Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ diễn
ra ở các nước chậm phát triển với nền kinh tế lạc hậu mà còn diễn ra ở các
nước đang phát triển và trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng
tài chính toàn cầu, làm cho sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
giảm thì vấn đề nghèo lại càng gia tăng nhanh. Theo thống kê, trong số 7 tỷ
người sống trên hành tinh này, hiện có khoảng 1,1 tỷ người đang sống dưới
mức cực kỳ nghèo theo chuẩn quốc tế là 1,25 USD một ngày.
Chính phủ Việt Nam coi vấn đề giảm nghèo là mục tiêu quan trọng
xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hơn hai
mươi năm đổi mới và phát triển, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều đề
án, chương trình, giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, cả hệ
thống chính trị Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng, giảm nghèo, đã đạt được những kết quả to lớn và bền vững rất
đáng tự hào, được nhân dân trong nước hưởng ứng mạnh mẽ, được các tổ
chức quốc tế đánh giá cao. Vừa qua, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO) đã tổ chức sự kiện đặc biệt “Công nhận thành tích nổi bật trong đấu
tranh xóa đói, giảm nghèo” cho 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng,
vẫn còn một bộ phận lớn dân cư tình trạng nghèo. Theo báo cáo của Bộ Lao
động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% (năm
2005) xuống còn 9,6% (năm 2012).
103 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 5128 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 1
Mục lục
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................. 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................. 3
4. Khách thể nghiên cứu. ................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................... 5
6.1. Phương pháp phỏng vấn sâu. .................................................. 5
6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi. ....................... 5
6.3. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu. ......................... 5
6.4. Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS ........... 6
6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu................................ 6
7. Kết cấu của khóa luận. ................................................................ 6
PHẦN 2: NỘI DUNG .......................................................................... 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG GIẢM NGHÈO .......... 7
1. Các khái niệm. ............................................................................. 7
1.1. Một số khái niệm về nghèo. ..................................................... 7
1.2. Phương pháp tiếp cận và xác định chuẩn nghèo. ................. 11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 2
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nghèo. ........................................ 14
1.4. Công tác xã hội. ..................................................................... 19
1.5. Nhân viên xã hội. ................................................................... 20
1.6. Các vai trò của nhân viên xã hội với công tác giảm nghèo. .. 21
2. Vấn đề nghèo trên thế giới. ....................................................... 24
2.1. Thực trạng nghèo trên Thế giới. ........................................... 24
2.2. Nguyên nhân dẫn tới nghèo trên thế giới. ............................. 29
3. Vấn đề nghèo tại Việt Nam. ....................................................... 31
3.1. Thực trạng nghèo tại Việt Nam. ............................................ 31
3.2. Nguyên nhân nghèo tại Việt Nam. ........................................ 33
4. Các vấn đề của người nghèo. ..................................................... 35
4.1. Sức khỏe và y tế. .................................................................... 35
4.2. Giáo dục:................................................................................ 35
4.3. Bất bình đẳng giới. ................................................................ 36
5. Hậu quả của tình trạng nghèo. .................................................. 36
6. Luật và các chính sách giảm nghèo tại Việt Nam. ................... 40
6.1. Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo ổn định,
phát triển sản xuất, việc làm, tăng thu nhập. ..................................... 40
6.2. Nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã
hội. ............................................................................................... 42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 3
7. Một số mô hình giảm nghèo trên thế giới và tại Việt Nam. ..... 44
7.1. Trên thế giới........................................................................... 44
7.2. Tại Việt Nam. ......................................................................... 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................... 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH............................................... 49
1. Địa bàn nghiên cứu .................................................................... 49
1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................. 49
1.2. Đặc điểm xã hội. .................................................................... 50
1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. .................. 52
1.4. Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo. ......................... 56
1.5. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2013. .......... 61
2. Thực trạng công tác giảm nghèo huyện
Thuận Thành ......................................................................... 63
2.1. Đặc điểm của người nghèo trên địa bàn. .................................. 63
2.2. Nguyên nhân nghèo. .............................................................. 70
2.3. Đánh giá công tác giảm nghèo năm 2013. ............................ 71
