Đề tài Vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học vùng dân tộc Tây Nguyên

Ngôn ngữ đó là chìa khoá để chúng ta tiếp cận được với thế giới xung quanh. Vì thế, sự khác biệt về ngôn ngữ sẽ dẫn đến những khó khăn cơ bản trong việc giao tiếp. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đều mang một nét văn hoá riêng và đặc biệt là sử dụng ngôn ngữ riêng biệt. Trong một quốc gia sự đa dạng về ngôn ngữ là điều thường gặp nhưng cần phải thống nhất để có một ngôn ngữ chính thức giao tiếp chung. Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được điều này và đã hoạch định được một chính sách ngôn ngữ đúng đắn và khá toàn diện, trong đó tiếng Việt được xem là tiếng phổ thông, tiếng dùng chung cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nước ta, tiếng Việt có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ở chức năng là công cụ giao tiếp trong xã hội, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số thường hạn chế trong môi trường gia đình và sinh hoạt văn hoá truyền thống, đây là một trong những trở ngại khiến cho tiếng Việt khó có điều kiện phát triển. Trong thực tế ở các vùng dân tộc - miền núi ở nước ta, mà đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên tính đến nay tiếng phổ thông đã được phổ biến rộng rãi nhưng chất lượng, trình độ sử dụng tiếng Việt của học sinh còn bị hạn chế. Điều này thể hiện rất rõ qua khả năng nói và viết tiếng phổ thông của người dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên

pdf64 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học vùng dân tộc Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học vùng dân tộc Tây Nguyên Lưu Quý Bình Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ đó là chìa khoá để chúng ta tiếp cận được với thế giới xung quanh. Vì thế, sự khác biệt về ngôn ngữ sẽ dẫn đến những khó khăn cơ bản trong việc giao tiếp. Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đều mang một nét văn hoá riêng và đặc biệt là sử dụng ngôn ngữ riêng biệt. Trong một quốc gia sự đa dạng về ngôn ngữ là điều thường gặp nhưng cần phải thống nhất để có một ngôn ngữ chính thức giao tiếp chung. Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được điều này và đã hoạch định được một chính sách ngôn ngữ đúng đắn và khá toàn diện, trong đó tiếng Việt được xem là tiếng phổ thông, tiếng dùng chung cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nước ta, tiếng Việt có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ở chức năng là công cụ giao tiếp trong xã hội, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số thường hạn chế trong môi trường gia đình và sinh hoạt văn hoá truyền thống, đây là một trong những trở ngại khiến cho tiếng Việt khó có điều kiện phát triển. Trong thực tế ở các vùng dân tộc - miền núi ở nước ta, mà đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên tính đến nay tiếng phổ thông đã được phổ biến rộng rãi nhưng chất lượng, trình độ sử dụng tiếng Việt của học sinh còn bị hạn chế. Điều này thể hiện rất rõ qua khả năng nói và viết tiếng phổ thông của người dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên. Có thể nói, trong nhà trường phổ thông, tiếng Việt có một vị trí, tính chất và tầm quan trọng nhất định đối với khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh tiểu học. Tiếng Việt ngoài chức năng cung cấp cho học sinh những kiến thức căn bản về ngôn ngữ và vai trò của nó trong quá trình giao tiếp thì tiếng Việt là công cụ hỗ trợ đắc lực để học sinh có thể dễ dàng chiếm lĩnh những tri thức khoa học của cuộc sống. Chính vì vậy, ngay từ bậc tiểu học, học sinh cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết về bộ môn này mới có thể đáp ứng được khả năng học tập những môn học khác. Từ sau Cách mạng tháng Tám, đi đôi với phong trào xoá nạn mù chữ, tiếng Việt đã được dùng để giảng dạy tất cả các môn học ở tất cả các cấp học của nhà trường Việt Nam, kể cả ở bậc Đại học. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc làm này của nhà trường phổ thông chưa thu được những kết quả khả quan. Hiện nay trình độ tiếng Việt của học sinh nhìn mặt bằng chung là tương đối thấp. Số học sinh viết rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả là không nhiều. Trong khi đó, rất nhiều học sinh chưa biết sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo để diễn đạt ý nghĩ tình cảm của mình: phát âm sai, viết sai chính tả, dùng từ không đúng, không biết đặt câu, chấm câu. Riêng đối với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số thì vốn liếng tiếng Việt của các em càng hạn hẹp, tình trạng học sinh không thể diễn đạt bằng tiếng Việt và gia tăng về tỷ lệ mù chữ, bỏ học khiến cho gánh nặng của xã hội này càng cao. Từ những năm 1981 - 1982, Bộ Giáo dục đã tiến hành cải cách giáo dục ở bậc tiểu học và đã đặt ra vấn đề xác định lại vị trí và vai trò của môn tiếng Việt trong nhà trường. Có thể khẳng định, tiếng Việt - tiếng phổ thông ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ văn hoá, một ngôn ngữ có khả năng biểu đạt các giá trị tư tưởng, tinh thần dân tộc, trở thành phương tiện công cụ giao tiếp chung giữa cộng đồng các dân tộc với nhau trong một không gian tự nhiên và một môi trường xã hội rộng lớn. Tiếng phổ thông cùng với tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc là công cụ của tư duy và động lực của sự phát triển trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng. Trong những năm gần đây, xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Việc Bộ Giáo dục thực hiện đại trà chương trình tiểu học 2000 và mới đây là Dự án phát triển giáo viên tiểu học là một minh chứng. Có một thực tế là trong các trường tiểu học hiện nay, kể cả các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, học sinh vẫn học theo phương pháp: thầy đọc, trò ghi chép và làm theo. Rất có thể với đặc điểm tâm lý của bậc học này cộng với phương pháp dạy học cứng nhắc sẽ làm cho cá tính sáng tạo của trẻ không còn. “Để thay đổi hoàn toàn phương pháp, tư duy đã thành tiền lệ lâu nay không thể một sớm một chiều, nhưng chúng ta bắt buộc phải thay đổi. Không thể để trẻ em hưởng thụ một quá trình giáo dục bắt buộc, khô cứng, hoàn toàn không có tính sáng tạo”. (Thông tin giáo dục - Bộ giáo dục, 2005). ý nghĩa và tầm quan trọng của tiếng Việt đã được khẳng định trong quyết định 53/ CP của Hội đồng chính phủ (1980) rằng: “Tiếng và chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều về các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, tăng cường khối đoàn kết dân tộc và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc”. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học vùng dân tộc Tây Nguyên”. Đề tài chỉ nhằm khai thác một khía cạnh nhỏ, cụ thể trong toàn bộ nội dung phương pháp dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khoảng những năm 1920, từ tiếng Việt dưới dạng chữ Nôm là sự ảnh hưởng, tác động sâu sắc của chữ Hán. Đến khi tiếng Việt được dùng với tư cách là chữ quốc ngữ - tiếng nói của thứ dân thì tiếng Việt mới tiến được một bước đáng kể, trở thành ngôn ngữ giáo dục ở cấp tiểu học, mặc dầu tiếng Việt chưa phát triển mạnh nhưng rất quan trọng. Ngôn ngữ của dân ta chưa thật sự có một chỗ đứng vững chắc trong lòng đời sống xã hội, lúc này thực dân Pháp thực thi nhiều chính sách nhằm làm lung lay bản sắc văn hoá của người dân Việt ta. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 tiếng Việt mặc dù đã có vị trí xứng đáng trong mọi mặt của đời sống xã hội nhưng ở nhà trường phổ thông vai trò của Tiếng vẫn chưa được khẳng định. Sách giáo khoa tiểu học 1980 - 1981 dạy Tiếng trong sự xen kẽ với Văn, trong đó Tiếng chưa được coi trọng. Hiện nay ở hầu hết các trường sư phạm đã hình thành tương đối những lý thuyết về phương pháp giảng dạy tiếng Việt. Bên cạnh đó, có rất nhiều báo cáo khoa học trong các cuộc hội thảo về phương pháp dạy học tiếng Việt đã giải quyết đáng kể một số tồn tại trong việc dạy - học bộ môn này. Riêng vấn đề phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đã có những bài viết, của các tác giả Lý Toàn Thắng, Nguyễn Văn Lợi “Về sự phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thế kỉ XX”. Bài viết đã đề cập đến những khía cạnh như: Đặc điểm về sự hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc Việt Nam và lịch sử hình thành các ngôn ngữ dân tộc Việt Nam, đặc điểm về dân số - tộc người và địa lí - tộc người của ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc điểm về phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các tác giả đã làm rõ một số vấn đề khá phức tạp của việc phát triển ngôn ngữ cho đồng bào DTTS ở nước ta, chỉ ra những tồn tại trong việc đưa tiếng phổ thông với đồng bào dân tộc thiểu số, để từ đó có những hoạch định cụ thể cho tương lai. Bên cạnh đó, các tác giả đã chỉ ra một số trở ngại, yếu kém, hạn chế cho sự phát triển ngôn ngữ và đề xuất một số giải pháp về xu thế thống hợp, quy tụ là những xu thế chủ yếu trong sự phát triển NNDTTS ở nước ta, xoá dần sự khác biệt giữa các thổ ngữ, phương ngữ. Ngoài ra, còn có một số bài viết “Đời sống ngôn ngữ của người Dao ở Việt Nam” (Tác giả Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông), “Ngôn ngữ trong giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam” (Tác giả Tạ Văn Thông - Viện ngôn ngữ học), “Ngôn ngữ giao tiếp trên lớp học của giáo viên và học sinh tiểu học hiện nay” (Tác giả Đào Thản), “Một vài nhận xét về năng lực sử dụng tiếng việt của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển” (Tác giả Mai Văn Mô). Bài viết đã có sự phân tích, đánh giá về tình trạng đa văn hoá, đa ngôn ngữ của các quốc gia. Và để tránh trình trạng xung đột ngôn ngữ dẫn đến sự xung đột về dân tộc, làm bất ổn về chính trị, người ta phải chọn một ngôn ngữ để làm ngôn ngữ chung, ngôn ngữ quốc gia (ở Việt Nam tiếng Việt được coi là tiếng phổ thông - tiếng dùng chung của các dân tộc trên lãnh thỗ Việt Nam). Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thống kê cụ thể các số liệu về trình độ văn hoá, trình độ tiếng phổ thông và tình trạng học sinh lưu ban ở các tỉnh Tây Nguyên, từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp khá thuyết phục cho việc phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 3. Mục đích nghiên cứu Phát hiện thực trạng về khó khăn ngôn ngữ của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, tìm hiểu nguyên nhân gây ra thực trạng trên. Căn cứ vào nội dung, chương trình sách giáo khoa của bậc tiểu học nhằm tìm ra giải pháp giúp cho học sinh tiểu học người dân tộc Tây Nguyên mở rộng vốn từ của mình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiến hành khảo sát thực trạng việc dạy và học vấn đề mở rộng vốn từ đối với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Xây dựng được nguyên tắc, lý thuyết vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học người dân tộc vùng Tây Nguyên. Đề xuất một số phương hướng có tính khả thi để thực hiện trong quá trình dạy tiếng Việt giúp học sinh dân tộc mở rộng vốn từ của mình. Nêu một vài nhận xét về nội dung, chương trình, sách giáo khoa tiểu học 2000 đối với việc mở rộng vốn từ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vốn từ của học sinh người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: Vốn từ của học sinh tiểu học người dân tộc Ba Na, Gia Rai ở trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Dự giờ một số tiết dạy bộ môn tiếng Việt ở các trường tiểu học dành cho con em dân tộc thiểu số để tìm hiểu khả năng vốn từ hiện có của các em trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Sử dụng các phiếu điều tra để thăm dò ý kiến đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Việt ở các trường tiểu học. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ trò chuyện và trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Việt ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum; các cán bộ chuyên môn Phòng phổ thông Sở giáo dục - Đào tạo, cán bộ chuyên môn Phòng giáo dục huyện Đăk Tô - Tỉnh Kon Tum theo phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị trước. - Phương pháp thống kê: Phân tích và xử lý các số liệu điều tra, định hướng các kết quả nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá. 7. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Cơ sở lý luận: - Cách hiểu chung về mở rộng vốn từ: Mở rộng hay phát triển vốn từ cho học sinh đó là yêu cầu củng cố và nâng cao hiệu quả dạy - học ngôn ngữ của chương trình, theo các mức độ có thể phụ thuộc vào điều kiện của từng trường (trình độ học sinh, khả năng giáo viên, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất) - Một số đặc điểm tâm lý của học sinh người dân tộc thiểu số: Học sinh tiểu học người DTTS thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ với giáo viên và các bạn học là người Kinh. Khó thích ứng với môi trường mới nên thường rụt rè, sợ sệt, ít nói và không hoà đồng với các bạn. Học sinh DTTS dễ mặc cảm, tự ti vì cảm thấy mình luôn thua kém mọi người và hay giữ khoảng cách. ở trường học, trong quá trình giao tiếp các em hay lúng túng, vụng về và chỉ chơi với các bạn là người dân tộc mình. 7.2. Cơ sở thực tiễn: - Dựa trên thực tế khả năng vốn từ hiện có của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Mục đích nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu. 7. Cơ sở khoa học và thực tiễn. 8. Cấu trúc luận văn. Chương 1: Một số vấn đề về việc mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học người dân tộc hiện nay. 1.1. ý nghĩa và tầm quan trọng đối với vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh dân tộc thiểu số. Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho tất cả các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhưng khó khăn hiện nay mà ngành giáo dục phải đương đầu là năng lực tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn ở mức rất thấp. Đặc điểm cư trú vừa phân tán, vừa đan xen của đồng bào các dân tộc thiểu số rõ ràng có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát triển xã hội. Mà ảnh hưởng này trước hết là do vấn đề ngôn ngữ. Bởi vì, trong một môi trường đa dạng như vậy, vấn đề ngôn ngữ giao tiếp sẽ là vấn đề nổi lên hàng đầu, nếu như không nói là vấn đề mang tính quyết định. Trong thực tế ở các vùng dân tộc - miền núi nước ta, hiện nay không phải nơi nào tiếng phổ thông cũng được phổ biến và phát triển giống nhau. Thực tế là, khả năng nói và viết tiếng phổ thông của học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn gặp nhiều khó khăn mà giáo dục ở địa phương và giáo dục cả nước cần phải đặc biệt quan tâm. Có một thực tế mà chúng ta dễ nhận thấy là hiện nay vốn từ vựng tiếng Việt của học sinh người dân tộc còn nhiều mặt hạn chế. Do những khoảng cách về vị trí địa lý, phân bố dân cư, kinh tế, trình độ, dân trí khiến cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa thể tiếp thu, vận dụng tốt tiếng phổ thông trong sinh hoạt của mình. Do vậy, việc phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học người dân tộc có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các em có khả năng hoà nhập tốt với sự phát triển xã hội hiện nay. Qua đó xoá dần những khoảng cách ngôn ngữ lâu nay giữa các dân tộc trên đất nước ta. Và chúng ta có thể nói, phát triển ngôn ngữ trong xã hội các dân tộc thiểu số thực chất là góp phần phát triển đời sống các dân tộc thiểu số. Đây là một việc làm thiết thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hơn bao giờ hết việc đầu tư cho phát triển, mở rộng vốn từ đối với học sinh người dân tộc thiểu số sẽ là nền tảng, động lực giúp cho sự phát triển mọi mặt của đồng bào vùng dân tộc. Cùng với tiếng mẹ đẻ từng dân tộc, kết hợp chặt chẽ với tiếng phổ thông dùng chung cho các cộng đồng dân tộc Việt Nam sẽ là công cụ của tư duy và động lực của sự phát triển trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Tây Nguyên nói riêng. 1.2. Những cơ sở lý luận đối với việc mở rộng vốn từ cho học sinh người dân tộc thiểu số. Vấn đề phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh dân tộc thiểu số cần phải dựa trên những qui trình, cơ sở khoa học nhất định. Đây không phải là công việc có thể thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, mà nó là cả một quá trình lâu dài đầu tư, nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Bởi một lẽ, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số là một đối tượng khá đặc biệt, do đó cần phải có sự tác động đặc biệt, phù hợp với đối tượng này. 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học: Với bất kỳ đối tượng học sinh nào thì việc cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh cũng cần phải dựa trên những cơ sở nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ. Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, cho nên việc hiểu và vận dụng đúng từ tiếng Việt trong giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ là một loại ký hiệu đặc biệt. Chính vì vậy, từ ngữ là một tín hiệu mà thông qua đó biểu đạt dưới nhiều dạng khác nhau. Thông thường từ, ngữ có các phương diện dễ nhận thấy, đó là mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt. Mặt biểu đạt chính là các đặc điểm hình thức của từ như: đặc điểm ngữ âm, đặc điểm ngữ pháp. Mặt được biểu đạt của từ (nội dung ngữ nghĩa) là một hệ thống có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp. Khi từ ngữ tham gia vào hoạt động giao tiếp thì bản thân nó không còn là những đơn vị ngôn ngữ “thô cứng” mà được đặt vào trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định để bày tỏ tình cảm, thái độ của người nói đối với hiện thực và đối tượng giao tiếp. Trong quá trình mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học cũng cần phải đề cập tới nghĩa của từ. Trong hàng loạt các từ khác nhau đó thì nghĩa của chúng có mối quan hệ với nhau. Xét về mặt ngữ nghĩa có các mối quan hệ: đồng nghĩa, trái nghĩa, trường nghĩa. Nhờ những mối quan hệ này mà từ ngữ trở thành một hệ thống ràng buộc lẫn nhau, khiến cho ngôn ngữ trở nên đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. ở đây chúng ta cần quan tâm đến đối tượng học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Giáo viên trong quá trình giảng dạy phải tích cực giải nghĩa từ cho học sinh; có sự liên hệ, so sánh, đối chiếu và nếu có điều kiện về thiết bị dạy học thì nên sử dụng các loại phương tiện dạy học hỗ trợ trong quá trình dạy. ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum khi giáo viên dạy bài tập đọc và giảng giải các từ như ông ké, Tây đồn, Thong manh  38 thì học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khó có thể hình dung nắm bắt được. Đó là chúng ta chưa đề cập đến những yếu tố Hán Việt có ở trong các bài tập đọc như các từ : Tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài  39 . Để giải thích tường tận cho các em hiểu “thán phục” là đánh giá cao tài năng người khác, trong trường hợp nào thì chúng ta có thể sử dụng từ này không phải là đơn giản đối với học sinh dân tộc. Có lẽ, từ khi chập chững biết đi cho đến khi trưởng thành các em học sinh dân tộc chỉ biết những dòng sông chảy xiết, mái nhà rông làm nơi tụ hội của dân làng, những cánh rừng bạt ngàn của mình mà thôi. Vì thế, phát triển vốn từ cho học sinh tiểu học người dân tộc không thể không lưu ý đến điều này. 1.2.2. Cơ sở phi ngôn ngữ: Việc phát triển vốn từ cho học sinh là một vấn đề có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Khi cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh ngoài căn cứ trên cơ sở ngôn ngữ học, chúng ta cũng đặc biệt chú trọng đến phương diện phi ngôn ngữ như: đối tượng học sinh, các môn học có liên quan và môi trường xã hội. Để tiếp nhận và lĩnh hội nhanh nhất vốn từ ngữ, mọi người phải tuân theo quy luật tư duy, tâm lý nhất định. Vì thế, việc phát triển vốn từ cho học sinh cũng cần phải dựa trên những quy luật đó. Yếu tố khá cơ bản của phương diện này là đối tượng học sinh. Chú ý đến đặc điểm tâm lý, tư duy của học sinh tiểu học là một trong những cơ sở khoa học giúp cho chúng ta có những biện pháp tác động đúng đắn. Tuy nhiên hiện nay chương trình sách giáo khoa tiểu học còn khá nặng nề, học sinh sẽ rất mệt mỏi với khối lượng công việc như vậy, e rằng khả năng sáng tạo của trẻ sẽ không còn. Việc học sinh trong một tuần phải liên tục kiểm tra chín môn, lớp 1, 2 cũng giống như các lớp 3, 4 ,5 là không hợp lý. Trong phạm vi luận văn này thì học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số lại là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt. Trước khi bước vào đầu cấp tiểu học, học sinh người dân tộc thiểu số hầu như không có môi trường làm quen với tiếng Việt. Đây là một điều khá căn bản với học sinh tiểu học DTTS, cản trở rất lớn đối với quá trình tiếp thu tiếng Việt của các em. Và dễ hiểu khi các em rất tự ti, mặc cảm, ức chế tâm lý khi đến trường. Đối với vấn đề này, người giáo viên trực tiếp giảng dạy cho các em cần có sự động viên, khuyến khích kịp thời để các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình và đặc biệt phải tế nhị. Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng trong việc phát triển vốn từ cho học sinh đó là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và Văn học. Một tác phẩm Văn học dù được viết dưới bất cứ hình thức nào đi chăng nữa cũng phải cần đến công cụ đắc lực đó là ngôn ngữ. Có một điều dễ nhận thấy, trước khi các em học sinh tiểu học biết viết thì các em đã biết nói. Cái vốn từ vựng ít ỏi ấy dù sao cũng là bước khởi đầu thuận lợi cho các em trước khi đến trường. Vì thế, ngôn ngữ và Văn học khó có thể tách rời nhau trong quá trình dạy học
Luận văn liên quan