Luận văn Dạy học trang trí chuyên ngành cho học sinh ngành thiết kế thời trang trường trung cấp may và thời trang Hà Nội

May mặc là nhu cầu thiết yếu của con người, xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó càng được đề cao. Bên cạnh các yếu tố công nghệ ngành may, mĩ thuật có vai tr quan trọng trong sự phát triển ngành nghề May - thời trang. Trong thời trang đôi khi chỉ vì điểm nhấn trang trí trên sản phẩm mà chúng ta quyết định mua cả sản phẩm đó. Ngày nay, các hoạt động nghiên cứu, sáng tác mĩ thuật kết hợp vào ngành thiết kế thời trang đang được quan tâm. Đây là một trong những ngành thuộc mĩ thuật ứng dụng. Việc tìm t i, sáng tạo ra những phương pháp và ý tưởng mới trong ngành thời trang luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà thiết kế và đặc biệt là những người giảng dạy về chuyên ngành thời trang. Là một người học và làm việc theo chuyên ngành nghệ thuật, tôi mong muốn được kết hợp giữa mĩ thuật với công nghệ may để tạo ra những sản phẩm phong phú hơn. Thông qua bài học vẽ trên vải bằng phương pháp thủ công đưa vào môn Trang trí chuyên ngành tại Khoa Thiết kế thời trang trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội. Đây là một cách làm hiệu quả và khả thi, bởi khi học vẽ trên vải học sinh sẽ yêu nghề hơn và phải luôn suy nghĩ, luôn sáng tạo không ngừng để cho ra những mẫu sản phẩm phong phú, bắt mắt về kiểu dáng, đẹp về màu sắc, nhấn mạnh ở trang trí và chắc về công nghệ cắt may, tất cả đều đi đến một đích cuối cùng là đưa ra thị trường một sản phẩm hoàn thiện nhất có thể. Trường Trung cấp may và thời trang Hà Nội là một trường công lập thuộc Sở Lao động thương binh xã hội Hà Nội có thâm niên hơn 40 năm về đào tạo nghề, nay đã mở thêm nghề đào tạo Thiết kế thời trang. Trong chương trình chuyên ngành Thiết kế thời trang (TKTT) học sinh được học các môn Nhân trắc học, Mỹ thuật trang phục, Sáng tác mẫu trang phục, Trang trí chuyên ngành

pdf91 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học trang trí chuyên ngành cho học sinh ngành thiết kế thời trang trường trung cấp may và thời trang Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG DƢƠNG THỊ THU THƢƠNG DẠY HỌC TRANG TRÍ CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƢỜNG TRUNG CẤP MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT Khóa 1 (2015 - 2017) Hà Nội, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG DƢƠNG THỊ THU THƢƠNG DẠY HỌC TRANG TRÍ CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƢỜNG TRUNG CẤP MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật Mã số: 60.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Tuyến Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là trải nghiệm thực tế 17 năm trong nghề và là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chƣa có công bố trong công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 16 tháng 01năm 2018 Tác giả luận văn Mai Thế Hoa Dương Thị Thu Thương DANH M C NH NG CH VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên HS Học sinh MT Mĩ thuật THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TKTT Thiết kế thời trang Tr Trang TS Tiến sĩ TTCN Trang trí chuyên ngành M C L C MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG CẤP MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI ................................................................ 7 1.1. Cơ sở lý luận dạy học Thiết kế thời trang bậc trung cấp ......................... 7 1.1.1. Khái quát về dạy học ngành Thiết kế thời trang và dạy trang trí chuyên ngành ................................................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của chuyên ngành TKTT .................................................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn dạy học Thiết kế thời trang ở bậc Trung cấp ................ 14 1.2.1. Vài nét về trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội ..................... 14 1.2.2. Đặc điểm của học sinh trƣờng Trung cấp May và Thời trang Hà Nội ..... 15 1.2.3. Thực trạng của việc dạy học Thiết kế thời trang ở trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội .............................................................................. 16 1.3. Nội dung của chƣơng trình và thời lƣợng môn trang trí chuyên ngành 17 1.3.1. Đặc điểm và nội dung môn trang trí chuyên ngành trong chƣơng trình dạy học ngành Thiết kế thời trang ................................................................. 17 1.3.2. Đặc điểm, nội dung và vị trí của phân môn vẽ trang trí trên vải trong môn trang trí chuyên ngành ........................................................................... 24 Tiểu kết .......................................................................................................... 27 Chƣơng 2: DẠY THỰC HÀNH VẼ TRÊN VẢI TRONG MÔN TRANG TRÍ CHUYÊN NGÀNH CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG CẤP MAY THỜI TRANG HÀ NỘI VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................ 29 2.1. Xây dựng và bổ sung nội dung chƣơng trình mới cho môn trang trí chuyên ngành ................................................................................................. 29 2.1.1. Cơ sở đề xuất bổ sung mới .................................................................. 29 2.1.2. Nội dung chƣơng trình mới: Thực hành vẽ trên vải ........................... 30 2.1.3. Các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ môn học mới ................................ 32 2.1.4. Phƣơng pháp dạy học .......................................................................... 41 2.2. Thực nghiệm và đánh giá kết quả .......................................................... 41 2.2.1. Thực nghiệm ....................................................................................... 41 2.2.2. Kết quả thực nghiệm: .......................................................................... 44 Tiểu kết .......................................................................................................... 46 KẾT LUẬN ................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 50 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 55 DANH M C BIỂU BẢNG Ký hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Khung chƣơng trình chuyên ngành Thiết kế thời trang 12 Bảng 1.2 Nội dung chi tiết học phần Trang trí chuyên ngành 18 Bảng 1.3 Nội dung chi tiết Kỹ thuật vẽ trên vải 25 Bảng 2.1 Nội dung bổ sung học phần : Kỹ thuật vẽ trên vải trong môn trang trí chuyên ngành 32 DANH M C ẢNH Ký hiệu Tên bảng Trang Ảnh 2.1 Kỹ thuật vẽ phủ 33 Ảnh 2.2 Kỹ thuật vẽ màu loang 34 Ảnh 2.3 Kỹ thuật vẽ đắp màu 34 Ảnh 2.4 Kỹ thuật cắt dán vải 35 Ảnh 2.5 Kỹ thuật đi nét bằng kim tiêm số 18 35 Ảnh 2.6 Màu tuýt pha sẵn 36 Ảnh 2.7 Màu tự pha 37 Ảnh 2.8 Dụng cụ phục vụ vẽ 38 Ảnh 2.9 Kỹ thuật căng vải 38 Ảnh 2.10 Phác thảo ý tƣởng 39 Ảnh 2.11 Lót màu 39 Ảnh 2.12 Các bƣớc xử lý 40 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn ề tài May mặc là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, xã hội càng phát triển thì nhu cầu đó càng đƣợc đề cao. Bên cạnh các yếu tố công nghệ ngành may, mĩ thuật có vai tr quan trọng trong sự phát triển ngành nghề May - thời trang. Trong thời trang đôi khi chỉ vì điểm nhấn trang trí trên sản phẩm mà chúng ta quyết định mua cả sản phẩm đó. Ngày nay, các hoạt động nghiên cứu, sáng tác mĩ thuật kết hợp vào ngành thiết kế thời trang đang đƣợc quan tâm. Đây là một trong những ngành thuộc mĩ thuật ứng dụng. Việc tìm t i, sáng tạo ra những phƣơng pháp và ý tƣởng mới trong ngành thời trang luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà thiết kế và đặc biệt là những ngƣời giảng dạy về chuyên ngành thời trang. Là một ngƣời học và làm việc theo chuyên ngành nghệ thuật, tôi mong muốn đƣợc kết hợp giữa mĩ thuật với công nghệ may để tạo ra những sản phẩm phong phú hơn. Thông qua bài học vẽ trên vải bằng phƣơng pháp thủ công đƣa vào môn Trang trí chuyên ngành tại Khoa Thiết kế thời trang trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội. Đây là một cách làm hiệu quả và khả thi, bởi khi học vẽ trên vải học sinh sẽ yêu nghề hơn và phải luôn suy nghĩ, luôn sáng tạo không ngừng để cho ra những mẫu sản phẩm phong phú, bắt mắt về kiểu dáng, đẹp về màu sắc, nhấn mạnh ở trang trí và chắc về công nghệ cắt may, tất cả đều đi đến một đích cuối cùng là đƣa ra thị trƣờng một sản phẩm hoàn thiện nhất có thể. Trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội là một trƣờng công lập thuộc Sở Lao động thƣơng binh xã hội Hà Nội có thâm niên hơn 40 năm về đào tạo nghề, nay đã mở thêm nghề đào tạo Thiết kế thời trang. Trong chƣơng trình chuyên ngành Thiết kế thời trang (TKTT) học sinh đƣợc học các môn Nhân trắc học, Mỹ thuật trang phục, Sáng tác mẫu trang phục, Trang trí chuyên ngành... 2 Bên ngoài thị trƣờng các phƣơng pháp xử lý chất liệu thời trang có kỹ thuật in lƣới, in nhiệt, thêu đính đƣợc sử dụng nhiều. Vẽ thủ công đơn chiếc cho từng sản phẩm đang đƣợc thịnh hành nhiều năm nay –hiện tại vẫn đang đƣợc thịnh hành và phát triển với nhiều kĩ thuật mới bao gồm các kĩ thuật vẽ trên vải. Nhƣng vẽ trên vải bằng phƣơng pháp thủ công c n khá lạ lẫm đối với các em học sinh trong trƣờng, nên nhiệm vụ của mĩ thuật trong ngành thời trang là cần phát triển mạnh phƣơng pháp dạy vẽ trang trí cho sản phẩm đó thông qua việc đổi mới chƣơng trình môn học. Đƣợc sự cho phép của nhà trƣờng tôi đã mạnh dạn đƣa kỹ thuật vẽ trên vải vào dạy thực nghiệm trong chƣơng trình giảng dạy để các em học sinh chuyên ngành thiết kế thời trang có thể tiếp cận, hiểu và tự thực hiện đƣợc những ý tƣởng thiết kế của mình. Học phần mới này sẽ giúp cho học sinh hoàn thiện hơn về khả năng thực hành trên sản phẩm, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh và tính làm việc độc lập để đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm mang tính ứng dụng cao toàn diện hơn cả về công nghệ và thẩm mỹ sau khi các em kết thúc khóa học. Trên thực tiễn dạy học, qua quá trình nghiên cứu học tập, với mong muốn bổ sung một môn học có ý nghĩa thiết thực cho học sinh ngành thiết kế thời trang từ đó làm rõ vai tr , vị trí tính cần thiết của mĩ thuật trong thời trang nên tôi chọn đề tài Dạy học trang trí chuyên ngành cho học sinh ngành thiết kế thời trang trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội làm đề tài luận văn của mình. 2 Tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu về lĩnh vực thời trang có nhiều tài liệu, tuy nhiên các nghiên cứu về dạy và đào tạo họa sĩ thiết kế thời trang thì không có nhiều. Một số tài liệu liên quan trực tiếp gồm: 3 Triệu Thị Chơi, Kỹ thuật cắt may toàn tập [6], Giáo trình này giúp bạn đọc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến lĩnh vực may mặc, cả về phần kỹ thuật may thế nào cho khéo cho đẹp và tăng nét thẩm mỹ cho ngƣời sử dụng bởi đó là điều quan trọng trong việc phát triển ngành nghề và chuyên môn. Trần Thủy Bình, Giáo trình thiết kế trang phục [3], giáo trình không chỉ cung cấp những nội dung cơ bản, cô đọng nhất về lịch sử trang phục, mà cả kiến thức về thời trang và mốt. Giáo trình gồm 2 phần: phần lịch sử thời trang giới thiệu khái quát về thói quen, thị hiếu thẩm mỹ, tập quán mặc trong quá khứ của dân tộc trên thế giới và Việt Nam. Phần thứ hai bàn về màu sắc, các yếu tố khác của mỹ thuật trang phục, bố cục và các thủ pháp xây dựng bố cục, hiệu quả mà các bố cục đem lại. F.N.Vanderwalker; Ngƣời dịch: Ngọc Thạch, Kỹ thuật pha trộn màu và sơn [9]. Nội dung đề cập các kĩ thuật pha trộn sơn và màu trong hội hoạ, các loại thuốc màu, sơn màu và tính chất của chúng. Các công trình nghiên cứu đến thiết kế thời trang, phƣơng pháp giảng dạy thiết kế thời trang và mỹ thuật ứng dụng là: Nguyễn Hạnh, Nghệ thuật phối màu [11]. Nội dung sách đề cập đến ứng dụng trong đồ hoạ, thiết kế trang Web, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế mĩ thuật công nghiệp, quảng cáo, hội hoạ. Giới thiệu với bạn đọc bảng tra màu chọn lọc, từ 106 màu có thể chọn lọc để phối ra 1400 cách phối hợp để tạo ra sự hài hoà trong thiết kế. Nguyễn Quân, Con mắt nhìn cái đẹp: Mỹ thuật học dùng cho sinh viên Mỹ thuật, kiến trúc và Design [32]. Cuốn sách đƣợc đúc rút từ nghiên cứu ngôn ngữ tạo hình trong những năm 1978- 1983 của nhà nghiên cứu mĩ thuật Nguyễn Quân. Gồm 2 phần: 1/ con mắt tạo hình của chúng ta, 2/ Kiến thức cơ bản về Mỹ thuật. Nguyễn Thu Tuấn, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mĩ thuật [42]. Giáo trình đƣợc tác giả đúc kết từ sự tích lũy kinh nghiệm của 4 nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, cùng với sự kế thừa và tham khảo các tài liệu liên quan của nhiều nhà khoa học. Giáo trình gồm 4 phần: phần 1, những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học. Phần 2, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Phần 3, Tiến trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục mỹ thuật. Phần 4, Xây dựng đề cƣơng và viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục Mĩ thuật. Giáo trình giúp học viên tham khảo để hoàn thiện tốt hơn luận văn Thạc sĩ. Một số tài liệu tiêu biểu, nghiên cứu về mĩ thuật có liên quan đến nội dung của đề tài gồm có: Đặng Thị Bích Ngân, Trần Việt Sơn, Nguyễn Thế Hùng, Từ điển Mỹ thuật phổ thông [26]. Nội dung: Giới thiệu các thuật ngữ mỹ thuật một cách chính xác và giải thích thoả đáng ý nghĩa và cách dùng các thuật ngữ đó. Phạm Khải, Hội họa toàn thư [19]. Hội họa toàn thƣ giới thiệu đến bạn đọc về học cách nhìn, cách cảm nhận hội họa, cách tự tìm hiểu, tự học và thực hành họa pháp các chất liệu nhƣ: sƣơn dầu, acrylic, màu nƣớc, tempera.... Cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1 tự học và thực hành họa pháp sơn dầu, Acrylic, màu nƣớc, tempera... Phần 2 nghiên cứu kỹ thuật và phong cách danh họa quốc tế. Phần 3 nói về lƣợc sử kỹ thuật hội họa từ cổ điển tới hiện đại. Cuốn sách giúp học viên tìm hiểu sâu hơn về chất liệu và cách sử dụng chất liệu Acrylic. 3 M c ích và nhiệm v nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu dạy học Trang trí chuyên ngành may thời trang để đề xuất bổ sung thêm học phần Kỹ thuật vẽ trên vải bằng phƣơng pháp thủ công vào môn Trang trí chuyên ngành tại trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội, giúp học sinh có thêm năng lực thực hành chuyên môn sau khóa học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học của trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội. Nghiên cứu để xây dựng chƣơng trình của học phần, tài liệu, giáo trình dạy học cho môn Trang trí chuyên ngành. Đề xuất mô hình dạy học và thực nghiệm sƣ phạm học phần Kỹ thuật vẽ trên vải vào môn Trang trí chuyên ngành cho học sinh trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội. 4 Đối tƣ ng và phạm vi nghiên cứu i tượng nghiên cứu Nghiên cứu môn Trang trí chuyên ngành và bổ sung học phần Kỹ thuật vẽ trên vải. Đối tƣợng thực nghiệm là học sinh K2 trƣờng Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội. Thời gian nghiên cứu, thực nghiệm: từ 01/2017 đến 07/ 2017 h vi nghiên cứu Chƣơng trình đào tạo TKTT, Chƣơng trình môn học Trang trí chuyên ngành của Khoa TKTT - Trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội. 5 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp khảo sát thực địa: tìm hiểu, khảo sát chính xác thông tin về thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh và thực trạng việc dạy và học ngành TKTT của trƣờng Trung cấp may và thời trang HN. - Phƣơng pháp nghệ thuật học: dùng cho việc nghiên cứu các vấn đề thẩm mĩ thời trang, đào tạo mĩ thuật ứng dụng, các vấn đề về kiến thức cơ bản của mĩ thuật trong dạy học chuyên nghiệp. - Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh: nhằm giúp tổng hợp, phân tích các thông tin, dữ liệu liên quan đến quy định về phát triển chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, những thông tin thực tiễn có giá trị. Mục đích tổng kết để tạo nên những lý thuyết mới có giá trị. 6 - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: là phƣơng pháp đặc biệt, cho phép tác động lên đối tƣợng nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên, để hƣớng quá trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn của chúng tôi nhằm đánh giá tính thực tiễn và mức độ khả thi của việc bổ sung học phần mới vào chƣơng trình đào tạo. 6 Nh ng óng góp c a luận văn - Luận văn là một công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn về kỹ thuật vẽ trên vải trong chƣơng trình môn TTCN của ngành TKTT tại trƣờng Trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội. Luận văn này đề xuất xây dựng bổ sung thêm một học phần mới có tính thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu xã hội và xu hƣớng thời trang hiện nay. - Góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn TTCN , đặc biệt là việc tăng kĩ năng thực hành nghề cho học sinh thông qua học phần Kỹ thuật vẽ trên vải. - Luận văn có thể làm tƣ liệu tham khảo cho các giáo viên (GV) dạy chuyên ngành thời trang và học sinh (HS), sinh viên (SV) đã và đang theo học chuyên ngành thời trang. 7 ố c c c a luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn có bố cục 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học ngành TKTT cho HS trƣờng Trung cấp may và thời trang Hà Nội Chƣơng 2: Dạy học vẽ trên vải trong học phần trang trí chuyên ngành cho học sinh trƣờng Trung cấp may thời trang Hà Nội và thực nghiệm sƣ phạm. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG CẤP MAY VÀ THỜI TRANG HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý luận dạy học Thiết kế thời trang bậc trung cấp 1.1.1. Khái quát về d y học ngành Thiết kế thời trang và d y trang trí chuyên ngành - Khái niệm Thời trang “Thời trang là trang phục đƣơng thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong môi trƣờng xã hội nhất định, vào khoảng thời gian nhất định.” [2, tr.23]. Trong đó Trang phục đƣợc hiểu là “ không chỉ thể hiện quan niệm thẩm mỹ, lối sống, trình độ của một nhóm ngƣời, một cá nhân mà c n thể hiện đặc trƣng văn hóa cả một cộng đồng” [39, tr.5]. “Thời trang chỉ liên quan đến lĩnh vực may mặc và thời trang thƣờng bó hẹp trong một phạm vi không gian nhất định vì nó là khuynh hƣớng gắn với một bộ phận xã hội, một địa phƣơng, một dân tộc hay một vùng thế giới. Mốt và thời trang có tính văn hóa- xã hội và tính nghệ thuật” [2, tr.24]. Ngoài ra, thời trang là những phong cách đang thịnh hành và những sáng tạo mới nhất của các nhà thiết kế trang phục. Thông thƣờng, những thử nghiệm thiên về trình diễn nghệ thuật là ý tƣởng ban đầu cho việc thiết kế các mẫu thời trang ứng dụng. Các bộ sƣu tập nặng về trình diễn là để tạo ấn tƣợng và khẳng định phong cách trƣớc đồng nghiệp, các nhà chuyên môn. C n các bộ sƣu tập mang tính ứng dụng thì để nhắm tới số đông ngƣời tiêu dùng. Đó là hai mặt không thể tách rời của thời trang. Thiếu một trong hai cái, thời trang sẽ mất đi tính chất đặc trƣng. Vì thời trang là tổng hợp của nghệ thuật và kinh doanh. 8 - Khái niệm Thiết kế thời trang “Thiết kế: lập dự án kế hoạch xây dựng một công trình, sản xuất một thiết bị, sản phẩm công nghiệp. Thiết kế bao gồm công việc lập các tài liệu, các thông số kỹ thuật, các bản tính toán, các bản vẽ, các mô hình vv. Làm căn cứ để tiến hành thi công công trình, gia công sản phẩm” [13,tr. 371] “Thời trang là trang phục đƣơng thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến trong cách mặc, thịnh hành trong môi trƣờng xã hội nhất định, vào khoảng thời gian nhất định.” [2, tr. 23] Từ hai khái niệm thành phần trên chúng ta có thể hiểu TKTT là bao gồm những công việc lập các bản vẽ, các tính toán, các thông số kỹ thuật v.v... để cho ra những sản phẩm công nghiệp trong ngành thời trang. Nhƣ vậy, TKTT có yếu tố “mỹ hóa hình tƣợng ngƣời mặc y phục, điều này cần phải sáng tạo trên hình thể con ngƣời. Những tri thức về kết cấu nhân thể và chức năng các bộ phận trên thân thể ngƣời có thể giúp cho chúng ta hiểu biết những đặc trƣng cơ bản của ngoại hình” [47, tr. 7]. Khi coi TKTT là một phần của nghệ thuật Design, thì theo Bosiepe đã chỉ ra năm 1967: “phƣơng pháp luận Design chẳng qua chỉ là tr chơi trong thực tế sản xuất - dƣới con mắt của các nhà tạo dáng” [45, tr.20]. Để đào tạo về mỹ thuật công nghiệp đ i hỏi ngƣời họa sĩ thiết kế phải đạt hai yêu cầu: “Có đƣợc những kiến thức cơ bản cần thiết cho hoạt động thực tiễn sau này của mình và có khả năng tƣ duy logic, phƣơng pháp làm việc khoa học, hợp lý trong những điều kiện phức tạp của cuộc sống” [45, tr. 6]. Đó cũng chính là điều kiện để ngƣời họa sĩ thiết kế mỹ thuật công nghiệp tồn tại và phát triển trong một nền công nghiệp mới phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay. Thiết kế thời trang thuộc ngành “Mỹ thuật công nghiệp: Vẻ đẹp thẩm mĩ phục vụ cho sản xuất công nghiệp” [25, tr. 205]. Hay c n là nghệ thuật các ứng dụng của thiết kế và thẩm mỹ hay vẻ đẹp tự nhiên cho quần áo và 9 phụ kiện. Thiết kế thời trang chịu ảnh hƣởng của vĩ độ văn hóa và xã hội, đã thay đổi theo thời gian và địa điểm. Ngành thiết kế thời trang đào tạo một số chuyên ngành nhƣ: Thiết kế thời trang, xã hội học thời trang, vật liệu dệt may, tạo mẫu, thiết kế dựng hình tổng hợp, trang điểm, thẩm mỹ học, vẽ mỹ thuật, thiết kế thời trang trên máy tính, Coreldraw... “Tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang, các bạn có thể đảm nhiệm các công việc tại doanh nghiệp may, công ty thiết kế thời trang, viện nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực này hoặc những cơ sở sản xuất về may mặc” [18] - Dạy học Thiết kế thời trang Theo tác giả Bùi Hiền và cộng sự thì các khái niệm đƣợc viết nhƣ sau: Dạy – Học, Truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm, đƣa đến những thông tin khoa học cho ngƣời khác tiếp thụ một cách có
Luận văn liên quan