Đề tài Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải - Cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải

Ngành dệt may hiện nay có vị trí quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của đất nước, là thước đo hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế. Với nhiều thương hiệu, kỹ thuật sản xuất được nâng cao , sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều và đa dạng . Dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may khu vực và thế giới. Theo số liệu thống kê đến hết tháng 7-2009 , nghành dệt may nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD và trở thành ngành kinh tế đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng 23,59% ,vào thị trường Nhật Bản tăng gần 20%, vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng 34%, vào Hàn Quốc tăng 18%.Dự kiến năm 2009, toàn ngành có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 9,1-9,3 tỷ USD.

doc92 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4029 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải - Cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngành dệt may hiện nay có vị trí quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của đất nước, là thước đo hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế. Với nhiều thương hiệu, kỹ thuật sản xuất được nâng cao , sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều và đa dạng . Dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành dệt may khu vực và thế giới. Theo số liệu thống kê đến hết tháng 7-2009 , nghành dệt may nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD và trở thành ngành kinh tế đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng 23,59% ,vào thị trường Nhật Bản tăng gần 20%, vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng 34%, vào Hàn Quốc tăng 18%...Dự kiến năm 2009, toàn ngành có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 9,1-9,3 tỷ USD. Các nước Khác 16% Nhật 9% EU 18% Hình 1.1:Cơ cấu thị trường hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam Khi nước ta gia nhập WTO ngoài những thuận lợi về việc mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về chất lượng , năng suất và giá thành do bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước sản xuất dệt may khổng lồ trong khu vực như Trung Quốc , Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, Inđônêsia... Doanh nghiệp may Người tiêu dùng Năng suất Giá thành Chất lượng Hình 1.2: Tam giác mục tiêu và các chủ thể quan tâm Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế trên thế giới thì sản phẩm dệt may Việt Nam có chất lượng cạnh tranh so với các nước trong khu vực như :giao hàng đúng hẹn.Tuy nhiên , khi xét đến yếu tố “giá cả” thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với một số quốc gia trong khu vực. Bài toán giảm giá thành là một trong những vấn đề phức tạp nhất vì để giảm giá đòi hỏi phải xem xét đến nhiều khía cạnh liên quan như: giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất và chi phí nguyên vật liệu. Trong sản xuất may công nghiệp , giá thành nguyên phụ liệu chiếm tới 85 % giá thành của sản phẩm (trong dó vải chiếm tới 90 % giá thành nguyên phụ liệu).