Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới thì Đảng và Nhà nước
ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó
đặc biệt là việc thừa nhận Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Việc giao đất cho
các hộ gia đình sử dụng ổn định và lâu dài kết hợp với việc mở rộng các hoạt
động tín dụng nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, lâm ngư nghiệp
đã tạo ra được sức mạnh mới trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn, đưa
nước ta từ một nước nghèo đói, luôn trong tình trạng thiếu lương thực trở
thành một trong 3 nước xuất khâu hàng đầu về các mặt hàng nông sản.
Tuy nhiên khi bước vào công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn thì mô hình kinh tế hộ đã bộc lộ một số yếu kém như:
quy mô nhỏ bé, khả năng sản xuất hàng hóa kém, ít có điều kiện để áp dụng
khoa học kỹ thuật, năng suất lao động thấp, chưa tạo được phân công lao
động sâu rộng và mạnh mẽ trong nông nghiệp và nông thôn Thực trạng này
đòi hỏi khách quan phải hình thành nên một mô hình sản xuất nông nghiệp
kiểu mới phù hợp với mô hình phát triển của bản thân nền nông nghiệp cũng
như của toàn bộ nền kinh tế.
Ở Việt Nam thì kinh tế trang trại đã manh nha hình thành từ những năm
1975 ở Miền Nam nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh vào những năm gần
đây. Có thể xem việc thực hiện chỉ thị 100 của của Ban Bí thư TW (khóa V)
và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI) đã đặt nền móng cho sự ra đời
của kinh tế trang trại. Sau nghị quyết TW V (khóa VI 1993) và đặc biệt là luật
đất đai ra đời năm 1993 đã khiến nền kinh tế trang trại thực sự có những
chuyển biến tích cực và phát triển ngày càng đa dạng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu.
82 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại hộ gia đình ông lê tài chất ở xã Thanh mỹ - Huyện Thanh chương - tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới thì Đảng và Nhà nước
ta đã có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó
đặc biệt là việc thừa nhận Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Việc giao đất cho
các hộ gia đình sử dụng ổn định và lâu dài kết hợp với việc mở rộng các hoạt
động tín dụng nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông, lâm ngư nghiệp
đã tạo ra được sức mạnh mới trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn, đưa
nước ta từ một nước nghèo đói, luôn trong tình trạng thiếu lương thực trở
thành một trong 3 nước xuất khâu hàng đầu về các mặt hàng nông sản.
Tuy nhiên khi bước vào công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn thì mô hình kinh tế hộ đã bộc lộ một số yếu kém như:
quy mô nhỏ bé, khả năng sản xuất hàng hóa kém, ít có điều kiện để áp dụng
khoa học kỹ thuật, năng suất lao động thấp, chưa tạo được phân công lao
động sâu rộng và mạnh mẽ trong nông nghiệp và nông thôn Thực trạng này
đòi hỏi khách quan phải hình thành nên một mô hình sản xuất nông nghiệp
kiểu mới phù hợp với mô hình phát triển của bản thân nền nông nghiệp cũng
như của toàn bộ nền kinh tế.
Ở Việt Nam thì kinh tế trang trại đã manh nha hình thành từ những năm
1975 ở Miền Nam nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh vào những năm gần
đây. Có thể xem việc thực hiện chỉ thị 100 của của Ban Bí thư TW (khóa V)
và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI) đã đặt nền móng cho sự ra đời
của kinh tế trang trại. Sau nghị quyết TW V (khóa VI 1993) và đặc biệt là luật
đất đai ra đời năm 1993 đã khiến nền kinh tế trang trại thực sự có những
chuyển biến tích cực và phát triển ngày càng đa dạng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 2
Theo đó, kinh tế trang trại là hình thức sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô, nâng
cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
và trồng rừng. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm -
ngư nghiệp. Tuy còn khá mới mẻ nhưng kinh tế trang trại qua thực tế phát
triển đang dần chứng tỏ tính ưu việt hơn hẳn so với kinh tế hộ nông dân. Kinh
tế trang trại phát huy mọi nỗ lực, tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,
góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao tỷ suất hàng hóa nông sản và
tạo được nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng ra xuất khẩu.
Phát triển kinh tế trang trại góp phần sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm quản lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như cơ cấu kinh tế ở
nhiều địa phương. Kinh tế trang trại hình thành giúp khai thác diện tích đất
trống đồi trọc, đất hoang thành những vùng tập trung để sản xuất hàng hóa
nông sản, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm, tăng thu nhập,
khuyến khích làm giàu và góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo ở nước ta.
Qua thực tế tìm hiểu cũng như trên cơ sở lý luận thì trong công cuộc
đổi mới về phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế trang trại
nói riêng thì kinh tế trang trại đã dần phát huy được vai trò to lớn và quan
trọng trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên loại
hình kinh tế này cũng không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém trong quá
trình phát triển. Cụ thể là:
Quy mô sản xuất, quy trình sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tạo ra được lượng
hàng hóa tập trung với số lượng lớn, chưa đưa những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.
Trình độ tổ chức quản lý của các chủ trang trại còn hạn chế đặc biệt
trong tổ chức, quản lý sử dụng vốn, phân công lao động chưa hiệu quả
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 3
Nhà nước đang còn thiếu chính sách thiết thực để hướng dẫn, giúp đỡ
các trang trại phát triển đúng hướng, một phần cũng là do sự chậm trễ trong
việc ban hành các chính sách như giao đất, thuế, lao độngảnh hưởng trực
tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế trang trại ở nước ta.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng sản xuất, kinh
doanh của trang trại hộ gia đình ông Lê Tài Chất ở xã Thanh Mỹ - Huyện
Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố vốn, lao động, đất
đai đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mô hình trang trại về mặt định
tính và định lượng, đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng cũng như đưa ra
những giải pháp thiết thực nhất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho trang trại ông Lê Tài Chất nói riêng và các trang trại trong địa
phương nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích kinh tế.
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp.
- Các phương pháp nghiên cứu khác.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệu về tình hình kinh tế xã hội của
Xã Thanh Mỹ qua 3 năm (2009-2011), tình hình trang trại ông Lê Tài Chất
qua 2 năm (2010-2011).
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của
trang trại ông Lê Tài Chất.
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá các nguồn lực sản xuất, thực trạng sản
xuất kinh doanh của trang trại ông Chất qua 2 năm (2010 - 2011).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
Lịch sử đã cho thấy hình thức trang trại trong sản xuất nông nghiệp đã
xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ, qua chế độ phong kiến và phát triển
cho đến ngày nay. Tuy nhiên với mỗi hình thái kinh tế xã hội thì có một
phương thức sản xuất nhất định và ở mỗi phương thức đó có nhiều hình thức
sản xuất khác nhau, dù vậy trong đó đều có sự lựa chọn hình thức sản xuất
theo kiểu trang trại và quy mô sản xuất, mức độ trao đổi hàng hóa của trang
trại khác nhau phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường.
Đối với Việt Nam thì trang trại có từ thời phong kiến tồn tại dưới các
hình thức thái ấp, điền trang và dần có bước phát triển mạnh cả về quy mô và
trình độ khi chủ nghĩa Tư bản du nhập vào Việt Nam với hình thức dồn điền
đổi thửa. Trong những năm trở lại đây, kinh tế trang trại đã có những bước
phát triển mạnh mẽ và cùng với sự phát triển mạnh mẽ này, các nghiên cứu,
các định nghĩa về trang trại và kinh tế trang trại dần được hoàn thiện và đi đến
thống nhất. Theo đó Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của
chính phủ đã thống nhất nhận thức về trang trại và kinh tế trang trại như sau:
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư
nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập, sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối
lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 5
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
trồng rừng. Gắn sản xuất, chế biến với với tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Kinh tế trang trại là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hóa,
quá trình này đòi hỏi nông nghiệp phải có một loại hình tổ chức sản xuất có
tính quy mô và tính chuyên môn hóa cao, tạo ra được một lượng sản phẩm
hàng hóa cần thiết đáp ứng thường xuyên cho nhu cầu của thị trường.
Như vậy có thể xem trang trại là thời kỳ sơ khai của kinh tế trang trại.
1.1.1.2. Căn cứ để xác định trang trại
Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng cục
thống kê số 62/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 và Thông tư sửa đổi
bổ sung số 74/2000/TTBNN đã có những hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh
tế trang trại. Theo Thông tư này thì mục đích của kinh tế trang trại là sản xuất
nông, lâm, thủy sản hàng hóa với quy mô lớn, mức độ tập trung hàng hóa,
chuyên môn hóa và các điều kiện yếu tố sản xuất vượt trội hơn hẳn so với
kinh tế hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, vốn, lao động, đầu gia
súc, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hóa, kinh nghiệm và trình độ quản lý,
khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật Cụ thể như sau:
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng
hóa với quy mô lớn.
- Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ.
- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng lao động gia đình lẫn lao động
thuê ngoài, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
Thứ nhất: giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân 1 năm:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
t H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 6
- Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung là từ 40 triệu
đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên thì là từ 50 triệu đồng trở lên.
Thứ hai: Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2ha trở lên với các trang trại miền Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên.
- Trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3ha trở lên với các trang trại miền Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 5ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên.
+ Trang trại trồng cây hồ tiêu từ 0,5ha trở lên.
- Trang trại lâm nghiệp:
Từ 10ha trở lên đối với các trang trại trên cả nước.
Đối với trang trại chăn nuôi
- Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò)
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt có từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc (lợn, dê)
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn là 20 con trở lên, đối
với dê, cừu là từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi lấy thịt thường xuyên đối với lợn là từ 100 con trở lên, dê
là từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt)
Thường xuyên có từ 2000 con trở lên ( không tính dưới 7 ngày tuổi)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 7
Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản:
- Quy mô, diện tích nuôi trồng thủy sản có từ 2ha trở lên (riêng đối với
nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên.)
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có
tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy
sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa.
1.1.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại
- Cho phép khai thác và sử dụng đất đai, sức lao động, vốn, kỹ thuật và
các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Góp phần tích
cực trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn.
- Góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế
biến và dịch vụ sản xuất.
- Đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc. Góp phần cải thiện môi
trường sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững.
- Thúc đẩy sự ra đời của loại kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn.
- Là nơi tiếp nhận, truyền tải những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời
sống cũng như nâng cao trình độ quản lý cho người dân.
- Phát triển kinh tế trang trại làm tăng tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn,
tạo việc làm và nâng cao thu nhập, giải quyết tốt công tác xóa đói giảm
nghèo, phân bố lạ lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát
triển cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn. Làm giảm tệ nạn xã hội và nâng cao
trình độ dân trí cho người dân khu vực nông thôn.
1.1.1.4. Điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại ở một quốc gia được hình thành và phát triển một khi
đã hội tụ những điều kiện sau đây:
- Điều kiện cần:
+ Có nền kinh tế đã hoặc đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 8
+ Có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh hoặc đang trong quá trình hoàn
chỉnh, trong đó thị trường nông nghiệp đầu vào và đầu ra đều là hàng hóa.
+ Được Nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển.
- Điều kiện đủ để hình thành trang trại:
+ Có một bộ phận dân cư có nguyện vọng, sở thích hoạt động sản xuất
nông sản hàng hóa, hoạt động kinh doanh theo mô hình trang trại.
+ Có tiềm năng về tư liệu sản xuất kinh doanh (vốn, đất đai, lao động)
+ Có trình độ quản lý.
Những điều kiện nêu ra trên đây không nhất thiết phải đầy đủ, đồng bộ
ngay từ đầu mà có sự biến động, thay đổi qua từng giai đoạn.
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
trang trại
- Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý:
Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến
viêc sản xuất kinh doanh của trang trại.
Với đặc thù địa hình, khí hậu phức tạp, Nghệ An là một trong những
tỉnh hứng chiu thiên tai cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết lớn nhất trên cả
nước, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp nơi đây. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
gió Lào cung như sự phức tạp về lượng mưanên để kinh tế trang trại có thể
phát triển tốt thì vấn đề đặt ra luôn là lựa chọn phương án sản xuất, cơ cấu
sản xuất, cơ cấu giống cây trồng vậy nuôi sao cho phù hợp, biến những bất lợi
về mặt tự nhiên thành lợi thế riêng cho từng vùng
+ Đất đai:
Là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, vì vậy đất đai là
yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế trang trại.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 9
- Nhóm yếu tố kinh tế - Xã hội.
+ Vốn sản xuất kinh doanh.
Là nhân tố quyết định hàng đầu đối với 1 trang trại. Là yếu tố giúp chủ
trang trại triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc sử
dụng hợp lý nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cũng là một bài toán khó đối
với bản thân mỗi trang trại. Ở nước ta nhìn chung vốn đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của trang trại đang còn nhỏ, manh mún, chưa xứng với
tiềm năng.
+ Lao động.
Số lượng, chất lượng, giá cả thuê lao động, ý thức lao động tất cả
những yếu tố này đều tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại. Việc sử dụng tốt lao động sẹ mang lai hiệu quả lớn cho trang trai,
ngược lai nếu sử dụng không hợp lý nhân tố này sẽ dẫn đến lãng phí, ảnh
hưởng tới két quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
+ Trình độ thâm canh, khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm.
Ngày nay, nhóm nhân tố này đóng vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao
năng suất cũng như hiệu quả trong sản xuất của các trang trại. Bởi vậy các chủ
trang trại cần phải nắm rõ xu thế phát triển để có nhưng điều chỉnh phù hợp.
+ Trình độ văn hóa, trình độ tổ chức và quản lý của nguồn lao động.
Để sử dụng có hiệu quả các yếu tố vừa nêu trên đòi hỏi chủ trang trại
phải có kiến thức cũng như có năng lực, trình độ quản lý. Ở nước ta nhìn
chung trình độ tổ chức cũng như quản lý của các chủ trang trại còn hạn chế,
thực trạng này dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao.
+ Mức độ liên kết, hợp tác.
Ngày nay việc trao đổi những kinh nghiệm trong sản xuất của các trang
trại góp phần tạo ra khối lượng lớn hơn cho sản phẩm được sản xuất ra, giúp
đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm và hợp tác tốt trên thị trường.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 10
+ Thị trường và sự cạnh tranh.
Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa trong đó có hàng hóa
nông sản, vậy nên để đầu ra của trang trai có hiệu quả thì bản thân mỗi chủ
trang trại cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng biến động của thị trường để đưa ra
những quyết định đúng đắn nhất. Là nơi để chủ trang trại biết được chổ đứng
của mình cũng như nắm bắt các đối thủ cạnh tranh.
+ Sự quản lý của nhà nước.
Bao gồm các chính sách phát triển, chính sách về thuế , giá cả, thị
trường. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của trang trại. Nếu được tạo điều kiện thì trang trại sẽ ngày một phát
triển và ngược lại kìm chế sự phát triển của kinh tế trang trại.
1.1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của trang trại
- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả:
+ Doanh thu:
Được xác định dựa trên giá cả và số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Doanh thu = giá cả × sản lượng.
DT = Pi × Qi
Trong đó: DT: tổng doanh thu của trang trại
Pi : là giá của sản phẩm i
Qi : Là số lượng sản phẩm i
+ Lợi nhuận:
Được tính dựa trên tổng doanh thu và tổng chi phí của trang trại. Cụ thể:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
+ Tỷ lệ lãi vốn
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
+ Doanh thu / Vốn sản xuất.
+ Lợi nhuận / Chi phí.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 11
+ Lợi nhuận / Doanh thu.
+ Lợi nhuận / Vốn sản xuất.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông
dân hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường. Kể từ khi
phương thức sản xuất Tư bản chưa nghĩa thay thế phương thức sản xuất
Phong kiến, trang trại được hình thành trên cơ sở các hộ tiểu nông. Sau khi
phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cung tự cấp, kinh tế trang trại đã vươn lên sản xuất
nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường và từng bước thích nghi với
nền kinh tế cạnh tranh.
Đến những năm cuối thế kỷ XX, trang trại gia đình đã trở thành mô
hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn
về đất đai canh tác và khối lượng nông sản làm ra. Dần thay thế những xí
nghiệp nông nghiệp của Tư bản chủ nghĩa.
Từ cuối thế kỷ XVII, Anh là quốc gia đi vào công nghiệp hóa sớm nhất
có quan niệm rằng: trong nền kinh tế hàng hóa Tư bản chủ nghĩa thì nông
nghiệp cũng phải xây dựng và hình thành các xí nghiệp tập trung với quy mô
lớn như các xí nghiệp công nghiệp. Vì vậy thời gian này có chủ trương thúc
đẩy qúa trình tập trung ruộng đất, xây dựng các xí nghiệp nông nghiệp Tư bản
chủ nghĩa với quy mô lớn và làm phá sản các trang trại gia đình phân tán với
hy vọng với các xí nghiệp quy mô lớn này sẽ tạo ra nhiều nông sản tập trung
với giá rẻ hơn so với giá nông sản từ các trang trại gia đình.
Tuy nhiên điều này đã không trở thành hiện thực vì đặc thù của nông
nghiệp khác với công nghiệp ở chỗ nông nghiệp cần phải tác động vào những
đối tượng sống, có điều kiên thích nghi riêng biệt và phụ thuộc rất lớn vào tự
nhiên nên không phù hợp với hình thức tập trung sản xuất trên quy mô lớn,
đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như quản lý cao, vì vậy hiệu quả cuối cùng của
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình
SVTH: Phạm Hồng Mỹ 12
các xí nghiệp nông nghiệp Tư bản qu