Xuất phát từ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt là đạo đức học mácxít và tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin, bước chân vào con đường cách mạng, Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu việc giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi người. Những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người mạng. Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt quan tâm tới điều này? Vì theo Người con người cần đạo đức, cách mạng cần đạo đức, rất cần đạo đức. Giá trị nhân đạo là cái gắn bó loài người thành một khối đoàn kết anh em vững chắc từ buổi bình minh của văn minh. Khẳng định cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng, cách mạng muốn thắng lợi, cùng với gíac ngộ chính trị, tăng cường sức mạnh tổ chức, thì nhất định phải có sức mạnh về đạo đức bằng sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Tư cách của người cách mạng là cái cần có đầu tiên khi dấn thân vào con đường cách mạng vô sản và để đưa sự nghiệp cách mạng vô sản đến thắng lợi. Người quan tâm đạo đức cách mạng một cách nhất quán, xuyên suốt từ những năm hai mươi đến tận cuối đời. Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Người dặn lại trong Di chúc những điều tâm huyết về Đảng và đạo đức cách mạng. Người viết: trước hết nói về Đảng và việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho đảng viên, đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chúng ta cần hiểu đúng đắn, đầy đủ lời dặn dò trên đây của Bác.
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng đạo đức, đường lối của con người Việt Nam ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM 6
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng đạo đức, đường lối của con người Việt Nam ngày nay.
ĐỀ CƯƠNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
1. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng.
2. Những phảm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới.
2.1. Trung với nước, hiếu với dân.
2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
2.3. Thương yêu con người
2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung
3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
3.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
3.2. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay.
1. Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3. Biết giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
1. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
Xuất phát từ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt là đạo đức học mácxít và tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin, bước chân vào con đường cách mạng, Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu việc giáo dục đạo đức cách mạng cho mọi người. Những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người mạng. Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt quan tâm tới điều này? Vì theo Người con người cần đạo đức, cách mạng cần đạo đức, rất cần đạo đức. Giá trị nhân đạo là cái gắn bó loài người thành một khối đoàn kết anh em vững chắc từ buổi bình minh của văn minh. Khẳng định cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng, cách mạng muốn thắng lợi, cùng với gíac ngộ chính trị, tăng cường sức mạnh tổ chức, thì nhất định phải có sức mạnh về đạo đức bằng sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Tư cách của người cách mạng là cái cần có đầu tiên khi dấn thân vào con đường cách mạng vô sản và để đưa sự nghiệp cách mạng vô sản đến thắng lợi. Người quan tâm đạo đức cách mạng một cách nhất quán, xuyên suốt từ những năm hai mươi đến tận cuối đời. Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Người dặn lại trong Di chúc những điều tâm huyết về Đảng và đạo đức cách mạng. Người viết: trước hết nói về Đảng và việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho đảng viên, đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chúng ta cần hiểu đúng đắn, đầy đủ lời dặn dò trên đây của Bác.
Trước hết nói về Đảng và trước tiên chỉnh đốn lại Đảng vì Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng ta là một đảng cầm quyền, mà đảng cầm quyền là vì dân, để cho dân làm chủ. Đảng cầm quyền nhưng lấy dân là gốc. Đảng cầm quyền thì mọi sai đúng về đường lối, tư tưởng, chủ trương của Đảng, phẩm chất tốt xấu của đảng viên, cán bộ trở thành tấm gương của xã hội, tác động đến vận nước. Gương sáng thì dân noi theo, gương mờ thì lòng dân ly tán. Đảng cầm quyền tạo ra một bước nhảy vọt về chất trong quy luật đi lên của một đảng vô sản, từ chỗ đập tan chế độ cũ đến chỗ xây dựng chế độ mới. Mà giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Cũng như vậy, thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó hơn nhiều. Công việc xây dựng là một cuộc chiến đấu khổng lồ. Để hoàn thành nhiệm vụ mới, Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, biểu hiện trong việc đổi mới tư duy, phương pháp, tổ chức lực lượng, hành vi cách mạng... So với khi chưa cầm quyền, đảng cầm quyền – thông qua việc nắm quyền để lãnh đạo cách mạng – cán bộ, đảng viên thường mắc nhiều căn bệnh, xuất hiện những nguy cơ. Đó là óc lãnh tụ, óc hẹp hòi, bệnh “hữu danh vô thực”, kéo bè kéo cánh, bệnh xu nịnh a dua, bệnh tham ô, hủ hoá, lãng phí xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền, quan liêu mệnh lệnh,v.v..
