Nho giáo ra đời thời Xuân Thu -Chiến Quốc -thời kỳ mà tình hình
kinh tế -xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước
chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm
vào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo
đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ
loạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho
giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dục
đạo đức cho con người -nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở các
phạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với người
phụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyết
tam tòng, tứ đức.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi vào Việt
Nam, nó được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hòavốn có của người
Việt. Trong quá trình tồn tại, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo
làm công cụ để thiết lập ổn định trật tự xã hội và duy trì sự thống trị của giai
cấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã có
chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nội
dung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đứclà những quy phạm
giáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng
rất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sốngcủa người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh
các giá trị tích cực, thuyết tam tòng, tứ đức có nhiều mặt tiêu cực, trói buộc
người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm các bước tiến của
họ. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đứctrên chặng đường dài của lịchsử dân
tộc, nó vẫn có giá trị nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến
không còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo nói chung; thuyết tam
tòng, tứ đứcnói riêng vẫn còn tồn tại ít nhiều và có ảnh hưởng đến người phụ
2
nữ Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Những ảnh hưởng tiêu
cực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới ở nước
ta hiện nay.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiệncông cuộc Đổi
mới. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc. Trải qua
gần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế là
nền tảng. Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới không
chỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệm
về con người và giải phóng con người. Đảng ta luôn xác định, con người là
yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảo
nắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Công cuộc Đổi mới đã dẫn đến
những thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụ
nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay
phải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà,
tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đứcđược sử dụng
một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò của
người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy việc cần thiết
phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đứctrong Nho
giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp
nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn
vấn đề: “Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay”làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của m ình
174 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3611 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ VÂN
thuyÕt tam tßng, tø ®øc trong nho gi¸o
vµ ¶nh hëng cña nã ®èi víi ngêi phô n÷
viÖt nam hiÖn nay
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Vân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết tam
tòng, tứ đức trong Nho giáo 5
1.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ
đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 12
1.3. Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam
hiện nay 18
Chương 2: THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO 23
2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc 23
2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam 38
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI
VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62
3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người
phụ nữ Việt Nam hiện nay 62
3.2. Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người
phụ nữ Việt Nam hiện nay 89
3.3. Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ
đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 108
3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 115
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ
ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 124
4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay 124
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay 135
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người
già - người ốm, dạy bảo con 94
Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình 95
Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình
giới tính người trả lời 95
Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh 96
Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình theo vùng
điều tra 96
1MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình
kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước
chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm
vào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo
đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ
loạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho
giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dục
đạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở các
phạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với người
phụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyết
tam tòng, tứ đức.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi vào Việt
Nam, nó được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hòa vốn có của người
Việt. Trong quá trình tồn tại, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo
làm công cụ để thiết lập ổn định trật tự xã hội và duy trì sự thống trị của giai
cấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã có
chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nội
dung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đức là những quy phạm
giáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng
rất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh
các giá trị tích cực, thuyết tam tòng, tứ đức có nhiều mặt tiêu cực, trói buộc
người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm các bước tiến của
họ. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức trên chặng đường dài của lịch sử dân
tộc, nó vẫn có giá trị nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến
không còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo nói chung; thuyết tam
tòng, tứ đức nói riêng vẫn còn tồn tại ít nhiều và có ảnh hưởng đến người phụ
2nữ Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Những ảnh hưởng tiêu
cực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân… là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới ở nước
ta hiện nay.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện công cuộc Đổi
mới. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc. Trải qua
gần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế là
nền tảng. Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới không
chỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệm
về con người và giải phóng con người. Đảng ta luôn xác định, con người là
yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảo
nắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Công cuộc Đổi mới đã dẫn đến
những thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụ
nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay
phải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà,
tích cực tham gia các hoạt động xã hội...
Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đức được sử dụng
một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò của
người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy việc cần thiết
phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho
giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp
nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn
vấn đề: “Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong
Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận án đề
3xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng
tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối
với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho
giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam tòng,
tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những
ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng,
tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản trong thuyết tam tòng, tứ
đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
vấn đề phụ nữ
- Luận án dựa trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Nho giáo và
các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng phương
pháp văn bản học- trích dẫn từ những tài liệu gốc; sử dụng đúng đắn, phù hợp
với các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, đối
chiếu, so sánh, tổng kết thực tiễn...
45. Những đóng góp mới
- Luận án khái quát những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức
trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam.
- Luận án phân tích rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
- Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những mâu thuẫn đang tồn
tại trong xã hội, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án lý giải rõ hơn về thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và ảnh
hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo
trong việc hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu
Nho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết.
5Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ
THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo
Trong tác phẩm Nho giáo (quyển Thượng và quyển Hạ), Trần Trọng
Kim đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và các quan điểm của Nho
giáo qua các giai đoạn phát triển chủ yếu. Trong quyển Thượng, tác giả phân
tích cụ thể khái niệm và nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử
phát triển của Nho giáo trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam.
Trong Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã trình bày rõ một số phạm
trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của
Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáo
dục, hoàn thiện nhân cách con người.
Trong tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận, Đào Duy Anh cho rằng,
chúng ta phải có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học khi nhận xét vai
trò của Nho giáo trong xã hội. Ông phê phán thái độ của một số trí thức ở
Trung Quốc và Việt Nam coi Nho giáo chỉ là vô dụng, không phù hợp với
khoa học. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những nội dung
cơ bản của Nho giáo để từ đó đi đến kết luận, Nho giáo “dẫu nó không thích
hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch
sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr.150].
Trái ngược với hai quan điểm trên về Nho giáo (ca ngợi và phủ nhận),
trong Nho giáo xưa và nay [36], Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả hai mặt
tích cực, hạn chế và vấn đề là biết tiếp thu, vận dụng nó như thế nào cho hợp lý.
Trong bài Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam của
Trần Văn Giàu, từ chỗ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho
giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả khái quát một số đặc điểm
của nền đạo đức truyền thống và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho giáo
cần phải khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó
6là chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm trị đạo “thân thân”
gây trở ngại cho thực hiện dân chủ, động viên tài năng [Dẫn theo 135].
Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài trong Quan niệm của Nho giáo về
giáo dục con người [110] đã khái quát quan điểm giáo dục con người của Nho
giáo nhằm đào tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đức
cao quý, ham hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làm
quan. Những người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lực
lượng để bổ sung cho các thế lực cầm quyền duy trì chế độ phong kiến. Song,
Nho giáo dạy đạo làm người theo quan điểm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chứa
đựng nhiều yếu tố hợp lý. Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu có
chọn lọc, bởi vậy, nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Bài Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam của
Phan Mạnh Toàn [162] đã khái quát sự biến đổi của Nho giáo ở Việt Nam bị
chi phối bởi ba nhân tố chủ yếu. Một là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Hai là, truyền bá vào Việt Nam bên cạnh Nho
giáo còn có Phật giáo, Lão giáo, Đạo giáo... Giữa chúng có sự giao thoa và tác
động đến tư tưởng, quan niệm nhân sinh của người Việt. Ba là, trong quá
trình Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam, đối tượng chịu ảnh hưởng sâu
sắc nhất là những nhà Nho. Họ ít nhiều được học những câu chữ của các
thánh hiền đạo Nho. Họ có thể tiếp thu, giải thích và tận dụng Nho giáo theo
những cách, những chiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trường
chính trị, khả năng nhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhu
cầu cuộc sống.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thuyết tam tòng, tứ đức
Nguyễn Xuân Diện trong Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học đã
khảo sát, đánh giá về trữ lượng, giá trị Nho học và kết luận: các tư liệu viết
bằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất, vì chúng được biên soạn ngay
trong thời kỳ Nho giáo còn thịnh và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho học
trong lịch sử. Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 61 tên tài liệu về gia đình
truyền thống, đấy là chưa kể đến 264 cuốn gia phả của các dòng họ. Trong số
tài liệu trên có tới 51 tên tài liệu về gia huấn. Về gia huấn, trên Tạp chí Hán
7Nôm số 3 (28) - 1996, tác giả Lê Thu Hương đã thông báo có khoảng 34 tên
tài liệu. Bên gia huấn có niên đại sớm nhất mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm
còn lưu giữ là Cùng đạt gia huấn (VHv.286). Đây là một bản viết tay, có niên
đại 1733, do Hồ Sĩ Tích soạn. Cuốn này chép những bài học kinh nghiệm
trong cuộc đời của ông, dạy con cháu trong nhà giữ gìn nền nếp, biết cần
kiệm, cẩn thận, khiêm tốn, tránh kiêu căng, xa xỉ, đắm chìm trong chuyện
rượu chè... Nói chung, sách gia huấn nêu ra những chuẩn mực ứng xử trong gia
đình như cha con, vợ chồng, anh em, hoặc mở rộng ra trong mối quan hệ xã hội
(quan hệ láng giềng, bạn bè). Một số bản còn đề cập đến giáo dục giới tính cho
con trai, con gái (Hành tham gia huấn, Nữ huấn tam tự thư, Xuân Đình gia
huấn). Riêng về bàn luận về Nữ huấn có 10 tên tài liệu [Dẫn theo 174].
Trong Nho học và Nho học Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [156] đã có
nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của xã hội đối với xã hội và con
người Việt Nam trong lịch sử. Khi đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho
giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng
hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan. Quan
niệm của Nho giáo về thuyết tam tòng, tứ đức thuộc về nhân sinh quan (quan
niệm về đạo đức người phụ nữ trong xã hội phong kiến). Chính vì vậy, tư
tưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần con người Việt
Nam, phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên [135]
có một số bài viết đề cập tới vấn đề đạo đức của Nho giáo - thuyết tam tòng,
tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam.
Bài Nho giáo triều Nguyễn và sự thất bại hoàn toàn của nó trước thử
thách của lịch sử của Nguyễn Tài Thư có nhận định rằng “vua quan nhà
Nguyễn chỉ muốn người phụ nữ cam tâm tới số phận thấp hèn để không còn
khả năng gì có thể gây tác hại cho trật tự xã hội đương thời”. Tác giả khẳng
định: “Hoảng sợ trước sức mạnh của phụ nữ mà Bùi Thị Xuân, một nữ tướng
của Tây Sơn là tiêu biểu, bực tức trước những yêu cầu tự do và bình đẳng của
phụ nữ mà Hồ Xuân Hương nói lên bằng thơ, vua quan nhà Nguyễn ra sức
truyền bá chữ “trinh”. Một mặt họ sắc phong cho những người mà họ cho là
8thủ tiết với chồng, mặt khác họ ra sức tuyên truyền sự nhẫn nhục của người
vợ. Nguyễn Hàn Minh chủ trương người vợ bị chồng ruồng bỏ thì không nên
trách chồng mà nên “trinh nhất” với chồng để được tiếng khen là có nết quý.
Nguyễn Văn Siêu thì kêu gọi “đã bước lên cửa nhà chồng, sống chết không
dám khác”. Nguyễn Đức Đạt thì quả quyết: “làm vợ lẽ không gặp vợ cả hung
bạo thì không tỏ được đức hiền” [Dẫn theo 135, tr.515].
Bài viết Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến
Việt Nam của Nguyễn Đức Sự, lý giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được
vị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống, con
người trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả cho
rằng: “nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ở nước ta hồi thế kỷ
XIV và XV trở thành cơ sở xã hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào
đời sống. Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần
củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình” [135,
tr.424]. Về sự tuyên truyền và phổ biến đạo đức Nho giáo thời kỳ này tác giả
khẳng định, triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìm
cách làm cho Nho giáo thâm nhập vào trong quần chúng bằng giáo dục và
pháp luật, bằng khen thưởng và trừng phạt. Nhà vua đã ban ra không biết là
bao nhiêu những hứa điều, những bài cáo dụ và những quy định về nghi lễ để
phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm. Các xã trưởng phải có trách nhiệm
giảng dạy những lời cáo và những điều huấn ấy ở những nơi đình đám công
sở cho nhân dân thấm nhuần những lễ giáo phong kiến. Đối với những người
con hiếu đễ, người vợ goá ở vậy thờ chồng và hầu hạ cha mẹ chồng cho đến
chết đều được nhà nước biểu dương như những tấm gương tốt về đạo đức.
Trái lại những người nào làm trái những quy định về nghi lễ của nhà nước thì
sẽ bị khiến trách và chịu tội [Dẫn theo 135, tr.432].
Cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên [71] đã đề cập đến
những quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình.
Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình. Nhưng xuất
phát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ,
Nho giáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng. Bên cạnh đó, tác giả
9cũng chỉ ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đau
khổ, thiệt thòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng. Tác giả
cũng chỉ ra rằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của người
phụ nữ và bên cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải trau
dồi phẩm chất đạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến người
phụ nữ ở quan niệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó là
tiểu nhân và phụ nữ.
Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [35]
đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Ở đây, tác
giả đề cập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò của
người phụ nữ. Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyền
gia trưởng nhằm củng cố chế độ phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, người
phụ nữ phải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòng
trong tam tòng: “Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo,
đừng trái ý chồng. Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó là
truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng, tứ đức [tr.148]. Theo Nho giáo,
người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ được
phép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt đề
cao. Bê