Bà Chúa Kho là một trong những phúc thần của ngƣời Việt, chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân cƣ châu thổ Bắc Bộ. Nhân dân thờ
cúng Bà Chúa Kho ở nhiều nơi, dƣới hình mẫu vị thần “chủ kho”, một nữ nhân vật
thờ vốn tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Việc thờ cúng Bà Chúa Kho là
nhằm tôn vinh một vị nữ thánh, một biểu tƣợng gợi nhắc về nguồn gốc quá khứ đem
đến niềm tự hào của cộng đồng.
Cho đến nay, chƣa có tác giả nào đƣa ra con số thống kê chính xác về các
điểm thờ cúng Bà Chúa Kho trên đất nƣớc Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên, có thể nói rằng số lƣợng đền thờ Bà Chúa Kho
ít nhất cũng hơn chục làng tôn thờ Bà. Kết quả khảo sát của chúng tôi gần đây cho
thấy, các đền thờ Bà Chúa Kho xuất hiện ở các tỉnh, thành phố trong vùng châu thổ
Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Gi ang. Tại
các địa phƣơng này, nhân dân thờ phụng và gọi các vị thánh của làng bằng một tên
gọi giống nhau là “Bà Chúa Kho”, mặc dù họ có nguồn gốc xuất thân và vai trò đóng
góp đối với làng xã và đất nƣớc khác nhau.
Trong gần 30 năm trở lại đây, cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, việc thờ
cúng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành
một hiện tƣợng tín ngƣỡng dân gian khá đặc biệt của ngƣời Việt. Đặc biệt, sinh hoạt
thờ cúng Bà Chúa Kho ở một số làng đã vƣợt khỏi quy mô địa phƣơng, trở thành một
sự kiện tâm linh quan trọng của vùng, tạo sức thu hút hàng trăm nghìn lƣợt khách hành
hƣơng đến chiêm bái mỗi năm. Sự phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho không chỉ tác
động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của ngƣời Việt ở châu thổ Bắc Bộ mà còn ảnh
hƣởng đến cả phƣơng diện hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của đông đảo ngƣời
dân, trong một số trƣờng hợp nó tạo ra sự thay đổi về cơ cấu lao động nghề nghiệp,
mức sống của cƣ dân trong khu vực có sinh hoạt nghi lễ.
260 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín ngưỡng bà Chúa Kho ở Châu Thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, Thành phố Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trần Thị Thủy
tÝn ng-ìng bµ chóa kho ë ch©u thæ b¾c bé:
nghiªn cøu tr-êng hîp thê bµ chóa kho
ë lµng cæ mÔ, thµnh phè b¾c ninh
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Trần Thị Thủy
tÝn ng-ìng bµ chóa kho ë ch©u thæ b¾c bé:
nghiªn cøu tr-êng hîp thê bµ chóa kho
ë lµng cæ mÔ, thµnh phè b¾c ninh
Chuyên ngành: Văn hoá dân gian
Mã số: 62 22 01 30
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN
TS. PHAN PHƢƠNG ANH
Hà Nội - 2015
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tư liệu
được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện
đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
Tác giả
Trần Thị Thủy
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GS : Giáo sƣ
GS.TS : Giáo sƣ, Tiến sĩ
HN : Hà Nội
KHXH : Khoa học xã hội
KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn
Nxb : Nhà xuất bản
PGS.TS : Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ
PL : Phụ lục
QĐ : Quyết định
QLDT-DT : Quản lý di tích danh thắng
ThS : Thạc sĩ
TS : Tiến sĩ
TTg : Thủ tƣớng Chính phủ
UBND : Ủy ban nhân dân
VHDT : Văn hóa dân tộc
VHNT : Văn học nghệ thuật
VHTT : Văn hóa thông tin
VHTTCS : Văn hóa thông tin cơ sở
VHTTDL : Văn hóa Thông tin Du lịch
VHTT-TT : Văn hóa thông tin thể thao
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 2
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 13
1.2. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án .............. 24
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN VIỆC THỜ PHỤNG BÀ CHÚA KHO Ở VÙNG CHÂU
THỔ BẮC BỘ ............................................................................................................... 37
2.1. Nhân vật truyền thuyết Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ..................... 37
2.2. Các nhân vật đồng dạng ......................................................................................... 49
2.3. Một số nhận xét ...................................................................................................... 55
Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH "SÁNG TẠO TRUYỀN THỐNG" TÍN NGƢỠNG BÀ
CHÚA KHO Ở LÀNG CỔ MỄ ..................................................................................... 60
3.1. Quá trình tạo dựng di tích đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ .................................... 60
3.2. Sáng tạo trong thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ............................................. 69
3.3. Sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng ......................................................... 85
3.4. Truyền thuyết Bà Chúa Kho và sáng tạo dân gian ................................................ 90
3.5. Những kết quả của quá trình tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ
sau thời kỳ Đổi mới ..................................................................................................... 104
Chƣơng 4: TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO, NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ....... 113
4.1. Vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ ............................... 113
4.2. Vai trò của cá nhân, cộng đồng và Nhà nƣớc ...................................................... 120
4.3. Duy trì và phát huy giá trị truyền thống trong quá trình tạo dựng tín ngƣỡng
Bà Chúa Kho ............................................................................................................... 131
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 136
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN .............. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 141
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 151
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bà Chúa Kho là một trong những phúc thần của ngƣời Việt, chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân cƣ châu thổ Bắc Bộ. Nhân dân thờ
cúng Bà Chúa Kho ở nhiều nơi, dƣới hình mẫu vị thần “chủ kho”, một nữ nhân vật
thờ vốn tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Việc thờ cúng Bà Chúa Kho là
nhằm tôn vinh một vị nữ thánh, một biểu tƣợng gợi nhắc về nguồn gốc quá khứ đem
đến niềm tự hào của cộng đồng.
Cho đến nay, chƣa có tác giả nào đƣa ra con số thống kê chính xác về các
điểm thờ cúng Bà Chúa Kho trên đất nƣớc Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên, có thể nói rằng số lƣợng đền thờ Bà Chúa Kho
ít nhất cũng hơn chục làng tôn thờ Bà. Kết quả khảo sát của chúng tôi gần đây cho
thấy, các đền thờ Bà Chúa Kho xuất hiện ở các tỉnh, thành phố trong vùng châu thổ
Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang... Tại
các địa phƣơng này, nhân dân thờ phụng và gọi các vị thánh của làng bằng một tên
gọi giống nhau là “Bà Chúa Kho”, mặc dù họ có nguồn gốc xuất thân và vai trò đóng
góp đối với làng xã và đất nƣớc khác nhau.
Trong gần 30 năm trở lại đây, cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, việc thờ
cúng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành
một hiện tƣợng tín ngƣỡng dân gian khá đặc biệt của ngƣời Việt. Đặc biệt, sinh hoạt
thờ cúng Bà Chúa Kho ở một số làng đã vƣợt khỏi quy mô địa phƣơng, trở thành một
sự kiện tâm linh quan trọng của vùng, tạo sức thu hút hàng trăm nghìn lƣợt khách hành
hƣơng đến chiêm bái mỗi năm. Sự phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho không chỉ tác
động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của ngƣời Việt ở châu thổ Bắc Bộ mà còn ảnh
hƣởng đến cả phƣơng diện hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của đông đảo ngƣời
dân, trong một số trƣờng hợp nó tạo ra sự thay đổi về cơ cấu lao động nghề nghiệp,
mức sống của cƣ dân trong khu vực có sinh hoạt nghi lễ.
Sau Đổi mới, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ hiện tƣợng thờ cúng nhân vật Bà
Chúa Kho. Trƣớc hết, đó là sự xuất hiện đa dạng những “dị bản” về các nhân vật gọi là
Bà Chúa Kho. Có làng thờ Bà Chúa Kho nhƣ một nữ thần nông nghiệp. Có làng thờ
5
Bà Chúa Kho nhƣ một nữ thần chủ kho. Lại có làng thờ Bà nhƣ một nữ thần "chủ ngân
hàng" có khả năng cho ngƣời sống cõi dƣơng gian vay tiền của thế giới cõi âm hay cõi
thần linh.
Trong số các điểm thờ cúng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ, đền Bà Chúa
Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh nổi lên nhƣ một trung tâm
tín ngƣỡng lớn của vùng và có sự vƣợt trội so với các làng có thờ nhân vật "Bà Chúa
Kho" khác. Nhiều bằng cứ cho thấy, có một sự chuyển dịch vai trò của Bà Chúa Kho
trong bối cảnh hiện nay so với quá khứ. Tại đây, ngƣời dân thờ cúng Bà đã có sự thay
đổi quan niệm khi coi Bà từ một vị thần nông nghiệp, rồi nữ thần coi kho lƣơng trở
thành một Bà Chúa Kho tiền có khả năng ban phát các khoản vay cho dân chúng.
Những câu chuyện về quyền năng cho vay tiền của Bà Chúa Kho đã đƣa Bà trở thành
một vị thần quyền uy trong bối cảnh đổi mới kinh tế thị trƣờng [26, tr.1]. Tại đền Bà
Chúa Kho ở Cổ Mễ, ngƣời dân và các khách thập phƣơng tìm về lễ bái tôn thờ Bà nhƣ
một Bà chủ ngân hàng, xuất phát từ một niềm tin phổ biến rằng Bà rất linh thiêng, giữ
ngân xuyến tiền bạc, có quyền năng ban phát những khoản vay vô hạn cho những tín
đồ thành tâm. Bà còn là nơi ngƣời ta đặt hy vọng giúp tránh khỏi những tai ƣơng khúc
mắc trên đƣờng đời, giải quyết vấn đề kinh tế, và nhiều việc khác trong cuộc sống.
Sự thay đổi chức năng của Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ đã góp phần làm cho
ngôi đền này trở nên linh thiêng đối với tầng lớp thị dân, những ngƣời làm ăn kinh
doanh buôn bán. Chính điều này khiến cho ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng khác có xu
hƣớng nhận nhân vật Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ là ngƣời gốc của làng mình và tranh
thủ khai thác việc phụng thờ cúng ảo ảnh của Bà. Cũng có nơi, ngƣời dân tiếp thu cách
sáng tạo của dân làng Cổ Mễ để áp dụng vào trƣờng hợp thờ cúng nhân vật đồng dạng
ở địa phƣơng của họ.
Có thể nói, bối cảnh kinh tế, xã hội mới đã mang lại cho tín ngƣỡng Bà Chúa
Kho ở làng Cổ Mễ và một số địa phƣơng những yếu tố tạo dựng mới so với quá khứ.
Tại đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, trong khoảng vài thập niên trở lại đây, ngƣời ta
chứng kiến quá trình không ngừng mở rộng khu di tích, hệ thống điện thờ và thậm
chí cả những câu chuyện về nhân vật Bà Chúa Kho do ngƣời dân tạo dựng nhằm thu
hút khách hành hƣơng từ nhiều nơi đến vay tiền xin lộc. Trong quá trình tạo dựng
một “truyền thống” tín ngƣỡng mới, ngƣời dân làng Cổ Mễ đã tạo dựng một mô hình
6
quản lý tín ngƣỡng mới. Mô hình quản lý này có nhiều điểm tƣơng đồng với cách tổ
chức truyền thống, thể hiện mạnh mẽ vai trò tự quản của cộng đồng trong việc duy trì
và phát triển tín ngƣỡng.
Trong bối cảnh ấy, tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ
của các nhà khoa học bởi nó thể hiện nhiều khía cạnh và động năng của một xã hội
chuyển đổi. Cho đến nay, có hàng chục công trình nghiên cứu về Bà Chúa Kho. Các
nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung khám phá 2 nhóm vấn đề chủ yếu, đó là:
- Các tác giả muốn tìm hiểu, làm rõ nguồn gốc hình thành tín ngƣỡng Bà Chúa
Kho. Trên cơ sở khảo cứu những tƣ liệu thƣ tịch và điền dã, các tác giả đã cung cấp
cho ngƣời đọc thấy đƣợc những dị bản khác nhau về truyền thuyết Bà Chúa Kho trong
bối cảnh không gian văn hóa vùng Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang); sự thay
đổi hệ thống di tích, điện thờ; nguồn gốc và hành trạng của nhân vật Bà Chúa Kho.
- Nhóm tác giả tập trung mô tả hiện trạng, những vấn đề bất cập và khám phá
các nguyên nhân biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đặt trong bối cảnh chuyển đổi
kinh tế xã hội Việt Nam sau giai đoạn Đổi mới (từ năm 1986 trở lại). Các nghiên cứu
đã cho thấy sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, sự thay đổi chính
sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động thực hành nghi lễ Bà Chúa Kho. Thông qua
nghiên cứu trƣờng hợp, các bài viết đã làm rõ xu hƣớng “thƣơng mại hóa” lễ hội
truyền thống Bà Chúa Kho ở bối cảnh đƣơng đại. Các tác giả có quan điểm khá thống
nhất khi cho rằng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một hiện tƣợng xã hội phản ánh sinh
động thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc trong thời kỳ Đổi mới, với chủ
trƣơng và chính sách khuyến khích mọi ngƣời làm giàu, với cơ chế kinh tế thị trƣờng
để vận hành một nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần. Một số bài viết khác có xu
hƣớng phê phán những bất cập nảy sinh từ quá trình phục hồi và phát triển tín ngƣỡng
Bà Chúa Kho nhƣ yếu tố lai căng, biến dạng của di sản hay yếu tố mê tín, thƣơng mại
hóa lễ hội. Những tác giả này thƣờng đứng trên quan điểm muốn bảo tồn "nguyên gốc"
di sản tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, phủ nhận sự tạo dựng nghi lễ vay tiền, xin lộc trong
tín ngƣỡng gắn với vị thánh này.
Các nghiên cứu về tín ngƣỡng Bà Chúa Kho giúp làm sáng tỏ những nhận thức
mới về nguồn gốc Bà Chúa Kho, vị trí, vai trò của tín ngƣỡng này trong đời sống
7
đƣơng đại; không chỉ góp phần làm sáng tỏ một số nguyên nhân biến đổi sinh hoạt tín
ngƣỡng Bà Chúa Kho ở bối cảnh sau Đổi mới, các nghiên cứu còn cung cấp một số
giải pháp giúp các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phƣơng có cơ sở quản lý lễ
hội tốt hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây chƣa đƣa ra đƣợc một trƣờng hợp nghiên
cứu nào nhằm làm rõ quy luật biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo hƣớng truyền
thống biến đổi cho phù hợp với bối cảnh mới; chƣa đặt hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà
Chúa Kho làng Cổ Mễ trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ để so sánh với các nơi khác thờ
Bà Chúa Kho nhằm làm rõ hiện tƣợng “tín ngƣỡng có sức thu hút đặc biệt” này.
Thực tế cho thấy, quá trình biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ
Bắc Bộ nói chung và ở làng Cổ Mễ nói riêng là một ví dụ điển hình về sự biến đổi văn
hóa theo hƣớng truyền thống đƣợc sáng tạo cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội,
chính trị sau Đổi mới. Sự “sáng tạo truyền thống” ấy đƣợc thể hiện qua 4 khía cạnh:
sáng tạo truyền thuyết; sáng tạo nghi lễ; sáng tạo điện thờ, không gian tín ngƣỡng; và
sáng tạo cơ cấu tổ chức. Xuyên suốt quá trình tạo dựng hay sáng tạo truyền thống,
cộng đồng nổi lên nhƣ một chủ thể có vai trò quyết định, bên cạnh sự ảnh hƣởng một
phần nào của Nhà nƣớc và các tầng lớp xã hội khác bên ngoài cộng đồng.
