Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 –tháng 12 năm 2008 tại Khoa
Thủy Sản -Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tìm hiểu sự thay đổi vềtiêu hóa
của tôm sú (Penaeus monodon) kích cỡ 10±2 g trong môi trường độ mặn khác
nhau. Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu
hóa thức ăn của tôm sú (thí nghiệm 1) được tiến hành trên bể nhựa tròn, thể
tích 1m3
, gồm 4 nghiệm thức: (1) Độ mặn thấp nhất mà tôm còn khả năng điều
hòa áp suất thẩm thấu để duy trì sự sống (3‰), (2) Độ mặn cao nhất mà áp
suất thẩm thấu của tôm lớn hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường
(15‰), (3) Độ mặn mà áp suất thẩm thấu của tôm tương đương với áp suất
thẩm thấu của môi trường (25‰) và (4) Độ mặn thấp nhất mà áp suất thẩm
thấu của tôm nhỏ hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường (35‰). Ở thí
nghiệm này, dạ dày tôm được thu sau khi cho tôm ăn với nhịp thu 20, 40 phút,
1, 2, 3, 4 và 5 giờ,mỗi nhịp thu 10 dạ dày tôm ở mỗi nghiệm thức để xác định
thời gian tôm sử dụng thức ăn và thời gian tôm tiêu hóa hết thức ăn trong dạ
dày. Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu
hóa đạm và năng lượng của tôm sú (thí nghiệm 2) được thực hiện trên bể
composite hình chữ nhật 0,5m
3
, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên,
gồm 4 nghiệm thức (giống thí nghiệm 1) và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lẩn.
Việc xác định độ tiêu hóa của tôm thông qua việc sử dụng chất đánh dấu
Cromic Oxide (Cr2O3). Chất đánh dấu này không được tôm tiêu hóa và hấp
thu nên tỷ lệ nồng độ chất đánh dấu trong phân và trong thức ăn chính là sự
tiêu hóa thức ăn của tôm. Kết quả cho thấy, ở độ mặn 3‰ và 15‰ thời gian sử
dụng thức ăn của tôm ngắn hơn ở độ mặn 25‰ và 35‰. Tuy nhiên, tổng thời
gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ là
tương đương nhau (4-5 giờ sau khi cho ăn) và tổng thời gian sử dụng và tiêu
hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 3‰ là ngắn nhất (3-4 giờ sau khi cho ăn). Ở
độ mặn quá thấp (3‰) độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của
tôm thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các độ mặn 15, 25 và 35‰. Nghiên
cứu đề nghị rằng, nuôi tôm ở độ mặn thấp cần tăng tần suất cho tôm ăn trong
ngày nhiều hơn ở độ mặn cao.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hóa và sử dụng thức ăn của tôm sú (penaeus monodon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ THÀNH RÔ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TIÊU HÓA VÀ SỬ
DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
VÕ THÀNH RÔ
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN TIÊU HÓA VÀ SỬ
DỤNG THỨC ĂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
2009
3
LỜI CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Phương và cô Đỗ Thị
Thanh Hương đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô trong khoa Thủy Sản đã dạy bảo, hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập chuyên ngành ở giảng đường đại học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Đoàn Xuân Diệp đã tận tình hỗ trợ,
hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học này.
Cảm ơn các bạn cùng lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K31 và các bạn cùng làm đề
tài tại bộ môn dinh dưỡng và chế biến thủy sản đã động viên và có nhiều hỗ
trợ trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, những người
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi được như
ngày nay.
4
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 – tháng 12 năm 2008 tại Khoa
Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tìm hiểu sự thay đổi về tiêu hóa
của tôm sú (Penaeus monodon) kích cỡ 10±2 g trong môi trường độ mặn khác
nhau. Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu
hóa thức ăn của tôm sú (thí nghiệm 1) được tiến hành trên bể nhựa tròn, thể
tích 1m3, gồm 4 nghiệm thức: (1) Độ mặn thấp nhất mà tôm còn khả năng điều
hòa áp suất thẩm thấu để duy trì sự sống (3‰), (2) Độ mặn cao nhất mà áp
suất thẩm thấu của tôm lớn hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường
(15‰), (3) Độ mặn mà áp suất thẩm thấu của tôm tương đương với áp suất
thẩm thấu của môi trường (25‰) và (4) Độ mặn thấp nhất mà áp suất thẩm
thấu của tôm nhỏ hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường (35‰). Ở thí
nghiệm này, dạ dày tôm được thu sau khi cho tôm ăn với nhịp thu 20, 40 phút,
1, 2, 3, 4 và 5 giờ, mỗi nhịp thu 10 dạ dày tôm ở mỗi nghiệm thức để xác định
thời gian tôm sử dụng thức ăn và thời gian tôm tiêu hóa hết thức ăn trong dạ
dày. Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu
hóa đạm và năng lượng của tôm sú (thí nghiệm 2) được thực hiện trên bể
composite hình chữ nhật 0,5m3, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên,
gồm 4 nghiệm thức (giống thí nghiệm 1) và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lẩn.
Việc xác định độ tiêu hóa của tôm thông qua việc sử dụng chất đánh dấu
Cromic Oxide (Cr2O3). Chất đánh dấu này không được tôm tiêu hóa và hấp
thu nên tỷ lệ nồng độ chất đánh dấu trong phân và trong thức ăn chính là sự
tiêu hóa thức ăn của tôm. Kết quả cho thấy, ở độ mặn 3‰ và 15‰ thời gian sử
dụng thức ăn của tôm ngắn hơn ở độ mặn 25‰ và 35‰. Tuy nhiên, tổng thời
gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 15, 25 và 35‰ là
tương đương nhau (4-5 giờ sau khi cho ăn) và tổng thời gian sử dụng và tiêu
hóa thức ăn của tôm ở các độ mặn 3‰ là ngắn nhất (3-4 giờ sau khi cho ăn). Ở
độ mặn quá thấp (3‰) độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của
tôm thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các độ mặn 15, 25 và 35‰. Nghiên
cứu đề nghị rằng, nuôi tôm ở độ mặn thấp cần tăng tần suất cho tôm ăn trong
ngày nhiều hơn ở độ mặn cao.
5
MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1. ĐẶC VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Nội dung của đề tài................................................................................... 2
1.4. Thời gian thực hiện đề tài......................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Đặc điểm sinh học .................................................................................... 3
2.1.1.Đặc điểm hình thái, phân loại ....................................................... 3
2.1.2.Đặc điểm phân bố ......................................................................... 4
2.1.3.Tuổi thọ, sinh sản và vòng đời ...................................................... 5
2.1.4.Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng ...................................... 6
2.1.5. Sinh trưởng................................................................................... 8
2.2. Sơ lược về ảnh hưởng của độ mặn lên Tôm sú ........................................ 9
2.3. Sơ lược phương pháp đánh giá khả năng tiêu hóa ở một số đối
tượng thủy sản......................................................................................... 10
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 11
3.1. Vật liệu .................................................................................................... 11
3.1.1. Nguồn tôm thí nghiệm ................................................................ 11
3.1.2. Nguồn nước dùng cho thí nghiệm............................................... 11
3.1.3. Các vật liệu chính dùng cho thí nghiệm...................................... 11
3.2. Các thí nghiệm ........................................................................................ 11
3.2.1. Thí nghiệm 1 ............................................................................... 11
3.2.2. Thí nghiệm 2 ............................................................................... 13
3.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN................................................................ 16
4.1. Ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa thức ăn
của tôm sú (Penaeus monodon) ................................................................................. 16
4.1.1. Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm...................... 16
4.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên thời gian sử dụng và tiêu hóa
thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon)..................................................................... 17
4.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và
năng lượng của tôm sú (Penaeus monodon) ............................................................... 20
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm....................... 20
4.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên độ tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa
đạm và năng lượng của tôm sú (Penaeus monodon) .................................................. 21
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 24
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 27
6
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon)
Hình 2.2: Vòng đời tôm biển (Motoh, 1981)
Hình 4.1: Sự biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm
Hình 4.2: Sự biến động pH trong thời gian thí nghiệm
Hình 4.3: Thời gian tiêu hóa của tôm thí nghiệm
Hình 4.4: Sự biến động nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm
Hình 4.5: Sự biến động pH trong thời gian thí nghiệm
Hình 4.6: Độ tiêu hóa của tôm thí nghiệm
7
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Ở Việt Nam, với việc cho sinh sản nhân tạo thành công con tôm sú vào
năm 1985 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) đã tạo ra sức bậc
mới cho nghề nuôi tôm biển nói chung. Từ đây, con tôm sú đã dần trở thành
đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống và trong nghề nuôi tôm biển ở nước ta
hiện nay. Đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôm sú đã trở thành
đối tượng nuôi chính trong nghề nuôi thủy sản của các tỉnh ven biển như: Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre,...
Theo thống kê của Bộ Thủy sản (2004), năm 2003 diện tích nuôi tôm
của cả nước là 574 nghìn ha với sản lượng 237 nghìn tấn. Riêng Đồng Bằng
Sông Cửu Long đã chiếm tới 463 nghìn ha với sản lượng đạt gần 170 nghìn
tấn. Vào năm 2006, sản lượng tôm nuôi của cả nước đã lên đến 300 nghìn tấn.
(www.fistenet.gov.vn ).
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm sú thì sự phát
triển của những thành tựu khoa học công nghệ và những ứng dụng của chúng
vào nuôi tôm cũng phát triển không kém. Đã có nhiều nghiên cứu về: môi
trường sống của tôm, nhu cầu dinh dưỡng, sự thành thục, sinh sản, dịch
bệnh,.... Những nghiên cứu này đã góp phần làm cơ sở cho việc phát triển
công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm sú trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, có
một lĩnh vực quan trọng mà ở Việt Nam vẫn còn rất yếu là nghiên cứu về sinh
lý tôm cá. Do nghề cá còn non trẻ cho nên các nghiên cứu sinh lý cá hầu như
còn chủ yếu dựa vào nền tảng của sinh lý động vật có sửa đổi và bổ sung thích
hợp với môi trường sống của thủy sinh vật (Đỗ Thị Thanh Hươngvà Trần Thị
Thanh Hiền, 2000).
Sinh lý tôm cá nói chung thì gồm những mảng lớn như: sinh lý máu,
sinh lý hô hấp, sinh lý tiêu hóa, sinh lý sinh sản, trao đổi chất,... Trong nghiên
cứu sinh lý tôm, người ta thường tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của
môi trường đến các quá trình sinh lý này. Vì thế những nghiên cứu này làm cơ
sở tốt cho việc có được những giải pháp kỹ thuật mới trong quản lý môi
trường nước trong sản xuất giống cũng như trong ương nuôi tôm sú.
Đối với con tôm sú, sự tác động của các yếu tố môi trường đến sinh lý
cơ thể phải kể đến trước tiên là ảnh hưởng của độ mặn. Gần đây cũng có một
số nghiên cứu có liên quan nhưng chỉ tập trung vào ảnh hưởng của độ mặn đến
hô hấp, áp suất thẩm thấu và sinh trưởng của tôm. Bên cạnh đó, vấn đề ảnh
8
hưởng của độ mặn lên sinh lý tiêu hóa của tôm sú cũng rất quan trọng nhưng
hiếm có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Việc cần thiết phải có
những thông tin về vấn đề này để hỗ trợ cho những giải pháp kỹ thuật trong
nghề nuôi tôm là một yêu cầu tất yếu. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó mà đề
tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của độ mặn lên tiêu hóa và sử dụng thức ăn
của Tôm sú (Penaeus monodon)” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng tiêu hóa và thời gian tiêu hóa
thức ăn của tôm sú ở độ mặn khác nhau, làm cơ sở cho việc điều chỉnh lượng
thức ăn và nhịp cho ăn thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả trong nghề nuôi
tôm sú.
1.3. Nội dung nghiên cứu
· Nghiên cứu khả năng tiêu hóa thức ăn, tiêu hóa đạm và năng lượng của
tôm sú ở độ mặn khác nhau.
· Nghiên cứu thời gian tiêu hóa thức ăn của tôm sú ở độ mặn khác nhau.
1.4. Thời gian thực hiện đề tài
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2008- 12/2008. Các thí nghiệm
và phân tích mẫu được thực hiện tại trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm
thuộc Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
9
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm hình thái - phân loại của tôm sú:
Tôm sú (Penaeus monodon) có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Antennata
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Natantia
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon Fabricius (1798)
Theo Nguyễn Văn Chung (1995) được trích dẫn bởi Nguyễn Văn
Thường (2004), Tôm sú ở Việt Nam có các đặc điểm như sau:
Công thức răng chủy: CR =
32
87
-
-
Chủy kéo dài đến rìa của cuống râu I, gờ sau chủy có 3 răng và kéo dài
đến hết bờ sau của carapace. Carapace có gai râu và gai gan nhưng không có
gai hốc mắt. Rãnh bên chủy sâu, dừng ở trước hoặc sau gai thượng vị. Sợi râu
trên và dưới của râu I dài gần bằng nhau và gần bằng cuống râu. Gờ gan thẳng,
song song với mặt lưng của carapace. Chân ngực V không có nhánh ngoài, cơ
thể màu xanh đậm, có những vân sắc tố trắng đen ở các đốt bụng. Phần còn lại
của thân biến đổi từ màu nâu
sang màu xanh hoặc đỏ,
phân nửa chân đuôi có màu
màu đỏ, xanh và màu nâu
đen. Kích thước tối đa 270
mm, thường gặp 122 – 232
mm.
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm sú (Penaeus monodon)
10
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Trên thế giới, tôm sú phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông
Nam Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt tôm bắt
gặp nhiều nhất ở vùng Đông Nam Châu Á như: Đài Loan, Philippine,
Indonesia, Thái Lan, Malaysia (Motoh, 1981).
Ở Việt Nam, tôm sú phân bố ở Vịnh Bắc bộ, ven biển Miền Trung và
Nam bộ, vùng Tây Nam bộ: Sông Ông Đốc, Khánh Hội, Kim Qui, Hòn
Chông, Hà Tiên. (Nguyễn Văn Chung, 1995)
Giai đoạn hậu ấu trùng thì tôm sú sống ở nơi có độ mặn cao như vùng
ven biển ven bờ có giá thể. Các bãi biển đáy bùn hay đáy cát, có cỏ biển là nơi
sinh sống lý tưởng của các loài này. Khi sắp trưởng thành và trưởng thành tôm
có xu hướng di chuyển ra biển sâu, có khi đến 162m. Tôm trưởng thành di cư
ra biển khơi để sinh sản (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Yêu cầu môi truờng sống
Theo Boyd (1982), các yếu tố lí, hoá, sinh của nước và đất bao gồm
nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố quan trọng như sau:
- pH nước: Nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm.
Khoảng thích hợp cho tôm là 7 – 9.
- Độ mặn: Khả năng chịu đựng và thích nghi độ mặn có khác nhau theo
loài. Thông thường các loài tôm có khả năng chịu đựng độ mặn thấp đến 5 –
10 ‰ hay thấp hơn. Độ mặn cao có thể gây chết tôm. Hầu hết các loài tôm có
thể tăng trưởng tốt ở độ mặn 25 – 30 ‰.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất cho tưng truởng của tôm dao động trong
khoảng 25 – 300C. Tôm sú có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn 28oC, trên 30oC
tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ nhiễm bệnh. Nuôi tôm ở nhiệt độ nước 33oC
tôm lớn mau nhưng ngay sau đó tôm đã bị bệnh và chết nhiều. Tôm sẽ ngạt
nếu nhiệt độ khoảng 15-22oC và trên 33oC. Theo một số nghiên cứu khác, khi
nhiệt độ cao hơn 35oC hay dưới 15oC tôm bắt đầu chết (Trần Văn Hòa, 2001).
Lúc còn nhỏ (1gr), tôm lớn nhanh hơn trong nước ấm (30oC), tới khi tôm lớn
hơn (12-18gr), tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27oC thay vì 30oC như
lúc còn nhỏ. ( ytolihoasinh.htm)
- Oxy hòa tan: Oxy hòa tan thấp (0.0 -1.5 mg/l) có thể gây chết tôm tuỳ
thời gain bị tác động và các điều kiện khác. Hàm lượng Oxy hòa tan tốt nhất
11
cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nên trong khoảng giữa 3.5 mg/l đến bão
hòa. Oxy hòa tan quá bão hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm.
- CO2: Hàm lượng CO2 dưới 20 mg/l thông thường chưa ảnh hưởng
đến tôm nếu Oxy đầy đủ.
- H2S: Nồng độ gây chết chưa được xác định
- Ammonia: Ammonia dưới dạng khí NH3 rất độc với hàm lượng trên 1
mg/l có thể gây chết tôm. Hàm lượng dưới 0.1 mg/l cũng gây bất lợi. Ở pH
bằng 9 và độ mặn 20 ppt, khoảng 25 % ammonia ở dạng khí. Vì thế hàm lượn
ammonia tổng số khoảng 0.4 mg/l cũng gây bất lợi cho tôm.
- Nitrite: Thông thường hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến
mức gây chết tôm. Tuy nhiêu, nồng độ cao 4 – 5 mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi
cho tôm.
2.1.3 Tuổi thọ, sinh sản và vòng đời
Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các giai đoạn: Trứng → ấu trùng
→ hậu ấu trùng → tiền trưởng → trưởng thành (Motoh, 1981)
Ở giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng, tôm sú sống trôi nổi ở vùng
khơi do các dòng chảy hải lưu và do thủy triều. Sau khi chuyển qua giai đoạn
ấu niên và tiền thưởng thành, chúng hoàn thiện dần các cơ quan chức năng để
thích nghi với đời sống ở đáy, lúc này gai chủy phát triển và hệ thống mang
phát triển hoàn chỉnh, sử dụng chân bò để đi lại và bắt mồi, chân bơi để bơi
lội, cơ quan sinh dục đực cái đã phân biệt rõ ràng và ngày càng hoàn thiện.
Suốt thời gian này tôm di cư vào những vùng cửa sông và thường cư trú ở
rừng ngập mặn, nơi có độ mặn dao động từ 5 – 20 ‰ để tìm kiếm thức ăn,
sinh trưởng và phát triển.
Trong suốt quá trình di cư tìm thức ăn theo hướng độ mặn giảm, tôm sú
không ngừng tích lũy vật chất để lột xác và lớn lên về chiều dài, khối lượng,
ngày càng hoàn thiện cơ quan sinh sản (buồng trứng, tinh trùng) để bảo đảm
chức năng duy trì nòi giống của loài khi đạt tới kích thước và khối lượng nhất
định. Tôm sú giai đoạn tiền trưởng thành thường có quá trình di cư ngược lại
(từ nơi có độ muối thấp đến nơi có độ muối cao), từ cửa sông hay rừng ngập
mặn ra vùng biển khơi, thời kỳ này đặc trưng bởi sự thành thục sinh dục, có
nghĩa là con đực có tinh trùng nằm trong túi tinh và con cái có trứng nằm
trong buồng trứng.
12
Đến giai đoạn trưởng thành, thời kỳ này tôm sú đã di cư ra ngoài biển
sâu nơi có nước trong, nồng độ muối cao và ổn định, trong quá trình di cư này
đã xảy ra quá trình bắt cặp giao vĩ, và đẻ trứng.
Chu kỳ sống của tôm biển được trình bày qua hình 2.2.
Hình 2.2: Vòng đời tôm biển (Motoh, 1981)
Tuổi thọ của tôm sú là 1-2 năm. Tôm sú đực sống đến 1,5 năm, tôm sú
cái sống đến 2 năm. Ở Indonesia có con tôm cái nặng đến 454g, đẻ 1,4-1,8
triệu trứng. Hẳn nhiên, tôm sú cái thành thục lần đầu trong đời ở thể trọng 45
+ 10g đến khi đạt thể trọng 454g như thế, tôm sú phải trải qua rất nhiều lần lột
xác. Điều đó cho phép suy luận rằng tôm sú có thể đẻ trong nhiều mùa, mỗi
mùa đẻ nhiều lần.
2.1.4 Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng
2.1.4.1 Sơ lược về hệ tiêu hóa của giáp xác
Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền ( 2000):
Cấu trúc ruột giáp xác
Ruột thường là một ống thẳng có 3 miền chính: ruột trước, ruột giữa và
ruột sau. Ruột trước và ruột sau có một lớp kitin ở mặt trong của ruột. còn
ruột giữa thì không.
Ruột trước phân chia thành thực quản và dạ dày. Dạ dày gồm 2 miền:
Tâm vị và Môn vị. Dạ dày tâm vị lớn và dạng túi, có một lớp kitin dày ở một
số miền được canxi hóa để tạo thành những xương nhỏ. Đó là những màng
13
nghiền của bộ nghiền dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền thành những phần tử nhỏ
trước khi đưa vào dạ dày môn vị. Van tâm môn vị chỉ cho phép những phần tử
đã được nghiền nhỏ đi từ dạ dày tâm vị sang dạ dày môn vị.
Phía sau dạ dày môn vị là ruột giữa mà các phần nở to ở mặt bên của nó
sẽ tạo thành tuyến ruột giữa và tuyến gan tụy.Tuyến gan tụy là một khối bao
gồm các ống tận cùng.
Ruột sau thường ngắn và mở ra ngoài hậu môn.
Ruột không có lông mịn nên sự di chuyển thức ăn trong ruột là do
những cử động nhu động và phản nhu động.
Sự tiêu hóa
Miệng xé thức ăn và nhồi chúng vào thực quản. Bộ nghiền dạ dày sẽ
nghiền nhỏ thức ăn. Dưới tác dụng của các cử động nhu động và phản nhu
động, thức ăn sẽ được đẩy tới ruột giữa, ruột sau. Trong quá trình này, thức ăn
sẽ được tiêu hóa bởi các men và dịch tiêu hóa, và cuối cùng được hấp thu.
Ruột trước và ruột sau được kitin hóa, có tác động như màng bán thấm có
chức năng hấp thu nước. Phần trước ruột giữa có những tế bào hấp thu sẽ hấp
thu những phần tử mịn nhất. Ngoài ra sự hấp thu còn xảy ra ở ống gan tụy.
Phần chất thải cuối cùng được thải ra ngoài qua hậu môn.
2.1.4.2 Tập tính bắt mồi
Tôm sú ăn tạp và ưa chuộng giáp xác, thực vật, giun nhiều tơ, nhuyễn
thể, cá và côn trùng. Thức ăn của tôm sú gồm giáp xác (cua nhỏ và tôm)
nhuyễn thể, cá, giun nhiều tơ, côn trùng, tảo, mùn bã, bùn…Điều này nói tôm
sú là động vật ăn mồi sống là những động vật đáy có kích thước tương đối lớn,
vật động chậm chạp hơn là ăn vật chết hay mùn