Luận văn Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế

Trước những năm của thập kỷ 80, Việt Nam thực hiện quốc hữu hoá rừng và xác định quyền sở hữu, quản lý rừng và đất rừng thuộc nhà nƣớc. Hệ thống quản lý lâm nghiệp nhà nƣớc tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý rừng. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào rừng của các cộng đồng miền núi và những mâu thuẫn trong việc sử dụng rừng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh nhƣ vậy cần phải có một phƣơng thức quản lý rừng thích hợp, làm sao vừa đáp ứng đƣợc lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng vừa bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Vì vậy, phi tập trung hóa và dân chủ hóa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên là một xu thế tất yếu.

pdf27 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG Hoàng Huy Tuấn ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ RỪNG ĐẾN THỂ CHẾ ĐỊA PHƢƠNG VÀ SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG CAO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội – Năm 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng – Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Lê Trọng Cúc 2. PGS. TS. Lê Văn Thăng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại: vào hồi ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, ĐHQGHN - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, ĐHQGHN 1 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trƣớc những năm của thập kỷ 80, Việt Nam thực hiện quốc hữu hoá rừng và xác định quyền sở hữu, quản lý rừng và đất rừng thuộc nhà nƣớc. Hệ thống quản lý lâm nghiệp nhà nƣớc tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý rừng. Ngoài ra, sự phụ thuộc vào rừng của các cộng đồng miền núi và những mâu thuẫn trong việc sử dụng rừng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh nhƣ vậy cần phải có một phƣơng thức quản lý rừng thích hợp, làm sao vừa đáp ứng đƣợc lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng vừa bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Vì vậy, phi tập trung hóa và dân chủ hóa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên là một xu thế tất yếu. Dƣới chính sách Đổi Mới, từ năm 1994, nhà nƣớc đã giao đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Quyền quản lý rừng đƣợc chuyển từ nhà nƣớc trực tiếp đến các hộ gia đình và cá nhân thông qua chính sách giao đất giao rừng (GĐGR). Thừa Thiên Huế bắt đầu thực hiện chính sách GĐGR từ năm 1995 và hiện đang đẩy mạnh công tác giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cƣ thôn và nhóm hộ quản lý. Dƣới sự phân quyền trong quản lý rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, những thay đổi về thể chế địa phƣơng trong quản lý rừng, đặc biệt là các quyền đối với rừng, và sự thay đổi này đã ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân vùng cao nhƣ thế nào cần phải đƣợc nghiên cứu nhằm làm cơ sở để đƣa ra những đề xuất chính sách theo hƣớng quản lý rừng bền vững gắn kết với cải thiện sinh kế. Chính vì lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài 2 “Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế”. II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền trong quản lý rừng.  