Các nghiên cứu trƣớc đây phần lớn tập trung phân tích các nguyên nhân bên
ngoài và điều kiện dẫn đến sự biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, chƣa làm rõ đƣợc các
nguyên nhân bên trong với vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng địa phƣơng (kèm
theo động cơ của họ về kinh tế, chính trị, xã hội...) trong việc tạo dựng văn hóa truyền
thống để phù hợp với bối cảnh thay đổi.
Một số học giả cho rằng để giải thích sự biến đổi văn hóa bên trong cộng đồng,
cần thiết phải xem xét lại quan niệm về truyền thống và hiện đại. Khi nào một yếu tố
sáng tạo mới đƣợc coi là truyền thống? Việc sáng tạo truyền thống nhằm mục đích gì?
Eric Hobsbawm (1917-2012), nhà sử học ngƣời Anh qua lý thuyết "sáng tạo truyền
thống" của ông đã chỉ ra không có cái gọi là truyền thống một cách thuần khiết. Tạo
dựng truyền thống vì thế là một công cụ đƣợc “cộng đồng hay nhóm xã hội sử dụng một
cách tích cực chủ động hay vô thức để củng cố cho sự tồn tại và phát triển của mình
trong sự cạnh tranh tồn tại” [55, tr.50].
8
Hiện tƣợng sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một ví dụ điển hình đã gợi mở
cho nhà nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề “sáng tạo truyền thống” của cộng đồng làng xã
Việt Nam trong bối cảnh đất nƣớc tiến hành công cuộc Đổi mới. Từ những vấn đề
nghiên cứu còn bỏ trống, chúng tôi thấy cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu biến đổi
tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo quan điểm lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của tác giả
Eric Hobsbawm . Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Tín ngưỡng Bà
Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ
Mễ, thành phố Bắc Ninh. Thông qua nghiên cứu trƣờng hợp Bà Chúa Kho ở làng Cổ
Mễ, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh với các vị thần "đồng dạng" ở châu thổ Bắc
Bộ và khám phá quá trình "sáng tạo truyền thống" của cộng đồng làng Cổ Mễ; chúng
tôi muốn đóng góp một phần nào kết quả nghiên cứu về làm rõ quy luật biến đổi tín
ngƣỡng Bà Chúa Kho nói riêng, tín ngƣỡng dân gian Việt Nam nói chung, hy vọng
đây sẽ là một nghiên cứu trƣờng hợp hữu ích để đối thoại với một số nghiên cứu của
các tác giả khác cũng sử dụng cách tiếp cận này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là khám phá, làm rõ quá trình "sáng tạo
truyền thống” với nội hàm sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và cơ cấu
tổ chức quản lý gắn với đối tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối
cảnh sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ. Cách thức mà
cộng đồng biến đổi truyền thống để phù hợp với bối cảnh thay đổi kinh tế, xã hội sau
Đổi mới. Quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một trong
những cách thức bảo tồn và phát huy di sản của cộng đồng làng Cổ Mễ nhằm duy trì
truyền thống, kết nối truyền thống với hiện đại, tiếp tục dòng chảy phát triển của văn
hóa dân gian trong đời sống đƣơng đại. Thông qua nghiên cứu về quá trình “sáng tạo
truyền thống” trên đây, luận án góp phần kiểm chứng lý thuyết "sáng tạo truyền thống"
của một số học giả phƣơng Tây mà tiêu biểu là Eric Hobsbawm (học giả ngƣời Anh) -
một lý thuyết khá phù hợp để giải thích về sự sáng tạo và biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa
Kho ở Việt Nam kể từ sau giai đoạn Đổi mới.
Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các nội dung sau:
- Xác định khái niệm “sáng tạo truyền thống” và luận điểm của tác giả Eric
Hobsbawm và các cộng sự.
9
- Tổng quan phân tích làm rõ diện mạo sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở
châu thổ Bắc Bộ; nhận diện nhân vật thờ Bà Chúa Kho và các nhân vật đồng dạng.
- Phân tích, mô tả quá trình "sáng tạo truyền thống" và thiêng hóa tín ngƣỡng
Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh. Quá trình sáng tạo này đƣợc thực
hiện thông qua các phƣơng diện sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và
cơ cấu tổ chức quản lý lễ hội tín ngƣỡng của làng Cổ Mễ.
- Bàn luận và giải thích những yếu tố góp phần tạo dựng vị thế nổi trội của tín
ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống
vùng châu thổ Bắc Bộ; vai trò của cá nhân, cộng đồng và Nhà nƣớc trong phát triển tín
ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ; ý nghĩa của việc duy trì và phát huy giá trị truyền
thống trong quá trình sáng tạo tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở làng Cổ
Mễ, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh chung của tín ngƣỡng này ở châu thổ Bắc Bộ.
Khi tiếp cận nghiên cứu đối tƣợng trên, chúng tôi sẽ nghiên cứu các thành tố tạo nên
tín ngƣỡng Bà Chúa Kho: từ vị trí địa lý, sự phân bố đền thờ, tiếp cận không gian văn
hoá 9 làng tại 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định
- nơi có sinh hoạt tín ngƣỡng trên; đến việc nghiên cứu truyền thuyết, thần tích, di tích,
lễ hội và phong tục thờ cúng, trong đó nhấn mạnh vào sự sáng tạo và biến đổi tín
ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ và lý giải hiện tƣợng phát triển tín ngƣỡng đặc
biệt ở điểm thờ tự này. Mặt khác, luận án đặt vấn đề nghiên cứu hiện tƣợng tín ngƣỡng
Bà Chúa Kho trong bối cảnh khi các chính sách của Nhà nƣớc về tôn giáo tín ngƣỡng
đƣợc ban hành, dƣới sự tác động của kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế của đất
nƣớc xung quanh sự biến đổi tín ngƣỡng này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Là không gian thờ phụng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, có
so sánh với không gian thờ Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng nhƣ làng Quả Cảm, xã Hoà
Long và làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;
làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; làng Hạ Đồng, xã
10
Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; phố Thiên Đức, phƣờng Vệ An, thành phố Bắc
Ninh; phƣờng Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên;
phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định và xã Liên Hiệp, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái
Bình. Việc so sánh, đối chiếu này sẽ góp phần làm rõ vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà
Chúa Kho làng Cổ Mễ; thông qua đó tìm hiểu những sáng tạo và biến đổi văn hóa truyền
thống ở châu thổ Bắc Bộ.
Phạm vi thời gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu thực trạng sinh hoạt tín
ngƣỡng Bà Chúa Kho từ năm 1986 - thời kỳ đầu Đổi mới, và đặc biệt từ năm 1989, thời
điểm đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích lịch sử, văn
hóa, từ đó, nhiều ngƣời hành hƣơng đã đến cúng lễ, tạo nên một hiện tƣợng “nóng” trong
đời sống tín ngƣỡng các tỉnh vùng châu thổ Bắc Bộ, và nghiên cứu đến thời điểm hiện nay
- năm 2015, thời điểm mà tín ngƣỡng này đang dần đi vào chiều sâu. Luận án cũng có chú
trọng đến chiều cạnh lịch sử, nhất là trong việc phân tích các truyền thuyết để thấy đƣợc
các biến thiên trong chiều dài lịch sử của tín ngƣỡng này.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu c