1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu của công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân dân được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đất nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng ta. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công hiện hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, phù hợp sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phù hợp với lòng dân. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi và đạt kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chung: Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao dịch quốc tế. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự phát triển so với nhiều thành phố khác. Vì vậy, Nghị quyết Bộ chính trị (15-12-2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, giai đoạn 2001-2010, nhấn mạnh Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế" [8, tr.3].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Do vậy, Đảng bộ đã phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân Hà Nội, đồng thời đẩy mạnh khai thác tiềm năng của thành phố. Sau 20 năm tiến hành đổi mới, kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Thành phố trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi; đời sống của nhân dân không ngừng nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đạt được kết quả trên là do Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng, “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt” [4, tr.58], quan tâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô phù hợp với định hướng của Trung ương, phù hợp điều kiện cụ thể của Hà Nội. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn được Đảng bộ Hà Nội chú ý tổng kết, hoàn thiện, đổi mới trong thực tiễn các giai đoạn phát triển kinh tế của thành phố.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học qúa trình lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội và việc khẳng định tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng ta, là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế Thành phố Hà Nội. Mặt khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng là những vấn đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự, cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hoá đường lối của Đảng đối với từng địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội.
Vì thế, tôi chọn đề tài "Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ở Việt Nam như: GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, NXB KHXH, H, 1996; Lê Du Phong: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, 1997; PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994
Ở Trung ương và địa phương có nhiều đề tài nghiên cứu, về chuyển dịch CCKT: Đề tài KX- 08 “Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”, 1995. Thành uỷ Hà Nội có Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm 01X13 và kết quả nghiên cứu đã in thành sách: Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Hà Nội, 2005. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, nội dung phong phú, đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới ở Thủ đô, trong đó có vấn đề CCKT và chuyển dịch CCKT. Đây cũng là công trình tổng kết thực tiễn của Hà Nội.
Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, viết về lĩnh vực này và đã bảo vệ thành công như: Đào Thị Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn Ngọc Thanh, “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004; Đặng Thị Kim Oanh, “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2005.
Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng hoặc cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta Một vài công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số tỉnh. Ở Hà Nội mới chỉ có một công trình nghiên cứu về Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện Gia Lâm. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
+ Làm rõ quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Trung ương trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
+ Đánh giá bước đầu thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
+ Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2005.
+ Trình bày quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội vận dụng đường lối, chủ trương của Trung ương, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
+ Phân tích kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội.
+ Tổng kết những kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, là nghiên cứu những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 - 1996 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII) đến tháng 12 - 2005 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV)
+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn
- Nguồn tư liệu:
+ Các văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và nghị quyết Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá VI, VII, VIII, IX về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo kinh tế.
+ Các văn kiện Đại hội, hội nghị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội các khoá IX, X, XI, XII, XIII, XIV, các nghị quyết chỉ thị một số Quận uỷ, Huyện uỷ tiêu biểu về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Báo cáo hàng năm của Thành uỷ, UBND thành phố, Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở du lịch - Thương mại. Niên giám thống kê thành phố, tài liệu khảo sát thực tế
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, từ 1996 đến 2005.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thủ đô Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nội về lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết.
137 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1996 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu của công cuộc đổi mới là một trong ba thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Kinh tế tăng tưởng, đời sống của nhân dân được cải thiện, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Đất nước ta có được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nhờ đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng ta. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công hiện hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, phù hợp sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phù hợp với lòng dân. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi và đạt kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào sự nghiệp chung: Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hà Nội, Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao dịch quốc tế. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho sự phát triển so với nhiều thành phố khác. Vì vậy, Nghị quyết Bộ chính trị (15-12-2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô, giai đoạn 2001-2010, nhấn mạnh Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế" [8, tr.3].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Do vậy, Đảng bộ đã phát huy truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân Hà Nội, đồng thời đẩy mạnh khai thác tiềm năng của thành phố. Sau 20 năm tiến hành đổi mới, kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của Thành phố trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi; đời sống của nhân dân không ngừng nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đạt được kết quả trên là do Đảng bộ Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng, “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt” [4, tr.58], quan tâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô phù hợp với định hướng của Trung ương, phù hợp điều kiện cụ thể của Hà Nội. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn được Đảng bộ Hà Nội chú ý tổng kết, hoàn thiện, đổi mới trong thực tiễn các giai đoạn phát triển kinh tế của thành phố.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học qúa trình lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội và việc khẳng định tính đúng đắn của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng ta, là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược để xây dựng và phát triển nền kinh tế Thành phố Hà Nội. Mặt khác, thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và chưa thành công… trong sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng là những vấn đề của một số tỉnh, thành phố khác có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự, cần được nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm, để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh về lý luận, phát triển về thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa việc cụ thể hoá đường lối của Đảng đối với từng địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội.