Phân tích sự thay đổi các quyền của cộng đồng/ngƣời dân đối với rừng (bao gồm cả quyền chính thức và quyền không chính thức), và xác định các nguyên nhân dẫn đến “khoảng cách/bất cập” giữa quyền chính thức và quyền không chính thức sau khi phân quyền.  Phân tích sự thay đổi sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng dƣới sự phân quyền trong quản lý rừng.  Bối cảnh hóa khung khái niệm về phân quyền trong quản lý rừng ở Việt Nam và nghiên cứu các giải pháp nhằm kết hợp hài hòa giữa chính sách của nhà nƣớc và thể chế địa phƣơng nhằm khuyến khích ngƣời dân/cộng đồng quản lý và sử dụng tài nguyên rừng theo hƣớng bền vững gắn kết với cải thiện sinh kế. 2. Đối tƣợng nghiên cứu  Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý rừng.  Các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền trong quản lý rừng. 3  Các cộng đồng/nhóm hộ quản lý rừng. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Điểm nghiên cứu  Thôn 4, xã Thƣợng Quảng và thôn Kăn Sâm, xã Hồng Hạ đại diện cho hình thức cộng đồng dân cƣ thôn đƣợc nhà nƣớc giao rừng.  Thôn 2, xã Thƣợng Quảng đại diện cho hình thức nhóm hộ đƣợc nhà nƣớc giao rừng.  Thôn Pahy, xã Hồng Hạ đại diện cho hình thức cộng đồng quản lý rừng theo luật tục.  Thôn Ka Nôn 1, xã Hƣơng Lâm là thôn không có hình quản lý rừng cộng đồng. 3.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý rừng cộng đồng sau khi đƣợc phân quyền, cụ thể là tập trung vào việc thay đổi các quyền đối với rừng đƣợc giao và các hoạt động sinh kế dựa vào rừng. 4. Nội dung nghiên cứu  Sự phân quyền trong quản lý rừng và vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền ở tỉnh Thừa Thiên Huế.  Các quyền chính thức và quyền không chính thức của ngƣời dân/cộng đồng đối với rừng trƣớc và sau khi phân quyền. 4  Những nguyên nhân dẫn đến “khoảng cách/bất cập” giữa quyền chính thức và quyền không chính thức.  Quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng.  Những khuyến nghị/đề xuất về khung khái niệm về phân quyền trong quản lý rừng và những giải pháp cải thiện sinh kế gắn kết với quản lý rừng bền vững trong tiến trình thể chế hóa quản lý rừng cộng đồng ở vùng cao Thừa Thiên Huế. III. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ  Phân cấp quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp đƣợc xem là phân quyền hành chính và chính sách GĐGR đƣợc xem nhƣ phân quyền dân chủ trong quản lý rừng.  Phân quyền trong quản lý rừng đã thay đổi đáng kể các quyền chính thức đối với rừng, trong khi đó hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến quyền không chính thức. Vì vậy, những “khoảng cách/bất cập” giữa quyền chính thức và quyền không chính thức vẫn tồn tại sau khi phân quyền trong quản lý rừng.  Phân quyền trong quản lý rừng hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến các hoạt động sinh kế dựa vào rừng của ngƣời dân địa phƣơng. IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1. Ý nghĩa khoa học Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên áp dụng khung khái niệm về phân quyền trong quản lý tài nguyên thiên nhiên của các học giả Meinzen-Dick và Knox [2001], and Schlager and Ostrom [1992]. 5 Đây là một tiếp cận mới và phù hợp với nghiên cứu về phân quyền trong bối cảnh quản lý rừng ở Việt Nam. 2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lâm nghiệp trong việc ban hành các chính sách liên quan đến giao đất giao rừng nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể bổ sung vào chƣơng trình đào tạo sinh viên đại học và cao học của ngành lâm nghiệp. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về phân quyền trên Thế giới Phân tích phân quyền ở Đông Nam Á và Tây Phi, Agrawal và Ribot chỉ ra rằng các bên liên quan trong phạm vi địa phƣơng, những ngƣời sử dụng quyền đối với các nguồn tài nguyên công cộng có thể bao gồm các công chức đƣợc bầu cử hay đƣợc chỉ định, các tổ chức phi chính phủ, những ngƣời đứng đầu, các cá nhân có quyền lực, hay các tổ chức khác (cộng đồng, hợp tác xã) [Agrawal và Ribot, 1999]. Trong khi đó, Meinzen-Dick và Knox chia các bên liên quan tham gia vào phân quyền thành các nhóm sử dụng tài nguyên, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng, và các thành phần tƣ nhân (doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ) [Meinzen-Dick và Knox, 2001]. Liên quan đến chuyển giao quyền lực từ chính quyền trung ƣơng đến các bên liên quan ở các cấp độ thấp hơn trong tiến trình phân 6 quyền, Agrawal và Ribot [1999] phân biệt bốn quyền liên quan đến việc ra quyết định, và có tính quyết định để hiểu về phân quyền. Các quyền lực đó là (1) quyền tạo ra các quy tắc hay điều chỉnh các quy tắc cũ, (2) quyền đƣa ra quyết định về một nguồn tài nguyên cụ thể hay cơ hội đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, (3) quyền để thực hiện và đảm bảo sự phục tùng đối với các quy tắc mới hay đã đƣợc sửa đổi, và (4) quyền để xét xử các tranh chấp nổi lên trong nỗ lực để tạo ra các quy tắc và đảm bảo sự phục tùng [Agrawal and Ribot, 1999]. Trong bối cảnh của phân quyền, Agrawal và Ribot [1999] đã chia các quan hệ trách nhiệm thành hai hình thức chính: trách nhiệm giải trình lên trên và xuống dƣới. Cả hai hình thức đều có liên quan với nhau. Vì thế, để hiểu bản chất của nó, cần thiết phải chú trọng đến các bên liên quan với các quan hệ trách nhiệm đang tồn tại giữa họ [Agrawal and Ribot, 1999]. Trong khung phân tích về phân quyền của mình, Meinzen-Dick, Knox, Agrawal và Ostrom đã sử dụng tiếp cận “tập hợp các quyền” của Schlager và Ostrom [1992] để phân tích sự chuyển giao các quyền từ chính quyền trung ƣơng đến các bên liên quan ở các cấp thấp hơn. Việc chuyển giao “tập hợp các quyền” (quyền tiếp cận, quyền khai thác, quyền quản lý, quyền ngăn chặn, và quyền chuyển nhƣợng) sẽ làm thay đổi các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ quyền lực, cũng nhƣ các mối quan hệ trách nhiệm giữa các bên liên quan trong tiến trình phân quyền. 1.2. Các nghiên cứu về phân quyền ở trong nƣớc Nghiên cứu về GĐGR ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ngô Trí Dũng và Webb đã chỉ ra rằng: các lâm trƣờng thƣờng 7 muốn trì hoãn tiến trình trả lại các diện tích rừng tự nhiên còn trữ lƣợng gỗ (rừng giàu và rừng trung bình) hoặc đẩy nhanh tiến độ khai thác trên những diện tích này trong thời gian một thời gian ngắn nhất với sản lƣợng gỗ cao nhất trƣớc khi trả lại cho địa phƣơng [Ngo Tri Dung and Webb, 2008]. Kết quả nghiên cứu của Sikor và Tân về sự hƣởng lợi của ngƣời nghèo dƣới chính sách phân quyền trong quản lý rừng ở Đăk Lăk đã chỉ ra rằng: những nơi ngƣời dân nghèo thì phân quyền trong quản lý rừng có thể đóng góp cho xóa đói giảm nghèo, nhƣng đồng thời phân quyền cũng có thể không mang lại lợi ích cho ngƣời nông thôn nghèo [Sikor and Tan, 2007]. 1.3. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng trên Thế Giới Theo Donald [1996], hệ thống quản lý tài nguyên rừng công cộng (rừng bản địa) ở các nƣớc châu Á bao gồm: Quản lý rừng theo phƣơng thức nƣơng rẫy bỏ hoá ở các quốc gia Đông Nam Á; Quản lý rừng tại môi trƣờng miền núi ở Nam Á; Quản lý rừng trong một môi trƣờng bán khô hạn ở Nam Á; Quản lý rừng gắn với nguồn nƣớc của cộng đồng; và Quản lý các “rừng thiêng, rừng ma” [Donald, 1996]. Quản lý rừng cộng đồng theo truyền thống là hình thức quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả nhất vì toàn thể những ngƣời sử dụng tài nguyên rừng chia sẻ các quyền và nghĩa vụ trên toàn bộ một khu rừng và đƣa ra những quyết định tập thể để sử dụng tài nguyên một cách thích hợp [Ostrom, 1990; McKean, 2000]. 1.4. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, các loại rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau, nhƣng đều đƣợc 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cƣ thôn, dòng tộc và nhóm hộ hoặc nhóm sở thích. Quản lý rừng 8 cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hƣớng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hóa [Nguyễn Bá Ngãi, 2006, 2009]. Nghiên cứu về cơ chế hƣởng lợi trong QLRCĐ ở 6 thôn/buôn ở Tây Nguyên, Bảo Huy [2009] đã chỉ ra rằng: Ngoài nguồn hƣởng lợi từ lƣợng tăng trƣởng về gỗ và LSNG từ rừng thì việc hƣởng lợi từ các dịch vụ môi trƣờng rừng cũng là một nguồn thu nhập tiềm năng trong QLRCĐ [Bảo Huy, 2009]. 1.5. Các nghiên cứu về sinh kế Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế và rừng, Scott [1998] khẳng định rằng: Một điều rất giá trị đó là những cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng sẽ không phá rừng vì họ nghĩ rằng đất và rừng đã đƣợc bảo tồn bởi tổ tiên và chính là cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nhà nƣớc xem rừng đơn giản nhƣ là nguồn thu thêm về tài chính và cây gỗ từ rừng trở thành nguồn thu của nhà nƣớc [Scott, 1998]. Nghiên cứu phân cấp trong quản lý rừng và sinh kế của ngƣời dân vùng cao ở Sơn La và Nghệ An cho thấy rằng: thiếu lƣơng thực và thu nhập thấp là hai nguyên nhân chính dẫn đến ngƣời dân tiếp tục khai thác tài nguyên rừng và canh tác nƣơng rẫy không bền vững. Vì vậy, nhà nƣớc cần phải chú ý đến việc cải thiện sinh kế của ngƣời dân nhiều hơn là tập trung quá nhiều vào việc bảo vệ rừng. Cải thiện sinh kế ngƣời dân địa phƣơng là cách hiệu quả nhất giúp giảm áp lực lên tài nguyên rừng [Trần Đức Viên, Nguyễn Vinh Quang và Mai Văn Thành, 2005]. 9 CHƢƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận Luận án đã áp dụng cách tiếp cận của Meinzen-Dick và Knox [2001] để xem xét vai trò, động cơ và năng lực của mỗi bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền trong quản lý rừng. Ngoài ra, nghiên cứu này còn áp dụng tiếp cận “tập hợp các quyền” của Schlager và Ostrom [1992] để phân tích các quyền cụ thể mà có thể hoặc đã đƣợc nắm giữ bởi ngƣời sử dụng rừng. Bằng cách kết hợp hai cách tiếp cận/khung khái niệm trên, khung nghiên cứu của luận án xem GĐGR (Giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn hoặc nhóm hộ) nhƣ là sự phân quyền trong quản lý rừng và xem rừng cộng đồng là điểm “đi vào” (entry point) trong phạm vi của các thôn nghiên cứu và sự thay đổi quyền đối với rừng là sự chuyển giao quyền sử dụng rừng từ nhà nƣớc sang cộng đồng. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan tài liệu thứ cấp: thu thập, tổng hợp, phân tích các dữ liệu thứ cấp 2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp  Thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn sâu: đã thực hiện 15 cuộc thảo luận nhóm ở cấp cộng đồng và 2 cuộc thảo luận nhóm ở cấp huyện và xã.  Điều tra hộ gia đình: đã 245 hộ gia đình ở 5 thôn nghiên cứu.  Phƣơng pháp chuyên gia: đã tiến hành tham vấn các chuyên gia ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, và các chuyên gia ở cấp cộng đồng. 10  Quan sát có sự tham gia và không có sự tham gia: đã đƣợc thực hiện trong suốt quá trình đi thực địa/hiện trƣờng. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Tình hình cơ bản của các điểm nghiên cứu Nhƣ đã đề cập ở phần mở đầu, luận án đƣợc tiến hành ở 5 thôn, trong đó 2 thôn ở huyện Nam Đông và 3 thôn ở huyện A Lƣới Bảng 3.1. Các thông tin cơ bản của các thôn nghiên cứu Tiêu chí Thôn Kăn Sâm Thôn Pahy Thôn Ka Nôn 1 Thôn 2 Thôn 4 1. Dân số và dân tộc (hộ) - Số hộ 40 76 87 46 53 - Hộ nghèo 17 22 19 19 17 - Dân tộc thiểu số 40 61 61 45 50 - Dân tộc Kinh 0 15 26 1 3 2. Các loại hình sử dụng đất (ha) - Lúa nƣớc 2 1,9 11,6 7 7,2 - Lúa rẫy - 3,5 - - Cây hoa màu (Sắn, Ngô, Đậu) 57 32 13,4 7,9 8,7 - Cao su 0 0 0 87 85 - Rừng trồng (Keo) 75 48 34 85 90 - Rừng tự nhiên đƣợc giao 60 0 0 156,6 60,3 Nguồn: UBND xã Hồng Hạ, Hƣơng Lâm, Thƣợng Quảng [2013]. 11 3.2. Sự phân quyền trong quản lý rừng và vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền ở Thừa Thiên Huế 3.2.1. Các hình thức phân quyền trong quản lý rừng Trong bối cảnh quản lý rừng của Việt Nam, sự phân quyền đƣợc thể hiện thông qua hai hình thức: phân quyền hành chính và phân quyền dân chủ. Trong đó, phân cấp quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp đƣợc xem là phân quyền hành chính và chính sách GĐGR đƣợc xem nhƣ phân quyền dân chủ. 3.2.3. Vai trò, động cơ và năng lực của các bên liên quan tham gia vào tiến trình phân quyền ở Thừa Thiên Huế 3.2.3.1. Vai trò của các bên liên quan  Chính quyền địa phƣơng: UBND tỉnh khởi xƣớng giao rừng tự nhiên; UBND huyện điều phối, chỉ đạo việc thực hiện GĐGR; UBND xã chọn ngƣời cung cấp dịch vụ.  Các cơ quan chức năng: Hạt Kiểm lâm đóng vai trò hỗ trợ pháp lý và cung cấp dịch vụ kỹ thuật; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng hỗ trợ pháp lý  Cộng đồng dân cƣ thôn và nhóm hộ nhận rừng chuyển từ vai trò ngƣời nhận khoán sang vai trò của chủ rừng (có vai trò trong việc ra quyết định, điều phối các hoạt động và giải quyết các vấn đề liên quan đến rừng của họ)  Các Dự án: là các nhà tài trợ (hỗ trợ cách tiếp cận và tài chính để thực hiện GĐGR). 12 3.2.3.2 Động cơ của các bên liên quan  Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng: giảm chi phí quản lý rừng; nâng cao uy tín; hƣởng lợi từ các dự án.  Cộng đồng dân cƣ thôn và nhóm hộ nhận rừng: có đƣợc các quyền chính thức về sử dụng rừng; hƣởng lợi hợp pháp từ rừng; hƣởng lợi từ các dịch vụ kỹ thuật và khóa tập huấn.  Các dự án: hỗ trợ chƣơng trình quản lý và bảo vệ rừng; tăng cường năng lực cho các cơ quan lâm nghiệp và cộng đồng 3.2.3.3. Năng lực của các bên liên quan  Kỹ năng và kiến thức chuyên môn lâm nghiệp: Hạt Kiểm lâm có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong các hoạt động lâm nghiệp; Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn lâm nghiệp; Cộng đồng dân cƣ thôn và nhóm hộ nhận rừng thiếu kiến thức về chính sách quản lý, bảo vệ rừng, thông tin và kiến thức khoa học kỹ thuật.  Tài chính: Hầu hết các bên liên quan đều thiếu kinh phí cho việc thực hiện GĐGR.  Năng lực điều hành: UBND huyện thiếu kinh nghiệm trong việc điều hành sự hợp tác của các cơ quan chức năng trong tiến trình GĐGR.. 3.3. Sự thay đổi các quyền đối với rừng sau khi phân quyền/sau giao đất giao rừng 3.3.1. Sự thay đổi về quyền chính thức/quyền pháp lý đối với rừng 13 Trƣớc khi giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn và nhóm hộ quản lý, tất cả diện tích rừng trên địa bàn các xã nghiên cứu đều do nhà nƣớc quản lý. Tất cả các hoạt động liên quan đến rừng đều phải đƣợc sự cho phép của nhà nƣớc. Các UBND xã, các Hạt kiểm lâm và các BQLRPH là những cơ quan đại diện cho nhà nƣớc chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng trong phạm vi của địa phƣơng. Vì vậy họ có tất cả các quyền chính thức/quyền pháp lý (quyền tiếp cận, khai thác, quản lý và ngăn chặn) để thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng do nhà nƣớc giao. Trong khi đó, cộng đồng/ngƣời dân chỉ có quyền tiếp cận. Sự phân quyền trong quản lý rừng đã tạo nên sự thay đổi về vai trò pháp lý giữa ngƣời nhận rừng và ngƣời không nhận rừng ở cấp độ thôn/cộng đồng. Những thay đổi đó đƣợc biểu hiện rõ thông qua khía cạnh về quyền pháp lý/quyền chính thức đối với rừng đƣợc giao. Sau giao rừng, thôn Kăn Sâm, thôn 4 và nhóm nhận rừng thôn 2 đều có quyền khai thác, quản lý, ngăn chặn. Ngoài ra do các thôn và nhóm hộ đều đƣợc UBND huyện giao rừng tự nhiên là rừng sản xuất để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, lâu dài, vì vậy luận án chỉ tập trung phân tích 3 nhóm quyền đó (bao gồm cả trách nhiệm/nghĩa vụ) của chủ rừng (cộng đồng dân cƣ thôn, hộ gia đình, cá nhân) đối với rừng tự nhiên đƣợc quy hoạch cho rừng sản xuất theo quy định của pháp luật, cụ thể là:  Quyền khai thác: khai thác, tận dụng gỗ và LSNG; khai thác dịch vụ môi trƣờng rừng  Quyền quản lý: sử dụng một phần đất trống trong rừng đƣợc giao để sản xuất nông nghiệp, ngƣ nghiệp, NLKH; trồng cây gỗ trên đất trống trong rừng đƣợc giao; trồng các loài LSNG 14 dƣới tán rừng; và áp dụng các biện pháp lâm sinh (tỉa thƣa, khoanh nuôi, phục hồi, làm giàu rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt)  Quyền ngăn chặn: tuần tra rừng; ngăn chặn ngƣời vi phạm 3.3.2. Sự tương đồng về quyền không chính thức đối với rừng Hiện nay các tập tục truyền thống (luật tục) trong việc sở hữu đất và rừng của các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Thừa Thiên Huế đang bị mai một dần, nhƣng trên thực tế, hàng ngày ngƣời dân vẫn thực hiện các hoạt động liên quan đến quyền không chính thức (các tập quán truyền thống) đối với rừng đƣợc giao. Mặc dù nhà nƣớc đã giao rừng tự nhiên cho thôn Kăn Sâm, thôn 4 và các nhóm hộ ở thôn 2 quản lý, nhƣng ở cả ba thôn này và cả hai thôn nghiên cứu còn lại (thôn Pahy và thôn Ka Nôn 1) thì quyền không chính thức đối với rừng (bao gồm rừng đã đƣợc giao) vẫn tƣơng tự nhau. Trong trƣờng hợp ở các thôn nghiên cứu, ngƣời dân vẫn tiến hành các quyền không chính thức thông qua việc khai thác gỗ và LSNG (quyền khai thác), canh tác nƣơng rẫy (quyền quản lý) và thừa kế đất canh tác nƣơng rẫy (quyền chuyển nhƣợng). 3.4. Những nguyên nhân dẫn đến “khoảng cách/bất cập” giữa quyền chính thức và quyền không chính thức Liên
Luận văn liên quan