Luận án Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguyên nhân KTV đánh giá thiếu chính xác rủi ro có SSTY trong quá trình kiểm toán BCTC do: trong quá trình kiểm toán, KTV thường gặp khó khăn trong việc áp dụng những thủ tục kiểm toán để phát hiện RR có SSTY trong kiểm toán BCTC (Dikmen, 2010; Porter & Cameron, 1987; Coderre, 1999), sự thiếu trung thực từ nhà quản lý khi đưa ra thông báo về BCTC với mục đích duy trì giá cổ phiếu, danh tiếng của doanh nghiệp (Jensen & Meckly, 1976), bên cạnh đó, công ty kiểm toán chưa chú trọng đến đánh giá RRKS, RRTT, đánh giá KSNB của DNNY chủ yếu dựa trên kinh nghiệm ý kiến chủ quan của KTV, áp lực về thời gian hoàn thành công việc của KTV. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200- mục đích của kiểm toán BCTC là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng BCTC, thông qua việc KTV đưa ra ý kiến về BCTC có được lập trên các khía cạnh trọng yếu phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không [VSA 200]. Mặt khác, công ty kiểm toán muốn tồn tại và phát triển còn chịu nhiều áp lực về doanh thu, thời gian, sự cạnh tranh vì vậy, chất lượng và thời gian cuộc kiểm toán có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn của khách hàng đối với công ty kiểm toán

pdf169 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ.GIÁO.DỤC.VÀ.ĐÀO.TẠO TRƯỜNG.ĐẠI.HỌC.KINH.TẾ.QUỐC.DÂN  NGÔ.THỊ.KIỀU TRANG NGHIÊN.CỨU.ĐÁNH.GIÁ.RỦI.RO.CÓ.SAI.SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA.DOANH.NGHIỆP.NIÊM.YẾT.TRÊN.THỊ.TRƯỜNG CHỨNG.KHOÁN.VIỆT.NAM Chuyên.ngành: Kế.toán (Kế toán.Kiểm.toán.và.phân.tích) Mã.số: 9340301 LUẬN.ÁN.TIẾN.SĨ.KINH.TẾ Người.hướng.dẫn.khoa.học: PGS.TS. NGUYỄN.THỊ.PHƯƠNG HOA HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận án Ngô Thị Kiều Trang ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau Đại học, Viện Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận án. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, đã luôn luôn nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn cho NCS trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích trong việc cho ý kiến đánh giá vào bản khảo sát cũng như trong suốt quá trình thu thập dữ liệu khảo sát, phỏng vấn đối tượng. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận án Ngô Thị Kiều Trang iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 8 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 9 1.5 Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 9 1.6 Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 10 1.7 Kết cấu của luận án ........................................................................................ 11 Kết luận Chương 1 ........................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT ........................................................................................................................ 13 2.1 Đặc điểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết và yêu cầu về độ tin cậy của thông tin ................................................................................................... 13 2.1.1 Đặc điểm báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết ............................ 13 2.1.2 Yêu cầu về độ tin cậy của thông tin .......................................................... 14 2.2 Sai sót và sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính ...................................... 15 2.2.1 Sai sót trong báo cáo tài chính .................................................................. 15 2.2.2. Sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính ................................................. 21 2.3 Rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính ....................................... 24 2.4 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của DNNY .................................................................................................................... 26 2.4.1. Mối quan hệ của các loại rủi ro kiểm toán................................................ 26 2.4.2 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán28 2.4.3 Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .. 32 2.4.4. Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ... 36 Kết luận Chương 2 ........................................................................................................... 38 Comment [TT1]: CẬP NHẬT LẠI MỤC LỤC GIÚP CHỊ iv CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........ 39 3.1. Khái quát chung về qui trình nghiên cứu ..................................................... 39 3.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 41 3.3 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 42 3.4 Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 44 3.5 Phương pháp khảo sát .................................................................................... 59 3.5.1 Xây dựng phiếu khảo sát và thang đo ....................................................... 59 3.5.2 Mẫu nghiên cứu và qui trình khảo sát ....................................................... 61 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 61 3.6.1. Thu thập số liệu từ Phiếu khảo sát ........................................................... 61 3.6.2 Phân tích thống kê mô tả .......................................................................... 62 3.6.3 Phân tích sự tin cậy thang đo .................................................................... 62 3.6.4 Phân tích khám phá nhân tố ...................................................................... 63 3.6.5 Phương pháp Phân tích hồi quy tương quan .............................................. 63 3.6.6 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm kiểm toán viên ............................... 63 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 65 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA DNNY TRÊN THỊ TRƯỜNG ...................................................... 