2.4. Những mong muốn, kiến nghị của người nghèo. ................. 78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................... 81
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI .................. 82
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 4
1. Nhóm giải pháp chung. .............................................................. 82
1.1. Thực hiện chính sách và tăng cường nguồn lực cho giảm
nghèo. 82
1.2. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho
người nghèo. ....................................................................................... 83
1.3. Giải pháp về các chính sách xã hội hỗ trợ người nghèo. ...... 84
2. Nhóm các giải pháp đặc thù tại các địa phương khó khăn, nơi
có tỷ lệ hộ nghèo cao. ......................................................................... 86
3. Phát triển công tác xã hội trong công tác giảm nghèo tại địa
phương. .............................................................................................. 86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................... 89
KẾT LUẬN ........................................................................................ 90
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ................................. 94
PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI SÂU VỚI NGƯỜI NGHÈO .................. 98
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU .............................................................. 98
PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỎI SÂU VỚI CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG ..... 99
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU .............................................................. 99
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, nó không chỉ diễn
ra ở các nước chậm phát triển với nền kinh tế lạc hậu mà còn diễn ra ở các
nước đang phát triển và trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng
tài chính toàn cầu, làm cho sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
giảm thì vấn đề nghèo lại càng gia tăng nhanh. Theo thống kê, trong số 7 tỷ
người sống trên hành tinh này, hiện có khoảng 1,1 tỷ người đang sống dưới
mức cực kỳ nghèo theo chuẩn quốc tế là 1,25 USD một ngày.
Chính phủ Việt Nam coi vấn đề giảm nghèo là mục tiêu quan trọng
xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hơn hai
mươi năm đổi mới và phát triển, chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều đề
án, chương trình, giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất, cả hệ
thống chính trị Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng, giảm nghèo, đã đạt được những kết quả to lớn và bền vững rất
đáng tự hào, được nhân dân trong nước hưởng ứng mạnh mẽ, được các tổ
chức quốc tế đánh giá cao. Vừa qua, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO) đã tổ chức sự kiện đặc biệt “Công nhận thành tích nổi bật trong đấu
tranh xóa đói, giảm nghèo” cho 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, bên cạnh khối dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng,
vẫn còn một bộ phận lớn dân cư tình trạng nghèo. Theo báo cáo của Bộ Lao
động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% (năm
2005) xuống còn 9,6% (năm 2012). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo giai đoạn
2005-2012 chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 2
cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Tỷ
lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hằng năm còn cao, bình quân mỗi năm có
khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát
nghèo. Sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo đang trở thành yếu
tố cản trở hiệu quả thực hiện các chính sách và mục tiêu giảm nghèo. Trong
báo cáo gửi đại biểu Quốc hội khóa XIII của Bộ Lao động và Thương binh xã
hội, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Việc thực hiện chính sách an
sinh xã hội và giảm nghèo thời gian qua còn nhiều chính sách hỗ trợ khác
nhau, dẫn đến manh mún, dàn trải nguồn lực, chồng chéo, trùng lặp, hiệu quả
chưa cao. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng trên 70 chính sách hỗ trợ đối tượng
bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Sự
chồng chéo về chính sách tuy không chồng chéo về nguồn lực nhưng dẫn tới
sự dàn trải, phân tán nguồn lực đầu tư trong khi khả năng bố trí ngân sách nhà
nước còn hạn chế, làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các công trình,
chính sách, các địa phương, cơ sở không chủ động được việc bố trí nguồn vốn
theo nhu cầu... Đồng thời, việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã
gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
Thuận Thành là huyện lớn thứ hai của tỉnh Bắc Ninh về diện tích và dân
số, một huyện có lịch sử lâu đời với 17 xã và 1 thị trấn. Trong những năm qua,
Đảng ủy, UBND huyện Thuận Thành luôn quan tâm thực hiện công tác GN,
đề ra các chương trình, chính sách giúp đỡ, tạo điều kiện hộ nghèo vượt khó
vươn lên làm chủ cuộc sống. Năm 2013 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện
giảm 0,98% so với năm 2012 còn 3.52%, đời sống của người nghèo được
nâng cao. Tuy nhiên, tỷ hộ nghèo giảm nhanh nhưng thiếu bền vững nhất là ở
những vùng, địa phương khó khăn, thuần nông. Công tác triển khai các chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 3
sách, chương trình giảm nghèo ở một số địa phương còn bất cập, hiệu quả
chưa cao, chưa có sự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
triển khai công tác giảm nghèo. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống
về công tác giảm nghèo, tìm ra những mặt được và chưa được trong quá trình
thực hiện để đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện công tác giảm nghèo có
hiệu quả hơn trong những giai đoạn tiếp theo ở huyện Thuận Thành có ý nghĩa
vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn và nghiên cứu đề tài : “Thực
trạng công tác giảm nghèo huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh năm 2013”
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về nghèo.
Thứ hai, hướng tới phân tích và đánh giá thực trạng công tác giảm
nghèo trên địa bàn huyện Thuận Thành. Trong đó đi sâu phân tích, chỉ rõ
những mặt thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách giảm
nghèo của phòng Lao động thương binh & xã hội huyện Thuận Thành trên địa
bàn trong năm 2013. Từ đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo theo hương bền
vững phù hợp hoàn cảnh của địa phương.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác giảm nghèo của phòng
Lao động thương binh xã hội huyện Thuận Thành năm 2013.
4. Khách thể nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 4
Khách thể nghiên cứu của khóa luận là các chủ hộ nghèo (100 bảng hỏi)
của huyện cùng với đội ngũ cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo cấp huyện
và xã. Cụ thể như sau:
Hộ nghèo
- 30 bảng hỏi: Xã Song Hồ - xã có tỷ lệ nghèo thấp nhất.
- 40 bảng hỏi: Xã Ngũ Thái - xã có tỷ lệ huyện cao nhất.
- 30 bảng hỏi: Thị trấn Hồ - trung tâm huyện, nơi đặt trụ sở Huyện ủy,
UBND huyện.
Cán bộ.
- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Công Hưng – phó trưởng phòng LĐTBXH
huyện Thuân Thành, cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo.
- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Văn Tuân – cán bộ chính sách Thị trấn Hồ.
- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Văn Cương – cán bộ chính sách xã Song Hồ.
- 1 phỏng vấn sâu: Nguyễn Văn Cường – cán bộ chính sách xã Ngũ Thái.
5. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung: Khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích hiện trạng công tác
thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Thuận Thành trên hệ thống chỉ tiêu
cơ bản, từ đó đưa ra một số đề xuất.
- Thời gian: Tập trung nghiên cứu hiện trạng nghèo và công tác giảm
nghèo của địa phương trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng
12 năm 2013.
- Không gian: Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 5
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp
bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng
vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn dựa trên những
cơ sở luật số lớn của toán học.
Trong khóa luận, phương pháp phỏng vấn sâu dùng để thu thập thông
tin từ cán bộ chính sách huyện, xã đang thực hiện công tác giảm nghèo.
6.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp phỏng vấn nhưng không trực tiếp mà phỏng vấn
qua một bảng gồm các câu hỏi và đáp án được định trước. Những câu hỏi và
đáp án trong bảng hỏi được xây dựng phù hợp với đối tượng được hỏi để
người được hỏi dễ dàng hiểu và đưa ra phương án trả lời thích hợp.
Khóa luận sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để thu
thập thông tin từ các chủ hộ nghèo tại huyện Thuân Thành.
6.3. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, số liệu.
Đây là phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, thông qua các văn kiện,
các sách, tài liệu, lí luận
Khóa luận sử dụng phương pháp trên trong việc thu thập thông tin, số
liệu, tài liệu khác nhau về thực trạng nghèo và công tác GN của phòng lao
động thương binh xã hội huyện, xã liên quan tới đề tài nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 6
6.4. Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS
Là phương pháp sử dụng phần mềm SPSS để nhập dữ liệu đầu vào, gán
nhãn vào dữ liệu và từ đó có các biện pháp xử lý số liệu thống kê để đưa ra kết
quả phân tích.
