1. Lý do lựa chọn đề tài.
Du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia cùng tham gia vì những lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại. Nhờ những đóng góp to lớn của nó mà du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng như hiện nay, du lịch dần đạt được đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững, giữa các địa phương luôn có sự cạnh tranh với nhau trong các lĩnh vực nhằm thu hút nhân tài, thu hút khách du lịch và thu hút các nhà đầu tư đến với mình thông qua việc đánh giá hiện trạng của sản phẩm địa phương, để xác định đâu là một sản phẩm đặc thù như là một “năng lực cốt lõi” của địa phương nhằm vạch ra chiến lược hoạch định, xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho địa phương, tạo một dấu ấn, một thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của điểm đến một cách rộng rãi. Tạo dựng một “thương hiệu cho điểm đến” được nhìn nhận như là một đòn bẩy quan trọng trong khai thác tiềm năng của du lịch địa phương.
Với những đặc trưng vốn có của mình, Thành phố Đà Nẵng thừa hưởng những sức hấp dẫn về du lịch biển, sinh thái, văn hóa . Và được biết đến như là một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung, cộng thêm vào đó là một thành phố trẻ năng động, sáng tạo, tạo dựng được nhiều lợi thế so sánh mà các địa phương khác phải ao ước. Tuy đã có những định hướng trong việc xây dựng một thương hiệu cho thành phố trẻ này, nhưng hầu hết đều ở gốc độ tự phát, nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ cao, chưa có những hướng đi đúng đắn cho mục tiêu lâu dài. Nhìn chung đến nay, cơ sở vật chất cho du lịch của thành phố rất tích cực phát huy hết lợi thế của mình và khai thác đúng mức tiềm năng và thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chất lượng các dịch vụ còn chưa phát huy hết khả năng, các điểm và tuyến du lịch đa số chỉ mới được đầu tư ở phần nào trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có. Nhưng để du lịch Đà Nẵng hấp dẫn du khách, tạo được dấu ấn thương hiệu riêng thì chưa có công trình nghiên cứu độc lập về thương hiệu cho một điểm đến du lịch dựa trên các điều kiện thực tiễn của du lịch thành phố.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng chiến lượcmarketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp cho một thương hiệu của Đà Nẵng trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài: “Xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng” hướng đến mục tiêu nghiên cứu sau:
- Thông qua việc nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố, tác giả đưa ra những đề xuất và giải pháp cho du lịch thành phố Đà Nẵng có những chiến lược và hướng đi đúng trong quá trình nỗ lực góp phần tạo dựng một thương hiệu và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến cho thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với thành phố làm tiền đề cho một thương hiệu điểm đến trên quan điểm phân tích những tiềm năng sẵn cho xây dựng và nhận diện thương hiệu qua nhiều góc nhìn
Thứ ba: Đưa ra định hướng và hướng giải pháp nhằm duy trì và phát triển thươnghiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
63 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4578 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lượcmarketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC Trang
LỜI CẢM ƠN 5
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
Lý do chọn đề tài. 8
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 8
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 9
Phương pháp nghiên cứu. 9
Giới hạn của nghiên cưu. 9
Bố cục của đề tài. 10
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH. 10
1.1. Khaùi nieäm veà Marketing trong du lòch. 10
1.1.1 Khaùi nieäm veà marketing du lòch. 10
1.1.2 Vai troø cuûa marketing du lòch. 11
1.2. Marketing du lòch cho moät ñòa phöông. 11
1.2.1. Khaùi nieäm vaø vai troø cuûa marketing du lòch cho moät ñòa phöông.
1.2.2. Thò tröôøng muïc tieâu cuûa ngaønh du lòch ñòa phöông. 12
1.2.3 Phöông thöùc marketing du lòch cho moät ñòa phöông. 12
1.3. Quy trình marketing du lòch cho moät ñòa phöông. 13
1.3.1 Thẩm định địa phương. 13
1.3.2 Xaây döïng taàm nhìn vaø muïc tieâu phaùt trieån du lòch cuûa ñòa phöông.
1.3.3 Thieát keá và lựa chọn chieán löôïc marketing du lòch. 14
1.3.4 Hoaïch ñònh chöông trình thöïc hieän. 14
1.4. Thương hiệu. 15
1.4.1. Khái niệm 15
1.4.2. Thương hiệu và sản phẩm 15
1.4.3. Vai trò của thương hiệu. 16
1.4.4. Giá trị thương hiệu. 16
1.5. Thương hiệu điểm đến du lịch. 16
1.5.1. Điểm đến du lịch. 16
1.5.2. Thương hiệu điểm đến du lịch. 17
1.6. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch. 17
1.7. Phát triển thương hiệu điểm đến. 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐÀ NẴNG 19
2.1.Moâi tröôøng marketing du lòch Tp. Ñaø Nẵng. 19
2.1.1.Vò trí ñòa lyù vaø ñieàu kieän töï nhieân. 19
2.1.2.Ñaëc ñieåm nhaân vaên vaø kinh teá. 20
2.1.3.Cô sôû haï taàng. 22
2.1.4. Taøi nguyeân du lòch. 24
2.1.4.1. Taøi nguyeân du lòch töï nhieân. 25
2.1.4.2. Taøi nguyeân du lòch nhân văn. 26
2.1.5. Thò tröôøng du lòch cuûa Tp. Ñaø Nẵng. 26
2.1.6. Đoái taùc lieân keát, hôïp taùc. 28
2.1.7. Đoái thuû caïnh tranh. 29
2.2. Thực trạng xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 32
2.2.1. Xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 32
2.2.2. Tìm hiểu công tác phát triển thương hiệu du lịch của Đà Nẵng trong thời gian qua. 35
2.2.2.1. Điều tra thị trường và phân tích điểm đến. 36
2.2.2.2. Nhận diện thương hiệu du lịch thành phố. 37
2.2.3. Thực hiện phát triển thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. 37
2.3. Đánh giá tổng quát về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 38
2.3.1. Thành công 38
2.3.2. Hạn chế 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 40
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐÀ NẴNG. 41
3.1. Quan điểm, mục tiêu cho xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến. 41
3.1.1. Quan điểm. 41
3.1.2. Phương hướng: 41
3.1.3. Mục tiêu cụ thể: 42
3.2. Ma traän SWOT cuûa marketing thöông hieäu du lòch Tp. Ñaø Nẵng.42
3.3. Chiến lược Marketing phát triển thương hiệu cho thành phố Đà Nẵng.45
3.3.1. Chiến lược Marketing hình tượng địa phương. 45
3.3.2. Chiến lược Marketing các đặc trưng của địa phương 45
3.3.3. Chiến lược Marketing cơ sở hạ tầng 46
3.3.4. Chiến lược Marketing con người 46
3.4. Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng. 47
3.4.1. Nghiên cứu thị trường. 47
3.4.2. Nghiên cứu điểm đến 47
3.4.3. Giải pháp nhận diện thương hiệu 48
3.4.4. Giải pháp giới thiệu thương hiệu 48
3.4.5. Giải pháp thực hiện thương hiệu 49
3.4.6. Đề xuất mô hình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng 49
3.4.7. Phát triển thương hiệu thông qua các hãng lữ hành. 50
3.4.8. Phát triển thương hiệu thông qua các hình thức trực tiếp đến du khách.
3.5. Các giải pháp hỗ trợ 51
3.5.1. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm hỗ trợ của du lịch Đà Nẵng 51
3.5.2. Hoàn thiện điều kiện sẵn sàng đón tiếp. 52
3.6. Các giải pháp hỗ trợ khác 52
3.6.1. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch 52
3.6.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch 53
3.6.3. Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch và hướng tới sản phẩm có giá trị cao: 53
3.6.4. Đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực du lịch . 54
3.6.5. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 54
3.6.6.Tăng cường phối hợp giữa các ngành, mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế 55
3.6.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch. 55
3.6.8. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch 56
3.7. Kiến Nghị 59
3.7.1 Đối với UBND thành phố 59
3.7.2. Đối với Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch thành phố Đà Nẵng 60
3.7.3. Đối với Trung Tâm Xúc Tiến du lịch Đà Nẵng 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61
PHẦN KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
LỜI CẢM ƠN
----e•f----
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Kim Thoa đã tận tình chỉ dẫn trong suốt thời gian từ khi bắt đầu và kết thúc môn học. Những kinh nghiệm của cô sẽ là tài sản vô cùng quý báo cho chúng tôi tiếp tục con đường học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quí thầy, cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và tập thể lớp Địa Lý Kinh tế K31 đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tiểu luận này.
Trân trọng.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia cùng tham gia vì những lợi ích to lớn về mặt kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này đem lại. Nhờ những đóng góp to lớn của nó mà du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng, không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn là phương tiện thúc đẩy hoà bình, giao lưu văn hoá, tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng như hiện nay, du lịch dần đạt được đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững, giữa các địa phương luôn có sự cạnh tranh với nhau trong các lĩnh vực nhằm thu hút nhân tài, thu hút khách du lịch và thu hút các nhà đầu tư đến với mình thông qua việc đánh giá hiện trạng của sản phẩm địa phương, để xác định đâu là một sản phẩm đặc thù như là một “năng lực cốt lõi” của địa phương nhằm vạch ra chiến lược hoạch định, xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cho địa phương, tạo một dấu ấn, một thương hiệu nhằm xác lập hình ảnh du lịch của điểm đến một cách rộng rãi. Tạo dựng một “thương hiệu cho điểm đến” được nhìn nhận như là một đòn bẩy quan trọng trong khai thác tiềm năng của du lịch địa phương.
Với những đặc trưng vốn có của mình, Thành phố Đà Nẵng thừa hưởng những sức hấp dẫn về du lịch biển, sinh thái, văn hóa…. Và được biết đến như là một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Miền Trung, cộng thêm vào đó là một thành phố trẻ năng động, sáng tạo, tạo dựng được nhiều lợi thế so sánh mà các địa phương khác phải ao ước. Tuy đã có những định hướng trong việc xây dựng một thương hiệu cho thành phố trẻ này, nhưng hầu hết đều ở gốc độ tự phát, nhỏ lẻ, chưa có tính đồng bộ cao, chưa có những hướng đi đúng đắn cho mục tiêu lâu dài. Nhìn chung đến nay, cơ sở vật chất cho du lịch của thành phố rất tích cực phát huy hết lợi thế của mình và khai thác đúng mức tiềm năng và thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chất lượng các dịch vụ còn chưa phát huy hết khả năng, các điểm và tuyến du lịch đa số chỉ mới được đầu tư ở phần nào trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có. Nhưng để du lịch Đà Nẵng hấp dẫn du khách, tạo được dấu ấn thương hiệu riêng thì chưa có công trình nghiên cứu độc lập về thương hiệu cho một điểm đến du lịch dựa trên các điều kiện thực tiễn của du lịch thành phố.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng chiến lượcmarketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp cho một thương hiệu của Đà Nẵng trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài: “Xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng” hướng đến mục tiêu nghiên cứu sau:
Thông qua việc nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố, tác giả đưa ra những đề xuất và giải pháp cho du lịch thành phố Đà Nẵng có những chiến lược và hướng đi đúng trong quá trình nỗ lực góp phần tạo dựng một thương hiệu và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến cho thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với thành phố làm tiền đề cho một thương hiệu điểm đến trên quan điểm phân tích những tiềm năng sẵn cho xây dựng và nhận diện thương hiệu qua nhiều góc nhìn
Thứ ba: Đưa ra định hướng và hướng giải pháp nhằm duy trì và phát triển thươnghiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không những cho các công ty kinh doanh lữ hành, khách sạn mà còn thúc đẩy sự phát triển cho du lịch thành phố. Ý nghĩa cụ thể như sau:
-Về mặt lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu về xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu du lịch
-Về mặt thực tiễn: Giúp du lịch Đà Nẵng có những định hướng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch điểm đến của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tiến trình phát triển thương hiệu du lịch điểm đến, vàcác phương pháp nhằm duy trì và phát triển thương hiệu du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nội dung: Hoạt động phát triển thương hiệu du lịch của mộtđiểm đến.
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các điểm du lịch của thành phố.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2005 – 2012. Giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phân tích, xem xét sự hoạt động du lịch của thành phố trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội…), các yếu tố bên trong (các yếu tố nội tại của du lịch thành phố)
Xem xét thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của thành phố trong thời gian qua, để rút ra việc nhân diện hình ảnh du lịch của thành phố. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vị thế của thành phố hiện nay và thay đổi cách nhìn nhận khác qua logo du lịch thành phố.
- Các phương pháp khác: tham khảo và tổng hợp tài liệu từ sách báo, internet…liên quan đến đề tài.
6. Bố cục của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch điểm đến.
Chương 2: Thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Chiến lược marketing phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1.Marketing trong du lòch.
1.1.1. Khaùi nieäm veà marketing du lòch.
Marketing trong du lịch là một tiến trình tuần tự liên tục, thông qua đó cấp quản trị trong ngành lưu trú và lữ hành nghiên cứu, hoạch định, triển khai, kiểm soát và đánh giá các hoạt động được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng và mục tiêu của những tổ chức du lịch. Để đạt hiệu quả cao nhất, marketing đòi hỏi nỗ lực của tất cả mọi người trong tổ chức; và hiệu quả có thể tăng hay giảm do hoạt động của các tổ chức bên ngoài.
1.1.2. Vai troø cuûa marketing du lòch.
Vai trò của marketing trong du lịch là liên kết có hệ thống giữa cung với cầu trong thị trường du lịch và tác động điều tiết nhu cầu cảu du khách. Vai trò này được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Hình 1. Vai trò của marketing là liên kết giữa cung và cầu trong thị trường du lịch.
Sơ đồ này cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường hình thành tại những địa phương mà du khách sinh sống và nguồn cung cấp sản phẩm du lịch ở những điểm đến. Sơ đồ này còn giúp giải thích phương thức tương tác giữa 5 khu vực chính của ngành du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách qua những công cụ marketing.
Có nhiều quan niệm khác nhau về marketing mix: 4P, 7P, 8P. Trong ngành du lịch, các nhà quản trị marketing du lịch thường sử dụng mô hình marketing mix 8P để tác động hiệu quả hơn vào thị trường du lịch. Mô hình này gồm bốn thành phần chính của marketing truyền thống là Product (sản phẩm), Price (giá), Promotion (chiêu thị – xúc tiến du lịch), Place ( phân phối).
Ngoài ra, do du lịch là một loại hình dịch vụ, có những đặc điểm khác với những sản phẩm hữu hình khác nên những yếu tố sau là hết sức quan trọng, cần được xem xét: People (nhân sự du lịch), Packaging ( Phối hợp tour trọn gói), Programming ( chương trình, lễ hội du lịch) và Partnership( đối tác – liên kết ).
1.2.Marketing du lòch cho moät ñòa phöông.
1.2.1. Khaùi nieäm vaø vai troø cuûa marketing du lòch cho moät ñòa phöông.
Các quan điểm về marketing thường tập trung vào cấp độ “ vi mô” dành cho doanh nghiệp hơn là cấp độ “ vĩ mô” dành cho một quốc gia, một địa phương. Tuy nhiên, ở hai cấp độ, thương hiệu là một đơn vị cơ bản để tiếp thị. Trên thực tế, một sản phẩm, một thành phố hay một quốc gia đều có thương hiệu, như vậy, về mặt marketing, chúng ta có thể xem một địa phương hay một quốc gia là một thương hiệu, gọi là” thương hiệu địa phương”- để phân biệt với thương hiệu sản phẩm hay dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Như vậy, về mặt nguyên lí thì việc marketing một thương hiệu địa phương và một thương hiệu sản phẩm không khác nhau là mâý.
Marketing du lịch có liên quan đến ba nhóm hữu quan chính:
Nhóm 1: khách hàng trong thị trường du lịch, bao gồm: du khách, các nhà đầu tư, các chuyên gia về du lịch…
Nhóm 2: các yếu tố để marketing cho khách hàng, bao gồm: các khu du lịch- giải trí, các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch…
Nhóm 3: các nhà hoạch định marketing du lịch, bao gồm: sở du lịch, các công ty du lịch, các đại lí du lịch, trung tâm lữ hành, cư dân…
1.2.2. Thò tröôøng muïc tieâu cuûa ngaønh du lòch ñòa phöông.
Thị trường mục tiêu của ngành du lịch một địa phương bao gồm các du khách, các nhà đầu tư, các chuyên gia về du lịch…
Du khách:
Là những người đi đến địa phương du lịch nhằm mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi giải trí, hoặc nhằm những mục đích khác như tham gia lễ hội, tìm hiểu di tích văn hóa- lịch sử, hành hương…
Các hội nghị – hội thảo, các buổi giao lưu truyền thống, thị trường tour thưởng…cũng là những đối tượng du khách rất có tiềm năng đối với ngành du lịch của địa phương.
Các nhà đầu tư du lịch:
Các địa phương sử dụng nhiều cách thức để thu hút các hình thức đầu tư về cho địa phương mình như tổ chức các hội thảo về thu hút đầu tư, thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, xây dựng và quảng bá các chính sách, chương trình khuyến khích đầu tư như miễn thuế, các dịch vụ miễn phí…
Các chuyên gia về du lịch:
Các địa phương luôn tìm cách thu hút những người có kỹ năng giỏi đếnđịnh cư tại địa phương mình. Họ là những người có trình độ chuyên môn cao như các nhà quản trị điều hành, các chuyên viên, chuyên gia…
1.2.3. Phöông thöùc marketing du lòch cho moät ñòa phöông.
Các nhà marketing du lịch địa phương thường sử dụng các phương thức marketing như sau:
Marketing hình tượng địa phương
Các nhà marketing du lịch địa phương tạo nên một hình tượng đặc trưng để thu hút các thị trường mục tiêu của địa phương mình. Họ thường thực hiện điều này bằng cách tạo ra một đặc điểm đặc biệt của riêng mình. Như Singapo xem mình là “ một con rồng Châu Á” để marketing mình như trung tâm thương mại, vận tải, ngân hàng, du lịch và truyền thông. Ngoài ra, Singapo còn sử dụng hình tượng khác là “ Singapo – Thành phố Sư Tử” để marketing cho địa phương mình.
Marketing các đặc trưng hấp dẫn.
Tập trung phát triển hình tượng của địa phương không đủ sức nâng cao tính hấp dẫn của địa phương. Họ còn cần phải xây dựng cho được những đặc trưng hấp dẫn cho địa phương mình thông qua hoạt động đầu tư.
Một số địa phương may mắn được thiên nhiên ưu đãi như Bali với những bãi biển tuyệt đẹp,, Đà Lạt với thời tiết mát mẻ quanh năm và hệ sinh thái đa dạng…Một số địa phương khác lại dựa vào những di tích lịch sử – văn hóa như Campuchia với đền Angkor Wat, Bắc Kinh với Tử Cấm Thành, Hà Nội với các di tích lịch sử – văn hóa…Ngoài ra, các địa phương còn đầu tư xây dựng các điểm thu hút khách như Kuala Lumpua, Malaysia xây dưng tòa tháp đôi Petronas Towers thành một đặc trưng du lịch nổi tiếng thế giới của mình…
Marketing cơ sở hạ tầng của địa phương
Hệ thống giao thông tiện lợi và hiện đại như đường bộ, tàu hỏa, máy bay, xe điện…và mạng lưới thông tin liên lạc, các công viên khoa học là những cơ sở hạ tầng luôn được các địa phương đầu tư, phát triển để thu hút các khách hàng trong thị trường mục tiêu.
Marketing con người, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch
Những người thường được các nhà marketing địa phương chú ý đưa vào chương trình của mình là những nhân vật nổi tiếng, các nhà lãnh đạo tâm huyết, những doanh nhân thành đạt, đội ngũ lao động có năng lực…
1.3.Quy trình marketing du lòch cho moät ñòa phöông.
1.3.1. Thẩm định địa phương
Công việc đầu tiên để hoạt định chiến lược marketing du lịch cho địa phương là đánh giá hiện trạng. Thực chất, bước này sẽ phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch địa phương.
Để đánh giá hiện trạng du lịch địa phương, cần thực hiện những hoạt động sau:
Xác định các đặc trưng hấp dẫn của địa phương: về tài nguyên, cơ sở vật chất – kỹ thuật, các khu du lịch…
Nhận dạng các đối thủ(địa phương) cạnh tranh trong từng lĩnh vực cụ thể. Lưu ý là trong ngành du lịch cạnh tranh và hợp tác luôn gắn liền với nhau.
Nhận dạng xu hướng phát triển của du lịch: như nhu cầu của du khách đã dần chuyển sang gần gũi với thiên nhiên, khám phá các di tích văn hóa – lịch sử…
Xây dựng ma trận SWOT : là sự phối hợp giữa các yếu bên trong là điểm mạnh và điểm yếu với các yếu tố bên ngoài là cơ hội và thách thức.
Tổng hợp các vấn đề cốt lõi cần giải quyết từ ma trận SWOT. Nguyên tắc cơ bản cần áp dụng ở đây là tính “ chọn lọc” và “tập trung”, đòi hỏi địa phuông cần phải xác định mức độ ưu tiên đối với các vấn đề cần giải quyết dựa trên những mục tiêu cụ thể.
1.3.2. Xaây döïng taàm nhìn vaø muïc tieâu phaùt trieån du lòch cuûa ñòa phöông.
Phân tích SWOT giúp địa phương thấy được bức tranh tổng thể về ngành du lịch của mình. Một địa phương thường có rất nhiều dự án phát triển du lịch. Nếu không xây dựng được một tầm nhìn tổng thể thì rất khó xác định mức độ ưu tiên của từng dự án.
Việc xây dựng tầm nhìn cần phải xem xét một cách tổng thể nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự phối hợp các đặc trưng hấp dẫn, thị trường mục tiêu của ngành du lịch địa phương, các mục tiêu ngắn hạn và dài ha