Đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay
Thực tiễn đã cho thấy sự tồn tại của kinh tế tư nhân là 1 yêu cầu khách quan. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển kinh tế nhiều thành phần đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận của cơ cấu đó. Nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định rõ ràng nhất là trong thời kỳ toàn cầu hoá này. Để cho kinh tế tư nhân phát huy hết sức mạnh của nó thì nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn phải biết khai thác những tiềm năng của nó và mục tiêu dân giàu nước mạnh.Với tư duy đổi mới, đại hội lần thứ VI của đảng đã xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiện vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ với những hình thức và bước đi thích hợp. Do vậy cần có những chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi đó là giải pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải phóng năng lực sản xuất và khai thác mọi tiềm lực của đất nước. Hiện nay Đảng và nhà nước đã khẳng định: “Sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là sự tồn tại khách quan chúng ta phải chấp nhận, mà nó còn rất cần thiết trong nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ thách thức mới. Cơ hội phát triển rút nhắn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Trong bối cảnh các nguồn lực của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Hiện nay vai trò cũng như các chính sách được nhà nước xác định rất rõ trong nghị quyết hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương đảng khoá IX. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY