Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu
ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu [82]. Thực tế, trong những thập kỷ
gần đây, chúng ta đã và đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ những biểu hiện
bất thường của thời tiết như nước biển dâng, nắng nóng, bão, lũ . Đặc biệt
phải kể đến là các khu vực ven biển. Theo đánh giá thì đây là một trong những
khu vực chịu nhiều tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu [12,
58, 92]. Bởi đa phần dân cư ven biển thường sống tại những khu vực địa lý dễ
bị tổn thương bởi thiên tai trong khi năng lực thích ứng lại hạn chế, các nguồn
lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thiếu thốn. Hơn nữa thu nhập chủ yếu
từ các hoạt động sinh kế dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi thời tiết
như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp.
Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng học, khí hậu Việt Nam đã có
những biến đổi rõ rệt. Cụ thể, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm tăng
0.5oC trên phạm vi cả nước, lượng mưa giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam
lãnh thổ [34] . Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình toàn dải
ven biển Việt Nam từ 57 – 73cm [8]. Bên cạnh đó, lượng phát thải nhà kính từ
các hoạt động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, đang góp phần
làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng [12]. Cũng theo ước
tính, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và
20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng
sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn
ha ven biển miền Trung [37]. Bão, lũ trong những năm vừa qua cũng gây ra
nhiều hậu quả nặng nền về người cũng như tài sản đặc biệt đối với các khu vực
ven biển. Những cơ sở nuôi trồng, tàu thuyền đánh bắt, mùa màng của người
dân bị tàn phá gây thiệt hại nặng nề. Những cơn gió mạnh và những cơn bão
bất thường thậm chí ở những vùng mà trước đây ít chịu ảnh hưởng bởi bão2
cũng gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình, mùa màng cũng như tính mạng
người
214 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền hải, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
---------------
NGUYỄN THỊ THÚY MAI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Hà Nội – 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
---------------
NGUYỄN THỊ THÚY MAI
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Ngọc Hùng
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
Hà Nội – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu
trong luận án là khách quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy
định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy Mai
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
1.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi 13
1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản
19
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu 23
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Các khái niệm vận dụng trong nghiên cứu 31
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 40
2.3. Địa bàn nghiên cứu 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu 51
CHƢƠNG 3: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI
57
3.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt 57
3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi 82
CHƢƠNG 4: THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH BẮT THỦY SẢN
103
4.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 103
4.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản 129
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CBA : Community based adaptation (thích ứng dựa vào cộng
đồng)
DFID : Bộ phát triển Quốc tế Anh (Department for
International Development)
IIED : Viện Môi trường và Phát triển quốc tế (International
Institute for Environment and Development)
IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
PCLB TW : Phòng chống lụt bão Trung ương
TK Thống kê
USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (United States
Agency for International Development)
DANH MỤC BẢNG
Thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Mối quan hệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ và
nhóm tuổi
72
Bảng 3.2: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
phương thức “chuyển lao động của hộ sang làm nghề
khác”
81
Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa yếu tố: nhóm tuổi, học hỏi kinh
nghiệm và việc thay đổi kỹ thuật canh tác
82
Bảng 3.4: Mô hình hồi quy logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến
phương thức thích ứng “thay đổi giống trong chăn
nuôi”
97
Bảng 3.5: Yếu tố liên quan đến việc thay đổi phương thức chăn
nuôi
98
Bảng 3. 6: Mô hình hồi quy logistic – Yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn phương thức “chuyển một số lao động sang
nghề khác” trong chăn nuôi
99
Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa phương thức “Đầu tư nhiều chi phí
hơn và tình trạng kinh tế gia đình
100
Bảng 4.1: Hồi quy logistic – Yếu tố liên quan đến phương thức
thích ứng thay đổi giống nuôi trồng
124
Bảng 4. 2: Tương quan giữa điều kiện kinh tế, hợp tác làm ăn với
các hộ khác và phương thức thích ứng “Đầu tư thêm
trang thiết bị nuôi trồng”
125
Bảng 4. 3: Mối quan hệ giữa cách thức thay đổi phương thức nuôi
trồng và yếu tố học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia tập
huấn
126
Bảng 4. 4: Mối quan hệ giữa các biến số độc lập và biện pháp
thích ứng “bỏ nuôi trồng”
127
Bảng 4. 5: Hồi quy logistic – Các yếu tố liên quan đến phương
thức thích ứng “chuyển một số lao động của hộ sang
nghề khác”
128
Bảng 4. 6: Hồi quy logistic – Các yếu tố liên quan đến
phương thức thích ứng “thay đổi cơ cấu nuôi trồng”
129
Bảng 4.7: Các nguồn huy động vốn tài chính trong một số hoạt
động thích ứng trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản
139
Bảng 4.8: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn 142
phương thức “thay đổi vùng đánh bắt”
Bảng 4.9: Mối quan hệ tình trạng kinh tế hộ và một số hoạt động
thích ứng trong đánh bắt thủy sản
143
Bảng 4.10: Mô hình hồi quy logistics giữa bỏ đánh bắt và độ tuổi 143
Bảng 4.11: Mô hình logistic: Yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển
lao động của hộ sang nghề khác trong đánh bắt
144
DANH MỤC CÁC BIỂU
Thứ tự Tên biểu Trang
Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến trồng trọt 59
Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến trồng trọt 60
Biểu đồ 3.3 : Ảnh hưởng của hạn hán đến trồng trọt 60
Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của nắng nóng đến trồng trọt 61
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của ngập lụt đến trồng trọt 62
Biểu đồ 3. 6: Ảnh hưởng của bão đến trồng trọt 63
Biểu đồ 3.7: Ảnh hưởng của các biểu hiện của biến đổi khí hậu đến
hiện tượng mất trắng mùa vụ
64
Biểu đồ 3.8: Các hoạt động thích ứng trong lĩnh vực trồng trọt 65
Biểu đồ 3.9: Nguồn lực để người dân thay đổi giống 68
Biểu đồ 3.10: Nguồn lực cộng đồng người dân dựa vào trong hoạt
động thay đổi lịch thời vụ
70
Biểu đồ 3.11: Công việc các thành viên trong hộ làm khi chuyển lao
động sang nghề khác
73
Biểu đồ 3. 12: Nguồn lực cộng đồng để người dân dựa vào khi
Chuyển một số lao động của hộ sang nghề khác
74
Biểu đồ 3.13: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn trong hoạt
động thay đổi kỹ thuật canh tác
76
Biểu đồ 3. 14: Cách thức bố trí nhân công trong sản xuất nông nghiệp 77
Biểu đồ 3.15: Mối quan hệ giữa hoạt động thích ứng thay đổi giống
cây trồng và việc tham gia tập huấn về biến đổi khí
hậu
80
Biểu đồ 3.16: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến chăn nuôi 83
Biểu đồ 3.17: Ảnh hưởng của hạn hán đến chăn nuôi 84
Biểu đồ 3.18: Ảnh hưởng của nắng nóng đến chăn nuôi 84
Biểu đồ 3.19: Ảnh hưởng của ngập lụt đến chăn nuôi 85
Biểu đồ 3. 20: Ảnh hưởng của mưa lớn đến chăn nuôi 86
Biểu đồ 3. 21: Ảnh hưởng của bão đến chăn nuôi 86
Biểu đồ 3.22: Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi 87
Biểu đồ 3.23: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn để 89
Biểu đồ 3.24: Nguồn lực cộng đồng người dân lựa chọn để thay đổi
phương thức chăn nuôi
92
Biểu đồ 3. 25: Nguồn huy động vốn để đầu tư chi phí cho chăn nuôi 93
Biểu đồ 3.26: Các công việc hộ chăn nuôi làm khi chuyển bớt lao 95
động sang nghề khác
Biểu đồ 3.27: Nguồn lực để một số lao động trong hộ chăn nuôi
chuyển sang làm nghề khác
96
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến nuôi trồng thủy sản 105
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của hạn hán đến nuôi trồng thủy sản 106
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản 107
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của mưa lớn đến nuôi trồng thủy sản 108
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của ngập lụt đến nuôi trồng thủy sản 109
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của bão đến nuôi trồng thủy sản 110
Biểu đồ 4.7: Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản 111
Biểu đồ 4.8: Nguồn lực cộng đồng để người dân học hỏi trong 112
Biểu đồ 4.9: Nguồn lực cộng đồng trong hoạt động thay đổi 116
Biểu đồ 4.10: Nguồn lực cộng đồng để huy động vốn trong đầu tư
thêm trang thiết bị nuôi trồng
117
Biểu đồ 4.11: Nguồn lực cộng đồng trong hoạt động thay đổi cơ cấu
nuôi trồng
121
Biểu đồ 4.12: Ảnh hưởng của bão đến đánh bắt thủy sản 130
Biểu đồ 4.13: Ảnh hưởng của rét đậm rét hại đến đánh bắt thủy sản 131
Biểu đồ 4.14: Ảnh hưởng của hạn hán đến đánh bắt thủy sản 132
Biểu đồ 4.15 : Ảnh hưởng của nắng nóng đến đánh bắt thủy sản 133
Biểu đồ 4.16: Ảnh hưởng của mưa lớn đến đánh bắt 133
Biểu đồ 4.17: Ảnh hưởng của ngập lụt đến đánh bắt 134
Biểu đồ 4.18: Độ tuổi tham gia hoạt động đánh bắt hiện nay 135
Biểu đồ 4.19: Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt thủy sản 135
Biểu đồ 4.20: Mạng lưới cộng đồng trong hoạt động 136
Biểu đồ 4.21: Các công việc một số lao động khác làm khi chuyển
việc trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản
140
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia trên thế giới chịu
ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu [82]. Thực tế, trong những thập kỷ
gần đây, chúng ta đã và đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ những biểu hiện
bất thường của thời tiết như nước biển dâng, nắng nóng, bão, lũ. Đặc biệt
phải kể đến là các khu vực ven biển. Theo đánh giá thì đây là một trong những
khu vực chịu nhiều tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu [12,
58, 92]. Bởi đa phần dân cư ven biển thường sống tại những khu vực địa lý dễ
bị tổn thương bởi thiên tai trong khi năng lực thích ứng lại hạn chế, các nguồn
lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thiếu thốn. Hơn nữa thu nhập chủ yếu
từ các hoạt động sinh kế dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi thời tiết
như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp.
Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng học, khí hậu Việt Nam đã có
những biến đổi rõ rệt. Cụ thể, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm tăng
0.5
oC trên phạm vi cả nước, lượng mưa giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam
lãnh thổ [34] . Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình toàn dải
ven biển Việt Nam từ 57 – 73cm [8]. Bên cạnh đó, lượng phát thải nhà kính từ
các hoạt động giao thông, công nghiệp, sử dụng năng lượng, đang góp phần
làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng [12]. Cũng theo ước
tính, nếu nước biển dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và
20% dân số Việt Nam, làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng
sông Hồng và 1,5-2 triệu ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn
ha ven biển miền Trung [37]. Bão, lũ trong những năm vừa qua cũng gây ra
nhiều hậu quả nặng nền về người cũng như tài sản đặc biệt đối với các khu vực
ven biển. Những cơ sở nuôi trồng, tàu thuyền đánh bắt, mùa màng của người
dân bị tàn phá gây thiệt hại nặng nề. Những cơn gió mạnh và những cơn bão
bất thường thậm chí ở những vùng mà trước đây ít chịu ảnh hưởng bởi bão
2
cũng gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình, mùa màng cũng như tính mạng
người dân.
Điều này cho thấy, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện hữu, là xu hướng
chung của toàn cầu, không một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có thể tránh
khỏi. Do vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu là vấn đề cần thiết và cấp bách
giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên,
nhiều bằng chứng cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu cũng như
những chiến lược ứng phó thích hợp hay khả năng thích ứng lại phụ thuộc vào
từng địa phương cụ thể [48]. Bởi với mỗi địa phương, mức độ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu lại phụ thuộc vào đặc điểm địa hình cũng như tình hình kinh
tế và cơ sở vật chất riêng có của địa phương đó. Do vậy việc thích ứng biến
đổi khí hậu ở cấp độ hộ gia đình được coi là nhân tố chính của quá trình thích
ứng [48]. Ví dụ, để ứng phó với biến đổi khí hậu, người nông dân có thể có
những cách thức phối hợp với nhau nhằm đưa biện pháp tăng cường khả năng
chống chịu và khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra [53].
Do vậy, có thể nói chính những người chịu tác động trực tiếp có thể xây dựng
khả năng chống chịu và thích ứng với những bất thường do biến đổi khí hậu
[48, 85].
