Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được hơn 40 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Những nơi Người đã từng sống và làm việc nay trở thành địa danh lịch sử - văn hoá để giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Khu Di tích Đá Chông -K9 là địa danh lịch sử - văn hoá như vậy. Đá Chông với mật danh K9 thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ) được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ cho Trung ương từ năm 1957. Nơi đây, Bác đã sống và làm việc. Người cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người đã dành nơi này để tiếp những người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc và Liên Xô đến thămTừ năm 1969 - 1975, đây là địa điểm bí mật cất giữ thi hài của Bác, đó cũng là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện giàu xúc cảm về Người.Mảnh đất ấy nay còn lưu truyền rất nhiều giai thoại về Bác lúc sinh thời cũng như khi Người đã ra đi. Trong những năm cuối đời, Bác đã chọn Đá Chông để viết di chúc. Giờ đây, Đá Chông đã trở thành một “địa chỉ đỏ” giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh quan niệm: Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, phải “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.Đấy chính là giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người. Cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình hay khi hoạt động ở căn cứ Đá Chông, giá trị nhân văn luôn được đề cao và thể hiện rất sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Và để muốn hiểu thêm về giá trị nhân văn của Người, đặc biệt là những ngày Bác ở khu căn cứ K9 – Đá Chông, nơi mà bác đã sống và chiến đấu những năm thắng cuối đời, nơi mà bao nhiêu trăn trở, tâm niệm của mình đều được Bác để lại qua di chúc.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỞ ĐẦU
1. Chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được hơn 40 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
Những nơi Người đã từng sống và làm việc nay trở thành địa danh lịch sử - văn hoá để giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Khu Di tích Đá Chông -K9 là địa danh lịch sử - văn hoá như vậy. Đá Chông với mật danh K9 thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ) được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ cho Trung ương từ năm 1957. Nơi đây, Bác đã sống và làm việc. Người cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người đã dành nơi này để tiếp những người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc và Liên Xô đến thămTừ năm 1969 - 1975, đây là địa điểm bí mật cất giữ thi hài của Bác, đó cũng là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện giàu xúc cảm về Người.Mảnh đất ấy nay còn lưu truyền rất nhiều giai thoại về Bác lúc sinh thời cũng như khi Người đã ra đi. Trong những năm cuối đời, Bác đã chọn Đá Chông để viết di chúc. Giờ đây, Đá Chông đã trở thành một “địa chỉ đỏ” giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh quan niệm: Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, phải “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.Đấy chính là giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người. Cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình hay khi hoạt động ở căn cứ Đá Chông, giá trị nhân văn luôn được đề cao và thể hiện rất sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Và để muốn hiểu thêm về giá trị nhân văn của Người, đặc biệt là những ngày Bác ở khu căn cứ K9 – Đá Chông, nơi mà bác đã sống và chiến đấu những năm thắng cuối đời, nơi mà bao nhiêu trăn trở, tâm niệm của mình đều được Bác để lại qua di chúc. Do đó chúng em chọn đề tài: “ Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông ”, làm đề tài để nghiên cứu.
2.Lịch sử vấn đề
Nhân văn là giá trị phổ quát, là tổ hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, là hiện thân của thiên hướng vươn lên và hoàn thiện không ngừng của chính con người. Vì vậy nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà loài người hằng vươn tới, nó tồn tại, phát triển và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình phát triển xã hội. Khát vọng nhân văn ở con người, dù là phương Đông hay phương Tây, cũng đều cháy bỏng và lớn lao. Ở đâu có điều kiện thuận lợi thì ở đó tư tưởng nhân văn nảy nở và phát triển. Việt Nam với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng, gây dựng truyền thống yêu nước và đạo lý làm người của mình, là mảnh đất ươm sẵn những hạt giống nhân văn, để từ đó bừng lên những mầm xanh tư tưởng nhân văn.Thật vậy, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng với bao trang sử chói lọi.Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái đã trở thành sức mạnh của dân tộc ta, giúp chúng ta
chiến thắng bao kẻ thù. Không những thế, tình cảm thiêng liêng cao quý
đó còn trở thành niềm tự hào bao đời của những người con đất Việt. Từ
những tháng ngày lao khổ đến giây phút vinh quang, từ ngày bị áp bức
đến ngày giành lại nền độc lập, dân tộc ta đã phải trải qua bao thăng trầm,
đã chịu quá nhiều nỗi đau và nước mắt. Và cũng chính từ trong quá trình
dựng nước và giữ nước oanh liệt ấy, những truyền thống quý báu và phẩm
chất tốt đẹp của nhân dân ta đã nở hoa, trong đó nổi bật là tư tưởng nhân
văn nhân đạo, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau: “Bầu ơi thương lấy bí
cùng”, “Thương người như thể thương thân” . Đó là nét đẹp nổi bật đáng
tự hào của con người Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng
nhân ái của từng người con đất Việt đã gắn chặt vận mệnh của họ với sự
sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường, thịnh trị của Tổ quốc.
Càng yêu con người, càng thương con người, họ càng có thêm ý chí kiên
cường, tinh thần bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, dám vươn lên để tìm con đường giải thoát cho dân tộc khỏi đói
nghèo và xây dựng đất nước cường thịnh
Hồ Chí Minh, một thiên tài như được đúc kết từ tinh hoa truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam, Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở
những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con
người những gì mà con người có quyền được hưởng, trước hết là quyền
được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được
nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của toàn
nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục Hưng, Khai sáng.
Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận
khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng Cộng sản
Chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênindù khi Người bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước cứu dân, được sống trong nhiều nền văn minh của các dân tộc khác nhau, được tiếp xúc với những tư tưởng vĩ đại của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin, tới tận phút cuối cùng của cuộc đời, tư tưởng nhân văn của người càng ngời sáng hơn, trở thành lý luận, thành hiện thực vững chắc
Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 1965 và hoàn thành Di chúc vào ngày 10 tháng 5 năm 1969. Trong 4 năm, mặc dầu bận nhiều với công việc của một vị Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn dành thời gian quý báu của mình (thường là thời gian đẹp nhất trong ngày, từ 9 đến 10 giờ) để viết Di chúc. Điều trăn trở nhất đối với Bác là vấn đề con người, làm gì và làm thế nào để con người có được hạnh phúc? Con người là hạt nhân của tư tưởng nhân văn. Muốn có nhân văn phải làm cho con người hạnh phúc. Trong Di chúc của Bác Hồ, ngoài phần lí do viết di chúc, Bác đã dành toàn bộ tình cảm, tâm huyết và kinh nghiệm của cả cuộc đời cách mạng của mình để viết về Đảng, đoàn kết, về đạo đức cách mạng, về thanh niên, về quyết tâm chống Mỹ cứu nước, về kế hoạch xây dựng đất nước cho mai sau và về việc riêng...Dù viết về lĩnh vực nào, Bác Hồ cũng đặt con người ở vị trí trung tâm, bởi Bác quan niệm con người vừa là mục tiêu giải phóng của dân tộc vừa là động lực của cách mạng. Quan niệm ấy của Bác không những tiến bộ mà còn hết sức nhân văn.Và 1 giá trị nhân văn to lớn mà Bác để lại Đá Chông đấy chính là bản di chúc của Người
3,Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này chúng ta có thêm hiểu biết về khu căn cú quân sự K9 –Đá Chông, ngoài ra nó giúp cho sinh viên hiểu được giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử này đối với việc giáo dục tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn xã hội. Đặc biệt qua đây giúp cho chúng em có thể học tốt hơn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4, Đóng góp:
Trước hết chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn, tôn tạo khu di tích K9 – Đá Chông để khu Di tích mãi là tài sản văn hoá quý báu của quốc gia, tồn tại mãi mãi theo quá trình phát triển của dân tộc.Và sau đó chúng ta cần phải phát huy tác dụng của khu di tích trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho mọi người, khuyến khích mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
5, Kết cấu :
II, NỘI DUNG
1/ Khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông:
1.1/ Khái quát về khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông
Đá Chông nằm trong khu rừng nguyên sinh thuộc quần thể núi Ba Vì, Hà Nội, và sau đó vùng đất có phong cảnh “son thủy hữu tình” này đã có một sự kiện đặc biệt để rồi sau đó nó trở thành một địa danh lịch sử với mật danh là K9.
Vào những năm 50 của TK XX,chúng ta đang bước vào cuộc chiến vô cùng ác liệt với đế quốc Mỹ: miền Bắc sau 2 năm hòa bình, miền Nam đang nằm trong vùng kiểm soát của địch, Mỹ - Diệm đang ra sức hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến, những diễn biến đó khiến Bác và Trung ương nghĩ đến cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù, phải tính đến việc lập những căn cứ dự phòng khi cần thiết có thể đưa Bộ chỉ huy tối cao đến làm việc bảo đảm an toàn.
Tháng 5-1957, trong lần về thăm tỉnh Sơn Tây (cũ), Bác dự một buổi diễn tập của Sư đoàn 308 trên sông Đà. Vị trí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn để nghỉ trưa, ăn cơm nắm và trò chuyện với chiến sĩ của Sư đoàn 308 được nhân dân trong vùng gọi là Đá Chông. Tương truyền, sở dĩ có tên gọi Đá Chông bởi nơi đây có nhiều phiến đá nhọn tựa như hình mũi tên, mũi mác nhô lên mặt đất. Quan sát thế đất, thế nước vùng này, Bác nhận thấy có thể chọn Đá Chông làm căn cứ bí mật cho Trung ương. Đá Chông có thế “rồng chầu”, ngay trước mặt là dòng sông Đà. Nếu có biến, có thể nhanh chóng ngược sông Đà lên Tây Bắc lập chiến khu. Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý muốn chọn nơi này là căn cứ của Trung ương, đề phòng chiến tranh có thể mở rộng ra miền Bắc. Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng đến khảo sát lại khu vực này vào đầu năm 1958. Sau chuyến khảo sát này, đến giữa năm 1958, Khu làm việc của Trung ương ở Đá Chông đã được khởi công xây dựng Sau khi xây dựng xong căn cứ bí mật tại K9. để kiểm tra độ bí mật của căn cứ này. Vào một đêm trời tối, cả khu vực được thắp sáng hết công suất. Phi công ta lái máy bay trên bầu trời và không hề thấy một chút ánh sáng nào. Ta mới thấy con mắt tinh tường của Bác khi chọn K9, một nơi rừng núi rậm rạp. Trong suốt quá trình xây dựng khu căn cứ này. Theo lời Bác, không một cây nào bị chặt cả. Ngay cả khi phải chặt một cây thông để xây một ngôi nhà Bác cũng không đồng ý. Bác bảo cứ xây ngôi nhà, để lại một lỗ cho cây, vừa lấy ánh sáng tự nhiên, vừa có tác dụng lưu thông không khí, đón nhận những khí thiêng của sông núi. Hiện nay, cây thông đó vẫn sống và hàng năm bộ đội ta vẫn phải mở rộng thêm lỗ cho cây. Thế mới biết Bác yêu thiên nhiên thế nào. Phải kể đến những suy tính của Bác thật không ai sánh bằng bởi chỉ cần chặt một cây thông như thế thôi, cả khu căn cứ này có khi sẽ bị lộ. Trong lòng quả núi là cả một trung đoàn đóng tại đó có nhiệm vụ bảo vệ Bác và Trung Ương Đảng và CP. K9 là một trong 2 khu căn cứ được gọi là Nhà khách Trung ương. Đây là nơi dành cho các Hội nghị của Bộ Chính trị. Khu nhà khách Trung ương ở Tam Đảo là nơi dành cho Hội nghị của Quân ủy Trung ương. K9 là nơi Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị, những người bạn chiến đấu gần gũi nhất, những người học trò xuất sắc nhất đã đến làm việc và nghỉ ngơi. Trong những buổi làm việc đó nhiều vấn đề trọng đại của đất nước đã được bàn và quyết định ở đâVà đây cũng là nơi Bác tiếp nhưng người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc, Liên Xô sang thăm . Dù Bác lên ở và làm việc tại K9 không thường xuyên nhưng mỗi con đường, mỗi ngôi nhà, mỗi hàng cây ở đây vẫn in đậm hình bóng Bác.
Khi Bác mất, để giữ an toàn và tuyệt đối bí mật cho việc gìn giữ thi hài của Người, Bộ Chính trị chọn Đá Chông làm nơi cất giữ thi hài Bác.Sau khi hòa bình đước lập lại thi hài Bác mới được chuyển về lăng chủ tịch.
1.2/ Những hiện vật tại Khu di tích Đá Chông
- Những hiện vật gắn liền với thời kỳ Bác Hồ và Trung ương làm việc tại Đá Chông
Ngôi nhà 2 tầng
Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế xây dựng trên một quả đồi cao ở Khu A, phỏng theo kiểu nhà sàn. Nhà này do Cục Doanh trại - Tổng cục Hậu cần thiết kế và thi công. Ngôi nhà được xây vào năm 1959, khánh thành ngày 15 tháng 3 năm 1960 và vẫn thường được gọi với tên quen thuộc là ngôi nhà sàn.
Ngôi nhà 2 tầng được xây dựng theo hình chữ L, bằng gạch, trát vữa và quét ve màu xanh nhạt, với diện tích là 275 m2.
Tầng một của ngôi nhà được bố trí làm phòng họp, trang thiết bị gồm bàn, ghế, quạt trần. Hệ thống cửa được đẩy ra, vào trên ray, bệ cửa dùng làm ghế ngồi khi cần thiết. Tại ngôi nhà này, Bác đã tiếp khách quốc tế và tổ chức họp bàn những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tầng hai gồm 4 phòng: Phòng Bác nghỉ, phòng họp nhỏ và 2 phòng khách. Phòng Bác nghỉ được đặt những đồ dùng đơn giản, quen thuộc. Chiếc đệm cỏ của đồng bào Sơn La tặng Bác; chiếc đèn bàn, tấm thảm len là quà tặng của Trung Quốc. Hai phòng khách được bố trí ngay chính diện ngôi nhà với tiện nghi và đồ dùng giống nhau.
Phía Tây ngôi nhà có căn hầm trú ẩn được xây dựng cùng lúc với xây dựng ngôi nhà 2 tầng. Hầm được đào sâu xuống lòng đất, đề phòng máy bay địch ném bom xuống khu vực.
Ngôi nhà phục vụ
Phía sau ngôi nhà 2 tầng là nhà phục vụ số 1 và số 2. Mỗi nhà có 4 gian, dùng để bố trí nơi nghỉ của bộ phận phục vụ; nhà kho; bếp, phòng ăn và phòng tắm.
Con đường bậc thang chạy từ chân đồi lên ngôi nhà 2 tầng
Con đường này có 81 bậc, được xây bằng gạch. Từng bậc và chiếu nghỉ được rải sỏi cuội. Hai bên đường trồng 2 hàng râm bụt, hiện nay còn một số cây râm bụt được trồng từ những năm đầu.
Vườn cây quanh nhà 2 tầng
Trước sân ngôi nhà 2 tầng trồng 2 cây vải, xung quanh gốc vải bây giờ đã xây lại. Những khi tiếp khách ở đây, buổi trưa Bác kê một chiếc ghế mây và nằm nghỉ bên gốc cây vải bên trái.
Phía trước ngôi nhà, có một khu vườn, Bác cho trồng nhiều loại hoa như: hoa ngâu, nhài, địa lan. Khu vườn này những năm gần đây, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đến thăm Khu di tích đã trồng cây lưu niệm.
Đầu hồi ngôi nhà, Bác cho cải tạo thành 2 vườn nhỏ. Một bên vườn trồng quế, một bên trồng cây ăn quả. Xung quanh Bác cho trồng các cây bưởi, vải. Góc vườn trồng cây ngọc lan.
Hòn non bộ
Mỏm đá tự nhiên nằm chính giữa ngôi nhà 2 tầng. Khi xây dựng nhà, Bác cho xây quây lại, đưa nước vào tạo thành hòn non bộ trang trí cho ngôi nhà, vườn cây và cả khu vực. Những lần tiếp khách tại đây, Bác đều giới thiệu và chụp ảnh với các vị khách quốc tế bên hòn non bộ.
Các mỏm Đá Chông
Từ ngôi nhà 2 tầng xuôi sườn đồi về phía Sông Đà, có 3 mỏm đá chông cụm lại hình tượng như 3 đỉnh núi Ba Vì thu nhỏ. Phía dưới 3 mỏm Đá Chông là những phiến đá to, phẳng. Đây chính là nơi Bác và các đồng chí cùng đi đã ngồi nghỉ, ăn cơm và quyết định lựa chọn Đá Chông làm nơi nghỉ và làm việc của Bác và Trung ương.
Ngôi nhà khách
Ngôi nhà mái ngói 2 tầng là nơi dành cho các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng lên làm việc và nghỉ ngơi. Phía sau ngôi nhà có căn hầm đặt tổng đài điện thoại của Cục Bưu điện Trung ương phục vụ Bác và Trung ương làm việc tại đây.
Sân bay trực thăng
Bãi đất bằng phẳng ngay sát chân đỉnh U Rồng được xây dựng làm sân bay trực thăng. Bác đã đi máy bay trực thăng lên Đá Chông 2 lần (một lần lên khánh thành ngôi nhà 2 tầng và một lần đi cùng với Anh hùng vũ trụ Liên Xô G.M Ti - tốp). Những năm giữ gìn thi hài Bác tại Đá Chông, nhiều lần các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu đã đi máy bay trực thăng lên kiểm tra tình hình khu vực.
- Những hiện vật gắn liền với thời kỳ giữ gìn thi hài Bác tại Đá Chông
Nhà kính và công trình giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh.
Nhà kính và công trình giữ gìn thi hài Bác được cải tạo, thi công vào cuối năm 1969m, ngay sau khi Bộ Chính trị quyết định giữ gìn thi hài Bác tại K9.
Nhà kính gồm 2 tầng với tổng diện tích là 628 m2. Tầng 1 gồm phòng họp, phòng khách và bếp. Tầng 2 có 3 phòng: Phòng sinh hoạt chung và 2 phòng ở của chuyên gia y tế Liên Xô.
Công trình giữ gìn thi hài Bác được xây ốp gạch men trắng, có hệ thống điều hoà thông gió và phòng làm thuốc đặc biệt. Trong phòng đặt hòm kính (do Xưởng 49, Bộ Tư lệnh Công binh thi công). Ngoài phần nổi còn phần ngầm của công trình.
Những chiếc xe tham gia di chuyển thi hài Bác
Xe UAZ cứu thương biển số FH-1468 tham gia di chuyển thi hài Bác từ những buổi đầu. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, chiếc xe này do đồng chí Nguyễn Văn Hợp lái đã đưa thi hài Bác từ ngôi nhà 67 - cạnh nhà sàn của Bác trong Phủ Chủ tịch về Công trình 75A trong Quân y viện 108. Sau đó lại tiếp tục đưa thi hài Bác từ công trình 75A về công trình 75B (Hội trường Ba Đình) để phục vụ Lễ Quốc tang. Tháng 5 năm 2007, bệnh viện Trung ương Quân đội đã thống nhất giao xe cứu thương cho Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm hiện vật tại Khu di tích Đá Chông.
Xe Zin 157 biển số 470-189 được Tổng cục Kỹ thuật cải tiến máy, bệ gầm, bộ nhíp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi di chuyển. Trong 6 năm chiến tranh, chiếc xe này đã trực tiếp di chuyển thi hài Bác từ Hà Nội lên K84 cũng như từ K84 về Hà Nội.
Xe Páp lội nước, biển số 31-162 đã đưa thi hài Bác vượt sông an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác trong những năm chiến tranh.
- Những hiện vật được tôn tạo, xây dựng từ sau năm 1975 đến nay
Nơi tưởng niệm Bác và cầu thang sắt tại ngôi nhà 2 tầng
Thể theo nguyện vọng của cán bộ, nhân dân khi tới thăm quan Khu di tích, ngày 17 tháng 4 năm 1995 (tức ngày 18 tháng 3 năm Ất Hợi), đơn vị đã lập bàn thờ Bác tại ngôi nhà Người đã sống và làm việc. Hai năm sau, ngày 8 tháng 5 năm 1997, đơn vị đã đúc pho tượng bằng đồng và tôn tạo nơi tưởng niệm Bác tại ngôi nhà này.
Năm 1997, để phục vụ cán bộ, nhân dân tham quan tầng 2 của ngôi nhà được thuận lợi, đơn vị đã xây dựng cầu thang sắt ở phía sau ngôi nhà. Khi khách tham quan xong, sẽ theo cầu thang này đi xuống.
Các mỏm Đá Chông
Khu vực 3 mỏm Đá Chông chính là địa điểm mà ngày 23 tháng 2 năm 1958, Bác Hồ và Đoàn cán bộ lên kiểm tra khu vực Đá Chông đã nghỉ trưa ăn cơm tại đây. Ngay dưới vị trí 3 mỏm Đá Chông có một phiến đá tương đối bằng phẳng, còn lại đường đi đến và quanh khu vực rất dốc. Năm 1996, đơn vị đã tiến hành tôn tạo, xây dựng tường bao quanh để tạo nơi bằng phẳng cho mọi người khi đến tham quan Khu di tích.
Hệ thống đường sá
Năm 1986, đơn vị tiến hành kè hồ Khu B, dải nhựa các con đường trong Khu di tích và xây dựng đường phía Tây ngôi nhà 2 tầng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người đi tham quan toàn bộ Khu di tích.
Ngôi nhà ngói 2 tầng dành cho Trung ương lên làm việc, nghỉ ngơi
Ngôi nhà này từ năm 2001 đã được cải tạo nội ngoại thất làm các phòng nghỉ phục vụ các đoàn khách đến tham quan tại Khu di tích. Bê phải nhà 2 tầng là bể bơi phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới và là nơi dự trữ nước để phòng chống cháy rừng.
Khu huấn luyện, rèn luyện bộ đội
Phía Đông sân bay trực thăng những năm gần đây đã được xây dựng các công trình phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, rèn luyện sức khoẻ cho bộ đội. Công trình gồm 3 ngôi nhà, sân thể thao và bãi vật cản.
Công trình phòng chống cháy rừng
Năm 2006, để đáp ứng yêu cầu phòng chống cháy rừng, đơn vị đã báo cáo và được trên đồng ý cho xây dựng công trình phòng chống cháy rừng tại phía Bắc của Khu di tích. Công trình gồm bể chứa nước, hệ thống đường ống nước và nơi bảo vệ, quan sát, phát hiện phục vụ phòng chống cháy rừng.
2. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư
tưởng của Người – một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Việt Nam mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới, phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người…(viết thêm)
3.Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua di tích K9-Đá Chông
Nhắc đến Hồ Chí Minh là chúng ta liên tưởng ngay đến tư tưởng nhân văn.Hồ Chí Minh là người trong suốt đời mình tìm kiếm giá trị con người.Một trong những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với loài người là chủ nghĩa nhân văn về Con người được thể hiện rõ nét mang đậm tính dân tộc
Thật vậy ,Hồ Chí Minh luôn đề cao giá tri con người, coi con người là vốn quý nhất
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành