Luận án Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

Như Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra, mặc dù việc nghiên cứu về hành động ngôn ngữ đã đạt được những thành tựu rất quan trọng nhưng hiện nay, vẫn còn một số vấn đề chưa phải đã được giải quyết triệt để, thỏa đáng. Ở tầm nhìn hạn chế của mình và chỉ xét trong khuôn khổ những vấn đề có liên quan đến việc triển khai đề tài của luận án, chúng tôi thấy có một số vấn đề đặt ra sau đây: - Trước hết, đó là việc xác định số lượng hành vi ở lời. Chẳng hạn, nên xác định 5 lớp như J. Searle hay nên tách lớp chi phối (điều khiển) của ông thành 2 tiểu lớp: hỏi và cầu khiến cho phù hợp với cách phân loại câu phát ngôn theo mục đích nói? Có nên thừa nhận các lớp cam kết và tuyên bố ở J. Searle là những lớp riêng (và thể hiện chúng trong phân loại câu theo mục đích nói) không? - Thứ hai: Vấn đề mối quan hệ (sự tương ứng) giữa cách phân loại hành động ở lời và việc phân loại câu theo mục đích nói trong ngữ pháp truyền thống. Đến nay vẫn chưa có quan niệm thống nhất về vấn đề này. Theo chúng tôi, việc làm rõ vấn đề này không chỉ có ý nghĩa lí luận mà về thực tiễn, còn giúp vận dụng kết quả phân loại hành động ở lời vào việc phân loại câu theo mục đích nói một cách có cơ sở khoa học. - Thứ ba: Vấn đề xác định, phân tích hành động ở lời trong những câu (phát ngôn) có tính trung gian (vừa thể hiện hành động trực tiếp, vừa thể hiện hành động gián tiếp). Theo chúng tôi, việc làm rõ vấn đề này không chỉ cần thiết mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định hành động ngôn ngữ, đặc biệt là hành động ngôn ngữ trong những câu trung gian. - Thứ tư: Sự khác nhau về phương tiện thể hiện hành động ở lời giữa văn bản văn xuôi và văn bản thơ. Việc làm rõ vấn đề này cũng có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ ở hai loại văn bản trên. - Thứ năm: Vấn đề nghiên cứu hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều. Mặc dù vấn đề này đã được đề cập ở một số công trình nhưng chỉ với mức độ nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và sâu hơn về vấn đề này là cần thiết, có ý nghĩa.

pdf200 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 65 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG THỊ THÚY VINH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG THỊ THÚY VINH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 201 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS Bùi Minh Toán 2. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc THÁI NGUYÊN - 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Bùi Minh Toán và PGS.TS Nguyễn Văn Lộc. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả Dương Thị Thuý Vinh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận án, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Minh Toán và PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, những người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, quý thầy cô thuộc tổ bộ môn Ngôn ngữ - Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Mầm non - Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng tất cả các anh chị em đồng nghiệp trong khoa đã tạo điều kiện về thời gian, điều kiện công tác để tôi tập trung nghiên cứu. Không chỉ vậy, để hoàn thành luận án này, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, những người thân quen. Từng trang luận án đều ghi dấu ấn tình cảm và trách nhiệm của những người bạn đã đồng hành cùng tôi. Nếu không có sự động viên, hỗ trợ và chia sẻ đó, tôi rất khó có thể thực hiện được luận án. Xin gửi tới những người bạn của tôi lời cảm ơn chân thành nhất. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình tôi, những người đã theo sát tôi trong suốt thời gian qua. Gia đình chính là nguồn động viên, cổ vũ giúp tôi có thêm sức mạnh, động lực và sự cố gắng để hoàn thành luận án này. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tác giả Dương Thị Thuý Vinh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Những đóng góp mới của luận án................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận án ..................................................................................... 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN ........................................................................... 8 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở nước ngoài...................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở trong nước .................... 17 1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 32 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 32 1.2.2. Cơ sở văn học ....................................................................................... 51 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 56 1.3.1. Yếu tố lịch sử, văn hoá tác động đến nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều ................................................................................................... 57 1.3.2. Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông ................................................................................................. 57 iv 1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 59 Chương 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN KIỀU ........................................................................................... 60 2.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều .............. 60 2.2. Các nhóm hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều .................. 62 2.2.1. Nhóm hành động trình bày ................................................................... 62 2.2.2. Nhóm hành động điều khiển ................................................................. 64 2.2.3. Nhóm hành động biểu cảm ................................................................... 82 2.2.4. Nhóm hành động cam kết ..................................................................... 87 2.2.5. Nhóm hành động tuyên bố.................................................................... 90 2.3. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp ............................................... 91 2.3.1. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp trong việc thể hiện thái độ của tác giả ....................................................................................................... 91 2.3.2. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp trong xây dựng hình tượng nhân vật ................................................................................................ 93 2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 94 Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN KIỀU ................................................................................ 96 3.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều .............. 96 3.1.1. Vấn đề xác định hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều ..... 96 3.1.2. Phân loại hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều ................ 97 3.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời của tác giả ................................ 99 3.2.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả............... 99 3.2.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả qua HĐ trình bày .... 100 3.2.3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả qua Hành động hỏi .. 104 3.3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời của nhân vật .......................... 107 3.3.1. Hành động gián tiếp qua hành động trình bày .................................... 108 3.3.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp qua hành động hỏi ............................. 113 v 3.3.3. Hành động gián tiếp qua hành động cầu khiến ................................... 125 3.3.4. Hành động gián tiếp qua hành động biểu cảm.................................... 126 3.4. Vai trò của hành động ngôn ngữ gián tiếp ............................................. 127 3.4.1. Vai trò của hành động ngôn ngữ gián tiếp trong việc thể hiện thái độ của tác giả ................................................................................................ 127 3.4.2. Vai trò của hành động ngôn ngữ gián tiếp trong việc xây dựng hình tượng các nhân vật ........................................................................................ 131 3.5. Đối chiếu tác phẩm Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ ........................................................ 142 3.5.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Kim Vân Kiều truyện . 143 3.5.2. Những điểm giống nhau về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ ..................................................................................................... 145 3.5.3. Những điểm khác nhau về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ ............................................................................................................... 147 3.6. Tiểu kết .................................................................................................. 152 KẾT LUẬN ................................................................................................. 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 159 PHỤ LỤC .................................................................................................... 165 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 Gián tiếp GT 2 Hành động HĐ 3 Hành động ngôn ngữ HĐNN 4 Phát ngôn PN 5 Trực tiếp TT vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự thể hiện các hành động ở lời qua các loại câu ............................ 48 Bảng 2.1. Phân loại HĐNN theo kiểu phát ngôn ............................................. 60 Bảng 2.2. Phân loại HĐNN trực tiếp theo lời tác giả trùng với suy nghĩ nhân vật ........................................................................................... 61 Bảng 2.3. Phân loại HĐ cầu khiến có phụ từ, động từ .................................... 66 Bảng 2.4. Phân loại HĐNN cầu khiến theo vị từ ngôn hành ........................... 67 Bảng 2.5. Hành động hỏi trực tiếp trong lời tác giả và lời nhân vật ................ 76 Bảng 3.1. Phân loại HĐNN theo hình thức ngữ pháp ..................................... 98 Bảng 3.2. Phân loại HĐNN GT theo chủ thể phát ngôn .................................. 98 Bảng 3.3. Phân loại HĐNN GT trong lời tác giả qua HĐ trình bày ................ 99 Bảng 3.4. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi có dấu hỏi cuối câu ................. 115 Bảng 3.5. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi có dấu hỏi cuối câu theo chủ thể phát ngôn ................................................................................. 118 Bảng 3.6. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi không có dấu hỏi cuối câu ...... 121 Bảng 3.7. Phân loại PN thể hiện HĐNN GT trong hai tác phẩm .................. 143 Bảng 3.8. Phân loại HĐNN GT qua HĐ trình bày trong hai tác phẩm ......... 143 Bảng 3.9. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi trong hai tác phẩm................... 143 Bảng 3.10. Phân loại HĐNN GT theo chủ thể phát ngôn trong hai tác phẩm ....... 144 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khái niệm hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói) là một trong những khái niệm quan trọng của ngữ dụng học. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ được đặt nền móng bởi nhà triết học người Anh J.L. Austin và sau đó, được phát triển, bổ sung bởi một số nhà nghiên cứu khác. Lí thuyết hành động ngôn ngữ cho rằng nói năng cũng là một hành động và đó là hành động được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. Quan niệm này thể hiện một cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. Theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học, sự ra đời của lí thuyết hành động ngôn ngữ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói (theo quan điểm và sự phân biệt của F. De Saussure) mà còn thật sự mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ học: nghiên cứu ngôn ngữ từ mặt nội dung (ý nghĩa) gắn với mục đích của người nói, với ngữ cảnh cụ thể. Ở Việt Nam, trong mấy chục năm trở lại đây, việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ về mặt lí luận và thực tiễn đã được tiến hành trong nhiều công trình mà tiêu biểu là các công trình về ngữ dụng học của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo, Ngoài ra, việc nghiên cứu, trao đổi về hành động ngôn ngữ cũng được tiến hành ở một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; trong các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế; qua các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề hành động ngôn ngữ cho thấy vai trò, ý nghĩa khoa học và tầm quan trọng của vấn đề này. Trong các hướng nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, hướng nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương gần đây được nhiều nhà 2 khoa học quan tâm và bước đầu đã đem lại những kết quả có nghĩa khoa học, thực tiễn nhất định; đặc biệt là đối với thực tiễn dạy học ngữ văn, ngữ dụng học trong nhà trường. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn trong luận án này. Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với nội dung, nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều không chỉ có số lượng lớn mà còn được tiến hành từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau; qua đó, khẳng định những giá trị to lớn của tác phẩm này và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, ngoài một số luận văn có đề cập đến (ở mức độ nhất định) vấn đề hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều thì đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu về hành động ngôn ngữ trong tác phẩm này. Theo chúng tôi, việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều thực sự cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Về lí luận, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú thêm một số khía cạnh lí thuyết về hành động ngôn ngữ, như: vấn đề ranh giới giữa các loại hành động ở lời, mối quan hệ giữa việc phân loại hành động ở lời với việc phân loại câu theo mục đích nói, vấn đề vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp, gián tiếp đối việc thể hiện đặc điểm, tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả xét trên cứ liệu tiếng Việt, đặc biệt là ở thể loại truyện thơ. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần khẳng định, làm rõ thêm giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều và tài năng văn chương xuất chúng của Nguyễn Du mà còn cung cấp một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và dạy học về Truyện Kiều nói riêng, về ngữ dụng học và ngữ văn nói chung. Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 3 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều (ở các mặt: tính chất, cách biểu hiện, các tiểu loại, mối quan hệ với các loại câu/ phát ngôn phân loại theo mục đích nói), vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác giả; qua đó, góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của lí thuyết về hành động ngôn ngữ, khẳng định giá trị to lớn của Truyện Kiều và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: - Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài (qua việc làm rõ các khái niệm, nội dung liên quan), tạo tiền đề để nhận diện, phân loại và miêu tả các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. - Thống kê và phân loại các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du theo những tiêu chí nhất định. - Miêu tả các nhóm hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du theo cách thể hiện (trực tiếp và gián tiếp) trong lời kể chuyện của tác giả và trong lời hội thoại của các nhân vật. - Phân tích vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. - So sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ, từ đó, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai văn bản, hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 4 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án các hành động ngôn ngữ ở lời (gồm hành động trực tiếp và gián tiếp) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những nhận định, đánh giá, nhận xét của luận án đều dựa trên những ngữ liệu thu được từ Truyện Kiều của Nguyễn Du (theo bản của Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học, 1974). Ngoài ra, để làm sáng tỏ những đóng góp, sáng tạo riêng của Nguyễn Du ở cách sử dụng hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, luận án có đối chiếu với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (qua bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh, do Nguyễn Đăng Na hiệu đính, Nxb ĐHSP, 2008). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Nội dung của phương pháp này là đặt diễn ngôn và các phát ngôn trong mối quan hệ với các yếu tố liên kết, mạch lạc, lập luận, trong tính chính thể diễn ngôn và trong ngữ cảnh sử dụng của chúng để xác định cấu trúc, hình thức thể hiện, mục đích phát ngôn gắn với hành động ngôn ngữ mà nó thực hiện. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du về các mặt: số lượng, các loại, tính chất, cách biểu hiện và vai trò đối với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. - Phương pháp liên ngành: Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến tác phẩm truyện thơ, dựa trên bản gốc là truyện của Trung Quốc nên ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền tảng, luận án có sử dụng một số tri thức và kĩ thuật liên ngành: văn học, văn hóa học và lịch sử. 5 - Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này chỉ được sử dụng ở mức hạn chế với tư cách là phương pháp thứ yếu (bổ trợ) để đối chiếu hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với hành động ngôn ngữ trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 5.2. Thủ pháp nghiên cứu Phù hợp với các phương pháp trên đây, luận án sử dụng các thủ pháp nghiên cứu sau: - Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. - Thủ pháp hệ thống: Nội dung của thủ pháp này là xem xét các hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với nhau và với tác giả, với các chủ thể phát ngôn, với ngữ cảnh sử dụng. - Thủ pháp tổng hợp: Thủ pháp này được sử dụng để tổng hợp các ý kiến, các nội dung đã trình bày; từ đó, rút ra kết luận, nhận xét chung về các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 5.3. Cách thức thu thập dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, chúng tôi coi tác phẩm là một sản phẩm của quá trình giao tiếp. Khi chia các câu thơ thành các câu (phát ngôn) dựa vào hình thức ngữ pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hanh_dong_ngon_ngu_trong_truyen_kieu.pdf
  • docx3. Duong Thi Thuy Vinh_ Tóm tắt tiếng Việt.docx
  • docx4. Duong Thi Thuy Vinh_Tóm tắt tiếng Anh.docx
  • docx5. Duong Thi Thuy Vinh_Trang thông tin luận án tiếng Việt.docx
  • docx6. Duong Thi Thuy Vinh_Trang thông tin luận án tiếng Anh.docx
  • docx7. Duong Thi Thuy Vinh_Trích yếu luận án.docx
Luận văn liên quan