Luận án Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp Tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) trong một bối cảnh khi mà điểm xuất phát chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng thấp, chưa được đào tạo cơ bản. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu chiến lược xây dựng nước ta trở thành một quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đại hội cũng đã chỉ rõ “muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp đổi mới theo hướng đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân và để xây dựng một xã hội học tập "mọi người được đi học, học thường xuyên, học suốt đời". Giáo dục chính quy (GDCQ) được kết hợp với các hình thức giáo dục thường xuyên. Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là một trong những cơ sở giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Mô hình liên kết đào tạo đại học giữa các cơ sở giáo dục đại học và các TTGDTX nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các địa phương, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - những nơi còn nhiều hạn chế về các điều kiện để phát triển giáo dục đại học. Với các loại hình và phương thức đào tạo đa dạng, các TTGDTX đã thực sự góp phần tích cực vào việc giải bài toán về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương ở ĐBSCL. Đặc biệt là đã làm chuyển biến được nhận thức của nhiều người về tầm quan trọng của việc học tập , coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là việc làm thường xuyên và cần thiết, khắc phục tâm lý ngại khó trong học tập. Từ đó, đã hình thành một phong trào thi đua học tập, số người tham gia học tập ngày một đông hơn, điều này thể hiện qua số lượng tuyển sinh tại TTGDTX trong thời gian gần đây. Những năm qua các TTGDTX ở ĐBSCL đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trình độ cho nhân dân trong các thành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ. Có thể nói đây là phương thức đào tạo có hiệu quả và vẫn còn thích hợp trong giai đoạn tới, với phương châm: "học, học nữa, học mãi", "học suốt đời", nhu cầu học tập của nhân dân trong tươ ng lai còn rất lớn, hệ thống các trường chính quy sẽ không thể đảm đương nổi nếu không có sự tiếp sức của các TTGDTX. Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, đào tạo ĐH tại các TTGDTX ở ĐBSCL cũng còn một số tồn tại như ý thức của nhiều người học chưa cao, một số trung tâm không đảm bảo môi trường sư phạm, chương trình đào tạo chưa phù hợp với đối tượng người học, bị cắt xén nhiều so với chương trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Việc tổ chức giảng dạy chưa chặt chẽ, nhiều giảng viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy người lớn, nhiều nơi, nhiều lớp thực hiện giảng dạy các môn học theo kiểu cuốn chiếu, điều kiện phục vụ giảng dạy như thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành không đảm bảo theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Từ những phân tích trên cho thấy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu có hệ thống về các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các TT GDTX cấp tỉnh ở khu vực ĐBSCL, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực, tác giả chọn vấn đề: “Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp Tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" làm đề tài luận án của mình.

pdf256 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp Tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan