Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh An Giang

Ngânhàng Công Thương Việt Nam (viết tắt làNHCT.VN) làmộttrong những NHTM Nhànước lớn nhất của Việt Nam, thành lập năm 1988 và được Nhànước xếp hạng làdoanh nghiệp đặc biệt. Theo Quyết định số196/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 của Ngân hàng Nhànước Việt Nam, tên giao dịch quốc tếbằng tiếng Anh của NHCT.VN được đổi thành Vietnam Bankfor Industry and Trade, viết tắt là VietinBank (tên giao dịch cũlàIndustrial and Commercial Bank of Viet Nam, vi ết tắt làIncombank). NHCT.VN cóhệthống mạng lưới gồm 2 SởGiao dịch, 02 Văn phòng đại diện, 01 Trung tâm đào tạo, 01 Trung tâm công nghệthông tin, 137 chi nhánh, 158 phòng giao dịch, 144 điểm giao dịch, 287 quỹtiết kiệm vàhơn 500 “ngân hàng giao dịch tự động” (ATM) ởhầu hết các tỉnh, thành phốvàtrung tâm thương mại trong cảnước, luôn là địa chỉthuận tiện và đáng tin cậy của cảngười gửi tiền, người đi vay vàngười sửdụng các dịch vụngân hàng. Ngoài ra, NHCT.VN còn làchủsởhữu, cổ đông lớn của những công ty hàng đầu trên thịtrường tài chính Việt Nam như:Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương, Công ty Quản lýnợvàkhai thác tài sản, Công ty cho thuêtài chính VietinBank, Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á-VietinBank, Công ty liên doanh cho Tôn trọngtácgiảbằng cách ghi rõ tên tácgiả, đềtàikhi sửdụng các thông tin từ luận văn nàybạnnhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 22 thuêtài chính Quốc tế(VILC), Ngân hàng liên doanhIndovina, cổ đông lớn của NHTM cổphần Sàigòn Công Thương Với quy mônày, VietinBank trởthành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. VietinBank cũng đãthiết lập quan hệ đại lývới 735 ngân hàng trên toàn thếgiới, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, thành viên của hệthống thẻVisa, Master vàHiệp hội tài chính viễn thông toàn cầu (SWIFT). Trong suốt thời gian qua, VietinBank đãkhông ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụmới, nâng cao công nghệngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thếcạnh tranh trên thịtrường. Đây cũng làngân hàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệvào hoạt động; làngân hàng cócơsởhạtầng, tiềm lực tài chính và đội ngũcán bộmạnh, chủ độngvới lộtrình hộinhập kinh tếquốc tế. Các sản phẩm dịch vụcủa VietinBank như: mởtài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm, cấp tín dụng ngắn, trung vàdài hạn, cho vay hợp vốn, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, đã đưa vàvận hành dịch vụrút tiền tự động, phát hành thẻVisa, Master đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Đặc biệt làsản phẩm thẻATM của VietinBank đãthu hút được sựquan tâm của nhiều khách hàng.

pdf78 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG. 1.1.1. Khái niệm về tín dụng. Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn. Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận. 1.1.2. Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng. - Quá trình ra đời. Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Ban đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là bằng hiện vật và một phần nhỏ là tín dụng hiện kim tồn tại với tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá kém phát triển. Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ. Chỉ đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín dụng mới có điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 2 kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại tín dụng khác ưu việt hơn như: tín dụng Ngân hàng, tín dụng Chính phủ… - Bản chất của tín dụng. Bản chất tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh sau: + Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế-xã hội. + Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim loại theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng. 1.1.3. Phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng Ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các Ngân hàng thương mại hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau, để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng Ngân hàng thành nhiều loại khác nhau: ● Căn cứ vào thời hạn cho vay: Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 03 loại: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1năm). Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, tín dụng trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định… có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm. Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 3 - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, tín dụng dài hạn thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản… có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn vay trên 5 năm). ● Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có tín dụng sản xuất và tín dụng tiêu dùng. - Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế. - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn. ● Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: có tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản. - Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. - Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng, có năng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay hoặc ngân hàng thương mại nhà nước được cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội. ● Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 4 - Tín dụng vốn lưu động: được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng. - Tín dụng vốn cố định: cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng. ● Theo hình thức cấp tín dụng: có chiết khấu thương phiếu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính. - Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho khách hàng. Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất là Ngân hàng đã bỏ tiền ra mua thương phiếu theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay gián tiếp). - Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Cho vay gồm các hình thức chủ yếu như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng, trả góp), cho vay gián tiếp. - Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. - Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho khách hàng thuê. Sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định. Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín dụng trung dài hạn. 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, GDP năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, đời sống người dân được cải thiện. Đạt được những kết quả như vậy phải kể đến một nhân tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước chính là TDNH. Nhất là khi Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 5 mà cả nước đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng như từng bước chủ động hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, thì vốn cho nền kinh tế lại càng cần hơn bao giờ hết. Vì vậy, vai trò của TDNH ngày càng được khẳng định. Được biểu hiện như sau: 1.1.4.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay, ngân hàng đã biến mọi nguồn tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong xã hội, thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu được của ngân hàng được hình thành từ hai hoạt động chủ yếu là: hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Tín dụng ở đây được hiểu là hoạt động cho vay của ngân hàng. Vậy ngân hàng lấy vốn đâu ra để cho vay? Phải chăng là vốn tự có của ngân hàng. Các ngân hàng phải huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cư trong xã hội sau đó phân phối lại một cách hợp lý. Chính nhờ có TDNH mà các chủ thể “thừa” vốn có cơ hội không những bảo tồn vốn mà còn tạo thu nhập (thu lãi), còn đối với các chủ thể “thiếu” vốn, TDNH giúp họ bổ sung vốn để có đủ vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu đời sống. Nguồn vốn nhàn rỗi mà ngân hàng huy động bao gồm: + Vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế. + Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Thông qua công tác tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời tập trung và phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa sang nơi thiếu. Ngoài ra khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, khách hàng bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 6 vốn gốc cộng lãi trong thời gian nhất định được ghi trong hợp đồng tín dụng. Do đó, buộc các khách hàng phải hết sức nổ lực, tận dụng tối đa khả năng của mình để sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn tín dụng bằng cách động viên vật tư hàng hoá, thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội đem lại lợi nhuận cho khách hàng và đảm bảo nghĩa vụ với ngân hàng. 1.1.4.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy bất kỳ một khách hàng nào muốn hoạt động và sản xuất kinh doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, trong trường hợp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn lớn hơn. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi khách hàng luôn luôn phải đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu ra? Và TDNH là nguồn vốn cơ bản hình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của khách hàng. Việc mở rộng thông thương với nhiều nước trên thế giới, do vậy nhu cầu về vốn ngày càng cao, các thành phần kinh tế đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi ngân hàng phải nổ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các doanh nghiệp. Muốn vậy, các ngân hàng càng phải làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của các thành phần kinh tế. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. 1.1.4.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. Các ngân hàng thương mại khi thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế, tức là đã tạo ra khả năng cung ứng tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước thu hẹp tín dụng tức làm giảm lượng tiền trong lưu thông. NHNN sử dụng tín dụng như một công cụ Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 7 điều tiết lưu thông tiền tệ qua việc thực hiện chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, công cụ thị trường mở…Hơn nữa, quá trình hoạt động TDNH gắn liền với việc thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường nhằm mục đích ổn định lưu thông tiền tệ. Điều này, đồng nghĩa với việc làm giảm lạm phát-một vấn đề mà nền kinh tế phải đương đầu khi tốc độ tăng trưởng gia tăng nhanh. Như vậy, TDNH được coi là một công cụ có thể điều hoà vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.1.4.4. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thông qua việc đầu tư vốn để hiện đại hoá máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hay qua đầu tư tín dụng vào các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, TDNH đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM. 1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng . Chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó có nội dung quan trọng và có tính lượng hoá nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quan điểm thông thường của các ngân hàng thương mại Việt Nam và trong một số trường hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta chỉ nói đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng kém và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế nếu tỉ lệ nợ quá hạn dưới 5% và tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức 5% thì được coi là nợ có vấn đề. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Thực tế cho thấy nguyên nhân của hầu hết các Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 8 cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều bắt nguồn từ ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu, đồng thời là nhân tố quan trọng nhất để tồn tại và phát triển của mỗi NHTM trong nền kinh tế đầy cơ hội cho kinh doanh, song cũng chứa đựng đầy thách thức và rủi ro. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất cần thiết. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng TDNH, trong đó có các chỉ tiêu cơ bản sau: - Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức (1.1) dưới đây: Tỷ lệ nợ xấu * Khái niệm nợ xấu: Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam “ V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của các TCTD. Theo Quyết định 493 thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo cách phân loại nợ dưới đây. Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%. = Nợ xấu Tổng dư nợ x 100% ≤ 5% (1.1) (1.1) Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 9 * Cách phân loại nợ : Theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 (có hiệu lực ngày 17/03/2005) của Thống đốc NHNN VN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 quy định lại cách phân loại nợ quá hạn như sau: Toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng có khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay được coi là nợ quá hạn. Trong đó điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận tại HĐTD; gia hạn nợ vay là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vay vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trong HĐTD và chất lượng tín dụng được thể hiện là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Việc phân loại nợ quá hạn theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN đã có nhiều thay đổi nhưng việc phân loại nợ quá hạn vẫn còn dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay chứ chưa tính đến tiêu chí rủi ro của khoản vay nên chưa phản ảnh chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng. Theo Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005” thì dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05 nhóm, cụ thể: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé :D Nhóc lì HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân 10 đánh giá là có khả năng thu hồi đầu đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1. Trường hợp một khách hàng có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xem xét đưa vào nợ nhóm 1 khi khách hàng đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gian quy định trên, đồng thời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn đã được cơ cấu lại.. Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn
Luận văn liên quan