Luận văn Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

1. Lý do nghiên cứu đềtài: Việt Nam đã chính thức trởthành thành viên của tổchức thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 11/2006. Tham gia vào nền kinh tếtoàn cầu, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn đó là sức ép cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, làm thếnào đểnâng cao khảnăng cạnh tranh là một công việc mang tính cấp bách và sống còn của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kiểm toán. Theo lộtrình phát triển sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽmởcửa hoàn toàn dịch vụtài chính, trong đó có dịch vụkếtoán - kiểm toán. Điều này dẫn đến một thực tếlà thịtrường tài chính, đặc biệt là dịch vụ kếtoán - kiểm toán, bảo hiểm cũng nhưthịtrường chứng khoán sẽcó sựtham gia của rất nhiều nhà đầu tưnước ngoài. Và do vậy, doanh nghiệp kiểm toáncũng như các doanh nghiệp khác chịu sựcanh tranh gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp kiểm toánphải hoànthiện chất lượng hoạt động của mình. Bên cạnh đó, từkhi nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủvềviệc “Chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổphần” có hiệu lực, nhu cầu vềxác định giá trịdoanh nghiệp và kiểm toán trước khi cổphần hóa tăng lên một cách đột biến. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũkiểm toán viên đạt năng lực và trình độchuyên môn cao để đáp ứng với nhu cầu này, nhằm xác định một cách đúng đắn giá trịtài sản của Nhà nước trước khi cổphần hóa, tránh những thất thoát và lãng phí. Nhưvậy có thểthấy rằng, hoạt động kiểm toán độc lập là một trong những công cụquan trọng trong công tác quản lý vĩmô nền kinh tế đất nước. Trước hết nó phục vụvì lợi ích thiết thực cho các chủsởhữu, các nhà đầu tưvà sau đó là góp phần ngăn chặn các sai phạm vềkinh tế- tài chính, giúp cho Chính phủ, cơquan Nhà nước kiểm soát được hoạt động kinh tế- tài chính, ổn định thịtrường chứng khoán. Đểhội nhập kinh tếthếgiới, đểphát triển thịtrường chứng khoán Việt Nam, một trong những biện pháp là dịch vụkiểm toán phải có chất lượng cao. Muốn vậy cần tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Với lý do trên, tác giả đã thực hiện đềtài “Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” với mong muốn đưa chất lượng dịch vụkiểm toán độc lập tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong quá trình phát triển nền kinh tếnói chung và thịtrường tài chính nói riêng ởViệt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trên cảhai khía cạnh: kiểm soát từbên trong của công ty kiểm toán độc lập và kiểm soát từbên ngoài của Hội nghềnghiệp và Nhà nước. Luận văn chỉtập trung vào kiểm toán độc lập, không nghiên cứu các loạikiểm toánkhác nhưkiểm toánnội bộvà kiểm toánnhà nước nhằm đem lại một bức tranh tổng thểvới một cách nhìn toàn diện vềcông tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ởViệt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đềtài: Luận văn nghiên cứu nhằm đểhoàn thiện và nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, mục đích chính là: - Hệthống hóa các lý luận cơbản vềcông tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, một vấn đềchưa thật sự được các cơquan chức năng và nhà quản lý quan tâm trong những năm vừa qua. - Tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. - Trên cơsởthực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập ởnước ta hiện nay, luận văn đã đánh giá những ưu điểmvà tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận nghiên cứu: Đềtài đã sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu nhưphương pháp phân tích, suy luận, điều tra và tổng hợp. Trong phần đánh giá thực trạng, tác giả tiến hành các cuộc khảo sát thông qua phương pháp: - Phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao đang làm việc tại các Công ty kiểm toán độc lập ởViệt Nam. - Gửi phiếu khảo sát: Tìm hiểu công tác soát xét chất lượng hoạt động kiểm toán tại một sốCông ty kiểm toán độc lập thông qua các các câu hỏi ghi trên phiếu khảo sát. - Tìm hiểu và trao đổi với các nhà nghiên cứu, chuyên viên trong lĩnh vực kiểm toán. - Sửdụng kết quảcủa các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các Công ty kiểm toán độc lập do Bộtài chính tiến hành trong những năm qua. - Tổng hợp các tài liệu hội thảo và tạp chí chuyên ngành đểrút ra những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và các bài học kinh nghiệm từcác quốc gia khác. 5. Nội dung đềtài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đềtài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đềchung vềkiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MUÏC LUÏC Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập 1.1. Tổng quan về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ....................... 05 1.1.1. Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ....................................................................... 06 1.1.2. Các cấp độ của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán....................... 07 1.1.2.1. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên trong.................. 08 1.1.2.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài................... 08 1.2. Kiểm soát chất lượng từ bên trong theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ........................................................................................................... 09 1.2.1. Lịch sử phát triển chuẩn mực kiểm soát chất lượng .................................. 