Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của miền núi, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương
trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên các lĩnh vực trong nhiều năm
qua, đã góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn miền núi, tạo cơ sở cho sự phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư khá lớn
cho khu vực miền núi. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội tại miền núi vẫn còn rất nhiều
khó khăn, bất cập.
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp
cũng rất quan tâm đến đầu tư cho miền núi và chắc chắn trong nhiều năm đến sẽ
có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.
Một thực tiễn rất đáng quan tâm là: có nhiều chương trình, dự án triển
khai thực hiện ở miền núi với tổng số vốn đầu tư lớn, nhưng sau khi kết thúc,
tính ổn định, phát huy không được giữ vững hoặc hiệu quả thấp. Do vậy, cần
phải có sự đánh giá khoa học, khách quan về hiệu quả các chương trình, dự án
đầu tư cho miền núi, đánh giá việc tổ chức thực hiện sao cho đảm bảo tính hiệu
quả và bền vững của chương trình, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn
miền núi.
Tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở
các huyện miền núi Quảng Ngãi có nhiều kết quả, nhưng chuyển biến chưa
mạnh, chưa đáp ứng mong đợi của nhân dân và yêu cầu của quản lý. Cơ chế
chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã có, nhưng trong giai đoạn
hiện nay cần tập trung nhiều hơn nữa cho miền núi, nhất là việc nghiên cứu,
triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP để giảm nghèo nhanh và bền
vững. Vấn đề này cần phải có nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ khoa học để
đề xuất một số giải pháp đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện
miền núi phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển miền núi trong sự
phát triển chung của tỉnh.
Từ trước đến nay, hàng năm các cơ quan nhà nước đều có các báo cáo
đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế -xã hội ở các huyện miền núi Quảng Ngãi và đề ra nhiệm vụ thực hiện cho năm
sau. Những báo cáo này phần nào đã phản ảnh thực trạng và giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội miền núi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chưa có điều kiện
để thực hiện dưới góc độ một đề tài khoa học
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3723 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - Xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH QUẢNG NGÃI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NGÃI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Tuấn Nhân
Quảng Ngãi, 2011
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của miền núi, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương
trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên các lĩnh vực trong nhiều năm
qua, đã góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn miền núi, tạo cơ sở cho sự phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư khá lớn
cho khu vực miền núi. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội tại miền núi vẫn còn rất nhiều
khó khăn, bất cập.
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp
cũng rất quan tâm đến đầu tư cho miền núi và chắc chắn trong nhiều năm đến sẽ
có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.
Một thực tiễn rất đáng quan tâm là: có nhiều chương trình, dự án triển
khai thực hiện ở miền núi với tổng số vốn đầu tư lớn, nhưng sau khi kết thúc,
tính ổn định, phát huy không được giữ vững hoặc hiệu quả thấp. Do vậy, cần
phải có sự đánh giá khoa học, khách quan về hiệu quả các chương trình, dự án
đầu tư cho miền núi, đánh giá việc tổ chức thực hiện sao cho đảm bảo tính hiệu
quả và bền vững của chương trình, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn
miền núi.
Tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở
các huyện miền núi Quảng Ngãi có nhiều kết quả, nhưng chuyển biến chưa
mạnh, chưa đáp ứng mong đợi của nhân dân và yêu cầu của quản lý. Cơ chế
chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã có, nhưng trong giai đoạn
hiện nay cần tập trung nhiều hơn nữa cho miền núi, nhất là việc nghiên cứu,
triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP để giảm nghèo nhanh và bền
vững. Vấn đề này cần phải có nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ khoa học để
đề xuất một số giải pháp đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện
miền núi phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển miền núi trong sự
phát triển chung của tỉnh.
Từ trước đến nay, hàng năm các cơ quan nhà nước đều có các báo cáo
đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội ở các huyện miền núi Quảng Ngãi và đề ra nhiệm vụ thực hiện cho năm
sau. Những báo cáo này phần nào đã phản ảnh thực trạng và giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội miền núi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chưa có điều kiện
để thực hiện dưới góc độ một đề tài khoa học.
Để đánh giá đúng thực trạng tình hình triển khai thực hiện các chương trình, dự
án, chúng ta cần phải dựa trên các phương pháp khoa học, khách quan để xem xét về
những vấn đề liên quan, đề xuất những giải pháp khả thi để tổ chức thực hiện hiệu quả
hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi trong thời gian
đến một cách nhanh và bền vững.
Với những lý do chính yếu nêu trên nói lên sự cần thiết để tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là:
Đánh giá thực trạng tình hình tổ chức thực hiện các chương trình, chính
sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Quảng
Ngãi trong giai đoạn 2006 - 2010. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn
lực đầu tư ở miền núi.
Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế - xã hội các
huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính
sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở miền núi.
Xác định một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015. Đề xuất các giải pháp góp
phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
3. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, đề tài dựa trên phương pháp luận chung của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp luận chủ
yếu của đề tài là lý luận Mác-xít được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận động, biến đổi, phát triển không
ngừng. Trên cơ sở quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm
phát triển để xem xét và phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài. Vận dụng các
quan điểm này để làm cơ sở cho việc xem xét các sự kiện xã hội và quá trình
phát triển của xã hội, mà cụ thể là kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh
Quảng Ngãi.
Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu vận dụng hướng
tiếp cận của Lý thuyết cấu trúc - chức năng, Lý thuyết phát triển, quan điểm của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện đề tài. Một số lý thuyết,
quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài được trình bày ở mục 1.1 Chương 1 báo
cáo này.
Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu cụ thể là:
Thu thập, phân tích tài liệu: Thu thập số liệu thống kê, các tài liệu liên
quan đã có từ các cơ quan Trung ương, ở tỉnh, 06 huyện miền núi trong tỉnh.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét): Sử dụng bảng hỏi được
thiết kế phù hợp cho nội dung cần nghiên cứu (xem Phiếu khảo sát - Phụ lục
01). Số lượng mẫu là 1.000 phiếu, được điều tra tại tất cả 06 huyện miền núi
trong tỉnh. Việc xử lý và phân tích số liệu phiếu điều tra được thực hiện bởi sự
trợ giúp của máy vi tính, bằng phần mềm SPSS-11.5.
Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung: Thực hiện với
các đối tượng chủ yếu là cán bộ các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, đoàn thể
cấp xã, cấp huyện, tỉnh và một số công dân tại các huyện miền núi.
Phương pháp quan sát, được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài
Như tên gọi của đề tài được giao nhiệm vụ là:“Nghiên cứu thực trạng và
đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi
tỉnh Quảng ngãi”, và được giới hạn trong mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên. Thời
gian và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình
nghiên cứu “đánh giá thực trạng” ở đây cũng chỉ đi sâu vào một số lĩnh vực mà
đề tài đặt ra. Các giải pháp đề xuất cũng trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những
thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi trong thời gian qua; đề xuất các giải
pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015. Vì vậy, đây là luận cứ khoa
học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc
thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội miền núi nhanh và bền vững của
Đảng và Nhà nước.
Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải
pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở
miền núi nhanh và bền vững. Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề
vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý
luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội
miền núi.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu đề tài được thể hiện trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chương trình,
dự án phát triển kinh tế-xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Các giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
1.1. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi của đề tài, các tác giả tập trung tìm hiểu, vận dụng một số
lý thuyết: “Cấu trúc - chức năng”, “Lý thuyết phát triển”, quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta có liên quan để nghiên cứu đề tài.
1.1.1. Vận dụng Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Lý thuyết cấu trúc - chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội
học nổi tiếng như: H. Spencer, E. Durkheim, T. Parsons, là một trong những lý
thuyết quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các phân tích xã hội học. Lý
thuyết này nhấn mạnh đến những đóng góp chức năng của mỗi bộ phận trong xã
hội để duy trì cấu trúc cũ, giúp ta vận dụng xem xét cấu trúc kinh tế - xã hội một
vùng, một khu vực nhất định (mà ở đây là khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi).
Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng giúp ta nhìn nhận: Xã hội là một
hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền
vững của tổng thể. Để giải thích tồn tại của một thiết chế xã hội, chúng ta phải
tìm hiểu hệ thống xã hội, như một tổng thể, đòi hỏi những nhu cầu của nó phải
được thoả mãn như thế nào. Bởi vì chỉ trong một trạng thái như vậy thì mới bảo
đảm cho các chức năng hoạt động mà xã hội luôn trong trạng thái cân bằng.
Do vậy, khi xem xét về thực trạng và giải pháp triển kinh tế - xã hội miền
núi, chúng ta cần thấy được các chức năng mới xuất hiện và có những chức năng
cũ sẽ bị triệt tiêu vì không có cơ sở để tồn tại dẫn đến sự biến đổi về kinh tế - xã
hội của cộng đồng dân cư khu vực miền núi. Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức
năng phân tích nội dung đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
góp phần phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi”;
nhằm thấy được cơ cấu mới của cơ cấu xã hội cũng như chức năng bộ phận của
cơ cấu ấy trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Sự tác động của các bộ phận
mới với các chức năng mới sẽ tạo cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của xã hội và
dẫn đến sự biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư, trong đó cộng đồng dân cư
khu vực nghiên cứu cũng nằm trong mối quan hệ chung đó.
