Đề tài Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Thị trường mở là thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Tùy vào mỗi nước mà các loại chứng khoán được giao dịch khác nhau về loại hình và thời hạn, đồng thời việc quyết định chủ thể tham gia rộng hơn bao gồm các tổ chức tín dụng, Doanh nghiệp và cá nhân Còn ở các nước nghiệp vụ thị trường mở còn chưa phát triển thì chỉ có nghiệp vụ thị trường mở và các tổ chức tín dụng khác tham gia (vi dụ ở Việt Nam) .Tùy vào điều kiện của mỗi nước mà chính phủ sẽ quy định khác nhau về hàng hóa, chủ thể tham gia, quy chế hoạt động của thị trường mở.

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................ 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... 3 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỞ ................................................. 4 1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ thị trường mở .................................................................... 4 1.1. Khái niệm thị trường mở .................................................................................................... 4 1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở ................................................................................... 4 1.3. Cơ chế tác động của Nghiệp vụ thị trường mở .................................................................... 5 1.3.1 Tác động về mặt lượng (Tác động vào cơ số tiền tệ) ..................................................... 5 1.3.2 Tác động về mặt giá ( tác động về mặt lãi suất) ............................................................ 5 1.4. Vai trò thị trường mở ......................................................................................................... 6 2. Hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở ................................................................................... 7 2.1. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở ........................................................ 7 2.1.1 Các loại giao dịch của thị trường mở ........................................................................... 7 2.1.2 Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở (Theo Quyết định số 01/2007/QĐ- NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở) ....................................................... 7 2.2. Hàng hóa trên thị trường mở ............................................................................................. 9 2.3. Những chủ thể tham gia thị trường mở ............................................................................ 10 3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ .. 11 3.1. Phạm vi thành viên tham gia ............................................................................................ 11 3.2. Phạm vi hàng hoá ............................................................................................................. 11 3.3. Giá và lãi suất ................................................................................................................... 11 3.4. Phương thức giao dịch ...................................................................................................... 12 3.5. Trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ............................ 12 3.6. Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán .................................................................... 12 4. Những ưu điểm và hạn chế ..................................................................................................... 13 1 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 4.1. Ưu điểm............................................................................................................................ 13 4.2. Hạn chế ............................................................................................................................ 13 PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY....................................................................................................................... 14 1. Tình hình thực hiện nghiệp vụ Thị trường mở giai đoạn từ năm 2008 đến nay .................. 14 2. Phân tích mức độ hiệu quả của việc thực hiện nghiệp vụ Thị trường mở ............................ 17 1.1 Tác động đến lạm phát ...................................................................................................... 17 1.2 Tác động đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng .......................................................... 19 1.3 Tác động đến lãi suất thị trường ........................................................................................ 23 1.4 Cơ chế thực hiện nghiệp vụ ............................................................................................... 24 3. Nhận xét chung ................................................................................................................... 26 PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................................................................................................................... 26 1. Tăng thêm số lượng thành viên tham gia vào thị trường mở ............................................... 26 2. Tăng hàng hóa cho nghiệp vụ thị trường mở cà về số lượng lẫn chất lượng ........................ 27 3. Đa dạng hóa các phương thức giao dịch .............................................................................. 27 4. Củng cố và thúc đẩy các mảng thị trường khác phát triển để làm cơ sở cho hoạt động thị trường mở .................................................................................................................................. 27 5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng ........................................................................................................................................... 28 PHẦN IV: KẾT LUẬN ........................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................30 2 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTCG: Giấy tờ có giá. CSTT: Chính sách tiền tệ. NHTW: Ngân hàng trung ương. NHTM: Ngân hàng thương mại. NHNN: Ngân hàng nhà nước. TCTD: Tổ chức tín dụng. TTM: Thị trường mở 3 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỞ 1. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ thị trường mở 1.1. Khái niệm thị trường mở Thị trường mở là thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Tùy vào mỗi nước mà các loại chứng khoán được giao dịch khác nhau về loại hình và thời hạn, đồng thời việc quyết định chủ thể tham gia rộng hơn bao gồm các tổ chức tín dụng, Doanh nghiệp và cá nhân…Còn ở các nước nghiệp vụ thị trường mở còn chưa phát triển thì chỉ có nghiệp vụ thị trường mở và các tổ chức tín dụng khác tham gia (vi dụ ở Việt Nam) .Tùy vào điều kiện của mỗi nước mà chính phủ sẽ quy định khác nhau về hàng hóa, chủ thể tham gia, quy chế hoạt động của thị trường mở. 1.2. Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở Theo nghĩa gốc thì cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở” chỉ các hoạt động giao dịch chứng khoán của các NHTW trên thị trường mở. Thông qua hành vi mua , bán chứng khoán này, NHTW có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của hệ thống Ngân hàng và gián tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó mà có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua tác động cả về mặt lượng và về mặt giá. Về lý thuyết, các chứng khoán là đối tượng giao dịch của NHTW, có thể là chứng khoán chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Các chủ thể trong giao dịch Nghiệp vụ thị trường mở có thể là Ngân hàng, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi tài chính khác. Về mặt thực tế, Nghiệp vụ thị trường mở là hành vi giao dịch của NHTW trên thị trường mở. Xét về hình thức thì thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, khác với các khái niệm có phạm vi và công cụ giao dịch rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường. Chẳng hạn, thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm các chứng khoán nợ ngắn hạn và những người tham gia chỉ gồm các tổ chức tín dụng. Như vậy, ở Nhật thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Ngược lại ở Mỹ hoặc Đức cho phép giao dịch cả các chứng khoán dài hạn trên thị trường mở . Xét theo thời hạn của chứng khoán nợ thì thị trường mở ở những nước này bao gồm cả một phần của thị trường chứng khoán. Theo cách này, khái niệm “ Nghiệp vụ thị trường mở” có ý nghĩa kinh tế khi nó gắn với cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở”. Có nghĩa là, các giới hạn khác nhau về đối tượng và các chr thể giao dịch của NHTW trong nghiệp vụ thị trường mở sẽ quyết định khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước 4 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp 1.3. Cơ chế tác động của Nghiệp vụ thị trường mở 1.3.1 Tác động về mặt lượng (Tác động vào cơ số tiền tệ) Hành vi mua, bán các chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các Ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại NHTW, và tiền gửi khách hàng tại NHTM từ đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cho vay của NHTM khi đó nó sẽ tác động đến hệ số nhân tiền và sẽ tác động đến mức cung tiền. Bằng việc bán các chứng khoán, NHTW có thể giảm bớt đi một khối lượng tiền dự trữ tương ứng (với điều kiện các nhân tố khác không đổi) dù người mua là NHTM hay khách hàng của nó, số tiền thanh toán cho lượng chứng khoán này được ghi nợ vào tài khoản của Ngân hàng tại NHTW. Trong trường hợp người mua là khách hàng của NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ giảm số dư tiền gửi của khách hàng đó tại NHTM. Sự giảm xuống của dự trữ sẽ làm giảm khả năng cho vay của hệ thống Ngân hàng và vì thế giảm khối lượng tiền cung ứng. Hành vi mua chứng khoán của NHTW sẽ có tác động ngược lại. 1.3.2 Tác động về mặt giá ( tác động về mặt lãi suất) Hoạt động mua bán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua hai con đường:  Thứ nhất, khi dự trữ của các Ngân hàng bị ảnh hưởng nó tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng. Cung – cầu tiền thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tổng cầu của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định tại một mức lãi suất được thị trường xác định.  Thứ hai, việc mua chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung -cầu về các chứng khoán đó trên thị trường mở và do đó tác động đến giá cả của nó. Khi chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của nó cũng thay đổi. Nếu đó là những chứng khoán có giá chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại đến lãi suất thị trường, tổng cầu AD và sản lượng. Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm. Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và làm tăng lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc làm tăng cung tín phiếu dẫn đến giảm giá của tín phiếu kho bạc. Điều này ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời 5 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp trên tín phiếu theo hướng tăng lên dẫn đế n sự dịch chuyển vốn đầu tư sang tín phiếu. Để cân bằng lãi suất và hạn chế đầu tư, lãi suất thị trường tăng lên. Cơ chế tác động qua lãi suất khi NHTW bán tín phiếu kho bạc: 1.4. Vai trò thị trường mở  Tạo sự sôi động cho thị trường tài chính., phát triển thị trường tiền tệ. Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mở ra một kênh dẫn truyền vốn mới cho các tổ chức tín dụng. Với sự tham gia của NHTW, thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá trở nên sôi động hơn.  Như vậy, thị trường mở tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hiệu quả hơn và đa dạng hoá thêm các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng. OMO góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD. Các TCTD không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn sử dụng một nguồn vốn nhất định để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG. OMO cũng thúc đẩy các mối quan hệ mang tính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường.  Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở giúp NHTW chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ thông qua mức cung tiền. Khi NHTW thực hiện mua bán CK trên thị trường mở sẽ tác động đến cơ số tiền, từ đó làm thay đổi cung tiền. OMO có tính 2 chiều, NHTW có thể bơm tiền hoặc rút tiền trong lưu thông.  Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng để điều chỉnh vốn khả dụng của Ngân hàng. NHTW mua làm tăng cơ số tiền , đồng thời làm tăng cung tiền và tăng dự trữ của hệ thống NHTM và ngược lại. 6 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp  Bên cạnh đó, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở còn giúp NHTW đánh tín hiệu ra thị trường về điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai, định hướng và chỉ đạo lãi suất thị trường, qua đó có thể hạn chế những biến động của lãi suất. 2. Hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 2.1. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 2.1.1 Các loại giao dịch của thị trường mở a. Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn): Theo phương thức này, quyền sở hữu của GTCG là đối tượng giao dịch được chuyển sang cho NHTW hoặc ngược lại cho các thành viên tham gia giao dịch. Do vậy tác động của giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn. b. Giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn): Là việc thực hiện mua bán các giấy tờ có giá theo kỳ hạn. Lúc này, NHTW kí 2 hợp đồng: hợp đồng mua và hợp đồng bán có kỳ hạn hoặc hợp đồng bán và hợp đồng mua có kì hạn. Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược.Repos được sử dụng khi NHTW thực hiện mua GTCG với thoả thuận là sau một thời gian ngắn trong tương lai người bán sẽ mua lại các GTCG đó.Repos đảo ngược được sử dụng khi NHTW thực hiện bán GTCG với thoả thuận người mua sẽ bán lại vào một ngày xác định trong tương lai.Thông thường, Repos và Repos đảo ngược được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích điều tiết vốn khả dụng của các NHTM một cách linh hoạt. Giao dịch theo hợp đồng Repos thực chất là một khoản cho vay của NHTW có bảo đảm bằng các GTCG có tính thị trường cao. Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong TTM do các lý do: i. Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ ngân hàng ii. Chi phí giao dịch thấp hơn các giao dịch mua bán hẳn iii. Thích hợp trong trường hợp các định hướng của CSTT không hoàn hảo dẫn đến phải sử dụng các giải pháp khắc phục iv. Làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW. 2.1.2 Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở (Theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở) 7 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Tại mỗi phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng một phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. a. Đấu thầu khối lượng: - Ngân hàng Nhà nước thông báo cho các tổ chức tín dụng mức lãi suất đấu thầu. - Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu. - Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước thông báo. - Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng của các tổ chức tín dụng đặt thầu và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng là khối lượng dự thầu của tổ chức tín dụng đó. - Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu bằng khối lượng Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được tính đến đơn vị đồng. - Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán, thì khối lượng giấy tờ có giá trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức dụng tại mức lãi suất trúng thầu và được tính đến đơn vị đồng. b. Đấu thầu lãi suất: - Ngân hàng Nhà nước quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu; - Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu theo các mức lãi suất (tối đa là 5 mức lãi suất dự thầu trong một đơn dự thầu) và khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán tương ứng với các mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ năm và được làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy; - Các đơn dự thầu của các tổ chức tín dụng được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá, hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá; - Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá) hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá) trong phạm vi lãi suất chỉ đạo của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở mà 8 NHÓM 8 TCDN ĐÊM 4 – K22 GVHD: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Thị trường mở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp tại mức lãi suất đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán; - Khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng là khối lượng của các mức dự thầu có lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua giấy tờ có giá) hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá); - Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi suất thống nhất hoặc lãi suất riêng l trong từng thời kỳ. 2.2. Hàng hóa trên thị trường mở Các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:  Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;  Được phát hành bằng đồng Việt Nam;  Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán;  Giấy tờ có giá được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là ngày. Danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị t
Luận văn liên quan