66 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................................................................... 66 4.1 Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ................................................................................................... 66 4.1.1 Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................................................................. 66 4.1.2. Đặc điểm công ty kiểm toán độc lập được chấp thuận kiểm toán BCTC của DNNY. .............................................................................................................. 68 4.1.3 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. .................................................................... 72 4.2 Kết quả khảo sát đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam. ....................................................................... 84 4.2.1 Mô tả đối tượng khảo sát .......................................................................... 84 4.2.2 Kiểm định sự tin cậy thang đo .................................................................. 85 4.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA ................................................................. 91 4.3.1 Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................. 91 v 4.3.2 Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn thực hiện ....................................... 93 4.3.3 Phân tích cho nhóm nhân tố giai đoạn kết thúc kiểm toán ......................... 94 4.3.4 Phân tích cho biến phụ thuộc .................................................................... 94 4.4 Phân tích tương quan ..................................................................................... 95 4.5 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 97 4.6 Đánh giá sự khác biệt giữa đặc điểm đối tượng khảo sát với đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ............................................................................................. 111 Kết luận chương 4 .......................................................................................................... 113 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DNNY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................... 114 5.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK Việt Nam ............................... 114 5.2. Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC trong DNNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. .......................... 115 5.2.1. Giải pháp trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................. 115 5.2.2. Giải pháp hoàn thiện đánh giá KSNB của DNNY .................................. 121 5.2.3. Hoàn thiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. ....................................................................................................... 129 5.2.4. Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán BCTC trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. ....................................................... 133 5.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp ......................................... 136 Kết luận chương 5 .......................................................................................................... 138 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................... 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 142 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 148 Comment [TT4]: Comment [TT2]: Comment [TT3]: vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BLĐ Ban lãnh đạo CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán CTKT Công ty kiểm toán DNNY Doanh nghiệp niêm yết GDCK Giao dịch chứng khoán ISA Chuẩn mực kiểm toán quốc tế KTV Kiểm toán viên SAS Chuẩn mực Kiểm toán Hoa Kỳ SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SPSS Phần mềm thống kê kinh tế SSTY Sai sót trọng yếu TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thang đo giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................................... 47 Bảng 3.2. Thang đo giai đoạn thực hiện kiểm toán ..................................................... 53 Bảng 3.3. Thang đo giai đoạn kết thúc kiểm toán và biến phụ thuộc .......................... 57 Bảng 4.1. Điều kiện niêm yết của doanh nghiệp ........................................................ 66 Bảng 4.2. Số lượng DNNY qua các năm .................................................................... 68 Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp của các công ty kiểm toán độc lập qua các năm ......... 69 Bảng 4.4. Những tiêu chí của CTKT được chấp thuận kiểm toán DNNY theo Quyết định Số 89/2007/QĐ -BTC. ...................................................................... 71 Bảng 4.5. Kiểm định tin cậy cho môi trường kiểm soát .............................................. 85 Bảng 4.6. Kiểm định tin cậy cho đánh giá rủi ro của doanh nghiệp ............................ 86 Bảng 4.7. Kiểm định tin cậy cho hoạt động kiểm soát ................................................ 86 Bảng 4.8. Kiểm định tin cậy cho hoạt động kiểm soát ................................................ 86 Bảng 4.9. Kiểm định tin cậy cho giám sát các kiểm soát MO ..................................... 87 Bảng 4.10. Kiểm định tin cậy cho hệ thống thông tin ................................................. 87 Bảng 4.11. Kiểm định tin cậy cho thương hiệu .......................................................... 87 Bảng 4.12. Kiểm định tin cậy cho đặc điểm ngành..................................................... 88 Bảng 4.13. Kiểm định tin cậy cho môi trường kinh tế ................................................ 88 Bảng 4.14. Kiểm định tin cậy cho áp lực bên thứ 3 .................................................... 88 Bảng 4.15. Kiểm định tin cậy cho HD ....................................................................... 89 Bảng 4.16. Kiểm định tin cậy cho NL ........................................................................ 89 Bảng 4.17. Kiểm định tin cậy cho KQ ....................................................................... 89 Bảng 4.18. Kiểm định tin cậy cho PR ........................................................................ 90 Bảng 4.19. Kiểm định tin cậy cho TH ........................................................................ 90 Bảng 4.20. Kiểm định tin cậy cho RSTT .................................................................... 90 Bảng 4.21. Kiểm định tin cậy cho R .......................................................................... 91 Bảng 4.22. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập ..................................................... 91 Bảng 4.23. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập giai đoạn thực hiện ...................... 93 Bảng 4.24. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập giai đoạn kết thúc kiểm toán ........ 94 Bảng 4.25. Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc ................................................. 94 Bảng 4.26. Ma trận tương quan .................................................................................. 95 Bảng 4.27. Kết quả hồi quy........................................................................................ 98 Bảng 4.28. Những tồn tại trong qui trình đánh giá rủi ro .......................................... 101 Bảng 4.29. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi theo spearman ........................... 109 Bảng 4.31. Phân tích khác biệt về quy mô doanh nghiệp được kiểm toán ................ 111 Bảng 4.32. Phân tích khác biệt về lĩnh vực doanh nghiệp được kiểm toán ............... 112 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tam giác gian lận của Cressey (1953) ........................................................ 18 Hình 3.1. Đề xuất quy trình nghiên cứu ..................................................................... 39 Hình 3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 43 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................... 51 Hình 3.4. Mô hình nghiên cứu giai đoạn thực hiện ..................................................... 55 Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu giai đoạn kết thúc kiểm toán ....................................... 58 Hình 4.1. Mức độ tác động của các nhân tố.............................................................. 105 Hình 4.2. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histgram ............................................. 106 Hình 4.3. Quy tắc kiểm định d của Durbin - Watson ................................................ 108 Hình 5.1. Qui trình đánh giá RR có SSTY ............................................................... 116 Hình 5.2. Qui trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ............................................ 117 Hình 5.3: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo cơ cấu chức năng ....................... 123 Hình 5.4: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sản xuất theo cơ cấu chức năng ............ 124 Hình 5.5: Mô hình tổ chức của doanh nghiệp theo cơ cấu sản phẩm ........................ 125 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kiểm toán là một vấn đề được cả xã hội quan tâm và đặt niềm tin, do vậy yêu cầu của xã hội đối với kiểm toán ngày càng cao đòi hỏi KTV, công ty kiểm toán cần hoàn thiện cả về năng lực chuyên môn cũng như dịch vụ kiểm toán. Báo cáo kiểm toán là căn cứ để bên thứ ba tìm kiếm thông tin, đưa ra quyết định đầu tư của mình. Theo qui định tại điều 37 luật kiểm toán độc lập ngày 29/3/2017 và điều 15 của nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/2/2012 hướng dẫn luật kiểm toán độc lập thì công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán là một trong những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán. Bởi đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực còn mới tại thị trường Việt Nam nên những qui định, hướng dẫn, luật, chính sách về chứng khoán còn nhiều hạn chế do vậy báo cáo kiểm toán của DNNY được coi là một trong những căn cứ quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định. Tính minh bạch, tính trung thực trong thông tin tài chính đóng vai trò quan trọng để ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội. Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu mở rộng về qui mô, lĩnh vực kinh doanh... của các doanh nghiệp ngày càng tăng, nên sự phức tạp về kế toán, kiểm toán tại các DNNY cũng nhiều hơn. Do vậy, KTV cũng khó phát hiện được gian lận trong BCTC của DNNY, ý kiến của KTV về BCTC được kiểm toán không chính xác, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin BCTC của DNNY. Trên thế giới, sự sụp đổ của tập đoàn Năng lượng Enron (năm 2001), Worldcom (năm 2002), tập đoàn Tyco International (năm 2004), Peregrine Systems, Olympus - tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản (năm 2012), tập đoàn Health South của Mỹ (năm 2003)... có nguyên nhân từ việc gian lận BCTC, tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng kiểm toán công ty kiểm toán không phát hiện được những SSTY từ những gian lận BCTC nên đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC thiếu chính xác, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngưởi sử dụng BCTC và uy tín của công ty kiểm toán. Hãng kiểm toán Arthur Anderson khi thực hiện hợp đồng kiểm toán tại tập đoàn Năng lượng Enron không đánh giá đúng về mức sai lệch 51 triệu USD được cho là không trọng yếu (trong tổng lợi nhuận 105 triệu USD), khi vụ việc gian lận của tập đoàn Năng lượng Enron bị phát hiện và phá sản thì hãng kiểm toán Arthur Anderson cũng bị phá sản do mất uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng và những đối tượng quan tâm. Ở Việt Nam, DNNY gian lận trong lập
Luận văn liên quan