1.1.2. Vận dụng Lý thuyết phát triển
Lý thuyết phát triển được nhiều nhà khoa học quan tâm và vận dụng
nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội. Nhưng có rất nhiều quan điểm khác nhau
khi nói đến thuật ngữ “phát triển”. Có quan điểm coi phát triển và tăng trưởng
có cùng nội dung. Chúng ta không thể hiểu phát triển như là một hiện tượng
kinh tế mà phải được xem như là toàn bộ quá trình bao gồm các đặc điểm kinh
tế - chính trị - xã hội và văn hoá. Trên quan điểm về kinh tế - xã hội, phát triển
giúp cho con người hướng tới một cuộc sống đầy đủ hơn, giàu có hơn.
Lý thuyết về sự phát triển hiện nay đang có xu hướng giảm bớt những vấn
đề thuần tuý có tính kinh tế. Lý thuyết phát triển ngày nay chú ý nhiều hơn các
vấn đề phi kinh tế trong quá trình phát triển, về lĩnh vực văn hoá, xã hội... Do
đó, phát triển xã hội không còn đồng nhất với tăng trưởng kinh tế mà là sự phát
triển một cách tổng thể. Với yêu cầu như vậy, khi vận dụng Lý thuyết phát triển
vào nghiên cứu đề tài đòi hỏi chúng ta phải xây dựng khung lý thuyết nghiên
cứu trên cơ sở của lý thuyết phát triển hiện đại.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đất nước, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2001 - 2010; Cùng với những chủ trương, đường lối phát triển chung
của đất nước, công tác Dân tộc và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước xác
định có vị trí chiến lược quan trọng. Kế thừa và phát huy kết quả sau 15 năm
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW
ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát
triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình miền núi và các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số có bước chuyển biến quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan
tâm đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi và đã có rất nhiều
chủ trương lớn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển kinh tế-xã hội
trong nhiều năm qua.
Những năm gần đây, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều rất
quan tâm và có chủ trương đầu tư ngày càng nhiều cho miền núi. Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 61 huyện nghèo, với quan điểm xoá đói giảm nghèo là chủ trương
lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động
nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả
tiềm năng, lợi thế của từng dịa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông
nghiệp để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) xác định:... Đẩy mạnh giảm
nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất
lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số.Chú trọng phát triển hạ tầng
kinh tế, xã hội.
Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X, tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã xác định nhiệm vụ trong
5 năm tới đối với vùng trung du, miền núi. Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà
giữa các vùng, đô thị và nông thôn. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng
với tầm nhìn dài hạn, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo
quy hoạch, khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, thiếu liên kết giữa các địa
phương trong vùng; ...Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn
nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chủ trương để phát triển kinh tế - xã
hội miền núi. Tỉnh ủy khóa XVII đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU Về phát
triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi 2006-2010; Hội đồng
nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND ngày 16/7/2007
nhằm cụ thể hoá Nghị quyết trên và Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng , ban
hành Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 Về phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi của tỉnh đến năm 2010để triển khai
thực hiện.
1.2. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Miền núi tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa hai
trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Quy Nhơn trong trục
kinh tế trọng điểm của Miền Trung, là cửa ngõ nối liền giữa Miền Trung với
Tây Nguyên và vùng Hạ Lào qua Quốc lộ 24A và là cầu nối Bắc - Nam với
nước ngoài qua tuyến giao thông Thủy - Bộ.
Với vị trí địa lý trên đã tạo cho Quảng Ngãi những yếu tố thuận lợi cho
việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước và nước ngoài. Là một địa
bàn chiến lược quan trọng về quân sự, là căn cứ địa cách mạng gắn liền với lịch
sử chống áp bức giai cấp và chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Ngãi.
- Về khí hậu, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai
mùa rõ rệt: Mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 8); mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng
12) và được phân theo ba tiểu vùng khí hậu.
- Về địa hình, có nhiều rừng núi trùng điệp. Vùng núi thấp: Có độ cao từ
300 - 700m, phân bố thành dãy núi hẹp, chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, lượn
vòng theo các cánh cung của dãy Trường Sơn, độ dốc trung bình 200 - 250. Vùng
thung lũng và gò đồi: Có độ cao dưới 300m so với mặt nước biển, độ dốc dưới
150. Vùng địa hình núi trung bình và núi cao tập trung phần lớn ở phía Tây; địa
hình được chia thành nhiều bậc có độ cao trung bình trên 700m, độ dốc trên 250,
địa hình chia cắt mạnh có nhiều núi cao.
- Về đất đai, có 6 loại đất chính: Nhóm đất phù sa suối (P): Diện tích
9.470ha chiếm 2,93% diện tích toàn vùng; Nhóm đất đỏ vàng trên đá Granit
(Fa): Diện tích 97.190,2ha, chiếm 30,04% diện tích toàn vùng; Nhóm đất đỏ
vàng trên đá phiến sét (Fs): Diện tích 93.555,5ha, chiếm 28,92% diện tích;
Nhóm đất dốc tụ (D): Diện tích 5.608ha, chiếm 1,73% tổng diện tích; Đất đỏ
vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL): Diện tích 3.059ha, chiếm 0,94% tổng diện
tích; Đất mùn trên núi cao (H): Diện tích 114.668,3ha, chiếm 33,44% tổng diện
tích toàn vùng.
- Về nguồn nước: Hệ thống sông suối tỉnh Quảng Ngãi đều được bắt
nguồn từ những vùng núi cao của các huyện miền núi đổ vào các con sông lớn
như Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu… Đặc tính của các con sông này là
ngắn, dốc và lưu lượng dòng chảy lớn, nên thường gây ra lũ lụt vào mùa mưa và
khô hạn vào mùa khô.
- Về tài nguyên rừng: Nhìn chung thực vật rừng khá phong phú, trong
tổng số 560 loài được phát hiện được, có 19 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ
Việt Nam. Núi rừng Quảng Ngãi là kho tài nguyên phong phú về lâm thổ sản
với nhiều loại gỗ quý như: lim, giổi, sao cát, vênh vênh, chò, trắc, huỳnh đàng,
kiền kiền, gõ. Ngoài gỗ, rừng Quảng Ngãi còn có nhiều loại cây thuốc như sa
nhân, hà thủ ô, thiên niên kiện, ngũ gia bì, sâm; các loại cây có sợi, cây có dầu,
trầm hương, cây lấy nhựa và các loại cây lấy nấm. Cây quế là đặc sản nổi tiếng
với diện tích rộng, sản lượng lớn.Về động vật, có trên 478 loài động vật, trong đó
có 76 loài thú, 308 loài chim, 65 loài bò sát và 29 loài ếch nhái. Có 55 loài quý
hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.
- Về tài nguyên khoáng sản: Đá xây dựng có ở nhiều nơi, nhất là ở Trà
Bồng; Nước khoáng Thạch Bích ở Trà Bồng; Wolfram ở Minh Long; vàng,
đồng, kẽm có ở Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ...
Khu vực miền núi Quảng Ngãi có nhiều địa danh có thể khai thác phục vụ
du lịch như núi Cà Đam huyện Trà Bồng, Hồ chứa nước Nước Trong, Khu căn
cứ địa cách mạng Ba Tơ và di tích quốc gia Trường Thành…
1.2.2. Dân cư - Dân tộc
Khu vực miền núi có diện tích chiếm 3.245 Km2, dân cư hiện nay có
200.783 người, mật độ dân cư là 61,87 người/km2.
Miền núi Quảng Ngãi có các dân tộc Kinh, Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống.
Các dân tộc thiểu số là cư dân bản địa lâu đời, sống theo từng khu vực và có sự
đan xen nhất định, có sự giao lưu, buôn bán với nhau và với người Kinh ở miền
xuôi lên buôn bán, khai khẩn. Nói đến dân cư, dân tộc ở miền núi Quảng Ngãi
chủ yếu là các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong và Kinh.
Người Kinh cư trú chủ yếu ở các thị tứ, thị trấn các huyện miền núi, một
số ít sinh sống đan xen với người dân tộc thiểu số. Khu vực miền núi, dân tộc
Kinh có 50.579 người, chiếm tỷ lệ khoảng 25,2%. Người Kinh ở miền núi
Quảng Ngãi còn giữ khá đầy đủ các hình thức canh tác, phong tục tập quán như
ở miền xuôi.
Người Hrê ở miền núi Quảng Ngãi có 107.171 người, chiếm tỷ lệ 53,4%.
Người Hrê cư trú tập trung ở các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long. Các làng
Hrê đan xen với người Ca Dong ở địa bàn phía Đông huyện Sơn Tây và sống
đan xen với người Cor ở các xã phía Nam của huyện Trà Bồng.
Người Cor có số dân đông thứ hai trong các dân tộc thiểu số, sau dân tộc
Hrê. Người Cor ở miền núi Quảng Ngãi có 26.643 người, chiếm tỷ lệ 13,4%.
Dân tộc Cor sống chủ yếu ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà.
Người Ca Dong có số dân đông thứ ba trong các dân tộc thiểu số, sau dân
tộc Hrê, Cor. Người Ca Dong ở miền núi Quảng Ngãi có 15.940 người, chiếm tỷ
lệ gần 8,0%. Địa bàn cư trú của người Ca Dong phân bố chủ yếu ở các huyện
Sơn Tây, sau đó là Sơn Hà, Tây Trà.
Các dân tộc thiểu số Quảng Ngãi cùng nằm trong một khu vực lịch sử -
dân tộc học, có chung một vận mệnh lịch sử lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào
những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến và xâm
lược. Đặc biệt, sống trong vùng thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng
khắc nghiệt,