Là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Tiền Hải có đường bờ biển
dài trên 23km và có ba cửa sông lớn đổ ra biển đó là sông Ba Lạt, cửa Lân, cửa
Trà Lý. Với điều kiện địa lý - tự nhiên như vậy, giúp cho Tiền Hải có nhiều lợi
thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc nằm tiếp giáp với biển và các
con sông lớn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện biến đổi khí
hậu đang diễn biến khó lường như hiện nay. Cụ thể, trong những thập kỷ gần
đây, người dân liên tục phải gánh chịu những ảnh hưởng của các hiện tượng
thời tiết cực đoan như: bão, lụt, áp thấp nhiệt đới... Cụ thể, nhiều cơn bão với
cường độ mạnh đã tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng như rừng phòng
3
hộ, làm suy thoái hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng lớn tới nông nghiệp và
ngành thủy hải sản của địa phương. Các đợt rét đậm, rét hại bất thường kéo dài
tại Thái Bình cho thấy sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của
khí hậu, thời tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp. Nắng nóng kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu trong những năm
gần đây, khiến sâu bệnh phát sinh trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầm
bùng phát ở nhiều nơi gây tâm lý lo ngại, người nông dân không yên tâm đầu
tư phát triển sản xuất, cây trồng sinh trưởng chậm, ảnh hưởng thời vụ.
Trước tình hình đó, việc chủ động thích ứng trước những tác động xấu
của biến đổi khí hậu là một việc làm quan trọng và cần thiết của người dân nơi
đây. Đề tài “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của
người dân ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” muốn đi sâu tìm hiểu những
cách thức được cộng đồng người dân áp dụng để thích ứng với tác động của
biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, đề tài cũng đi tìm hiểu trong quá trình ứng phó
người dân huy động những nguồn lực nào nhằm thích ứng với những biến đổi
khí hậu tại địa phương.
2. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thích ứng với biến đổi khí hậu của
người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực nông
nghiệp.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Người dân ven biển huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu việc thích ứng của người dân
ven biển đối với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là các lĩnh
vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
4
- Phạm vi không gian: Về mặt không gian, tác giả luận án triển khai
nghiên cứu tại các xã ven biển huyện Tiền Hải, cụ thể là xã Đông Hoàng và xã
Nam Thịnh.
- Phạm vi thời gian: Luận án giới hạn các nội dung nghiên cứu ở trên
trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2017.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng, yếu tố ảnh hưởng
đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ở ven biển, trên cơ sở
đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi
khí hậu ở ven biển.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản ở khu vực ven biển huyện Tiền Hải.
- Tìm hiểu các cách thức thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân
ven biển huyện Tiền Hải trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản.
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu
dựa của người dân ven biển ở Tiền Hải.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Qua trải nghiệm của cư dân địa phương ven biển tỉnh Tiền
Hải, biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản?
Câu hỏi 2: Người dân ven biển tỉnh Tiền Hải thích ứng với biến đổi khí
hậu như thế nào trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản?
5
Câu hỏi 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu
của người dân ven biển tỉnh Tiền Hải?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Biến đổi khí hậu cụ thể là các hiện tượng thời tiết cực
đoan như bão lũ, nắng nóng bất thường, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tiêu cực
đối với trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của các hộ
gia đình cư dân ven biển Tiền Hải trên nhiều phương diện khác nhau như gây
khó khăn trong quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và giảm sản lượng.
Giả thuyết 2: Người dân ven biển Tiền Hải đã dựa vào nhiều loại vốn
khác nhau trong cộng đồng như vốn kinh tế (điều kiện kinh tế gia đình), vốn
con người (tuổi, học vấn), vốn xã hội (mạng lưới người thân, bạn bè) để đưa
ra các cách thức khác nhau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản như thay đổi giống, thay
đổi cách thức nuôi trồng, đánh bắt và đa dạng hóa sinh kế.
Giả thuyết 3: Các đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng như quy mô hộ
gia đình, vốn kinh tế (điều kiện kinh tế gia đình), vốn con người (tuổi, học
vấn), vốn xã hội (mạng lưới người thân, bạn bè) là những yếu tố ảnh hưởng
đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân ven biển Tiền Hải.
6
6. Khung phân tích và các biến số
6.1. Khung phân tích
Để làm rõ nội dung nghiên cứu, việc phân tích trong các chương nội
dung của luận án dựa trên các biến số độc lập và phụ thuộc cụ thể. Các biến số
và mối quan hệ giữa các biến số được thể hiện qua khung phân tích dưới đây
(hình 1):
Hình 1: Khung phân tích
6.2. Biến số
6.2.1. Biến số độc lập
- Số thế hệ: 1- 1 thế hệ, 2-hai thế hệ, 3-ba thế hệ, 4- bốn thế hệ trở lên
- Quy mô hộ gia đình: được đo bằng số người trong hộ và số thành viên
trong độ tuổi lao động, số thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm.
- Điều kiện kinh tế của hộ: là điều kiện kinh tế hiện tại của hộ so với khu
vực mình đang cư trú như thế nào? (nghèo/trung bình/khá giả).
Biến đổi khí hậu
Biến độc lập
- Số thế hệ
- Quy mô hộ
- Điều kiện kinh tế
- Loại hình kinh tế
- Học hỏi thêm kinh nghiệm
- Hợp tác làm ăn với hộ khác
- Tham gia tập huấn
- Tuổi, giới tính, học vấn người
tham gia chính
Biến phụ thuộc
Thích ứng với BĐKH trong các lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản
- Thay đổi biện pháp/cách thức
- Chuyển sang hoạt động khác
- Chấp nhận tổn thất
Bối cảnh KTXH địa phương
Chiến lược, chính sách liên quan đến BĐKH
7
- Loại hình kinh tế: thuần nông, hỗn hợp (cả nông nghiệp và phi nông
nghiệp)
- Tham gia tập huấn với biến đổi khí hậu: đã từng tham gia/chưa từng
tham gia
- Học hỏi thêm kinh nghiệm từ người khác: có/không
- Hợp tác làm ăn với hộ khác: có/không
6.2.2. Biến phụ thuộc
Hoạt động thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong các lĩnh
vực: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt. Các hoạt động này được tìm
hiểu ở các khía cạnh:
- Thay đổi cách thức/biện pháp
- Chuyển sang hoạt động khác
- Chấp nhận tổn thất
Biến phụ thuộc được cụ thể như sau:
1. Thích ứng
trong lĩnh
vực trồng
trọt
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Đầu tư nhiều chi phí hơn
2. Bố trí thêm nhân công
3. Thay đổi giống cây trồng
4. Thay đổi cơ cấu cây trồng
5. Điều chỉnh lịch thời vụ
6. Thay đổi kỹ thuật canh tác
7. Tăng diện tích canh tác
8. Giảm diện tích canh tác
9. Nâng cấp hệ thống tưới tiêu
10. Cải tạo đồng ruộng
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không
1. Một số lao động của hộ gia
đình chuyển sang làm nghề khác
2. Một số lao động trong hộ
8
chuyển đến địa phương khác làm
ăn
3. Không trồng trọt nữa
- Chấp nhận tổn thất
Có/ không
1. Không có cách thích ứng gì
2. Thích ứng
trong lĩnh
vực chăn
nuôi
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Đầu tư nhiều chi phí hơn
2. Bố trí thêm nhân công
3. Thay đổi phương thức chăn
nuôi
4. Thay đổi giống vật nuôi
5. Tăng/giảm quy mô chăn nuôi
6. Nâng cấp hệ thống chuồng trại
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không
1. Một số người trong hộ chuyển
sang làm nghề khác
2. Một số lao động trong hộ
chuyển đến địa phương khác làm
ăn
3. Không chăn nuôi nữa
- Chấp nhận tổn thất
Có/không
1. Không có cách thức gì
3. Thích ứng
trong lĩnh
vực nuôi
trồng thủy
sản
- Thay đổi cách thức/
biện pháp:
Có/không
1. Thay đổi giống
2. Thay đổi phương thức nuôi
trồng
3. Thay đổi cơ cấu nuôi trồng
4. Đầu tư thêm trang thiết bị
5. Nâng cấp ao/đầm
6. Bố trí thêm nhân công
9
7. Tăng/giảm quy mô
- Chuyển sang hoạt
động khác
Có/không