Kỹ thuật sản xuất giống cá chép

Trong cuộc sống hằng ngày, cá có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết cá được coi là nguồn thực phẩm giàu đạm vô cùng quan trọng cung cấp cho đời sống hằng ngày. Phân bố trong tự nhiên, sống ở các loại hình vực nước khác nhau: ao, hồ, sông suối Cá là thành phần quan trọng, tham gia vào chu trình vật chất và năng lượng của các hệ sinh thái ấy. Ngoài hai ý nghĩa trên cá và con người còn liên quan với nhau về nhiều mặt khác nữa. Con người lấy từ cá ra những nguyên liệu dùng trong công nghiệp, y học hay trong cả nông nghiệp. Cá ngày càng có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một số nước. Tại các nước này, bình quân sản lượng cá tính theo đầu người ngày càng tăng. Xét về mặt dinh dưỡng, cá được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành phần chất vô cơ, vi lượng, các acidamin, các vitamin A, B1, B2, B12, C, D3, D6, E. So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá thuộc loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa. Tuy nhiên để có được những giá trị kinh tế và những giá trị dinh dưỡng ngày càng cao thì cá ngoài tự nhiên không thể nào đáp ứng đầy đủ cả hai mặt. Vấn đề đã và đang đặt ra ở đây là canh tác thủy sản. Hiện nay, canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phương thức canh tác khác nhau: từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả trong lồng Cũng như trong canh tác nông nghiệp, trong canh tác thủy sản, giống được xem là tiền đề của sản xuất. Sản xuất cá giống là một khâu rất quan trọng, cá giống có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá thịt sau này. Làm thế nào để sản xuất ra con giống ngày càng chủ động về thời gian và chủng loại, phong phú về đối tượng, đầy đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, giá trị thương phẩm cao, đáp ứng nhu cầu nuôi cho các loại hình mặt nước là những vấn đề nhiệm vụ của sản xuất giống hiện nay.

doc61 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống cá chép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là một khâu cuối cùng rất quan trọng của tất cả sinh viên trước ngưỡng cửa của ngày ra trường sau thời gian thực tập. Và kết quả cuối cùng của khóa thực tập là đạt được những hiểu biết về kiến thức thực tế, áp dụng những lý thuyết trên ghế nhà trường vào thực tế. Để có được những thành quả như vậy, chúng ta không thể nào quên gửi những lời cảm ơn đến những bậc thầy cô, anh chị, người thân đã giúp đỡ chúng ta. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lý Hồng Chiến đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập. Đồng hành cùng tôi - người đã đứng giảng đường dạy bảo tôi trong suốt ba năm học tại trường – cô Nguyễn Thị Phương Thảo. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô, người đã nhiệt tình dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực tập tốt nghiệp. Và qua đây, tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể giáo viên khoa Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến kỹ sư Phan Đình Châu và toàn thể anh, chị em trong cơ sở đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Đà Nẵng, ngày …..tháng …..năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Đệ ((((((((((((((((((((((((((((((((((( MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày, cá có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết cá được coi là nguồn thực phẩm giàu đạm vô cùng quan trọng cung cấp cho đời sống hằng ngày. Phân bố trong tự nhiên, sống ở các loại hình vực nước khác nhau: ao, hồ, sông suối…Cá là thành phần quan trọng, tham gia vào chu trình vật chất và năng lượng của các hệ sinh thái ấy. Ngoài hai ý nghĩa trên cá và con người còn liên quan với nhau về nhiều mặt khác nữa. Con người lấy từ cá ra những nguyên liệu dùng trong công nghiệp, y học hay trong cả nông nghiệp. Cá ngày càng có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một số nước. Tại các nước này, bình quân sản lượng cá tính theo đầu người ngày càng tăng. Xét về mặt dinh dưỡng, cá được coi là nguồn thực phẩm có đầy đủ các thành phần chất vô cơ, vi lượng, các acidamin, các vitamin A, B1, B2, B12, C, D3, D6, E. So với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác, cá thuộc loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa. Tuy nhiên để có được những giá trị kinh tế và những giá trị dinh dưỡng ngày càng cao thì cá ngoài tự nhiên không thể nào đáp ứng đầy đủ cả hai mặt. Vấn đề đã và đang đặt ra ở đây là canh tác thủy sản. Hiện nay, canh tác thủy sản đang diễn ra với nhiều phương thức canh tác khác nhau: từ kỹ thuật thấp đến kỹ thuật cao, từ nuôi thả tự nhiên đến nuôi thả trong lồng … Cũng như trong canh tác nông nghiệp, trong canh tác thủy sản, giống được xem là tiền đề của sản xuất. Sản xuất cá giống là một khâu rất quan trọng, cá giống có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá thịt sau này. Làm thế nào để sản xuất ra con giống ngày càng chủ động về thời gian và chủng loại, phong phú về đối tượng, đầy đủ về số lượng, có phẩm chất tốt, giá trị thương phẩm cao, đáp ứng nhu cầu nuôi cho các loại hình mặt nước…là những vấn đề nhiệm vụ của sản xuất giống hiện nay. Trước những yêu cầu bức thiết đó, nghành thủy sản đã và đang cho ra vô số các sản phẩm giống theo yêu cầu thị trường như: giống rô phi đơn tính dòng Gift, diêu hồng đơn tính, tra, basa, trắm cỏ… Cùng với các loại giống cá nói trên, giống cá Chép cũng được coi là một trong những giống đứng đầu về nhu cầu tiêu thụ tại các trạm giống cơ sở hay các trạm tập trung với quy mô lớn. Cá Chép được coi là loài cá nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất trên toàn thế giới. Thịt cá dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon. Không những là món ăn ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Cá Chép trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là "Ích mẫu hà tiêu" (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này: tác dụng làm an thai, chữa nôn mửa, chữa bệnh phù thũng, giúp làm tăng lượng sữa, chữa bệnh ứ huyết, làm tăng công năng dạ dày… Ở nước ta, độ thích nghi với loài cá này rất cao và phát triển rất tốt với vùng khí hậu mà thiên nhiên ưu ái này. Cá Chép đẻ trứng ngay trong vực nước nó sống, nhưng con mẹ có thể sử dụng trứng đó để làm thức ăn, vì vậy tỷ lệ cá con nở ra ngoài rất ít. Có thể nói rằng, để bảo vệ nguồn lợi dồi dào này thì phương pháp hữu hiệu là cho đẻ nhân tạo. Đối với loài cá đẻ trứng dính, người ta có rất nhiều phương pháp kỹ thuật cho đẻ khác nhau. Nhằm có những hiểu biết cơ sở về loài cá rất quen thuộc này và góp phần gìn giữ những giống cá truyền thống như cá Chép, cũng như gìn giữ phương thuốc vô giá ấy, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu về đối tượng này với đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Chép (Cyprinus carpio)”.CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ CÁ CHÉP VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NHÂN TẠO 1.1.1. Một số đặc điểm sinh thái của cá Chép 1.1.1.1. Phân loại Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Actinopterygii Siêu bộ (superordo): Ostariophysi Bộ (ordo): Cypriniformes Hình 1.1. Cá Chép 1.1.1.2. Phân bố Cá chép (Cyprinus Carpio (Linnacus)) được coi là loài cá nuôi ở ao hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giới (khoảng 2.000 AC). Theo Ginther (1868), cá Chép là loài sống tự nhiên ở vùng cận nhiệt đới, đặc biệt là Trung Quốc. Chúng có thể phân bố ở châu Âu, Á, Mỹ, Phi…Cá phân bố trong hầu hết các thủy vực nước ngọt và cả vùng nước lợ có độ mặn đến 12 %o. Bảng 1.1. Tình hình phân bố của một số loài cá trên thế giới Vùng phân bố  Loài cá   Vùng Bắc Mĩ  Lepomis macrochirus, micropterus salmonoides, và loài cá nheo Ictalurus.   Vùng Tây Âu  Cá hồi salmotrutta, cá Tinca, cá Gardonus, Esox và loài cá Chép được nhập từ Đông Nam Á.   Vùng Đông Âu và Liên Xô  Cá hồi Salmo, cá tầm Acipenser, cá Coregonus, cá Perca, cá Chép và một số loài cá ăn thực vật như mè trắng, mè hoa, trắm cỏ nhập từ Đông Nam Á.   Vùng Châu Phi  Rô phi (Tilapia).   Vung Trung Đông  Cá Chép (Cyprinus carpio).   Vùng Đông Nam Á  Cá Chép, mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trôi…   Ấn Độ  Cá trôi Ấn độ Catla catla, Labeorohita…   Vùng nước lợ  Mugil, Chanos.   Vùng nước mặn  Platessa, Caranx, Epinephilus, Thynnus, Seriola…   1.1.1.3. Hình thái Do quá trình chọn giống, cá Chép ở Việt Nam tồn tại nhiều dạng hình khác nhau như: Chép Bạc, Chép Kính, Chép Trần, Chép Đen, Chép Hồng, Chép Hoa, Chép Lưng Gù, Chép Cẩm… Ở nhiều nước trên thế giới còn phát hiện ra nhiều dạng hình cá Chép khác như: Chép Vây Ngắn, Chép Vây Nhỏ, Chép Không Râu, Chép Cola… 1.1.1.4. Đặc điểm sinh thái Cá chép thuộc loại cá sống tầng đáy cho nên ngưỡng oxy tương đối thấp. Bảng 1.2. Một số ngưỡng môi trường chịu đựng của cá chép Chỉ Tiêu Môi Trường  Max  Min  Đơn Vị Tính   OXY  2  0,2 – 0,3  Mg/lit   NHIỆT ĐỘ  37  20 - 27  oC   PH  5  9    1.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Thời gian  Kích thước  Dinh dưỡng   Sau 3 ngày   Khối noãn hoàn tiêu hóa hết, cá sử dụng các loại thức ăn bên ngoài: động vật phù du, luân trùng, ấu trùng của Daphnia, cám, bột…    9 – 10mm  Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thức ăn chủ yếu là ấu trùng, côn trùng và động vật phù du.    14 – 19 mm  Sống ở tầng đáy, ăn sinh vật đáy và mùn bã hữu cơ, ít ăn động vật phù du.    Trưởng thành  Sinh vật đáy: giun, ốc, trai, mùn bã hữu cơ, hạt thực vật, mầm non thực vật, thức ăn công nghiệp.   1.1.1.6. Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục  Kích thước thành thục  Khối lượng   8 tháng  19 – 23cm  1,05 – 1,30 kg   Cá đực thường có tỷ lệ “Depth” cao hơn cá cái khi cùng tuổi và khối lượng. (Tỷ lệ “Depth” là tỷ số giữa chiều dài thân và chiều cao thân của cá). Đến mùa sinh sản, bụng cá cái lớn và mềm, bụng cá đực cứng và nhỏ, khi vuốt nhẹ lỗ sinh dục có tinh dịch màu trắng chảy ra ngoài. 1.1.1.7. Mùa vụ và tập tính sinh sản Trứng cá chép thuộc loại trứng dính, cá càng nhỏ đường kính trứng càng bé và ngược lại. Đường kính trứng biến thiên từ 1,2 ÷ 1,8mm. Trong điều kiện tự nhiên, mùa vụ sinh sản tập trung vào mùa Xuân và mùa Thu. Nhưng trong điều kiện sinh sản nhân tạo, cá chép có thể sinh sản quanh năm (đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam Việt Nam). Ở miền Bắc, cá đẻ nhiều lần trong năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là vụ Xuân (tháng 3 ÷ 4), khi nhiệt độ nước 180C trở lên, vụ Thu đẻ vào tháng 9 ÷10. Các tỉnh miền Nam, cá chép đẻ quanh năm nhưng tập trung vào mùa mưa. Cá thành thục ngay trong vực nước nó sống. Với điều kiện tự nhiên, cá thường đẻ vào sáng sớm và có thể kéo dài đến 8÷9 giờ sáng. Nhiệt độ sinh sản thích hợp từ 20÷22OC, có nước mới kích thích hoặc thời tiết từ lạnh chuyển sang ấm, có mưa, có vật bám (giá thể) cho trứng. 1.1.1.8. Sức sinh sản Sinh sản là một khâu của chu trình sống của cá, đảm bảo cho sự tái sản xuất của chủng quần và bảo vệ loài. Số lượng trứng đếm được trong toàn bộ noãn sào cá cái trong sinh thái học được gọi là sức sinh sản tuyệt đối hay sức sinh sản cá thể. Còn số lượng trứng được tính trên một đơn vị trọng lượng cơ thể được gọi là sức sinh sản tương đối. Sức sinh sản là sự thích nghi đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài. Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tuổi cá. Cỡ cá. Chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng gây ra biến đổi rất lớn. Với cá Chép Việt, lượng trứng tăng nhanh từ tuổi thứ 3 đến tuổi thứ 5, sau đó tăng lên không đáng kể. Trung bình 1kg cá cái đẻ được 10 vạn trứng. Bảng 1.3. Sức sinh sản của cá chép Trọng lượng cá (Kg)  Số lượng trứng   0,3  30.000 – 40.000   0,5  60.000 – 80.000   0,7  80.000 – 90.000   1,0  120.000 – 140.000   2,5  320.000 – 600.000   (Theo Nguyễn Duy Hoan, 2006) Cá Chép có lượng chứa trứng cao khi vùng nước có nguồn dinh dưỡng tốt và ngược lại dinh dưỡng không tốt, không những ít trứng mà thậm chí cá bố mẹ không thành thục. 1.1.2. Khái niệm sản xuất giống cá nhân tạo Khi cá cái đã có trứng, cá đực có tinh, vào đầu mùa mưa, chúng thường cùng nhau lên thượng nguồn của các con sông, vào các dòng suối… Vào những ngày mưa, khi nước sông, suối chảy mạnh, cá cái đẻ trứng, cá đực thụ tinh trên suối hay thượng nguồn. Trứng sẽ theo nước về suối, nở ra cá bột và phát triển thành cá con. Tùy vào mỗi loại cá mà chúng có nhiều phương thức đẻ trứng và bảo vệ con của mình. Tuy nhiên, ở ngoài tự nhiên, cá con hay trứng đều gặp rất nhiều yếu tố rủi ro, nên tỷ lệ tồn tại rất thấp. Ưu điểm của cá đẻ ngoài tự nhiên là con sinh ra khá khẻo mạnh, vì sự khắc khe của chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên nhược điểm của hiện tượng này là con người không kiểm soát được, việc thu hồi cá con với số lượng đủ lớn là rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên con người đã tìm ra phương pháp đó là “sinh sản nhân tạo”, tức là cho cá đẻ dưới sự kiểm soát của con người. Nguyên lý của phương pháp này là: Cá trưởng thành được nuôi trong chế độ nuôi đặc biệt (gọi là nuôi vỗ) để có trứng, sau đó trứng được tạo điều kiện để chín (thành thục), khi đã có cá bố mẹ với trứng đủ chín và cá bố tương tự, người ta tiêm một số hormone sinh dục để cá cái đẻ trứng, lấy tinh trùng (sẹ) của cá đực gieo tinh trong điều kiện kiểm soát. Như vậy, trứng và các con có thể thu được với một số lượng lớn. Trong một số hoàn cảnh, người ta chọn cá bố mẹ, sau khi tiêm kích dục tố xong, người ta cho chúng đẻ trong các dụng cụ đặc biệt gọi là bể đẻ, chúng sẽ tự đẻ và tự thụ tinh, người ta thu trứng và ấp nở trong các dụng cụ chuyên dụng (gọi là bể ấp). Đó là sự cho đẻ bán nhân tạo. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁ CHÉP 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cá Chép thông thường hay cá Chép châu Âu (Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Cá Chép có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) và có khi lên đến 43 kg, cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Koi là giống cá Chép được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Tại Australia có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá Chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Loài cá này được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Tại Cộng hòa Czech, cá Chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en. Cá Chép được đưa vào Bắc Mỹ năm 1877. Chuyến đầu tiên chở 345 cá Chép sống được thả xuống ao hồ ở công viên đồi Druid thuộc Baltimore, Maryland. Sau này, lượng cá dư thừa được thả ở các hồ Babcock tại Công viên Đài tưởng niệm Washington, D.C.. Đây là dự án của Rudolf Hessel, một người nuôi cá cho chính quyền Mỹ. Tình hình nghiên cứu đối tượng trong nước Cá Chép vốn đã được nuôi lâu đời tại các lưu vực nước ngọt của Việt Nam. Cá chép ở ta phân bố không quá các tỉnh miền Trung. Tại Quảng Nam, cá Chép có các loại như: Chép Vẩy, Chép Kính, Chép Trần, Chép Đỏ, Chép Gù…Trong số đó Chép Vẩy được nuôi phổ biến nhất. Vùng Nam bộ không có cá Chép gốc địa phương mà là các nhập vào từ ngoài Bắc vào. Thoạt tiên cá được nuôi và thả một cách tự nhiên. Và hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, loài cá Chép này cùng với các loài cá khác đã và đang tiến hành nuôi nhân tạo, cho ăn thức ăn tổng hợp, cho đẻ bằng phương pháp vuốt trứng… Trong các loài Chép hiện nay, các loài có tốc độ phát triển nhanh là dòng F1 được lai giữa Chép Việt và chép Hung, cá sau 1 tuổi đạt trọng lượng 1kg. Năm 1995 đã tạo ra được một loại hình các Chép ở thế hệ thứ 6 có nhiều phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Vừa qua Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ Thủy sản) đã chọn tạo thành công cá Chép giống V1 (cá chép lai 3 máu) là kết quả lai ghép 3 dòng (cá Chép trắng VN, cá Chép vẩy Hungari với cá chép vàng Indonesia). Đây là kết quả của chương trình chọn giống cá Chép và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản, do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Mai Thiên, nguyên Viện trưởng chủ trì và tập thể cán bộ công chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I Bắc Ninh thực hiện. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý: Chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá Chép Việt Nam, thân ngắn và cao, cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá Chép Hungary , đẻ sớm và trứng ít dính của cá Chép Inđônêxia. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ Trong những năm 70 ÷ 80 của thế kỷ XX, khi các trại cá giống lần lượt xây dựng và đưa vào hoạt động, hầu hết các tỉnh (phía Bắc) ở nước ta đều có trại cá giống. Nguồn nhân lực kỹ thuật cũng như công tác giống bố mẹ đều được chuẩn bị lựa chọn tốt. Tuy nhiên, khi cơ chế thay đổi, nhiều cơ sở sản xuất cá giống không đủ sức trụ lại, vì thua lỗ do quản lý kém, trong khi nghề sản xuất cá giống lại cho thu nhập đáng kể, lại không phải đầu tư quá lớn. Phong trào “Nhà nhà làm cá giống” đã phát triển một cách tự phát, trong khi cơ quan quản lý chất lượng chưa lường được mặt trái của tình trạng này. Thực tế đó dẫn đến việc sử dụng cá bố mẹ trong cùng cơ sở sản xuất làm giống trong nhiều năm liên tục, hậu quả tất yếu sẽ là hiện tượng cận huyết và thoái hóa chất lượng giống. Hiện tượng này đã xảy ra ở các loại giống cá truyền thống và đang dần lập lại ở các đối tượng mang giá trị kinh tế cao. Trao đổi cá bố mẹ giữa các cơ sở và bổ sung nguồn cá giống ngoài tự nhiên là những giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng trên. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP 2.1.1. Thời gian thực tập Thời gian thực tập kéo dài từ ngày…08/03/2010 đến ngày…02/05/2010. 2.1.2. Địa điểm thực tập Đề tài được thực hiện tại “Trạm giống Thủy sản Nước ngọt Phú Ninh” thuộc thôn Trung Đàn, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trạm giống Thủy sản Nước ngọt Phú Ninh được thành lập năm 1978, và được xem là trạm sản xuất giống lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Với diện tích khoảng 6 ha mặt nước và địa thế gần hồ Phú Ninh, nên được thiên nhiên nơi đây ưu đãi rất thuận lợi cho sản xuất nuôi trồng. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất ở đây rất sạch và hầu như công tác nuôi trồng ở đây rất ít sử dụng hóa chất, nếu không muốn nói là không có. Đây là một trong những tiêu chuẩn lý tưởng của sản xuất giống sạch cần. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Chép bằng phương pháp bán nhân tạo, tức là cho cá đẻ bằng giá thể bèo. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 2.3.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị Mương dẫn nước có độ dốc cao. Hệ thống bể: hệ thống bể chứa lọc nước để cung cấp vào bể đẻ và bể ấp. Bể ấp = bể đẻ. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ. Ao ương cá giống. b) Dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép Vợt lọc nước để lấy cá bột sau khi đẻ Lưới kéo cá bố mẹ Băng ca giữ cá Cân trọng lượng (dùng cân đòn 50kg) Que thăm trứng, chén dùng xem trứng Cối và chày sứ dùng nghiền thuốc kích dục tố, xi lanh và kim tiêm Sổ ghi chép 2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm Ao nuôi vỗ cá bố mẹ Ao ương Bể ấp + bể đẻ 1 bể Một số dụng cụ khác  Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.3.1.3. Quy trình sản xuất 2.3.1.4. Thuyết minh quy trình a) Nuôi vỗ Điều kiện ao nuôi vỗ cá bố mẹ Loại cá  Diện tích  Mức nước  Lớp bùn  Bờ  pH  Hàm lượng oxy  Nhiệt độ  Mật độ   Cá cái  2.000m2  sâu 1,5m  dày 0,15÷0,2m  Cao  6,5 ÷8.  2mg/l  25÷270C  10kg/100m2   Cá đực  1.000m2  sâu 1,5m  dày 0,15÷0,2m  Cao  6,5÷8.    15kg/100m2   Quy trình nuôi vỗ Đối với loài cá chép, cá đực và cá cái được nuôi riêng, vì cá chép có thể đẻ ngay trong vực nước nó sống khi có điều kiện thuận lợi. Bảng 2.1. Tỷ lệ nuôi (%) nuôi ghép cá Chép Loài cá ghép Loài cá chính  Trôi Ấn  Mè trắng  Mè hoa  Chép  Trắm cỏ   Trôi Ấn  50  15  5  5  5   Trắm cỏ  20  15  15  5  10   Mè trắng  15  60  5  7  3   Thời gian nuôi vỗ: kéo dài khoảng 5 tháng. Được chia làm 2 giai đoạn: Nuôi vỗ tích cực Nuôi vỗ thành thục Nuôi vỗ tích cực Thời gian nuôi vỗ tích cực  3 tháng    Tên  Hàm lượng  Cách thức áp dụng   Thức ăn  Cám gạo  0,35 kg/m2 ao  Cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc trời mát. + buổi sáng: 8 -9 h + buổi chiều: 3- 4h   Phân bón  Phân gà đã ủ hoai  12kg/100m2  Rãi đều quanh ao, 2 lần/ tuần    Đạm, lân  Tỷ lệ: 2/1  Bổ sung khi cần. Bón khi màu nước chưa lên. Không được bón chung, vì dễ gây phản ứng mất đạm.   Lá xanh  Các loại lá cây có tính chất nhanh mục  15kg/ao/tuần  Bó thành từng bó 5÷7kg, 1 lần/tuần. Rãi đều quanh ao, cách bờ 1,5m.   Kiểm tra, chăm sóc  Thường xuyên kiểm tra màu nước, đảo lá dầm, và vớt xác khi đã rục hết. Cuối giai đoạn nuôi vỗ, cần kéo lưới kiểm tra cá đã đạt yêu cầu nuôi vỗ tích cực chưa.   Nuôi vỗ thành thục Thời gian nuôi vỗ thành thục  2 tháng    Tên  Hàm lượng  Cách thức áp dụng   Thức ăn  Thóc mầm  1 % trọng lượng cá  Cho ăn 2 lần/ngày, vào lúc trời mát. + buổi sáng: 8 -9 h + buổi chiều: 3- 4h   Phân bón  Phân gà đã ủ hoai  Giảm ½ so với nuôi vỗ tích cực  Rãi đều quanh ao, 2 lần/ tuần    Đạm, lân   Bổ sung khi cần. Bón khi màu nước chưa lên. Không được bón chung, vì d