Xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng
được nâng cao. Không những chỉ còn đòi hỏi về số lượng mà còn yêu cầu về
chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho con người thì không chỉ do
một ngành nào mang lại mà phải do sự kết hợp của nhiều ngành tạo ra.
.Song, căn cứ vào hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm của ngành đó đem lại
cho thấy một thực tế rằng chăn nuôi gia cầm đang được quan tâm hàng đầu vì nó
có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về thịt và trứng. Ngày nay, chăn nuôi gia
cầm đã trở thành một ngành công nghiệp, chăn nuôi với qui mô lớn
Nhiều giống gà cho năng suất chất lượng tốt theo các hướng sản xuất
chuyên dụng (thịt, trứng) đã được nhập về nuôi dưỡng, cải tạo đàn gà trong
nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm gà
thịt như thịt chắc, thơm ngon, không thuốc kháng sinh Ở Việt Nam hiện nay
chăn nuôi gà thịt ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trong phạm
vi cả nước từ các tỉnh, thành phố, các trang trại đến các hộ gia đình
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở nước ta hiện nay
đang được phát triển theo hướng chăn thả tự nhiên. Nó giữ vị trí thứ hai trong
tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của nước ta. Do vậy, chọn giống gà
nào là câu hỏi đã và đang được rất nhiều ngýời quan tâm.
Năm 1998, Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng
suất khá cao, chất lượng thịt tốt, hợp thị hiếu, thích hợp với chăn nuôi bán công
nghiệp như: Kabir, Tam Hoàng, Lương phượng trong đó giống gà lông màu
Sasso do hãng SASSO của Pháp tạo ra đang là một trong những lựa chọn được
nhiều người chăn nuôi quan tâm.
8 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tình hình sản xuất và nghiên cứu của gà Sasso, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận nhóm 3:
“Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tình hình sản
xuất và nghiên cứu của gà Sasso”
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
1
I. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng
được nâng cao. Không những chỉ còn đòi hỏi về số lượng mà còn yêu cầu về
chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho con người thì không chỉ do
một ngành nào mang lại mà phải do sự kết hợp của nhiều ngành tạo ra.
.Song, căn cứ vào hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm của ngành đó đem lại
cho thấy một thực tế rằng chăn nuôi gia cầm đang được quan tâm hàng đầu vì nó
có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về thịt và trứng. Ngày nay, chăn nuôi gia
cầm đã trở thành một ngành công nghiệp, chăn nuôi với qui mô lớn
Nhiều giống gà cho năng suất chất lượng tốt theo các hướng sản xuất
chuyên dụng (thịt, trứng) đã được nhập về nuôi dưỡng, cải tạo đàn gà trong
nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm gà
thịt như thịt chắc, thơm ngon, không thuốc kháng sinh…Ở Việt Nam hiện nay
chăn nuôi gà thịt ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trong phạm
vi cả nước từ các tỉnh, thành phố, các trang trại đến các hộ gia đình
Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ở nước ta hiện nay
đang được phát triển theo hướng chăn thả tự nhiên. Nó giữ vị trí thứ hai trong
tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của nước ta. Do vậy, chọn giống gà
nào là câu hỏi đã và đang được rất nhiều ngýời quan tâm.
Năm 1998, Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng
suất khá cao, chất lượng thịt tốt, hợp thị hiếu, thích hợp với chăn nuôi bán công
nghiệp như: Kabir, Tam Hoàng, Lương phượng…trong đó giống gà lông màu
Sasso do hãng SASSO của Pháp tạo ra đang là một trong những lựa chọn được
nhiều người chăn nuôi quan tâm.
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
2
II. Nội dung
Gà Sasso hay còn gọi là gà Label Sasso là một trong những giống gà
chuyên dụng thịt.
Qua gâÌn 30 năm nhân giôìng, choòn, loòc và lai taòo, hiêòn nay gà Sasso
coì nhiều đăc tính quý như khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm, sức
đề kháng tốt, thịt thơm ngon, thích hợp với các điều kiện chăn nuôi bán công
nghiệp và thả vườn ở Việt Nam…
1. Nguồn gốc
Gà Sasso do haÞng SASSO cuÒa Pháp taọ ra năm 1978 được nuôi trong
điều kiện nông hộ ở Pháp và được nhập vào Việt Nam năm 2002 gồm 4 dòng để
tạo con lai thương phẩm ABCD nuôi thịt
Phân bố: Gà Sasso sau khi nhập vào Việt Nam được nuôi ở Tam Đảo –
Vĩnh Phúc, trại thực nghiệm Liên Minh – Hà Nội và một số nõi ở miền Bắc.
2. Đặc điểm ngoại hình
Gà Sasso nhập vào Việt Nam lông màu nâu đỏ, da và chân màu vàng,
mào đõn. Nuôi theo phương thức công nghiệp
Nhìn tổng thể thì gà có dáng đứng rộng, to. Mào, tích, lông kém phát triển
hơn, phản ứng kém linh hoạt hơn gà chuyên trứng.
Chi tiết: Đầu to thô, mỏ ngắn, hơi cong; cổ ngắn, to; ngực rộng, dài; đùi
to; bàn chân to; thế đứng rộng. phản ứng thần kinh chậm.
Màu sắc lông: gà lông trắng thì bố mẹ đều là lông trắng; gà lông màu thì
bố mẹ của nó là lông màu
Đặc điểm giống gà này khá đồng đều về ngoại hình, lông màu vàng nâu,
chân, da và mỏ đều có màu vàng, ức nở.
Hiện nay ở Việt Nam có 18 dòng trống và 6 dòng mái với nhiều mục đích
sử dụng khác nhau chia làm 3 loại hình:
+ SA 31 là loại bình thường, lông màu đỏ hoặc nâu đỏ.
+ SA 51 chân lùn, lông màu nâu đỏ. có sức chịu đựng cao với môi
trường khắc nghiệt, thích nghi với môi trường nhiệt đới nóng ẩm.
+ Gà Broiler
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
3
- Dòng trống: con trống lông màu vàng nâu, con mái lông màu trắng
- Dòng mái: lông màu nâu
- Dòng thương phẩm: lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da đều
màu vàng.
2.2 Sức sản xuất
- Gà bố mẹ:
P20tt : 2,8-3,1 kg (gà trống); 2,1-2,3 kg (gà mái);
P loại : 3,5 -4,5 kg
Tuổi đẻ đầu : 24-25 tuần tuổi
NST/66 tt : 180-190 quả
DOC/mái : 135-160 con
TTTA/gà HB : 12-14 kg
TTTA/ngày đẻ : 132-160 g/mái; 125 g/ trống
Sản lượng trứng: 188 quả/mái/năm,
• Tiêu tốn 2,5 – 2,7 kg/1kg tăng trọng,
• Tỷ lệ nuôi sống 98%.
Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
Nếu nuôi theo phương thức bán chăn thả thì sau 90 -100 ngày gà có khối
lượng 2,1-2,3kg
Nuôi theo phương thức công nghiệp thì sau 63 ngày tuổi phương thức công
nghiệp thì sau 63 ngày tuổi trọng lượng cơ thể đạt 2,1-2,5kg
Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
Tuần tuổi KL (g) FCR
3 435 1.4
5 955 1.75
6 1270 1.9
7 1600 2.05
8 1940 2.2
9 2280 2.55
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
4
III. Tình hình sản xuất
• Mô hình gà an toàn sinh học ở Lâm Thao (Phú Thọ) cần được nhân
rộngNgày cập nhật:10/6/2009Nguồn tin:Báo Phú Thọ, 09/06/2009
Tháng 3 năm 2009, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư Quốc gia, Viện Chăn nuôi Hà Nội, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao
(Phú Thọ) đã triển khai mô hình nuôi gà an toàn sinh học quy mô 3.200 gà giống
Sacso lai và Lương Phượng thuần cho 16 hộ tham gia mô hình tại 4 xã Tiên
Kiên, Xuân Huy, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn.
Giống gà Sacso lai Lương Phượng thuần là giống gà có chất lượng cao, thịt
thơm ngon;nhanh nhẹn, thích nghi với việc chăn thả dễ tận dụng thức ăn sẵn có
và thức ăn rơi vãi tránh lãng phí. Gà vận động nhiều sẽ tăng cường sức khỏe,
mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, với giá cả thị trường như hiện nay sẽ góp phần
giúp người nông dân nghèo phát triển kinh tế gia đình. Ngay từ những ngày đầu
triển khai mô hình, cùng sự hướng dẫn chỉ đạo của Trung tâm khuyến nông quốc
gia, Viện Chăn nuôi Hà Nội, Trạm khuyến nông đã tổ chức tập huấn quy trình
kỹ thuật, phát tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà an toàn sinh học cho bà con nông
dân tham gia mô hình và triển khai thực hiện mô hình theo đúng quy trình:
Chuồng có mái lợp, rèm che; dụng cụ cho ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chuồng
nuôi thường xuyên được tẩy uế bằng vôi và thuốc sát trùng; nền khô, sạch và có
chất độn chuồng.
Sau hơn hai tháng nuôi mô hình gà an toàn sinh học tại Lâm Thao cho thấy
tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng bình quân đạt 1,8-1,9 kg/con gà được
nuôi theo hình thức thả vườn, áp dụng đúng các yêu cầu về quy trình kỹ thuật
chăn nuôi. Do đó, thịt gà săn chắc chất lượng ngon hơn hẳn gà nuôi công
nghiệp. Với giá thị trường hiện tại là 40.000 - 45.000đ/kg, mỗi hộ nuôi 200 con
ước tính cho thu nhập khoảng 16 - 17 triệu đồng, trừ tất cả chi phí dự kiến cho
lãi khoảng gần 5 triệu đồng. Năm 2009 Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao tiếp
tục đề nghị Trung tâm khuyến nông quốc gia, Viện Chăn nuôi tiếp tục tạo điều
kiện quan tâm, mở rộng triển khai thêm một số mô hình với sự phối kết hợp sâu
hơn giữa các cấp, các ngành, đơn vị và các hộ tham gia trong những năm tiếp
theo để mô hình đạt được kết quả cao hơn.
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
5
IV. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay sau 30 năm giống gà Sasso được nhập vào Việt Nam nó đã phát
huy được những đặc tính tốt như: năng suất thịt cao, chất lượng thịt tốt, tỉ lệ nuôi
sống cao, thích nghi với điều kiện nóng ẩm… Vì vậy nó đang ngày càng được
nuôi dưỡng phổ biến và có nhiều công trình nghiên cứu về giống gà này như:
1. Dự án “Phát triển chăn nuôi gà thịt công nghiệp lông màu ở Việt Nam”,
2002, tổng công ty chăn nuôi việt Nam đã nhập 4 dòng thuần ông nội A, bà nội
B, ông ngoại C, bà ngoại D của bộ giống gà Sasso từ cộng hòa Pháp, trong đó 2
dòng C và D được nuôi tại trại nghiên cứu thực nghiệm Liên Ninh (trung tâm
nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc).
2. “ Khảo nghiệm năng suất của gà thương phẩm Sasso nuôi vụ xuân hè tại
Thái Nguyên ”
Trần Thanh Vân - Nguyễn Thị Hải (Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên),
Đoàn Xuân Trúc (Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam)
3. “Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà lai TP2 và khả năng cho thịt của
sản phẩm lai giữa gà trống Sasso X44 với gà mái TP2” – Phùng Đức Tiến,
Nguyễn Quý Khiêm, Lê Tiến Dũng, Đỗ Thị Sợi, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị
Mười, Đào Thị Bích Loan.
Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu lai giữa Gà trống Sasso và gà mái
Lương Phượng sẽ tạo ra một giống gà siêu trọng
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
6
V. Kết luận
Hơn một thế kỷ qua, tình hình chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà
nói riêng trên thế giới đã được phát triển mạnh mẽ cả về mặt số lượng và chất
lượng. Các nhà chọn giống trên thế giới đã không ngừng nâng cao sức sản xuất
của gà Sasso, hiện nay gà Sasso đã có khoảng 20 dòng với những đặc tính tốt
như khả năng thích nghi với điều kiện nóng ẩm, thịt thơm ngon, năng suất cao…
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm trên thế giới cũng như ở Việt
Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều kỹ thuật mới được hình thành và phát
triển. Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực như giống, dinh dưỡng, trang
thiết bị, môi trường chăn nuôi…
Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gà ở Việt Nam vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ
phân tán trong nông hộ, năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp.
Để phát huy ưu thế của gà Sasso chúng ta phải có các giải pháp như chuyển
đổi phương thức chăn nuôi, ứng dụng các công nghệ nghiên cứu vào chăn nuôi,
đẩy mạnh công tác thú y…
Nhóm 3 - 40BCNTY - Khoa Chăn Nuôi Thú Y
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng Mận - Bùi Đức Lũng - Viện Chăn nuôi, Kỹ thuật chăn nuôi gà công
nghiệp thả vườn và phòng trị một số bệnh.
2. PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình
chăn nuôi gia cầm.
3. Diễn đàn chợ nông nghiệp.
4. Khuyennongvn.gov.vn
5. vcn.vnn.vn