Gia đình là tế bào của xã hội, và hôn nhân là cơ sở của gia đình. Một xã hội muốn
tồn tại và phát triển một cách bền vững thì chế độ hôn nhân phải được xây dựng một cách
vững chắc. Từ khi trong xã hội có nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí
của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn là ý chí của nhà nước. Trong những giai
đoạn khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước đặt ra những nguyên tắc của
hôn nhân và gia đình để định hướng cho những quan hệ xã hội đó phát triển theo mục tiêu
đã định. Việc xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã trở thành một đòi hỏi
tất yếu của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hôn nhân v à gia đình trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết
l ập chế độ hôn nhân gia đình m ới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong ki ến, lạc
hậu. Nguy ên tắc hôn nhân một vợ, một chồng chính l à một trong những định hướng vững chắc
của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân v à gia đình xã h ội
chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong bài viết của
mình, em xin được trình bày đề tài “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - l ịch
sử phát triển và thực tiễn áp dụng”.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng tại Việt Nam - Lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 1
Luận văn
Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một
chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển
và thực tiễn áp dụng
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, và hôn nhân là cơ sở của gia đình. Một xã hội muốn
tồn tại và phát triển một cách bền vững thì chế độ hôn nhân phải được xây dựng một cách
vững chắc. Từ khi trong xã hội có nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản ánh ý chí
của các cá nhân tham gia vào quan hệ đó mà còn là ý chí của nhà nước. Trong những giai
đoạn khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước đặt ra những nguyên tắc của
hôn nhân và gia đình để định hướng cho những quan hệ xã hội đó phát triển theo mục tiêu
đã định. Việc xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã trở thành một đòi hỏi
tất yếu của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã thiết
lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc
hậu. Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng chính là một trong những định hướng vững chắc
của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo cho việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội
chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người. Trong bài viết của
mình, em xin được trình bày đề tài “Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch
sử phát triển và thực tiễn áp dụng”.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Kết hôn
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.(1)
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Sự kiện kết hôn là sơ sở pháp lý ghi nhận rằng hai bên nam
nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng
2. Gia đình
Khoản 10 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.
3. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ
đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.(2)
(1) Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr.88
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 3
Khác với L:uật hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tại Điều 2
gồm 6 khoản. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định tại Khoản 1.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGUYÊN TẮC HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG TẠI VIỆT NAM
1. Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân và gia đình
Chủ nghĩa Mác - Lê nin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện tượng xã hội
có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định. Trong tác
phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Mác và
Enghen đã phân tích, chứng minh một cách khoa học rằng: lịch sử gia đình là lịch sử của
quá trình xuất hiện chế độ quần hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình
một vợ một chồng - là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự
phát triển của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Mác và Enghen đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, hình thức hôn nhân một vợ một
chồng ra đời trên cơ sở sự xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và những
tài sản khác trong xã hội. Được củng cố bởi chính sách, pháp luật của giai cấp thống trị bóc
lột, ngay từ khi mới ra đời, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đó đã bộc lộ tính giả dối và
tiêu cực đối với số đông những người dân lao động. Đồng hành với chế độ hôn nhân một vợ
một chồng là nạn mãi dâm công khai và tệ ngoại tình. Chế độ một vợ một chồng ở những
thời kỳ này thể hiện công khai quyền gia trưởng của người chồng, người cha trong gia đình.
Quá trình thực hiện quyền gia trưởng tuyệt đối đó đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng
giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, sự coi rẻ quyền lợi của con cái.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất. Trong
cuộc cách mạng đó, chắc chắn là các cơ sở kinh tế trước đây của chế độ một vợ một chồng
cũng như của cái bổ sung cho nó là tệ ngoại tình và nạn mãi dâm, đều sẽ bị tiêu diệt. Vậy,
chế độ một vợ một chồng còn tồn tại hay không khi mà những nguyên nhân kinh tế đã sinh
ra nó không còn? Về vấn đề này, Enghen đã khẳng định: “Chế độ đó chẳng những sẽ không
biến đi, mà trái lại, chỉ có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn vẹn. Thật vậy, các
tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp
vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ - con số
này có thể thống kê được - cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi
(2) Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr.33
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 4
và chế độ một vơ một chồng không những suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành hiện
thực, ngay cả đối với đàn ông nữa”.
Lúc này, hôn nhân mới có điều kiện thể hiện đúng bản chất của nó là hôn nhân một
vợ một chồng đích thực, phát sinh và tồn tại trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ,
bình đẳng nhằm xây dựng gia đình để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất.
Những tư tưởng cơ bản về hôn nhân và gia đình của chủ nghĩa Mác - Lê nin chính là cơ sở
lý luận để định hình nên những nguyên lý chỉ đạo cho việc thực hiện những quan hệ hôn
nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa dân chủ và tiến bộ.
2. Quan điểm, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình - nền tảng của nguyên
tắc một vợ một chồng trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Ở Việt Nam, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống
nhất đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đảng và
Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc xây dựng những quan hệ xã hội
theo xu hướng tiến bộ. Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân
và gia đình tiến bộ, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ
nghĩa được hình thành trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nó trở thành
nền tảng của mọi chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ. Ở nước ta, trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình, nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra là phải xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư, hủ tục
lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, chống lại những ảnh hưởng tiêu
cực của hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời xây dựng những quan hệ hôn nhân và gia
đình mới xã hội chủ nghĩa. Trong những giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước có những
chủ trương, chính sách về hôn nhân và gia đình phù hợp, nhằm tập trung thực hiện những
nhiệm vụ và mục tiêu nói trên. Pháp luật hôn nhân và gia đình là sự cụ thể hóa quan điểm,
đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình. Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình phải phù hợp với mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng phải phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội ở thời
kỳ quá độ. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả
đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính
sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý
thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Như vậy, quan điểm của Đảng ta về việc
xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa không phải là một mô hình chung chung, mà mang lại
những nội dung cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Trong đó đề cao nguyên
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 5
tắc hôn nhân một vợ, một chồng, coi nó là nền tảng của hôn nhân và gia đình xã hội chủ
nghĩa.
3. Cơ sở kinh tế xã hội của sự hình thành nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - lê nin, hôn nhân và gia đình, cũng như các hiện
tượng xã hội khác, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Những nguyên tắc cơ bản của Luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước
không thể là chủ quan duy ý chí mà xuất phát từ thực tiễn xã hội, tôn trọng quy luật vận
động khách quan của các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Sau khi giành được chính quyền, năm 1945, do cần phải tập trung giải quyết những
vấn đề cấp bách trong xã hội và tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, chúng ta chưa thể xóa bỏ ngay được quan hệ sản xuất phong kiến. nền kinh tế
còn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc, vì thế trong thời kì đầu, quan hệ hôn
nhân và gia đình vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng phong kiến.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nhân dân miền Bắc
dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng tư tưởng văn hóa cũng được tiến hành mạnh mẽ đã
dần phá tan những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã để lại,
hình thành nên những nhận thức mới về hôn nhân và gia đình. Lần đầu tiên ở Việt Nam, tư
tưởng xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình mới “cho phù hợp với đạo đức và quan hệ
kinh tế xã hội chủ nghĩa” được khẳng định, mà bảo đảm cho nó là một đạo luật về hôn nhân
và gia đình (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959).
Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và tiếp tục đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội. Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 vẫn được khẳng định là tư tưởng chỉ đạo việc thực hiện những quan hệ hôn nhân
và gia đình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã tác động đến
việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình. Để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình
xã hội chủ nghĩa tiến bộ, phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội mới, những nguyên tắc
cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 1959 tiếp tục được hoàn thiện và được khẳng định
chính thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Bên cạnh đó, những yếu tố về mặt xã hội cũng có tác động lớn tới các quan hệ hôn
nhân và gia đình. Nét đặc trưng của những quan hệ hôn nhân và gia đình là mang nặng yếu
tố tình cảm, đạo đức của các cá nhân, phản ánh sâu đậm phong tục, tập quán, truyền thống,
nền văn hóa của một dân tộc. Đất nước ta có hơn 54 dân tộc anh em chung sống, ngoài
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 6
những đặc điểm văn hóa chung của đại gia đình Việt Nam, mỗi dân tộc lại giữ gìn những
phong tục, tập quán riêng mà cha ông để lại. Cho nên, khi xây dựng nguyên tắc một vợ một
chồng cũng như những nguyên tắc cơ bản khác của Luật hôn nhân và gia đình, ngoài các
yếu tố chính trị, còn phải chú ý tới phong tục, tập quán mà nhân dân ta đang thực hiện.
Như vậy, trong những giai đoạn phát triển của xã hội, trên cơ sở tình hình kinh tế -
xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục đích, nhiệm vụ của ngành luật hôn nhân và
gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình chính là những cách thức
để đạt được mục đích đó. Nội dung những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình
do những điều kiện kinh tế, xã hội hiện thời quyết định nên nó không phải là bất biến. Khi
xem xét, đánh giá những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gai đình, chúng ta cần
phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC MỘT VỢ MỘT
CHỒNG CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Dựa vào những tiêu chí khác nhau, mà người ta có những sự phân chia các giai đoạn
của quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình khác nhau. Trong những văn
bản pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua từng giai đoạn, những nguyên tắc cơ bản
được thể hiện rõ nét. Một nét đặc thù trong việc lập pháp về hôn nhân và gia đình ở Việt
Nam là sự ra đời khá sớm của văn bản luật, chính vì vậy có thể làm rõ quá trình hình thành
và phát triển nguyên tắc một vợ một chồng của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua hai
giai đoạn lớn: giai đoạn trước và sau khi có Luật hôn nhân và gia đình 1959.
1. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trước khi có Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959
Do đặc điểm tình hình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu sau khi
giành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy
định riêng về hôn nhân và gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình,
Nhà nước non trẻ của chúng ta đã dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế
độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy định của Hiến pháp 1946.
Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gai đình được thể hiện rõ ràng
trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ
này, pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, với một số ít quy phạm
pháp luật.
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 7
Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định những quy định
chung và những quy định cụ thể, nhưng thông qua những quy định cụ thể này, chúng ta có
thể thấy pháp luật đã quán triệt những nguyên tắc:
- Nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện
- Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái.
Ở đây chưa đề cập đến nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nhưng đã bao hàm
được những tư tưởng dân chủ tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình mới do Đảng và Nhà
nước ta xây dựng. Những nguyên tắc cơ bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để xóa bỏ
những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, thực hiện những
quan hệ hôn nhân và gai đình mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đồng thời chúng
còn là nền tảng cho quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình sau này.
2. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trước khi có Luật hôn nhân và gia đình
năm 1959
Từ năm 1959 đến nay, ở Việt Nam đã có đạo luật về hôn nhân và gia đình ra đời kế
tiếp nhau: Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986, 2000. Mỗi đạo luật đã có những quy
định chung trong đó có ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là sự kết thừa và
phát triển nguyên tắc của pháp luật giai đoạn trước trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh tế,
chính trị xã hội ở từng thời kỳ.
a. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Nhân
dân Việt Nam được hưởng hòa bình chưa bao lâu thì Đế quốc Mỹ âm mưu phá bỏ Hiệp
định Gionevo và biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới phục vụ cho những
mưu đồ quân sự của Mỹ. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt ra làm hai miền với hai chế độ
chính trị - xã hội khác nhau. Trong khi nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai, quân dân miền Bắc quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu
phương vững chắc cho miền Nam. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội, trong
đó có quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong khi đó, những tàn tích của chế độ hôn nhân và
gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại, đè nặng lên tư tưởng của người dân kìm hãm sự
phát triển của con người. Tình hình hôn nhân và gia đình đó “không thích hợp với việc thực
hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là cái tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Vì
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 8
vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình phù hợp với đạo đức xã
hội chủ nghĩa, trước hết là phải ban hành một Luật hôn nhân và gia đình”.
Xuất phát từ thực tế đó, Luật hôn nhân và gia đình cần phải thực hiện mục đích là
xây dựng những gia đình dân chủ hòa thuận, hạnh phúc, trong đó, mọi người đoàn kết,
thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái. Kế thừa
những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ trước, để đạt được
những mục đích như trên, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã được xây dựng trên cơ sở bốn
nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình
- Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái.
Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, Luật hôn nhân và gia đình 1959 đã
quy định nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Trước đây, mặc dù đã
xác định được nhiệm vụ là xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủ của pháp luật hôn
nhân và gia đình phong kiến, nhưng Nhà nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế
độ hôn nhân một vợ một chồng. Đây là một hạn chế của pháp luật thời kỳ trước đó. Việc
Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định nguyên tắc một vợ một chồng bảo đảm cho hạnh
phúc gia đình bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này
còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết hôn “cấm người đang có vợ, có chồng
kết hôn với người khác” (Điều 5)
b. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
Khi xây dựng Luật hôn nhân và gia đình 1986, nhà lập pháp đã có sự phân định
nhóm những quy định chung và nhóm các quy định chuyên biệt. Nguyên tắc hôn nhân một
vợ một chồng được quy định trong Chương I (những quy định chung) trong Luật hôn nhân
và gia đình năm 1986 đã được kế thừa phát triển nguyên tắc này của Luật hôn nhân và gia
đình 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bổ sung thêm những nội dung của
nguyên tắc này cho đầy đủ.
Ví dụ: trong nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nếu như Luật hôn nhân và gia
đình năm 1959 chủ yếu quy định “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người
khác” thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định đầy đủ hơn “cấm người đang có
vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”.
Lương Thị Vân - MSSV: KT33H006 - Nhóm: H1-1
Bài tập học kỳ - Môn Luật Hôn nhân và Gia đình 9
Với việc quy định đầy đủ hơn, phù hợp hơn, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã tạo ra một nền tảng pháp lý cần thiết cho việc
xây dựng những chế định, quy phạm pháp luật chuyên biệt để điều chỉnh các quan hệ hôn
nhân và gia đình trong đời sống xã hội. “lỗ hổng” của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
đã được khắc phục dần dần. Pháp luật hôn nhân và gia đình không ngừng hoàn thiện, trước
hết và trên cơ sở sự hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc cơ bản.
c. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Kế thừa và phát triển những nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình 1986, Luật
hôn nhân và gia đình 2000 tiếp tục thực hiện những nguyên tắc của Lu