi giờ dạy văn học trò được bồi đắp thêm một chút tri thức, tình cảm, lẽ sống làm người, trò biết thế nào là vẻ đẹp tình người qua từng trang sách.Muốn vậy phải làm cho học sinh yêu thích môn ngữ văn, say sưa đến với văn học. Điều đó đòi hỏi phẩm chất năng lực của học sinh phải được hình thành và phát triển từ quá trình dạy học tác phẩm văn chương.Như vậy trách nhiệm của người giáo viên hết sức to lớn, tức là phải nắm vững phương pháp bồi dưỡng kĩ năng tiếp nhận văn học cho học sinh.Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói với giáo viên dạy văn: "Phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải sáng tạo, phải xây dựng một phương pháp dạy văn thích hợp đem lại hiệu quả tốt".