Vì thế, tôi chọn đề tài "Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005" làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ở Việt Nam như: GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, NXB KHXH, H, 1996; Lê Du Phong: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Trần Ngọc Hiên: Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, H, 1997; PGS.TS. Nguyễn Văn Khanh: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2003; Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1994…
Ở Trung ương và địa phương có nhiều đề tài nghiên cứu, về chuyển dịch CCKT: Đề tài KX- 08 “Phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam”, 1995. Thành uỷ Hà Nội có Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm 01X13 và kết quả nghiên cứu đã in thành sách: Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội định hướng phát triển đến năm 2010, NXB Hà Nội, 2005. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, nội dung phong phú, đề cập đến hầu hết các vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới ở Thủ đô, trong đó có vấn đề CCKT và chuyển dịch CCKT. Đây cũng là công trình tổng kết thực tiễn của Hà Nội.
Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, viết về lĩnh vực này và đã bảo vệ thành công như: Đào Thị Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997 - 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2004; Nguyễn Ngọc Thanh, “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội 2004; Đặng Thị Kim Oanh, “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, đã bảo vệ thành công tại ĐHQG, Hà Nội, năm 2005...
Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng hoặc cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta… Một vài công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số tỉnh. Ở Hà Nội mới chỉ có một công trình nghiên cứu về Đảng bộ Gia Lâm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện Gia Lâm. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về: Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
+ Làm rõ quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Trung ương trong lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
+ Đánh giá bước đầu thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
+ Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2005.
+ Trình bày quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội vận dụng đường lối, chủ trương của Trung ương, lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
+ Phân tích kết quả quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội.
+ Tổng kết những kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, là nghiên cứu những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từ 1996 đến 2005.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5 - 1996 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XII) đến tháng 12 - 2005 (Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV)
+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luận văn tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn…
- Nguồn tư liệu:
+ Các văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và nghị quyết Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá VI, VII, VIII, IX về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tác phẩm của Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo kinh tế.
+ Các văn kiện Đại hội, hội nghị của Đảng bộ Thành phố Hà Nội các khoá IX, X, XI, XII, XIII, XIV, các nghị quyết chỉ thị một số Quận uỷ, Huyện uỷ tiêu biểu về kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Báo cáo hàng năm của Thành uỷ, UBND thành phố, Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở du lịch - Thương mại. Niên giám thống kê thành phố, tài liệu khảo sát thực tế…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, từ 1996 đến 2005.
- Phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thủ đô Hà Nội, từ 1996 đến 2005.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nội về lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết.
CHƯƠNG I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NỘI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
(1996 - 2000)
1.1. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1.Một số khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, đặc biệt trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc việc chuyển dịch CCKT, và coi đây là một trong những nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Vì thế, việc xác định được một CCKT hợp lý sẽ thúc đẩy việc xây dựng cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phân công lao động, xã hội hóa lực lượng sản xuất, đổi mới quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo động lực to lớn thúc đẩy nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội. Mặt khác, chuyển dịch CCKT còn có vai trò đặc biệt quan trọng để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương và kiên quyết lãnh đạo thực hiện chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.
C.Mác khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội đã chỉ rõ: “chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất” [59, tr.70].
Khi xét CCKT là nói đến tổng thể cấu trúc của nền kinh tế với các bộ phận hợp thành, với tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình sản xuất xã hội. CCKT chỉ ổn định tương đối theo thời gian và không gian nhất định, nó thay đổi và phát triển theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong từng thời kỳ nhất định của quá trình tăng trưởng kinh tế, nhà nước phải thông qua việc nhận thức các quy luật kinh tế khách quan, phân tích đánh giá các xu thế của nền kinh tế, tìm ra phương án tối ưu để điều chỉnh CCKT trong những điều kiện cụ thể của đất nước.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: “cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [108, tr. 610].
CCKT giữ vai trò cốt lõi của nền kinh tế - xã hội, thể hiện trình độ phát triển chuyên môn hóa các ngành kinh tế trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử. CCKT phản ánh nội dung kinh tế của một xã hội, một vùng nên nó có lịch sử không ngừng vận động, phát triển. CCKT không phải là hệ thống tĩnh mà là hệ thống động, các nhân tố của CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau; giai đoạn sau cao hơn, hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước.
CCKT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, sự tăng trưởng của các yếu tố cấu thành nền kinh tế.
CCKT có các loại khác nhau; có thể nghiên cứu chuyển dịch CCKT dưới nhiều trình độ, lĩnh vực nhưng về cơ bản nội dung đó gồm: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong những nội dung chủ yếu của CCKT, CCKT ngành là nội dung cơ bản nhất quyết định phản ánh sự phát triển theo quan hệ cung cầu của thị trường, theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế chỉ rõ thành phần quan trọng thực hiện CCKT ngành, theo hướng của cơ cấu ngành, các thành phần kinh tế được tổ chức thực hiện. Nhưng cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ, địa phương dựa trên cơ sở sự phân bố lãnh thổ một cách hợp lý để phát triển các ngành và các thành phần kinh tế, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Để có CCKT hợp lý phải thỏa mãn được một số tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, CCKT phải phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, trước hết là quy luật kinh tế cơ bản. Thứ hai, CCKT phải khai thác hợp lý và phát huy được nguồn lực, tiềm năng của đất nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Thứ ba, CCKT phải tạo nên sự phát triển cân đối, phát huy lợi thế của các vùng các ngành kinh tế. Thứ tư, CCKT phải tạo lên sự gắn kết giữa các loại thị trường trong nước và ngoài nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Thứ năm, CCKT phải tạo được tích lũy ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, cùng với xã hội phát triển lành mạnh, giữ vững quốc phòng an ninh.
Những nội dung chủ yếu của CCKT quốc dân có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ, lĩnh vực, nhưng về cơ bản gồm: CCKT ngành kinh tế, CCKT thành phần kinh tế, CCKT theo đơn vị hành chính lãnh thổ:
Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế:
CCKT ngành là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là nòng cốt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Có nhiều cách phân loại ngành trong mỗi nền kinh tế. Có thể dựa vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành mà phân thành 3 ngành chủ yếu một cách khái quát nhất là: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trong CCKT ngành, lĩnh vực quan trọng nhất là nông nghiệp và công nghịêp, nhưng nông nghiệp và công nghiệp muốn phát triển mạnh phải thông qua hệ thống dịch vụ.
Nông nghiệp, bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là ngành trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm vật chất trực tiếp phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại phát triển của xã hội loài người, là nơi cung cấp sức lao động, nguyên liệu và là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm cho ngành công nghiệp và dịch vụ.
Công nghiệp, bao gồm công nghịêp chế tạo, công nghiệp khai khoáng và luyện kim, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp nguyên liệu, công nghiệp điện tử tin học…Công nghiệp đóng vai trò quan trọng quyết định sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Do vậy, công nghiệp được xếp vào vị trí hàng đầu của quá trình CNH, HĐH.
Dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuât nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản xuất với tiêu dùng; thể hiện quá trình trao đổi giữa các vùng, miền, giữa thành thị với nông thôn, giữa trong nước với ngoài nước. Trong quá trình sản xuất, dịch vụ có vai trò đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Dịch vụ thực hiện mối tương tác giữa các bộ phận hợp thành CCKT. Khi trình độ phát triển kinh tế hàng hóa ngày càng cao, sự phân công lao động hóa ngày càng nhanh, càng sâu rộng thì tỷ lệ dịch vụ trong CCKT ngày càng lớn.
Việc phân tích cơ cấu ngành kinh tế không chỉ phân tích về mặt lượng, (số lượng, tỷ trọng…) mà điều quan trọng phải phân tích cho được mặt chất của cơ cấu ngành: vị trí, vai trò, xu hướng vận động, sự tương tác giữa các ngành hoặc phân ngành trong mối liên hệ phát triển chung với toàn bộ nền kinh tế, khả năng hướng ngoại, khả năng chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu xã hội, quan hệ giữa cơ cấu ngành với cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế v.v.
Cơ cấu ngành luôn vận động và biến đổi phát triển không ngừng, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Do vậy, khi phân tích cơ cấu ngành, phải làm rõ tính quy luật của sự vận động, tìm ra phương hướng chuyển dịch CCKT ngành phù hợp với CCKT khác và đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thông thường, một nền kinh tế có ba ngành kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên như thế nào là phụ thuộc vào lợi thế của từng ngành và của mỗi nước trong từng thời kỳ khác nhau của đất nước. Cơ cấu ngành còn quyết định cơ cấu đầu tư vào mỗi ngành trong từng thời kỳ để từ đó đánh giá được hiệu quả đầu tư cho mỗi ngành, tính toán được cơ cấu sản phẩm và khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm.
Chuyển dịch CCKT ngành là quá trình làm thay đổi cấu trúc các mối liên hệ của các ngành hoặc các phân ngành trong một ngành theo xu hướng, mục tiêu và phương hướng nhất định. Đó là sự thay