09 1.2.2. Nội dung của chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 hiện hành.................. 11 1.2.3. Nội dung chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng dịch vụ đảm bảo ...................................................................................................... 13 1.3. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Hoa kỳ ............................ 18 1.3.1. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Hoa Kỳ.......................................... 18 1.3.1.1. Lược sử kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Hoa Kỳ..................... 18 1.3.1.2. Các Ủy ban phụ trách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ..................................................................................................... 21 1.3.2. Kiểm soát chất lượng từ bên trong tại Hoa Kỳ .......................................... 24 1.4. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Pháp................................ 24 1.4.1. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Pháp ............................................... 24 1.4.1.1. Lược sử kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Pháp ......................... 24 2 1.4.1.2. Các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ................................................................................... 25 1.4.2. Kiểm soát chất lượng từ bên trong tại Pháp................................................ 27 1.4.2.1. Đánh giá khách hàng .......................................................................... 27 1.4.2.2. Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán ............................................... 28 1.4.2.3. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng................................................. 29 1.5. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình kiểm soát chất lượng cho Việt Nam ....................................................................................................... 29 1.5.1. Việc tiến hành kiểm soát chất lượng là yêu cầu tất yếu khách quan ............................................................................................................ 29 1.5.2. Vai trò của kiểm soát chất lượng đối với sự phát triển, hoàn thiện của nghề nghiệp kiểm toán......................................................................... 29 1.5.3. Các cấp độ của hệ thống kiểm soát chất lượng.......................................... 30 1.5.3.1. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài..................................................... 31 1.5.3.2. Kiểm soát chất lượng từ bên trong..................................................... 31 1.5.4. Vai trò của Hội nghề nghiệp, Nhà nước trong kiểm soát chất lượng .......................................................................................................... 32 Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam 2.1. Đặc điểm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam............................... 33 2.1.1. Các quy định pháp lý ................................................................................. 33 2.1.2. Hoạt động của tổ chức nghề nghiệp........................................................... 35 2.1.3. Hình thức pháp lý của các công ty kiểm toán độc lập ............................... 36 2.1.4. Các dịch vụ của các công ty kiểm toán ..................................................... 37 2.1.5. Thị trường kiểm toán độc lập..................................................................... 37 2.1.6. Đội ngũ kiểm toán viên.............................................................................. 38 2.2. Thực trạng về hệ thống các quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam .................................. 39 2.2.1. Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm (VAS 220) ................. 39 3 2.2.2. Các quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên ngoài ........................................................................... 40 2.3. Thực trạng về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam ....................................................................................................... 43 2.3.1. Thực trạng việc thiết lập chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán.................................................. 43 2.3.1.1. Đối với các công ty kiểm toán thuộc Big four tại Việt Nam............... 43 2.3.1.2. Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trung bình trở lên (trên 50 nhân viên).......................................................... 45 2.3.1.3. Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ.................... 48 2.3.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán.................................................. 49 2.3.2.1. Tại các công ty kiểm toán thuộc Big four ở Việt Nam ....................... 49 2.3.2.2. Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trung bình trở lên (trên 50 nhân viên) ................................................................. 50 2.3.2.3. Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ .......................... 53 2.3.3. Thực trạng về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài........................................................................................................... 55 2.3.3.1. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Bộ tài chính ............ 55 2.3.3.2. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Hội nghề nghiệp ................................................................................................. 60 2.3.3.3. Hoạt động kiểm soát chất lượng của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước............................................................................................. 61 2.4. Ưu điểm và tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập................................................................................ 61 2.4.1. Ưu điểm trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ................................................................................................ 61 2.4.2. Tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ........................................................................................................ 63 4 2.4.2.1. Tồn tại về các quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập............................................................... 63 2.4.2.2. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên trong các công ty kiểm toán độc lập.............. 63 2.4.2.3. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với các công ty kiểm toán độc lập ................................................. 66 Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam 3.1. Yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán ............. 68 3.2. Phương hướng nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam......................................................... 69 3.3. Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam........................................................................ 70 3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước....................................................................... 70 3.3.2. Giải pháp đối với đối với các Công ty kiểm toán độc lập ......................... 74 3.3.3. Giải pháp đối với Hội nghề nghiệp............................................................ 77 3.3.3.1. Kiện toàn hoạt động của tổ chức nghề nghiệp ................................... 77 3.3.3.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức, chuyên nghiệp hóa các Ban chuyên môn của Hội nghề nghiệp....................................................... 78 3.3.3.3. Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ........................................................................................ 82 3.3.4. Các giải pháp khác ..................................................................................... 93 Kết luận 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 11/2006. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn đó là sức ép cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh là một công việc mang tính cấp bách và sống còn của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kiểm toán. Theo lộ trình phát triển sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài chính, trong đó có dịch vụ kế toán - kiểm toán. Điều này dẫn đến một thực tế là thị trường tài chính, đặc biệt là dịch vụ kế toán - kiểm toán, bảo hiểm cũng như thị trường chứng khoán sẽ có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Và do vậy, doanh nghiệp kiểm toán cũng như các doanh nghiệp khác chịu sự canh tranh gay gắt. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp kiểm toán phải hoàn thiện chất lượng hoạt động của mình. Bên cạnh đó, từ khi nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc “Chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần” có hiệu lực, nhu cầu về xác định giá trị doanh nghiệp và kiểm toán trước khi cổ phần hóa tăng lên một cách đột biến. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ kiểm toán viên đạt năng lực và trình độ chuyên môn cao để đáp ứng với nhu cầu này, nhằm xác định một cách đúng đắn giá trị tài sản của Nhà nước trước khi cổ phần hóa, tránh những thất thoát và lãng phí. Như vậy có thể thấy rằng, hoạt động kiểm toán độc lập là một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế đất nước. Trước hết nó phục vụ vì lợi ích thiết thực cho các chủ sở hữu, các nhà đầu tư và sau đó là góp phần ngăn chặn các sai phạm về kinh tế - tài chính, giúp cho Chính phủ, cơ quan Nhà nước kiểm soát được hoạt động kinh tế - tài chính, ổn định thị trường chứng khoán. Để hội nhập kinh tế thế giới, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong những biện pháp là dịch vụ kiểm toán phải có chất lượng cao. Muốn vậy cần tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Với lý do trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Phương hướng và giải pháp nhằm 6 nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” với mong muốn đưa chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng ở Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trên cả hai khía cạnh: kiểm soát từ bên trong của công ty kiểm toán độc lập và kiểm soát từ bên ngoài của Hội nghề nghiệp và Nhà nước. Luận văn chỉ tập trung vào kiểm toán độc lập, không nghiên cứu các loại kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước nhằm đem lại một bức tranh tổng thể với một cách nhìn toàn diện về công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu nhằm để hoàn thiện và nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, mục đích chính là: - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, một vấn đề chưa thật sự được các cơ quan chức năng và nhà quản lý quan tâm trong những năm vừa qua. - Tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. - Trên cơ sở thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta hiện nay, luận văn đã đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, suy luận, điều tra và tổng hợp. Trong phần đánh giá thực trạng, tác giả tiến hành các cuộc khảo sát thông qua phương pháp: - Phỏng vấn các nhà quản lý cấp cao đang làm việc tại các Công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 7 - Gửi phiếu khảo sát: Tìm hiểu công tác soát xét chất lượng hoạt động kiểm toán tại một số Công ty kiểm toán độc lập thông qua các các câu hỏi ghi trên phiếu khảo sát. - Tìm hiểu và trao đổi với các nhà nghiên cứu, chuyên viên trong lĩnh vực kiểm toán. - Sử dụng kết quả của các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các Công ty kiểm toán độc lập do Bộ tài chính tiến hành trong những năm qua. - Tổng hợp các tài liệu hội thảo và tạp chí chuyên ngành để rút ra những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác. 5. Nội dung đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 1.1. Tổng quan về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Kiểm toán là một hoạt động đã có lâu đời kể từ thời kỳ thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong buổi họp công khai. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự ra đời của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán đã dẫn đến sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Từ đó, xuất hiện nhu cầu cần kiểm tra của người chủ sở hữu để chống lại sự gian lận của người quản lý lẫn người làm công. Kiểm toán độc lập đã ra đời vào thế kỷ 18 nhằm đáp ứng cho nhu cầu này. Đến thế kỷ 19, với việc bành trướng thuộc địa của Anh đã kéo theo sự mở rộng đầu tư của các nhà tư bản Anh sang các quốc gia thuộc địa. Do sự cách trở về địa lý nên các nhà đầu tư cần có người giám sát các khoản đầu tư khi họ vắng mặt, nhiệm vụ này đã được trao cho các kiểm toán viên. Trong thời kỳ này, để tăng độ tin cậy vào kiểm toán viên, các nhà đầu tư Anh chỉ cấm kiểm toán viên làm việc cho công ty được kiểm toán hơn là chú trọng vào chất lượng của các cuộc kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, do có sự dịch chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác và hợp nhất các công ty lớn ở Anh trong ngành khai thác mỏ, đường sắt, nhiên liệu,... đã dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm về mục đích, bản chất và nguồn vốn đầu tư vào các công ty. Từ đó nhiệm vụ của kiểm toán viên chuyển sang phục vụ cho cổ đông trong cộng đồng nhiều hơn là lợi ích của người chủ sở hữu vắng mặt. Nhóm cổ đông trong cộng đồng chủ yếu là các nhà đầu tư địa phương, mà thường là các ngân hàng lớn hay các nhà đầu tư lớn và nhóm này ngày càng gia tăng. Chính nhóm cổ đông này đã làm thay đổi quan điểm về chất lượng của hoạt động kiểm toán, vì họ mong muốn rằng những thông tin mà họ nhận được từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán mang tính trung thực và khách quan cao. Chính vì thế, vào thời gian này các công ty kiểm toán bắt đầu chú trọng đến công 9 tác kiểm soát chất lượng hoạt động của mình với mục tiêu là đem đến cho người sử dụng những thông tin có chất lượng tốt nhất. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, yêu cầu của xã hội đối với kiểm toán ngày càng cao. Kiểm soát chất lượng ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nghề nghiệp. 1.1.1. Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Chất lượng luôn là sự thách thức, là mối quan tâm hàng đầu mà bất cứ tổ chức nào đều phải đối mặt trong lĩnh vực hoạt động của mình. Dưới những góc nhìn khác nhau, có thể có các định nghĩa khác nhau về chất lượng: - Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, của một sự vật, sự việc”. - Theo định nghĩa của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5200-ISO 9000 thì “chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua”. Một sản phẩm có tồn tại được là nhờ chất lượng. Kiểm toán là một ngành cung cấp dịch vụ với mục đích nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Do vậy, tương tự như các ngành nghề khác, kiểm toán chỉ có thể tồn tại khi cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, được người sử dụng tin cậy. Chất lượng kiểm toán được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán): “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.” Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ: - Mức độ người sử dụng thông tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán; 10 - Mức độ đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; - Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán đòi hỏi phải có sự kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là một bộ phận cấu thành trong quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán nhằm cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. Nó là một quá trình trong đó công ty kiểm toán thực hiện nhiều thủ tục như hướng dẫn, giao việc, giám sát, kiểm tra công việc mà các kiểm toán viên thực hiện và kiểm tra các nhận xét, kết luận của nhóm kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. 1.1.2. Các cấp độ của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Chất lượng kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra uy tín của các công ty kiểm toán nói riêng và uy tín nghề nghiệp nói chung của mỗi một quốc gia. Vì vậy, ngoài việc chịu sự kiểm soát của hệ thống kiểm soát chất lượng ngay trong bản thân công ty, chất lượng kiểm toán còn chịu sự kiểm tra từ bên ngoài của các cơ quan chức năng, hội nghề nghiệp và các công ty kiểm toán khác. 1.1.2.1. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập từ bên trong: Tùy vào quy mô và năng lực, mỗi công ty kiểm toán tự xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng phù hợp, nhưng nhìn chung quy trình kiểm soát chất lượng bao gồm các giai đo
Luận văn liên quan