Khóa luận ứng dụng phương pháp trên trong xử lý số liệu thu được từ
100 phiếu hỏi, từ đó xây dựng các ý kiến phân tích.
6.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
Là việc phân tích và diễn giải ý nghĩa của dữ liệu thu thập được thông
qua mẫu nghiên cứu và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu.
Khóa luận ứng dụng phương pháp trên trong phân tích các số liệu, tài
liệu nhằm đánh giá công tác giảm GN ở huyện Thuận Thành.
7. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, nội dung của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận
Thành.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện
Thuận Thành.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 7
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG GIẢM NGHÈO
1. Các khái niệm.
1.1. Một số khái niệm về nghèo.
1.1.1. Khái niệm nghèo.
1.1.1.1. Theo quan niệm của quốc tế.
Tại hội nghị chống nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993 định nghĩa: “Nghèo là
tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Với quan niệm ở trên, việc xem xét nghèo cần lưu ý 3 vấn đề:
- Nhu cầu cơ bản của con người.
- Nghèo thay đổi theo thời gian.
- Nghèo thay đổi theo không gian.
Khái niệm trên đã được nhiều quốc gia trong khu vực chấp nhận và sử
dụng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để phân loại một cách chi tiết hơn nữa,
các nước còn phân chia nghèo thành 2 loại là nghèo tuyệt đối và nghèo tương
đối.
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi
lại...
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 8
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang
xét.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra khái niệm cụ thể hơn về nghèo
như sau:
“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD)
mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết
yếu để tồn tại.”
Quan niệm này rất cụ thể, cho ta thấy một cách tiếp cận để xem xét
nghèo trên cơ sở mức thu nhập bình quân/người/ngày và nói lên mức độ đáp
ứng nhu cầu cơ bản của con người thông qua việc sử dụng nguồn thu nhập đó
để trang trải trong việc mua những sản phẩm thiết yếu
Theo quan điểm của ngân hàng thếgiới WB (World bank): Nghèo là
một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo
không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên
quan đến năng lực như: dinh dương, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn
thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực.
Đây là một quan điểm khá đầy đủ, bởi với quan niệm này người ta
không chỉ quan tâm đến yếu tố “túng thiếu về vật chất” mà còn quan tâm đến
một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi con người, đó là việc “không có quyền
phát ngôn và không có quyền lực”; bởi người nghèo là một trong những người
được xếp vào nhóm người “yếu thế”, cho nên họ ít có cơ hội tham gia vào các
hoạt động của cộng đồng, không có quyền quyết định.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 9
Tóm lại những quan niệm về nghèo nêu trên, tùy theo mức độ đánh giá
và mức bao quát nghèo của khái niệm, đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của
người nghèo đó là:
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
- Thiếu cơ hội lựa chọn và tham gia vào quá trình phát triển của cộng
đồng.
1.1.1.2. Quan niệm của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, trước năm 1990, vấn đề nghèo ít được quan tâm, nó
chỉ được đặc biệt chú ý từ sau năm 1990, tức là sau 3 năm chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, vấn đề phân
hóa giàu nghèo xuất hiện và diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, vấn đề nghèo
đang là vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các nước chậm và
đang phát triển như khu vực Châu Phi và Châu Á.
Theo Chương trình Quốc gia Xóa đói giảm nghèo có đưa ra khái niệm
cho nghèo ở Việt Nam:
“Nghèo là tình trạng bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một
phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.”
1.1.2 Khái niệm liên quan.
Có một số khái niệm liên quan tới nghèo và giảm nghèo, chúng ta cần
nghiên cứu để hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về tất cả các vấn đề liên quan tới
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Trung Hải
Sinh viên: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1 Trang 10
nghèo để giúp cho các h