Tại sao khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền lại dễ sinh ra nhiều căn bệnh? Vì Đảng cũng từ trong xã hội mà ra. Mà xã hội ta trước năm 1945 là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhiều căn bệnh của xã hội đó, bằng nhiều cách, tiếp tục lây ngấm vào cơ thể Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Mặt khác, đảng cầm quyền là có quyền lực, đó là quyền lực chính trị lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội. Cán bộ, đảng viên cũng có quyền, nếu không ý thức được mặt tích cực của quyền lực thì rất dễ bị quyền lực làm hư hỏng, tha hoá, sa vào quan liêu, tham nhũng. Với một tầm nhìn xa trông rộng về đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã có ý thức từ sớm chữa căn bệnh này bằng cách quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, làm cho Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên xứng đáng là đạo đức, là văn minh.
Đảng ta là đảng cách mạng, đảng vô sản, đảng chân chính, đảng cầm quyền, nên việc thấm nhuần và tu dưỡng đạo đức là phải thật sự. Tại sao? Vì đối lập với thật sự là giả dối, lừa lọc, hình thức, giả nhân giả nghĩa, đó là bản chất đạo đức của giai cấp bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, giai cấp phong kiến nói cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ thực hiện, chúng bắt nhân dân ta thực hiện để phục vụ lợi ích cho chúng. Còn chúng ta nói cần, kiệm, liêm, chính thì chúng ta làm và hướng dẫn nhân dân làm để phục vụ lợi ích nhân dân.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới đạo đức trên hai phương diện lý luận và hành vi. Về lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống chuẩn mực đạo đức toàn diện và sâu sắc. Về hành vi, Người là tấm gương sáng, mẫu mực về nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, hoặc không nói mà thể hiện bằng hành vi chứa đựng trong đó những phẩm chất đạo đức sáng ngời.
Hồ Chí Minh luôn giáo dục mọi người tu dưỡng cả đức lẫn tài. Theo Người, con người cần cả đức và tài, trong đó đức làm gốc. Có đức mà không có tài thì giống như ông bụt trên chùa, không làm hại ai, cũng không đem lại lợi ích gì cho mọi người. Có tài mà không có đức thì không những không đem lại lợi ích gì mà còn có hại cho nước, cho dân. Là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, nên không chỉ có tài có đức, mà tài càng cao thì đức càng phải lớn. Đặc biệt cần hiểu đạo đức cách mạng là những tính tốt gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Ở đây cần chú ý trí là “không có việc tư túi nó làm mù quáng, nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian”. Trí hiểu như vậy là một biểu hiện của tài. Đây là một nhận thức rất quan trọng khi nói tư tưởng Hồ Chí Minh “lấy đức làm gốc” thì phải hiểu trong đức có tài.
Sự quan tâm đạo đức của Hồ Chí Minh được thể hiện một cách toàn diện tới mọi tầng lớp nhân dân, mọi môi trường, mọi mối quan hệ, trong phạm vi dân tộc và quốc tế. Đạo đức đó thể hiện sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức, đức và tài, tư tưởng và hành vi, đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
Điều có ý nghĩa quan trọng là Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng. Theo Người, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người không có đạo đức cũng giống như cây không có gốc, sông không có nguồn, người không có sức mạnh để gánh nặng đường xa. Vì vậy, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì? Đạo đức cách mạng làm nên sức mạnh vĩ đại chiến thắng kẻ thù. Đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người theo ý nghĩa: “Ai giữ được đạo đức thì người đó có lòng cao thượng”.
2. Những phảm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới.
2.1. Trung với nước, hiếu với dân.
Kể từ lúc còn là người dân xứ thuộc địa ra đi tìm đường cứu nước cho đến lúc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập, trong con người Hồ Chí Minh luôn luôn thường trực bốn chữ “Yêu nước, thương dân”. Vì yêu nước, thương dân tha thiết mà ngay từ những ngày đầu tiên hoạt động trên đất Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Yêu nước, thương dân đối với Người, lúc bấy giờ là đấu tranh cho nước nhà độc lập, tự do, dân ta được giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Vì yêu nước, thương dân mà những bài báo của Nguyễn Ái Quốc thời đó đã có sức mạnh to lớn, không chỉ là những bản cáo trạng đanh thép đối với chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa mà còn là lời kêu gọi hùng hồn các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh cho độc lập và quyền sống của mình. Vì yêu nước, thương dân mà trong quá trình tìm đường cứu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, tiến lên nắm bắt những tư tưởng lớn của thời đại, bắt gặp chủ nghĩa xã hội và gắn kết chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường xán lạn cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân, đồng thời làm cho tư tưởng đạo đức yêu nước, thương dân càng thêm sâu sắc và phong phú hơn.
Trong đạo đức Hồ Chí Minh, không có sự cắt rời nào giữa hai loại tình cảm yêu nước và thương dân, hay yêu Tổ quốc và yêu đồng bào. Bởi Tổ quốc và nhân dân (hay dân tộc) là một. Không có Tổ quốc nào không có nhân dân. Cũng không có nhân dân nào không có Tổ quốc của mình. Tổ quốc có độc lập thì nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Nhân dân có tự do, hạnh phúc thì độc lập của Tổ quốc mới vững bền. Điều đó đã được biểu thị rõ ràng trong quốc hiệu và tiêu ngữ của Tổ quốc ta: “Việt Nam dân chủ cộng hòa” nay là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Với tiêu ngữ ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng có câu nói nổi tiếng mà ngày nay và mai sau còn vang vọng mãi: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Yêu nước, thương dân không phải là phẩm chất riêng có trong đạo đức Hồ Chí Minh. Cũng như vậy, các khái niệm và phạm trù đạo đức về nhân, nghĩa, trí, dũng, về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, về lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, về lòng nhân ái và khoan dung,... mà chúng ta từng đề cập trong đạo đức Hồ Chí Minh, đều là những giá trị đạo đức đã có trong nền văn hóa phương Đông từ hàng nghìn năm nay, trong Nho giáo và trong các đạo giáo khác,... Qua các thời đại lịch sử, các giá trị ấy đã trở thành tài sản chung của nhân loại, nhưng nội dung đã có nhiều thay đổi.
Ông cha ta, qua nhiều triều đại phong kiến nối tiếp, nhờ tiếp thu có chọn lọc và phát huy các giá trị đạo đức ấy, kết hợp chặt chẽ với truyền thống dân tộc mà đã góp phần tạo nên nhiều thời kỳ thịnh trị. Trong tư tưởng đạo đức của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm và phạm trù đạo đức từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, nhưng biết chắt lọc tinh hoa, đồng thời gạt bỏ những gì hạn chế và đã lỗi thời, đưa vào đấy những nhân tố tích cực, những nội dung mới, bổ sung những khái niệm và phạm trù đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức ấy đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tạo nên một nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng - làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi và dễ tiếp thu.
Vào thời kỳ đất nước đã giành lại được độc lập, tự do, nhân dân trở thành người chủ của đất nước, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền thì đối với cán bộ, đảng viên, yêu nước, thương dân cũng có sự phát triển mới về chất. Từ yêu thương trở thành trung, hiếu - trung với nước, hiếu với dân. Trước kia, theo quan niệm cũ, trung là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là của vua. Vua xử quan chết, quan không chết là không trung. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay, theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì trung phải là trung với nước, hiếu phải là hiếu với dân. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước, trung thành với lợi ích tối cao của Tổ quốc. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. Bác Hồ nói:
“Nước ta là nước dân chủ, Bao nhiêu lợi ích đều vì dân,Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Như vậy, nước không đồng nhất với người đứng đầu đất nước, mặc dù người đứng đầu ấy là do dân bầu ra, và là một nhân vật tiêu biểu. Dân không phải là người để nhà cầm quyền sai khiến và chỉ bảo mà là người chủ của đất nước, tức là người trực tiếp hay gián tiếp bầu ra các cơ quan lãnh đạo và người lãnh đạo của các cấp để thay mặt mình quản lý công việc chung, đồng thời chịu sự kiểm tra và giám sát của mình. Cán bộ, đảng viên phải là “người đầy tớ” của nhân dân, tức là người phục vụ nhân dân, tuyệt đối không phải là “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”. Tư tưởng “hiếu với dân” không còn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy bảo, dẫn dắt, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Bác nói: “Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh”. So với trước, quan niệm về nước và về dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã hoàn toàn đổi khác.
Với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, Bác Hồ căn dặn cán bộ, đảng viên phải suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bác nói “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là trung với nước, hiếu với dân, hơn nữa là “tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng “vừa là người lãnh đạo vừa là đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Bản thân Bác Hồ là một tấm gương trong suốt về trọn đời vì nước, vì dân.
