Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí

Trong vài thập niên gần đây ngôn ngữ báo chí mới được thừa nhận là một phong cách chức năng trong hệ thống phong cách chức năng tiếng Việt. Do đó, những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này là chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, hơn một thế kỷ nay, ở nước ta các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng đang có bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phổ biến các quan điểm, đường lối của một tổ chức chính trị, xã hội, trong việc góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đính giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, về tuổi tác, về giới tính, v.v ), báo chí đã sử dụng đường kênh ngôn ngữ như một hệ đa chức năng: không chỉ để thông tin mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Để đạt được mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới lạ, hấp dẫn, được tổ chức ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. M

pdf93 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 11000 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH NGUYỆN ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ (TRÊN CỨ LIỆU BÁO BÌNH DƯƠNG) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 5.04.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Sâm THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2004 MỞ ĐẦU 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong vài thập niên gần đây ngôn ngữ báo chí mới được thừa nhận là một phong cách chức năng trong hệ thống phong cách chức năng tiếng Việt. Do đó, những thành tựu nghiên cứu về lĩnh vực này là chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, hơn một thế kỷ nay, ở nước ta các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng đang có bước phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phổ biến các quan điểm, đường lối của một tổ chức chính trị, xã hội, trong việc góp phần nâng cao tri thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đính giao tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ, về tuổi tác, về giới tính, v.v), báo chí đã sử dụng đường kênh ngôn ngữ như một hệ đa chức năng: không chỉ để thông tin mà còn nhằm tác động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Để đạt được mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới lạ, hấp dẫn, được tổ chức ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. Mặt khác, báo chí là một phương thức giao tiếp khá đặc biệt. Ở đó, người tạo ngôn tức tác giả và người thụ ngôn tức độc giả không đồng thời có mặt, không có các hành vi giao tiếp kèm lời (cử chỉ, nét mặt, v.v), cũng không có ngữ cảnh giao tiếp. Mọi thông tin - hay nói khác là hoạt động giao tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, ngôn ngữ báo chí có những yêu cầu rất nghiêm ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực (để người thụ ngôn hiểu và hiểu đúng thông tin). Tuy nhiên, trên hầu hết các báo hiện nay, người ta có thể tìm thấy khá nhiều những lỗi dùng từ, những lỗi viết câu, những cách diễn đạt có tính chất mơ hồ về nghĩa, v.v Thậm chí có những bài mà cách tổ chức văn bản không phù hợp với đặc điểm phong cách chức năng. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng thông tin và tất nhiên là ảnh hưởng đến nhận thức, thẫm mỹ và cả khả năng ngôn ngữ của người đọc. Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các văn bản báo chí hiện nay, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục những lỗi sai sót thường gặp là mục tiêu ban đầu để chúng tôi đi đến lựa chọn đề tài “ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ” (trên cứ liệu báo viết Bình Dương). Qua đó, trong một chừng mực nhất định, luận văn sẽ trình bày những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí, góp thêm những ý kiến về việc chuẩn hóa ngôn ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí nói riêng. 0.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 0.2.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ được dùng trong phong cách báo chí tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết trên các phương tiện in ấn (báo viết), phát thanh (báo nói) và truyền hình (báo hình). Nhưng như giới hạn đã nêu ở đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là cứ liệu ngôn ngữ trên báo viết và chỉ với báo viết ở Bình Dương từ năm 1997 (thời điểm tái lập tỉnh) đến nay. Trong quá trình xem xét, luận văn cũng sử dụng một số cứ liệu ngôn ngữ trên các báo viết tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích đối chiếu so sánh để làm rõ hơn những vấn đề nêu ra có liên quan. 0.2.2. Phạm vi nghiên cứu Có nhiều vấn đề cần nói về việc sử dụng ngôn ngữ trên báo hiện nay. Tuy nhiên, trong phạm vi có thể, luận văn chủ yếu nghiên cứu đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ báo chí, cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp), và cách thức tổ chức ngôn ngữ trên văn bản một số thể loại tin tức, bình luận, ký, tiểu phẩm,v.v. Đối với thể loại quảng cáo, dù chiếm một số trang đáng kể trên các báo hiện nay nhưng vì nó có những đặc thù riêng (về đối tượng, về mục đích) nên người viết chỉ đề cập đến ở tiểu mục nhận diện thể loại, chứ không xem nó là đối tượng khảo sát. 0.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 0.3.1. Nội dung nghiên cứu Phần đầu luận văn tập trung trình bày những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí. Đây là những quan điểm đã được công bố trong các công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt, trong các tài liệu hội thảo khoa học những năm gần đây. Trên cơ sở lý luận chung này, luận văn tiến hành khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trên báo viết Bình Dương. Như đã nói, ngôn ngữ báo chí là một ngôn ngữ giao tiếp khá đặc biệt. Do vậy, các hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được khảo sát không chỉ đặt trong hệ thống để xem xét mà còn phải được luận giải bằng những tri thức liên ngành như ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngữ dụng học,v.v. Vấn đề tổ chức văn bản của các thể loại cũng là một nội dung người viết quan tâm. Trong thời đại thông tin, phong cách báo chí là phong cách của ngôn ngữ sự kiện, cho nên văn bản trên báo phải được tổ chức sao cho trong một thời lượng, một số lượng tối thiểu các phương tiện biểu đạt có thể chứa đựng được một lượng thông tin tối đa. Những bất cập trong việc sử dụng ngôn ngữ trên các báo được chọn làm cứ liệu nêu ra trong luận văn (ở chương hai) không nhằm mục đích phê phán. Mà trên cơ sở thực tế này, những giải thuyết được đề nghị (ở chương ba) là nhằm nâng cao hiệu quả cho việc sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. 0.3.2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát đăïc điểm ngôn ngữ trong khi hành chức với phạm vi nội dung như trên là công việc đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp. Ngoài những thủ pháp quen thuộc như quan sát, sưu tập, phân tích, miêu tả theo hướng quy nạp, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: -Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê các đối tượng (từ ngữ, câu, văn bản các thể loại, v.v ) và phân loại theo chủ điểm nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các mối liên hệ giữa các đối tượng. -Phương pháp đối chiếu, so sánh: so sánh, đối chiếu các đơn vị cùng loại; so sánh, đối chiếu cứ liệu ngôn ngữ trên báo Bình Dương với một số báo khác để tìm ra những tương đồng và khác biệt; từ đó các kết luận có được vừa mang tính cụ thể, vừa có thể khái quát. -Phương pháp cú pháp - ngữ nghĩa: là phương pháp đặc trưng để nghiên cứu ngữ nghĩa, chức năng, cấu trúc của các đối tượng đã thống kê (các yếu tố được đặt trong hệ thống và xem xét trên nhiều bình diện). -Phương pháp mô hình hóa: để trình bày một cách hệ thống, mô hình các thể loại văn bản, cách tổ chức ngôn ngữ của từng thể loại và miêu tả quan hệ của các đối tượng khảo sát (dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ). Trong quá trình nghiên cứu, các thủ pháp, phương pháp được vận dụng kết hợp; có khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng chủ yếu một phương pháp thích hợp. 0.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Phong cách học là bộ môn đã có từ rất lâu trên thế giới với tên gọi ban đầu là Thuật tu từ ( rhetoric). Nhưng chỉ đến đầu thế kỷ XX, với công trình “Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp”(1909) của Charles Bally, nó mới thật sự được khẳng định là một ngành học độc lập. Ở Việt Nam, phong cách học tiếng Việt được chính thức biết đến từ thập niên 80 trở lại đây (mà tiền thân là bộ môn Tu từ học trong các giáo trình đại học). Những thành tựu bước đầu của phong cách học tiếng Việt đã được ứng dụng trên nhiều lãnh vực như giải mã ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, miêu tả các phong cách chức năng, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ thích hợp trong từng phạm vi giao tiếp, v.v. Tuy nhiên cũng còn khá nhiều vấn đề chưa được thống nhất trong giới ngữ học. Trong bối cảnh chung này, vị trí của phong cách ngôn ngữ báo chí cũng chưa được quan tâm thích đáng. Có tác giả cho là “các tin tức đưa trên báo chí, dưới các hình thức lược thuật, điều tra, phóng sự, v.v. ít nhiều có tính chất bình giá” là thuộc phong cách chính luận [Cù Đình Tú,1983, tr.151]. Cũng có tác giả không đưa “phong cách ngôn ngữ báo chí-tin tức” vào hệ thống các phong cách chức năng “vì phong cách này cũng bao gồm nhiều phong cách phức tạp”[Nguyễn Nguyên Trứ,1988,tr.19]. Điểm qua các công trình nghiên cứu, ta thấy phong cách ngôn ngữ báo chí có nhiều tên gọi khác nhau: -Phong cách báo chí-tin tức (Cù Đình Tú-Lê Anh Hiền-Nguyễn Thái Hòa-Võ Bình, Phong cách học tiếng Việt, 1982). -Phong cách thông tấn-báo chí (Nguyễn Nguyên Trứ, Phong cách học chức năng tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám, 1990). -Phong cách báo chí-công luận (Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, 1993). -Phong cách thông tấn ( Hồ Lê, Dẫn luận ngôn ngữ học,1994). -Phong cách báo chí (Hữu Đạt, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, 2000). Nhìn chung, các công trình này đã xác định sự tồn tại của phong cách ngôn ngữ báo chí trong hệ thống các phong cách chức năng tiếng Việt dù với nhiều tên gọi khác nhau, dù có lúc xếp chung nó trong phong cách chính luận. Các công trình này cũng đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản về mặt chức năng, về cách thức sử dụng các phương tiện biểu đạt, về kết cấu các thể loại văn bản trên báo. Đây là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn. Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được nhiều tác giả đề cập đến trong các cuộc hội thảo, trao đổi khoa học về chuẩn hóa tiếng Việt. Tiêu biểu là hội nghị về chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ khoa học do Viện ngôn ngữ và Trung tâm biên soạn sách cải cách giáo dục tổ chức trong hai năm 1978 và 1979, hội thảo Các vấn đề chuẩn ngôn ngữ sách và báo chí tiếng Việt do Phân viện Báo chí tuyên truyền và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức ngày 12/9/1997 tại Hà Nội và cuộc thảo luận trên tạp chí Ngôn ngữ kể từ số 2/2000 về vấn đề Phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt. Các tham luận chủ yếu nêu lên những hạn chế và yêu cầu chuẩn hóa khi nói, viết tiếng Việt hiện nay. Chuẩn hóa và phong cách ngôn ngữ, giữ gìn bản sắc tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là mục tiêu của các hội thảo, hội nghị này. Một số đề tài trong đó có đề cập riêng đến phong cách báo chí nhưng cũng chỉ ở một phạm vi giới hạn. Dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ báo chí, cũng có nhiều tác giả đề cập đến một số vấn đề như thuật ngữ báo chí, ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ quảng cáo,v.v Thật ra, đây chỉ là những mảng đề tài riêng lẻ và thiên về kỹ thuật viết lách, biên tập hơn là khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí. Năm 2001, Vũ Quang Hào khi công bố công trình Ngôn ngữ báo chí (Nxb ĐHQG Hà Nội) đã khẳng định là chưa có một công trình nào như vậy trước đó. Tác phẩm này, như tác giả đã nói, là tập bài giảng dành cho sinh viên khoa báo chí nên dù đã có nhiều ý kiến rất giá trị về các vấn đề ngôn ngữ chuẩn mực, tên riêng, thuật ngữ, tít báo nhưng phần khảo sát về đặc điểm tổ chức ngôn ngữ của các văn bản thì lại quá sơ lược, có lẽ do tác giả này chỉ xem xét vấn đề dưới quan điểm của báo chí học. Cũng nhìn từ góc độ này, tác giả Nguyễn Tri Niên trong tác phẩm Ngôn ngữ báo chí (2003, Nxb Tổng hợp Đồâng Nai) đã chỉ ra ba đặc điểm loại hình của ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ sự kiện, ngôn ngữ định lượng, ngôn ngữ của độ không xác định và xem xét ngôn ngữ báo chí trong nhiều mối quan hệ: quan hệ phản ánh, quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng. Đây là một cách nhìn mới mẻ, xuất phát từ bản chất của thông tin báo chí. Tuy nhiên, các vấn đề chỉ mới được nhìn nhận như những nguyên tắc trong việc sử dụng ngôn ngữ đối với nhà báo. Cách tiếp cận này có lẽ xuất phát từ sự phân biệt khá cực đoan của chính tác giả: “Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ là hai lĩnh vực khác nhau”[tr.13]. Một số quan điểm rất đáng chú ý khi xem xét đặc điểm ngôn ngữ báo chí theo hướng “động”, “hai chiều” - nghĩa là những biến đổi của ngôn ngữ trên báo hiện nay không chỉ vì thực hiện chức năng đa dạng của nó đối với xã hội mà còn vì chịu sự tác động nhiều mặt của thời đại đối với chính nó. Hoàng Tuệ, trong bài viết Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt (1983), khi bàn về hoạt động ngôn ngữ cũng đã xác định báo chí hiện nay thuộc phạm vi thông tin đại chúng và theo hướng phát triển tương lai, nó sẽ thuộc phạm vi giao tiếp khoa học - kỹ thuật. Trịnh Sâm, trong bài viết Đặc trưng ngôn ngữ của phong cách báo chí trong thời đại thông tin (2001, Đi tìm bản sắc tiếng Việt, Nxb Trẻ) đã đặt ra một hướng tiếp cận mới: tiếp cận trên bình diện ngoại tại của ngôn ngữ. Theo tác giả này, mối tương quan giữa thời đại và ngôn ngữ trong thời đại thông tin, kinh tế, xã hội như hiện nay được thể hiện tiêu biểu trong phong cách ngôn ngữ báo chí-nhất là ở cách thức tổ chức văn bản. Kế thừa các thành tựu đã nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ báo chí và những hướng tiếp cận mà các công trình trước đã đặt ra, luận văn tiếp tục nghiên cứu đề tài này với mong muốn có được một cái nhìn tổng thể, xem xét vấn đề một cách toàn diện hơn và góp thêm một cách nhìn riêng về phong cách ngôn ngữ báo chí. 0.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Cho đến nay chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trên báo và hoàn toàn chưa có một công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của báo Bình Dương. Khi chọn đề tài này, chúng tôi có mong muốn là: 5.1. Về mặt lý luận, luận văn sẽ đúc kết lại những thành tựu lý thuyết về phong cách ngôn ngữ báo chí ở nước ta trong những năm gần đây. Trong quá trình kiến giải từng vấn đề, nỗ lực của luận văn cố gắng vươn tới là thông qua những xử lý cụ thể, góp thêm tiếng nói nhằm xác định rõ hơn bản chất của ngôn ngữ báo chí dựa vào những đặc điểm nội tại cũng như ngoại tại của nó. 5.2. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khảo sát thực trạng ngôn ngữ trên báo Bình Dương, luận văn sẽ có những đóng góp thiết thực cho phong cách ngôn ngữ của tờ báo ở địa phương. Cụ thể là những đề nghị về cách dùng từ, viết câu, tổ chức văn bản sao cho chuyển tải được nội dung thông tin một cách tốt nhất. Những “lỗi” diễn đạt được chỉ ra từ các trang báo cũng sẽ có giá trị tham khảo cho các tác giả và người biên tập để có thể nâng cao chất lượng của tờ báo. 0.6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương một: Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí 1.1. Giới thuyết chung 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Những yếu tố quy định đặc điểm ngôn ngữ báo chí 1.1.3. Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí 1.2. Đặc điểm về ngữ âm và chữ viết 1.2.1. Vấn đề chính âm 1.2.2. Vấn đề viết tắt 1.2.3. Vấn đề trình bày kiểu chữ 1.3. Đặc điểm về từ vựng 1.3.1. Từ vựng xét về mặt phạm vi sử dụng 1.3.2. Từ vựng xét về mặt nguồn gốc 1.3.3. Từ vựng xét về mặt phong cách 1.4. Đặc điểm về ngữ pháp 1.4.1. Vấn đề lựa chọn các kiểu loại câu 1.4.2. Vấn đề phân đoạn và liên kết câu 1.4.3. Vấn đề tổ chức câu theo khuôn mẫu 1.5. Đặc điểm về tổ chức văn bản 1.5.1. Về thể loại văn bản 1.5.2. Về kết cấu văn bản 1.5.3. Về cấu trúc nội dung văn bản 1.6. Tiểu kết Chương hai: Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo Bình Dương 2.1. Giới thuyết chung 2.1.1. Vài nét về Bình Dương 2.1.2. Về lịch sử báo Bình Dương 2.1.3. Về ngôn ngữ báo Bình Dương 2.2. Những vấn đề về ngữ âm và chữ viết 2.2.1. Về chính tả 2.2.2. Về viết tắt và viết hoa tên riêng 2.2.3. Việc sử dụng từ ngữ tiếng nước ngoài 2.3. Những vấn đề về từ vựng 2.3.1. Lỗi về từ vựng - ngữ nghĩa 2.3.2. Lỗi về từ vựng - cú pháp 2.3.3. Lỗi về phong cách 2.4. Những vấn đề về ngữ pháp 2.4.1. Lỗi về cấu trúc cú pháp 2.4.2. Lỗi về lôgic - ngữ nghĩa 2.4.3. Lỗi về liên kết 2.5. Những vấn đề về văn bản 2.5.1. Về đề tài và thể loại 2.5.2. Về kết cấu văn bản 2.5.3. Về tổ chức nội dung văn bản 2.6. Tiểu kết Chương ba: Từ thực tiễn báo Bình Dương đến yêu cầu của việc chuẩn hóa ngôn ngữ báo chí. 3.1. Giới thuyết chung 3.1.1. Những nguyên tắc chung của việc chuẩn hoá ngôn ngữ 3.1.2. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí 3.1.3. Vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ báo chí 3.2. Yêu cầu về chuẩn ngữ âm và chữ viết 3.2.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá ngữ âm và chữ viết 3.2.2. Những yêu cầu về chuẩn ngữ âm và chữ viết các văn bản báo chí 3.2.3. Mấy ý kiến bàn luận thêm 3.3. Yêu cầu về chuẩn từ vựng 3.3.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá từ vựng 3.3.2. Những yêu cầu về chuẩn từ vựng trên các văn bản báo chí 3.3.3. Mấy ý kiến bàn luận thêm 3.4. Yêu cầu về chuẩn ngữ pháp 3.4.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá ngữ pháp 3.4.2. Những yêu cầu về chuẩn ngữ pháp trên các văn bản báo chí 3.4.3. Mấy kiến bàn luận thêm 3.5. Yêu cầu về chuẩn văn bản 3.5.1. Những nguyên tắc của việc chuẩn hoá văn bản 3.5.2. Những yêu cầu về chuẩn văn bản báo chí 3.5.3. Mấy ý kiến bàn luận thêm 3.6. Tiểu kết CHƯƠNG MỘT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA PHONG CÁCH BÁO CHÍ 1.1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1.1 Khái niệm Phong cách ngôn ngữ báo chí (phong cách báo chí) là phong cách ngôn ngữ đư
Luận văn liên quan