Để thực hiện giảm giá nguyên liệu thì phải sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hợp lý . Trong qui trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp có nhiều công đoạn ảnh hưởng đến việc tiết kiệm nguyên phụ liệu như : hạch toán bàn cắt, giác sơ đồ, trải vải, chất lượng nguyên liệu.....và một trong những công đoạn góp phần không nhỏ trong việc tiết kiệm nguyên liệu mà hiện nay vẫn chưa đựoc quan tâm đầy đủ là tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình trải – cắt vải tại các doanh nghiệp may. Trong quá trình trải- cắt vải luôn xảy ra những tổn thất về nguyên liệu theo chiều dài bàn trải do hao phí đầu bàn,các lớp vải trải không đúng theo tác nghiệp, bàn trải vải không phẳng... Ngoài ra trong quá trình trải vải doanh nghiệp chỉ quan tâm tới khổ vải có trùng với chiều rộng của sơ đồ hay không mà ít khi quan tâm tới chiều dài của cây vải có phù hợp với chiều dài của sơ đồ nên gây ra hiện tượng lãng phí vải đầu tấm không được sử dụng một cách triệt để. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác lựa chọn cây vải có thể trải số lớp thích hợp và lượng đầu tấm thu được phải nhỏ nhất là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất May công nghiệp, góp phần tiết kiệm thời gian và nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh Nghiệp May Việt Nam trên thị trường thế giới. Được sự hướng dẫn của PGS - TS. Trần Bích Hoàn , tác giả đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát thực tế tại một số các doanh nghiệp may chuyên sản xuất áo sơmi, Jăckét tại miền Bắc như Đức Giang, May 10, Á Đông công đoạn trải – cắt và nhận thấy rằng các công ty đều có khó khăn chung trong việc làm thế nào để hạn chế số lượng vải đầu tấm tại khâu trải – cắt. Trong công đoạn trải – cắt tại các công ty , việc tính toán lựa chọn các cây vải đều thực hiện ở dạng thử nghiệm và kinh nghiệm của người làm công tác trải vải chứ không ứng dụng tính toán một cách khoa học. Hiện nay, thuật giải quy hoạch tuyến tính đã được nghiên cứu và ứng trong nhiều ngành công nghệp khác nhau trong đó ngành may, quy hoạch tuyến tính là phương án tối ưu để giải quyết những bài toán phức tạp, phạm vị ứng dụng rộng và hiệu quả cao trong nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành May. Từ những vấn đề nêu trên , tác giả đã được PGS.TS. Trần Bích Hoàn hướng dẫn nghiên cứu các yếu tố tổn thất vải trong quá trình trải – cắt và ứng dụng thuật giải di truyền để tìm ra lời giải thích hợp cho bài toán lựa chọn cây vải để tối ưu lượng vải đầu tấm trong quá tình trải –cắt và cũng là lý do tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các yếu tổ tổn thất vải trong quá trình trải- cắt ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vải”. CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1.Tổng quan công đoạn trải – cắt vải 1.1.1. Công đoạn chuẩn bị - Nhận và kiểm tra vải : Tất cả nguyên phụ liệu khi nhập kho tạm chứa của nhà máy đều phải qua khâu kiểm tra để phân loại , góp phần quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý , tiết kiệm nguyên phụ liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm. Để ổn định co giãn nguyên lý của nhuyên liệu, đảm bảo độ đo đếm được chính xác, tất cả các nguyên liệu đều phải phá dỡ kiện trước 24 giờ. Vải đựng trong bao theo hình trụ , mở dây khâu theo miệng bao kiểm tra sơ bộ số lượng màu sắc , kí hiệu..,sau đó sắp xếp vải theo qui định .Không được dùng dao kéo rạch bao gây hỏng bao hoặc rách nguyên liệu. Trường hợp kiện đựng vải có đai sắt hoặc hòm gỗ thì dùng kìm cắt đai sắt và mở nắp thùng theo đúng qui định, tránh cạy bừa bãi gây thủng rách nguyên liệu. Trong khi phá kiện ,nếu phát hiện không đúng chủng loại nguyên liệu hoặc không đúng số lượng ghi trên phiếu thì phải kịp thời báo cáo để xác định cụ thể trên từng kiện. Trong tình hình hiện nay việc kiểm tra chất lượng vải được các doanh nghiệp thực hiện tại các công đoạn sau : + Kiểm tra số lượng nguyên liệu: chiều dài cây vải (kiểm tra xác xuất), số lượng cây vải. + Kiểm tra khổ vải : tuỳ theo loại vải có mép biên trơn, xù lỗ kim tại vị trí biên vải lớn hay nhỏ để xác định cụ thể theo qui định kỹ thuật. + Kiểm tra chất lượng : kiểm tra lỗi vải, tạp chất bẩn trong sợi, vết bẩn , lỗi do quá trình in hoa , nhuộm màu... - Nhận và kiểm tra sơ đồ giác: Sơ đồ sau khi giác xong đựoc gửi xuống cho bộ phận trải cắt .Chiều dài của bàn vải phụ thuộc vào chiều dài của sơ đồ và diện tích nhà cắt,nếu trên một sơ đồ mà ta ghép nhiều cỡ và nhiều sản phẩm thì sơ đồ sẽ dài quá,không chính xác và rất khó khăn cho công việc trải vải đặc biệt là trải vải bằng tay. Vì trong quá trình trải người thợ trải vải sẽ đi lại một khoảng cách tương đối nhiều nên dễ gây ra tình trạng mệt mỏi cho người trải cũng như người cắt , thông thường chiều dài bàn cắt đối với chi tiết dựng từ 0.5- 2m, chính và lót từ 2- 6 m, chiều dài sơ đồ 7- 8 m ít được sử dụng . -Phương tiện chọn vải: + Đối với cuộn tròn , dùng máy cuốn vải có đèn chiếu sang từ dưới lên, cho máy chạy chậm đều , cuốn vải sang trục khác để kiểm tra hoặc dùng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vải vào trục và cuốn đều vải sang trục thứ hai.Dùng tay quay đều sang trục 2 để kiểm tra. + Với vải xếp tập: dùng giá cao 2m có đèn chiếu , móc vải lên giá kéo từ từ và phát hiện lỗi hoặc để tập vải lên trên bàn để kiểm tra, 2 người ngồi hai bên lật từng lá kiểm tra. + Với vải loang màu, khi chiếu sang từ dưới lên không phát kiện được ,do đó phải dùng đèn chiếu từ trên xuống hoặc ánh sang mặt trời . Đặt vải lên trên bàn có màu sẫm tối dùng mắt quan sát hoặc chập từng đoạn 2m lại để so màu. + Chọn vải ke caro: chập 2 mép biên lại với nhau ,nếu mức lệch kẻ quá mức độ cho phép thì bắt lỗi (khoảng 4 %). - Chuẩn bị bàn trải vải: Trước khi trải vải phải lấy dấu của chiều dài sơ đồ trên mặt bàn trải vải và % hao hụt trong quá trình trải vải. Vải được bắt một biên bằng nhau với tất cả các lớp biên đó được gọi là biên chuẩn độ sai lệch của biên chuẩn ≤ 0.5 cm . 1.1.2. Công đoạn trải vải Trải vải là quá trình tở vải từ cuộn vải và được xếp trên mặt phẳng từ một hoặc nhiều lớp vải đặt chồng lên nhau trên bàn trải vải.Vải có thể được trải một chiều hay hai chiều, có thể đựoc cắt đầu bàn hay không cắt đầu bàn(ziczac). * Quá trình trải vải : - Trước khi trải vải người ta đặt một lớp giấy bằng chiều dài và rộng của sơ đồ được trải lót trên mặt bàn .Sau đó vải được trải lên trên từng lớp một. Sau khi trải hết cuộn vải thì đến cuộn tiếp theo trên cùng bàn vải thì người ta đặt lớp giấy khác hay lớp vải vụn (nhằm tiết kiệm) để ngăn cách giữa các cây vải với nhau nhằm tránh không bị nhầm màu. Cứ tiếp tục như thế đến chừng nào xét thấy số lớp vải phù hợp với khả năng cắt của dao thì dừng lại. - Số lớp vải trải phụ thuộc vào khả năng cắt của dao , tính chất của vải, bản tác nghiệp cắt (phương án ghép cỡ trên sơ đồ).Chiều cao này có thể lên tới 20 -25 cm đối với vải dầy và xốp . Nếu vải mỏng và ít xốp mà chiều dài bàn vải dày thì bàn vải khi dó sẽ dày và nặng , dao cắt khó có thể đi qua nếu cố cắt thì ma sát với vải sẽ khiến cho dao nóng lên làm vải ở đường cắt chảy ra , các lớp vải sẽ dính vào nhau khó mà tách ra được. Thông thường đối với vải nỉ thì chiều dày bàn cắt 20-25 cm , vải cotton cắt áo sơ mi khoảng 8- 10 cm ,vải lót 100 % PES khoảng 3- 5 cm. - Các dạng xếp lớp vải trên bàn trải vải : + Bàn trải lá đơn chỉ có một lớp vải thường may sản phẩm mẫu hoặc cắt vải thay thân. (đối với trường hợp này thì cắt bằng tay) + Trải vải với nhiều lớp và cùng kích thước : nhiều lá vải trên cùng có cùng kích thước trên một bàn trải vải. + Trải vải với nhiều lớp và theo bậc nhiều lá vải không cùng chiều dài và chiều rộng được xếp với nhau theo tầng trên cùng một bàn trải vải . Tầng dưới là lớp vải dài nhất và rộng nhất tầng trên là lớp vải ngắn và nhỏ nhất .Trường hợp này ít dùng vì nếu số lượng sản phẩm nhiều thì sẽ gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp vì khi đó sơ đồ giác phải theo lá vải trên cùng , do vậy xếp vải theo phương pháp này chỉ áp dụng cho số lượng sản phẩm ít và có sự chênh lệch khổ vải là không lớn. * Phương pháp trải : Dựa vào cách xếp các lớp vải để phân loại được phương pháp trải vải: TT Phương pháp trải Hình vẽ 1 Phương pháp trải mặt phải úp xuống cùng chiều 2 Phương pháp trải mặt phải lên cùng chiều 3 Phương pháp trải mặt phải úp với nhau ngược chiều 4 Phương pháp trải mặt trái úp với nhau cùng chiều 5 Phương pháp trải mặt trái úp với nhau ngược chiều 6 Phương pháp trải vải ziczac 7 Phương pháp trải vải ống 8 Phương pháp trải vải gập đôi (khổ rộng) - Phương pháp trải mặt phải úp xuống hoặc lên cùng chiều : tất cả các lớp vải có bề mặt là trái hoặc phải của vải đều hướng trên và khi hết chiều dài của sơ đồ thì được cắt tại vị trí đầu bàn . Phương pháp này thích hợp cho mọi sơ đồ , với nhiều loại vải, dễ đánh số bóc tập nhưng năng suất trải vải không cao vì chỉ có một lượt vải được trải theo một chiều nhất định , số lớp vải có thể là chẵn hay lẻ. - Phương pháp trải vải mặt phải úp với nhau cùng chiều , trái úp với nhau cùng chiều : các lớp vải úp với nhau từng đôi một (mặt trái với mặt trái, mặt phải với mặt phải) . - Phương pháp trải vải gập đôi khổ rộng: Phương pháp này chỉ áp dụng cho các sơ đồ có chi tiết đối xứng hoặc các sản phẩm có dạng tấm (ga giường, khăn trải , màn...) - Phương pháp trải vải ziczac : Các lớp vải được úp với nhau từng đôi một (mặt trái với mặt trái, mặt phải với mặt phải) tại vị trí ở đầu và cuối sơ đồ thì vải không được cắt phương pháp này cho năng suất trải vải cao vì cả hai lượt đi và về khi trải đều mang vải. Phương pháp này khi giác không cần tính tới yếu tố đối xứng mà chỉ cần sơ đồ làm sao tiết kiệm, nhưng phải là số lớp vải chẵn và cùng màu. - Phương pháp trải vải dạng ống : Phương pháp này thường được dùng cho vải dệt kim . * Phân loại theo phương tiện sử dụng : - Trải vải bằng tay : Cho đến ngày nay công việc trải vải bằng tay vẫn được các công ty nhỏ duy trì. Người ta đặt một trục quay trên hai giá đỡ ở đầu bàn cắt, khi kéo vải vải quay trên đó và được tở ra công nhân đứng hai bên bàn cầm lớp vải kéo lên bàn trải theo chiều dài đã lấy dấu (đã được cộng % hao hụt đầu bàn) . Quá trình này được tiếp tục cho các lớp vải tiếp theo . Đối với vải có độ co dãn cao người trải vải tở vải thành đống xuống nền cạnh chân bàn cắt, bên dưới có lót một lớp bản giấy rộng sau 24 giờ để ổn định sức căng của vải . Để giữ cho các lớp vải không bị xô lệch trong quá trình trải cần sử dụng các loại kẹp hay vật nặng để chặn bàn vải. Trải vải bằng tay cho năng suất thấp , chất lượng không cao như :vải hay bị xô lệch, mép biên không đứng thành, tỉ lệ hao phí đầu bàn cao do phải cắt bằng tay, độ căng đều của các lớp vải trải sẽ không đều . - Trải vải bằng thiết bị bán tự động : Người điều khiển đặt cuộn vải lên trên máy và đẩy theo đường ray dọc bàn cắt , vải sẽ được tở ra và trải trên bàn phía sau máy . Đến cuối bàn cắt thì vải được cắt bằng tay rồi đẩy máy trở lại để trải các lá khác , cứ như vậy cho đến khi trải đủ số lượng lá vải trên bàn cắt . Ở một dạng khác thì máy được lắp động cơ và sẽ di chuyển nhờ động cơ đó. Thiết bị này có ưu điểm là mép vải đứng thành và các lớp vải phẳng .Phương pháp này có qui mô sản xuất nhỏ. - Trải bằng máy tự động : Cây vải được đặt lên giá đỡ của máy và được lập trình để lựa chọn các cuộn vải khác nhau và trải số lớp theo yêu cầu , công việc của người điều khiển lúc này là ngồi theo dõi máy làm việc .Máy tự động trải và cắt đầu bàn , so với trải bằng tay thì trải bằng máy đều hơn , phần nguyên liệu ở đầu bàn được xén đều không quá 1 cm . Máy trải cũng có khả năng phát hiện các lỗi mà máy kiểm tra lỗi vải tự động đã đánh dấu vì khi đưa cây vải lên máy kiểm tra lỗi sợi và loang màu máy kiểm tra sẽ đánh dấu những vị trí lỗi sợi trên cây vải vào bộ nhớ của máy trải, sau đó người điều khiển máy tính sẽ chuyển các dữ liệu lỗi trên cây vải lên máy trải và khi máy trải trải đến vị trí lỗi sợi thì máy sẽ dừng lại báo hiệu thông qua hệ thống cảnh báo và người điều khiển sẽ đánh dấu vị trí lỗi bằng phấn để nhà cắt dễ nhận biết . Hình 1.2: Trải vải bằng máy trải tự động * Yêu cầu chất lượng trải vải - Chiều dài bàn trải đúng theo chiều dài sơ đồ cộng với % hao hụt ,độ dư đầu bàn cho phép. - Chiều cao của bàn vải phải phù hợp với khả năng của dao cắt, số lớp vải trên bàn trải phải đúng theo quy định không được quá số lượng theo tác nghiệp cắt. - Quá trình trải vải theo đúng phương pháp trải : cắt đầu bàn, đầu bàn có chiều , không chiều , tất cả mặt phải lên trên, mặt trái lên trên , mặt úp mặt,ziczac.... - Khi trải vải bằng phương pháp thủ công phải chú ý trải phải đều tay không bị trùng hoặc căng quá . Nếu căng quá bàn trải sẽ bị hụt do độ đàn hòi của vải , trùng quá sẽ gây thành các đường gợn sóng , khi cắt chi tiết của sản phẩm không đảm bảo độ chính xác. - Khi trải vải bằng thiết bị tự động cần điều chỉnh tốc độ thích hợp vì nó sẽ giúp cho vải đạt được độ căng tự nhiên sau khi trải. - Đối với vải có độ co giãn lớn thì phải tở vải khoảng 24h trước khi trải. - Trong quá trình trải vải những loại vải bị loang màu,rách, lỗi sợi ...không đảm bảo yêu cầu đều phải loại ra, tránh vào bàn vải gây lãng phí nguyên liệu. - Đặt tấm giấy lót dưới bàn trải vải đảm bảo độ chừa giấy tối thiểu theo cạnh trải chính (cạnh trùng với mép bằng của sơ đồ). Lớp giấy này có tác dụng cố định bàn vải nếu có sự dịch chuyển bàn vải , giảm sự cọ sát giữa vải và mặt bàn, đồng thời khi hút chân không lớp giấy này giữ cho vải sạch và cố định. - Hai đầu bàn của bàn vải phải vuông góc mép biên vải chuẩn phải đứng thành (nếu lệch phải nằm trong giới hạn cho phép theo từng loại vải) 1.1.3. Công đoạn cắt vải Cắt nguyên liệu là quá trình biến đổi tính chất của nguyên liệu từ dạng tấm sang dạng mảnh . Tại xưởng cắt cây vải được cắt ra thành lớp xếp chồng lên nhau theo chiều dài của sơ đồ (đã tính % hao hụt) tạo thành bàn trải. Sau đó bàn trải cắt phá thành chi tiết rời theo hình vẽ các chi tiết trên sơ đồ . * Quá trình cắt được chia ra làm 2 công đoạn: cắt phá và cắt gọt (cắt tinh), chi tiết được cắt từ bàn trải vải dưới dạng cắt thô hay cắt phá, đối với chi tiết lớn như thân áo , thân quần , tay áo... là dạng cắt thô. Những chi tiết nhỏ khó cắt chính xác trên bàn cắt có thể cắt thành từng tập sau ,đó các chi tiết này được cắt gọt lại ở dạng cắt tinh . - Cắt phá bàn vải : Vải được trải thành nhiều lớp , độ dầy của bàn trải phụ thuộc theo tính chất nguyên liệu, bảng tác nghiệp cắt, khả năng cắt của dao .Máy cắt được đẩy bằng tay để cắt các chi tiết lớn trên bàn vải, đường cắt trước phải mở đường cho đường cắt sau để đường cắt sau dễ dàng hơn. - Cắt gọt : Sau khi cắt phá được những chi tiết của sản phẩm còn những chi tiết nhỏ, hình dáng phức tạp phải sử dụng máy cắt gọt mới đảm bảo độ chính xác . Sử dụng kẹp giữ chặt các chi tiết với mẫu . Khi cắt người cắt dùng hai tay đẩy nguyên liệu về phía trước và điều khiển cho lưỡi dao cắt đúng đường chuẩn . * Các phương pháp cắt : chia thành 2 nhóm cơ bản - Cắt bằng dụng cụ hay thiết bị cơ khí tổng hợp: Kéo, máy cắt .Phương pháp này cắt các chi tiết ở dạng hình thù bất kỳ, với độ chính xác cao nhưng đòi hỏi hao tổn về sức lực , phụ thuộc vào tâm sinh lý của người sử dụng thiết bị, chất lượng cắt các chi tiết không ổn định ,hạn chế việc tự động hoá quá trình cắt. Trong nhóm này chủ yếu là dùng phương pháp cắt bằng cơ. Bộ phận chính của công cụ hay thiết bị cắt là lưỡi thép mảng có một cạnh được vát góc . Góc càng nhỏ thì lưỡi càng sắc nhưng không bền và dễ bị biến dạng .Góc vát trên lưỡi dao kéo có giá trị 15 – 200 . Trong quá trình cắt , sử dụng lực di chuyển quá trình cắt , xảy ra hiện tượng tương đối của lưỡi dao và vật liệu. Kết quả là vật liệu bị cắt rời bởi những vết cắt. - Cắt bằng thiết bị đặc biệt: cho phép tự động hoá quá trình cắt vải , hạn chế sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng cắt .Trong quá trình cắt bằng các thiết bị đặc biệt thường sử dụng các phương pháp: + Phương pháp cắt bằng nhiệt vật lý : hầu hết bàn vải một lớp đều dùng đầu cắt laze.Lợi ích mà đầu cắt laze đem lại là vì nó không làm tổn hại đến mép cắt chum laze cắt theo mọi hướng và không cần thiết bị mài lưỡi cắt . Máy cắt tự động laze đã đem lại sự chính xác và tốc độ cao, tạo ra chất lượng ổn định , sản lượng tăng. Điều bất lợi là đầu cắt laze bằng nhiệt nên chỉ có thể cắt cho bàn vải một lớp, bởi vì nó sẽ làm cho mép vải các lớp dính vào nhau khi cắt cho bàn nhiều lớp vải.Lý tưởng nhất là dùng để cắt da trong công nghiệp xản xuất giầy. Ngoài ra trong phương pháp cắt bằng nhiệt vật lý còn sử dung tia Plasma. + Phương pháp cắt bằng tia nước: Tia nước này có đường kính khoảng 0.2 mm và chuyển động với tốc độ gấp 3 lần tốc độ âm thanh .Để có tốc độ này , cần phải nén tới áp suất 4000bar và phải thiết kế một thiết bị nén rất tinh vi. Khi tia nước thoát ra khỏi vòi phun ,nó có dộng năng rất lớn ,có thể cắt được mọi loại vật liệu.Ưu điểm của phương pháp này là nó có thể cắt theo mọi hướng,chất lượng vết cắt cao, có lợi thế là không sử dụng nhiệt do đó có thể cắt được nhiều lớp vật liệu mà không làm chúng dính vào nhau tai các vết cắt .Nhược điểm là độ dày của lớp vật liệu không được quá cao , vì tia nước sẽ không đủ năng lượng để xuyên qua lớp vật liệu và sẽ bị thấm hết vào vật liệu. + Phương pháp cắt bằng cơ - nhiệt : Nhiệt độ của dao được máy tính kiểm soát để điều chỉnh tốc độ cắt phù hợp , đảm bảo lưỡi cắt không bị quá nóng dẫn đến cháy và dính vải ,đầu cắt của một số máy còn kết hợp cả mũi khoan để đánh dấu.Nhược điểm của phương pháp này là các lá vải hay bị dính lại với nhau tại các vết cắt, dễ làm tổn thương vật liệu có tính năng không chịu được nhiệt. * Yêu cầu chất lượng cắt : - Chi tiết sau khi cắt xong phải đảm bảo chính xác: không bị sai lệch theo đường vẽ trên sơ đồ. - Đường cắt phải nhỏ, dao cắt sắc nếu dao cùn dễ làm tổn thương vị trí cắt như rách vải, rút sợi, xô lệch chi tiết . - Trong quá trìng cắt chú ý tới tính chất nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu Polyester vì trong quá trình cắt dễ do lực ma sát tại các vị trí cắt lên dao cắt sinh nhiệt và các lớp vải sẽ dính lại với nhau trong quá trình cắt. - Chi tiết cắt xong phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp: không dầu mỡ, không loang nếu sử dụng phương pháp cắt bằng tia nước. 1.2. Các yếu ảnh hưởng đến tiêu hao vải trên bàn vải 1.2.1. Vải - Cấu tạo vải : loại v
Luận văn liên quan