Tháng 8-1950, trong thư gửi họ Nguyễn Sinh, khi cụ Nguyễn Sinh Khiêm qua đời, Bác viết:
“Nghe tin Anh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu.
Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”.
Năm 1969, trong Di chúc để lại trước lúc đi xa, Bác viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Sự thật là, với tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người, di sản vô giá mà Người để lại cho muôn đời con cháu, Bác Hồ vẫn đang và sẽ tiếp tục là người phục vụ đắc lực nhất cho Tổ quốc, cho cách mạng và cho nhân dân.
2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Nâng cao đạo đức cách mạng là nâng cao các đức tính cần kiệm liêm chính, nhân nghĩa trí dũng, chí công vô tư. Đó là những phẩm chất lấy mình làm đối tượng để giải quyết vấn đề đạo đức.
Cần được hiểu là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
Liêm là trong sạch, không tham danh, địa vị, quyền hành, vật chất.
Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn.
Cần, kiệm, liêm, chính trước hết là thước đo trình độ “Người”, chất người của một con người, là thước đo đạo đức công dân. Điều đó giống như 4 mùa của trời, 4 phương của đất- “thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thì không thành người”.
Cần kiệm, liêm, chính lại càng cần thiết, quan trọng hơn đối với cán bộ, đảng viên. Vì sao? Vì cán bộ, đảng viên được hiểu như “hai con người trong một con người”. Trước hết, đó là một công dân, và cùng với công dân, con người đó là cán bộ, đảng viên. Mà cán bộ, đảng viên, tất nhiên, có vai trò, vị trí, sứ mệnh nặng nề hơn người dân thường. Là cán bộ, đảng viên, lại là cán bộ, đảng viên có chức có quyền, hơn nữa lại quyền to, chức lớn, nếu mắc sai lầm, khuyết điểm thì không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến sự nghiệp cách mạng. Mặt khác, “cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vấn đề mấu chốt cần nhận thức ở đây, đã là người trong các công sở thì đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Khi đã có quyền hành và vì có quyền hành, nếu không giữ đúng cần kiệm liêm chính, thì như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, “dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Như vậy, gốc rễ của tham nhũng là quyền lực và tham nhũng chủ yếu và trước hết cũng là tham nhũng quyền lực. Hồ Chí Minh nhấn mạnh nội dung đầu tiên của chữ liêm là không tham danh, địa vị, quyền hành. Vì dựa vào địa vị, quyền hành mới tham nhũng được lợi ích vật chất. Người dùng chữ nhũng lạm theo nghiã như vậy, tức là lạm dụng quyền lực để tham nhũng. Thực tiễn cho thấy, một người dân thường vẫn có lòng tham (vì đã là con người thì có tốt xấu, thiện ác trong lòng), nhưng vì không có địa vị, quyền hành, nên không thể tham nhũng, đục khoét người khác và cũng không ai hối lộ cho. Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy quyền lực có hai cách sử dụng. Một là, người có đạo đức thì dùng quyền lực phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng và không tham quyền cố vị, không màng tới danh lợi bản thân. Đó là mẫu người theo phong cách, tấm gương Hồ Chí Minh. Hai là, người không có đạo đức, bị quyền lực làm tha hoá (xa rời lý tưởng), thì dùng quyền lực để mưu cầu cho lợi ích cá nhân. Đó là hạng người cậy quyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, tham quyền cố vị. Vì vậy, muốn chữa tham nhũng, phải chữa nơi quyền lực.
Cần, kiệm, liêm, chính còn được hiểu là thước đo sự giàu có về vật chất, văn minh tiến bộ của một dân tộc. Bởi vì, “một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ”. Cần, kiệm, liêm, chính , vì vậy, là “nền tảng của đời sống mới, của Thi đua ái quốc”; là cái cần thiết để “làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Với ý nghĩa sâu xa, rộng lớn như vậy, “cần kiệm liêm chính là đặc điểm của xã hội hưng thịnh. Những điều trái lại là đặc điểm của xã hội suy vong” như Phạm Văn Đồng nhận xét.
Thực hành chữ cần đi liền với chữ kiệm. Cần mà không kiệm thì như một cái thùng không có đáy. Đồng thời phải chuyên, chống lười biếng, chống làm việc thiếu kế hoạch, thiếu phân công. Phân công phải nhằm vào hai điều: công việc và nhân tài. Về nhân tài, người nào có năng lực làm việc gì thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng không đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế thì hai người đều thất bại cả hai.