Khóa luận Nghiên cứu công nghệ di động và ứng dụng vào trong thương mại di động (M- Commerce)

Khóa luận nhằm mục đích nghiên cứu các công nghệ di động và ứng dụng vào trong thương mại di động (M- Commerce). Nghiên cứu các vấn đề của thương mại di động như mua hàng trên mạng và thanh toán di động. Đưa ra những lợi ích, ưu điểm và nhược điểm và ứng dụng của thương mại di đông. Đồng thời chỉ ra điểm khác biệt của thương mại di động so với thương mại điện tử ( E-Commerce). Khóa luận cũng nêu lên tình hình phát triển của thương mại di động tại Việt Nam và hướng phát triển của nó trong tương lại. Phần sau của khóa luận phân tích thiết kế một website nhỏ ứng dụng thương mại di động vào việc bán sách trên thiết bị di động. Xây dựng các module chính như là xem thông tin sản phẩm, tìm kiếm thông tin và đặt hàng. Sử dụng công nghệ Mobile ASP.NET trên môi trường giả lập OpenWave.

doc62 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu công nghệ di động và ứng dụng vào trong thương mại di động (M- Commerce), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trước hết cho em gửi lời chân thành cảm ơn đến cô Ths. Ngô Lê Minh đã giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trường đã giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập ở trường ĐHCN – ĐHQGHN. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập. Do thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn khóa luận này không thể tránh được những sai sót. Em rất mong nhân được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè quan tâm đến vấn đề này. Hà Nội, Tháng 5 Năm 2006 TÓM TẮT NỘI DUNG Khóa luận nhằm mục đích nghiên cứu các công nghệ di động và ứng dụng vào trong thương mại di động (M- Commerce). Nghiên cứu các vấn đề của thương mại di động như mua hàng trên mạng và thanh toán di động. Đưa ra những lợi ích, ưu điểm và nhược điểm và ứng dụng của thương mại di đông. Đồng thời chỉ ra điểm khác biệt của thương mại di động so với thương mại điện tử ( E-Commerce). Khóa luận cũng nêu lên tình hình phát triển của thương mại di động tại Việt Nam và hướng phát triển của nó trong tương lại. Phần sau của khóa luận phân tích thiết kế một website nhỏ ứng dụng thương mại di động vào việc bán sách trên thiết bị di động. Xây dựng các module chính như là xem thông tin sản phẩm, tìm kiếm thông tin và đặt hàng. Sử dụng công nghệ Mobile ASP.NET trên môi trường giả lập OpenWave. MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PDA : Personal Digital Assistant PIM : Personal Information Manager GSM : Global System For Mobile Communication CDMA : Code Division Multiple Access GPRS : General Packet Radio Services OS : Operating System MS : Mobile Station MSC: Mobile Switching Centre CSD : Circuit-switched data PSD : Packet-switched data PPP : Point-to-Point Protocol AL : Air link DHCP : Dynamic Host Configuration Protocol PDSN : Packet Data Serving Node RAN : Radio Access Network BTS : Base Station Transceiver Subsystem BSC :Base Station Controller PCF : Packet Control Function. HDLC : High-level Data Link Control MMS : Multimedia Messaging Service WAP : Wireless Application Protocol WML : Wireless Markup Language ĐTDĐ : Điện thoại di động PIN : Personal Identificate Number BIN : Bank identificate Number SET : Secure Electronic Transaction SMS-C : Short Message Service Center SIM : Subscriber Identification Module PKC : Public key cryptography TTCK : Thị trường chứng khoán ATM : Automatic Teller Machine LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khi thiết bị di động đã trở thành phổ biến và phát triển với tốc độ chóng mặt không chỉ ở số lượng người sử dụng mà còn cả về mặt công nghệ di động. Với một số lượng lớn người sử dụng di động thì vấn đề thương mại và dịch vụ trên điện thoại di động chắc chắn sẽ trở thành một nguồn lợi nhuận khổng lồ vô cùng hấp dẫn. Mặc dù thương mại di động có nhiều điểm giống nhau so với thương mại điện tử thông thường. Tuy nhiên, do ra đời sau và được thừa hưởng các công nghệ mới nhất, và luôn đánh vào thị hiếu của người sử dụng. Cho nên nó chắc chắn sẽ nhanh chóng trở thành phổ biến và là một nguồn kinh doanh hấp dẫn. Khóa luận trình bày những quan điểm thương mại di động và các công nghệ đi kèm với nó. Đồng thời cũng xây dựng một hệ thống với các chức năng cơ bản cho phép điện thoại di động có thể truy cập xem sách tìm kiếm và đặt sách một cách dễ dàng. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG 1.1. Giới thiệu Vào đầu những năm 70 của thế kỷ 19, người ta biết đến những chiếc điện thoại đầu tiên gắn với phát minh của các nhà khoa học tiên phong A.G.Bell và E.Gay. Trong suốt 2 thế kỷ qua, đã có rất nhiều sáng chế phát minh khác thuộc lĩnh vực viễn thông, mở ra cả một ngành dịch vụ viễn thông đồ sộ. Điện thoại trở thành phương tiện liên lạc phổ biến nhất thế giới. Xuất hiện sau điện thoại cố định tròn một thế kỷ, chiếc điện thoại di động đầu tiên (Motorola Dyna) được giới thiệu tại New York vào năm 1973. Trong vòng 30 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ di động số. Điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và tiện lợi . Ở những nước phát triển, hầu hết người dân đều sở hữu ít nhất một thiết bị di động. Với sự bùng nổ của công nghệ số, ngày nay điện thoại di động đã được tích hợp rất nhiều tính năng số hiện đại như khả năng chụp ảnh số, chức năng đa phương tiện, khả năng kết nối không dây băng thông rộng...Chưa kể tới những dòng thiêt bị hỗ trợ cá nhân PDA) có gắn chức năng điện thoại với hệ điều hành và phần mềm kèm theo không thua kém so với máy tính sách tay. Bên cạnh đó, điện thoại thế hệ thứ 3 (3G) cũng đang là niềm mơ ước của những người ham mê khám phá công nghệ mới. Ở Việt nam, thị trường di động đã có sự tham gia của rất nhiều nhà sản xuất thiết bị di động nổi tiếng thế giới, những nhà cung cấp giải pháp công nghệ và dịch vụ di động. Tính đến tháng 12 năm 2005 đã có hơn 5,3 triệu thuê bao di động và tỷ lệ tăng trưởng trên 50% mỗi năm sẽ làm cho điện thoại di động phổ cập hơn cả điện thoại cố định. Không những thế, số thuê bao di động cũng lớn hơn nhiều lần so với số máy tính được nối mạng Internet trên toàn quốc. Qua những mốc trên và những đánh giá tổng quan, chúng ta có thể thấy tiềm năng vô cùng lớn của thiết bị di động số và những ứng dụng thực tiễn của nó trong cuộc sổng và thương mại. Sau đây là một số công nghệ di động phổ biến. 1.2. Các công nghệ di động phổ biến 1.2.1. Điện thoại di động (Phones) Điện thoại di động là một loại điện thoại phổ biến có nhỏ gọn và nhẹ có thể mang đi được sử dụng các kết nối không dây nhằm mục đích chính là thực hiện chức năng liên lạc bằng giọng nói. Điều kiện của một chiếc điện thoại là nó phải thỏa mãn các đòi hỏi tối thiểu về bộ nhớ và sức mạnh của bộ xử lí : - Kết nối với tốc độ tối thiểu 9.6 Kbps - Kích cỡ màn hình thông thường là 3 x 2.5 cm ( 1.25 x 1 inch) có thể hiển thị được 5 dòng text và khoảng 15 kí tự trên một dòng. - Bao gồm bộ nhớ và bộ xử lí Phương thức kết nối : Sử dụng sóng radio truyền giọng nói đến tổng đài. Khoảng cách tối đa từ chiếc điện thoại tới trạm phát gần nhất đã ngày càng tăng, hiện này đã lên đến vài dặm để có thể thực hiện thu phát tín hiệu. Tốc độ truyền dữ liệu của điện thoại di động mà các dịch vụ cung cấp phổ biến là 9.6kbps ( có vài dịch vụ lên đến 14.4kbps). Tốc độ này là vừa đủ cho các truy cập web thông thường. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra những công nghệ mới cho phép kết nối không dây bằng điện thoại di động có tốc độ ngày càng cao. Và trong tương lai không xa chắc chắn điện thoại di động sẽ trở thành một thiết bị truy cập web phổ biến nhất. 1.2.2. Các thiết bị cầm tay khác Một thiết bị cầm tay như thiết bị hỗ trợ cá nhân PDA (personal digital assistant) hoặc một chiếc điện thoại có hỗ trợ việc lướt web thường chứa rất nhiều tính năng của một chiếc máy tính hiện đại. Hơn thế, những thiết bị này còn có chứa chức năng đàm thoại, fax, PIM (quản lí thông tin cá nhân: personal information managers) như lịch làm việc, sổ địa chỉ...Nhưng thiết bị cầm tay khác một máy tính sách tay về khối lượng, kích thước, các giới hạn kỹ thuật mạng và các giới hạn băng thông...Giới hạn về băng thông khiến tất cả các ứng dụng đa phương tiện không thể hiển thị đầy đủ trên trình duyệt thu nhỏ (microbrowser), tuy nhiên với công nghệ wi-fi không dây mới và chuẩn di động số thế hệ 3 (3G) các vấn đề trên đã dần được khắc phục. Khác với máy tính sách tay, các thiết bị di động số thường có nền tảng là penbased systems, sử dụng màn hình cảm ứng thay vì bàn phím thông thường. Một số thiết bị cầm tay còn sử dụng công nghệ nhận dạng và giao tiếp bằng giọng nói. Ngày nay, thị trường thiết bị di động rất đa dạng cả về chủng loại, mẫu mã, nhà sản xuất. Bảng dưới đây sẽ chỉ rõ những thiết bị phổ biến nhất với những tính năng cơ bản. Hình 1.1 : Một số thiết bị di động và các tính năng 1.2.3. Hệ điều hành cho thiết bị di động Mặc dù thị trường thiết bị di động rất đa dạng, nhưng hệ điều hành, thành phần quan trọng nhất để điều khiển mọi hoạt động của một thiết bị cầm tay lại chỉ được đề cập với 3 dòng sản phẩm nổi bật Palm OS, Pocket PC, và Symbian OS. Gần đây, hệ điều hành ‘Microsoft Windows Mobile 2003 Second Edition’ và công nghệ .NET kèm theo đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự khiến các thiết bị cầm tay ngày càng giống một máy tính thực thụ. Palm OS Palm OS là hệ điều hành cho máy Palm, xuất hiện khá sớm với rất nhiều ưu điểm như thời lượng dùng pin dài, hỗ trợ nhiều chuẩn công nghệ không dây, có nhiều phần mềm ứng dụng đi kèm. Tiêu chí thiết kế tối ưu cho Palm OS đã làm thời lượng dùng pin của nó dài gấp đôi so với các đối thủ khác. Rất nhiều chuẩn công nghệ di động được hỗ trợ như Bluetooth, Wi-Fi 802.11b, GSM, Mobitext, CDMA... Hơn thế, rất nhiều loại phần mềm phổ biến trong PC cũng được đơn giản hoá và tích hợp vào hệ thống này như các ứng dụng bảng tính, cơ sở dữ liệu, xử lí văn bản, xử lí thư tín, tin nhắn, và các công cụ đa phương tiện. Palm giới thiệu Palm OS 5 chạy trên máy Palm với bộ xử lí ARM (TI OMAP1510), 16MB RAM, xây dựng trên công nghệ nhận dạng giọng nói, điều khiển bằng màn hình cảm ứng, Bluetooth, cộng thêm các ứng dụng đa phương tiện. Đây là một bước tiến đáng kể nhằm làm cho Palm không còn đơn thuần chỉ là thiết bị hỗ trợ cá nhân... Pocket PC Năm 1996, Microsoft giới thiệu Microsoft Windows CE, một phiên bản thu gọn của hệ điều hành Windows. Hệ điều hành này được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị nhúng bao gồm cả thiết bị cầm tay. Tuy nhiên, hệ điều hành này đã không mang lại hiệu quả bởi những yêu cầu cao về phần cứng và thời lượng dùng pin ít, chưa kể đến việc chức năng của nó cũng còn nhiều hạn chế. Hệ điều hành này được cải tiến từ hệ điều hành cho desktop 32-bit của Microsoft và có mặt trên thị trường muộn hơn Palm OS. Sau này, để cạnh tranh với Palm OS, Microsoft đã cải tiến OS này với tên Microsoft Pocket PC và nhiều tính năng mới hỗ trợ người dùng thiết bị di động, mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn Microsoft Windows CE bao gồm hỗ trợ Bluetooth, IEEE 802.11b, một số công nghệ di động như CDPD, CDMA, và GSM. Ngoài ra OS này còn cho phép truy cập dữ liệu từ xa thông qua các công nghệ VPN, WAN, LAN, và PAN. Symbian OS EPOC16 của Psion Software là hệ điều hành 16bit đã có từ vài năm trước và được nhúng trong nhiều thiết bị di động số; EPOC32 là phiên bản 32 bit hỗ trợ đa tác vụ. Vào giữa năm 1998, Psion hợp tác với Ericsson, Nokia, và Motorola phát triển sản phẩm với tên Symbian OS ( một hệ điều hành mới cho các thiết bị cầm tay. Không giống Windows CE, Symbian OS là một hệ điều hành cho thiết bị cầm tay có đầy đủ chức năng mạnh mẽ. Những chức năng chính của OS này bao gồm: tích hợp công nghệ di động đa luồng, đa chức năng, tạo một môi trường ứng dụng mở, đa tác vụ và đồng bộ hoá dữ liệu. 1.2.4. Máy tính xách tay Là một loại hình máy tính di động nhỏ gọn hơn nhiều so với máy tính để bàn thông thường phát triển nhanh và có tốc độ cao. Chúng tiện lợi cho việc sử dụng nhanh chóng ở sân bay, trên tau hay trong khách sạn … Và ngày nay càng trở nên tiện dụng với các kết nối không dây tốc độ cao. Máy tính xách tay có tốc độ tính toán nhanh nhiều so với các thiết bị cầm tay nhỏ gọn đã trình bày ở trên. Nhưng nhược điểm nổi bật là kích cỡ và trọng lượng của máy xách tay lớn hơn nhiều so với các thiết bị cầm tay. 1.3. Tương lai của công nghệ di động Khi nhu cầu về liên lạc và trao đổi thông tin của con người tăng lên, thì một điều tất yếu sẽ xảy ra đó là sự bùng nổ công nghệ di động. Tương tự như sự hội tụ của mạng cố định theo hướng NGN, các công nghệ di động cũng đang trong quá trình hội tụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng di động về băng thông và chất lượng dịch vụ với việc ra đời mạng di động thế hệ 2.5G, 3G... Lưu lượng các giao dịch (voice/data) trên mạng di động cũng tăng rất nhanh trong thời gian gần đây và từ năm 1999 đã vượt nhu cầu trên đường hữu tuyến. Các nghiên cứu tại Việt Nam về mạng di động còn rất hạn chế và thường chỉ là nghiên cứu lý thuyết mà ít có những sản phẩm thực tế. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là ở chỗ mạng di động chứa đựng nhiều kỹ thuật phức tạp khó chủ động trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. CHƯƠNG 2. THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG 2.1. Các chuẩn công nghệ không dây dùng trong thương mại di động 2.1.1. GSM GSM bắt đầu được nghiên cứu tại châu Âu từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Vào giữa năm 1991, chuẩn công nghệ di động GSM (Global System for Mobile communications) chính thức được đưa vào sử dụng tại thị trường châu Âu. Sau hai năm hoạt động, đã có 36 mạng GSM thuộc 22 quốc gia được xây dựng. Và cho tới tháng 10 năm 1997, đã có trên 50 triệu thuê bao GSM. Cho tới nay, GSM không còn là chuẩn công nghệ di động của riêng châu Âu nữa, nó đã được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Con số thuê bao GSM đã đạt tới mức đáng kinh ngạc, lớn hơn gấp nhiều lần thuê bao của các mạng với chuẩn khác như CDMA, HBP... GSM hoạt động ở hai dải sóng cao tần 900MHz và 1800MHz (Mạng VinaPhone, MobiFone của Việt Nam sử dụng giải tần 900MHz) Sử dụng chuẩn ITU-T , truyền thông trong GSM được tách biệt thành các gói dịch vụ truyền tải riêng rẽ, dịch vụ đàm thoại, và dịch vụ kèm theo khác...Các nguyên lí cơ bản của dịch vụ đàm thoại trong GSM về cơ bản vẫn giống dịch vụ điện thoại viễn thông. Các dịch vụ trong GSM được mã hoá và truyền đi dưới dạng số. Sau đây ta xét cấu trúc vật lí cơ bản của một hệ thống GSM. Một mạng GSM là tổ hợp của một số khối chức năng lớn. Ta có thể gom chúng lại thành 3 phần rõ ràng có quan hệ tương hỗ. MobilebStation : bao gồm người dùng và thiết bị cầm tay. Base Station Subsystem: điều khiển tín hiệu liên kết với MS. The Network Subsystem: là phần chính của kiến trúc mạng GSM bao gồm MSC (Mobile services Switching Center) thực hiện việc chuyển phát dữ liệu cuộc gọi giữa những người dùng (MS) và giữa các trạm (Mobile Center) cũng như việc theo dõi và duy trì, điều khiển mạng người dùng. Các khối chức năng này sẽ giao tiếp với nhau qua trình điều khiển truyền thông dựa theo giao thức chuẩn. Trên đây, em vừa trình bày tóm tắt về lịch sử, công nghệ và cấu trúc của mạng GSM, mạng điện thoại di động phổ biến nhất thế giới cho tới thời điểm này. GSM cũng là một trong 2 nhánh mạng di động đang được nghiên cứu để nâng cấp lên chuẩn truyền thông di động 3G. Sau đây em sẽ tiếp tục trình bày về mạng CDMA, cũng là một nhánh công nghệ sẽ được nâng cấp để tiến lên chuẩn 3G theo một cách tiếp cận khác. Hình 2.1: Cấu trúc của một hệ thống GSM 2.1.2. CDMA Công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access) đã ra đời như một lựa chọn thay thế cho kiến trúc tế bào GSM và góp phần vào sự tăng trưởng bùng nổ trên thị trường công nghệ không dây trong thập kỷ qua. CDMA, cũng như GS hiện đang trong quá trình chuyển giao sang các hệ thống thế hệ 3G trên toàn cầu, cho phép tăng băng thông và các dịch vụ dữ liệu. Tuy không phổ cập bằng GSM nhưng công nghệ CDMA (spread-spectrum) cũng đã chứng tỏ tính ưu việt của mình bằng những thị phần khá lớn tại Mỹ, Châu Á đặc biệt là Hàn Quốc. CDMSOne hỗ trợ chuẩn truyền thông di động 2G. Chuẩn CDMA IS-95 của TIA/EIA (công bố vào tháng 7/1993) thiết lập những nguyên tắc nền tảng cho hệ thống truyền thông không dây số đầu cuối. Kiến trúc hệ thống mạng thương mại dựa trên chuẩn này được biết với tên CDMA One. IS-95 của TIA/EIA và phiên bản có sửa đổi tiếp theo IS-95A (công bố vào tháng 3/1995) tạo ra cơ sở cho phần lớn các mạng trên nền tảng CDMA 2G được triển khai trên toàn thế giới. Cơ sở hạ tầng CDMA 2G lúc đầu đã chứng tỏ tính hiệu quả trong việc chuyển giao với chất lượng cao, lưu lượng thoại mất mát thấp. Tuy vậy, nó cũng không tồn tại được lâu do người dùng di động bắt đầu có những nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu cơ bản như các dịch vụ Internet và Intranet. Các ứng dụng đa phương tiện hay các giao dịch thương mại tốc độ cao đã được bổ sung thêm vào các dich vụ thoại đơn thuần trên các máy điện thoại của họ. CDMA2000 thế chỗ CDMAOne Sự chuyển tiếp sang thế hệ mạng 3G hiện vẫn đang được thực thi với một sốlượng lớn các chuẩn mới được đề nghị. Một số được thiết kế dựa trên cơ sở hạ tầng GSM và số khác ra đời trực tiếp từ công nghệ CDMA. Cuối cùng tổ chức ITU cũng định ra một chuẩn IMT-2000 bao gồm 5 giao diện vô tuyến khác nhau trong đó có CDMA2000. Lưu ý rằng tất cả các giao thức IMT-2000 đều sử dụng kỹ thuật “spreadspectrum” có liên quan đến cài đặt, hoạt động và bảo trì mạng. ITU định nghĩa một mạng 3G là một mạng truyền thông trong đó dung lượng hệ thống và hiệu suất phổ được cải tiến so với các hệ thống 2G. 3G hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu với các tốc độ truyền tối thiểu là 144 Kbit/s trong môi trường di động và 2 Mbit/s trong môi trường cố định. Kiến trúc CDMA2000 phải đối mặt với các mục tiêu trên và bao gồm cả một số bổ sung mới mà một nhà khai thác có thể lựa chọn để phục vụ cho chiến lược chuyển tiếp dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có, giá cả và một số yếu tố khác. Trạm di động (MS - Mobile Station) Trong một mạng CDMA2000 1X, trạm di động MS - chính là máy thu phát của thuê bao hay thiết bị di động mạng CDMA - hoạt động như một client IP di động . Trạm di động tương tác với Access Network (mạng truy nhập) nhằm giành lấy các tài nguyên vô tuyến thích hợp để trao đổi các gói tin và giám sát trạng thái tài nguyên vô tuyến bao gồm “active” (hoạt động), “stand-by” (dự phòng), “dormant” (không hoạt động). Nó chấp nhận các gói tin được lưu đệm từ mobile host khi tài nguyên vô tuyến chưa có hoặc không đủ để hỗ trợ lưu lượng trên mạng. Nhờ vào việc cấp nguồn điện, trạm di động tự động đăng ký với HLR (Home Location Register) để: Xác thực thiết bị di động đang trong môi trường của mạng đang truy nhập. Cung cấp cho HLR vị trí hiện tại của thiết bị di động. Cung cấp cho MSC-S (Serving Mobile Switching Centre) tập đặc tính cho phép của thiết bị di động. Sau khi đăng ký thành công với HLR, thiết bị di động sẵn sàng thực hiện các cuộc gọi dữ liệu và thoại. Những cuộc gọi này có thể ở hai dạng CSD (circuit-switched data - dữ liệu chuyển mạch kênh) hoặc PSD (packet-switched data - dữ liệu chuyển mạch gói), phụ thuộc vào sự tương thích của bản thân thiết bị di động (hoặc không tương thích) với chuẩn IS-2000. Tài liệu này định nghĩa các giao thức cho các giao diện CDMA khác nhau liên quan đến việc truyền các gói tin có tên là A1, A7, A9 và A11. Các trạm di động MS phải tuân theo các chuẩn IS-2000 để bắt đầu một phiên dữ liệu dạng gói tin khi sử dụng mạng 1xRTT1. Các trạm di động chỉ có các khả năng của IS-95 bị giới hạn bởi CSD, trong khi các các thiết bị đầu cuối IS-2000 có thể tuỳ chọn hoặc PSD hay CSD. Các tham số chuyển bởi thiết bị đầu cuối thông qua AL (air link) vào mạng sẽ xác định kiểu dịch vụ yêu cầu. Dữ liệu chuyển mạch kênh có một tốc độ tối đa là 19.2 Kbit/s và được thực hiện qua các kênh TDM truyền thống. Dịch vụ này cho phép người dùng lựa chọn điểm gán (point of attachment) vào trong một mạng dữ liệu có sử dụng quay số thông thường. Dịch vụ dữ liệu chuyển mạch gói có một tốc độ dữ liệu tối đa là 144 Kb/s. Đối với mỗi phiên dữ liệu, một phiên PPP (Point-to-Point Protocol) được tạo ra giữa trạm di động và PDSN (Packet Data Serving Node). Việc chỉ định địa chỉ IP cho mỗi thiết bị di động có thể được cung cấp bởi PDSN hoặc một máy phục vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) qua một HA (Home Agent). RAN (Radio Access Network) là điểm vào của thuê bao di động cho truyền thông dữ liệu hay thoại bao gồm: air link, Tháp/ăngten (cell) và kết nối cáp tới BTS (Um) BTS (Base Station Transceiver Subsystem) Đường truyền thông từ BTS tới BSC (Abis) BSC (Base Station Controller) PCF (Packet Control Function). BTS (Base Station Transceiver Subsystem) điều khiển hoạt động của air link và có chức năng giao diện giữa mạng và thiết bị di động. Các tài nguyên RF như sự ấn định tần số, phân chia khu vực và điều khiển nguồn truyền được quản lý bởi BTS. Ngoài ra, BTS còn quản lý lưu lượng về từ cell đến BSC (Base Station Controller) để giảm thiểu bất cứ thời gian trễ nào giữa hai thành phần này. Thông thường một BTS kết nối đến BSC thông qua các đường (un-channelized) T1 hay cáp trực tiếp