Luận văn Thiết kế lưới không chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ từ 1:500 đến 1:5000 khu vực huyện hoà vang và quận cẩm lệ thành phố Đà Nẵng (phần phụ lục)

Để phục vụ cho công tác quản lý đất đai, khảo sát thiết kế - thi công các công trình, đo vẽ địa hình cũng như đo vẽ hiện trạng xử dụng đất. Việc thiết kế lưới khống chế trắc địa là rất quan trọng và tất yếu. Lưới khống chế trắc địa xây dựng nhằm mục đích tạo cơ sở thống nhất và chính xác về mặt toạ độ cho các điểm khống chế. Ngày nay, với việc những công nghệ đo vẽ đã rất phát triển nên lưới trắc địa có thể được xây dựng trên 2 phương pháp là: phương pháp đo bằng máy GPS và phương pháp đường truyền (truyền thống) đo bằng máy toàn đạc điện tử. Trong luận văn này sẽ trình bày công tác thiết kế lưới bằng cả 2 phương án cho lưới địa chính cơ sở và lưới địa chính tại Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ, Quận Liên Chiểu thuộc Thành Phố Đà Nẵng.

doc104 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4233 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế lưới không chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ từ 1:500 đến 1:5000 khu vực huyện hoà vang và quận cẩm lệ thành phố Đà Nẵng (phần phụ lục), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC. LỜI NÓI ĐẦU Để phục vụ cho công tác quản lý đất đai, khảo sát thiết kế - thi công các công trình, đo vẽ địa hình cũng như đo vẽ hiện trạng xử dụng đất... Việc thiết kế lưới khống chế trắc địa là rất quan trọng và tất yếu. Lưới khống chế trắc địa xây dựng nhằm mục đích tạo cơ sở thống nhất và chính xác về mặt toạ độ cho các điểm khống chế. Ngày nay, với việc những công nghệ đo vẽ đã rất phát triển nên lưới trắc địa có thể được xây dựng trên 2 phương pháp là: phương pháp đo bằng máy GPS và phương pháp đường truyền (truyền thống) đo bằng máy toàn đạc điện tử. Trong luận văn này sẽ trình bày công tác thiết kế lưới bằng cả 2 phương án cho lưới địa chính cơ sở và lưới địa chính tại Huyện Hoà Vang, Quận Cẩm Lệ, Quận Liên Chiểu thuộc Thành Phố Đà Nẵng. LỜI CẢM ƠN Tôi muốn cảm ơn tất cả các giáo viên đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường Đại Học Bách Khoa. Đặc biệt các thầy cô giáo dạy chuyên ngành trong bộ môn Địa Tin Học. Tôi cũng muốn cảm ơn Thầy Nguyễn Tấn Lực, người đã nhận hướng dẫn trong suốt thời gian tôi làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Bài luận văn tốt nghiệp đã cho tôi một số kinh nghiệm trong việc thiết kế lưới và giúp tôi phần nào nhận thức được công việc của mình sau khi tốt nghiệp. CHƯƠNG 1 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU THIẾT KẾ LƯỚI MỤC ĐÍCH: Lưới khống chế tọa độ được xây dựng nhằm mục đích tạo cơ sở thống nhất,chính xác về mặt tọa độ cho các điểm khống chế phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính. Lưới khống chế tọa độ được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước dùng các điểm hạng cao nhà nước làm điểm khởi tính. Yêu cầu cơ bản nhất của bản đồ địa chính là đảm bảo xác định chính xác diện tích các thửa đất. Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích: Đăng ký đất đai, làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Làm tài liệu theo dõi ghi nhận, chỉnh lý sự biến động của đất đai, nhà ở, các công trình theo thời gian. Lập xây dựng quy hoạch xây dựng các khu phố,quy hoạch công nghiệp, quy hoạch mở rộng các khu dân cư, đồng thời còn có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác khác của ngành xây dựng, thủy lợi, năng lượng… NHIỆM VỤ: Thiết kế lưới khống chế các cấp từ địa chính cở sở cho đến lưới đường chuyền địa chính cấp 1, 2 nhằm xây dựng mạng lưới tọa độ với mật độ đủ và rải đều khu đo đảm bảo độ chính xác phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 và 1/5000 tại Thành phố Đà Nẵng theo quy phạm kỹ thuật và tiêu chuẩn của ngành. CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHU ĐO Chương này sẽ trình bày một số thông tin liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, điều kiện thi công và tài liệu trắc địa có được tại khu vực sẽ thi công lưới ở thành phố Đà Nẵng. Qua đó chọn cấp độ khó khăn để tính dự toán giá thành và thời điểm để tiến hành chọn mốc và thi công lưới ngoài thực địa. KHÁI QUÁT HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Địa hình thành phố Đà Nẵng Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1500m, độ dốc lớn (>400m), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Khí hậu thành phố Đà Nẵng: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 30-350C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67-77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1042,48km2. Các quận huyện của thành phố Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng - đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương - bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo với tổng diện tích 1.255,53km2, dân số hơn 1.000.000 người . Quận Hải Châu là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng; quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt. Quận Thanh Khê, với mật độ dân số 17,126 người/km2 là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố. Hiện tại là đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế của thành phố Đà Nẵng. Quận Sơn Trà, với vị trí khá đặc biệt, phía Đông là bờ biển dài; là điểm cuối cùng ra biển của hành lang kinh tế Đông Tây, quận Sơn Trà có lợi thế rất lớn trong phát triển thương mại và du lịch. Quận Ngũ Hành Sơn, nằm trên 2 tuyến đường giao thông chính giữa thành phố Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An. Quận Liên Chiểu, ngăn cách với tỉnh Thừa Thiên - Huế bởi Đèo Hải Vân. Nằm ven theo vịnh Đà Nẵng, với quốc lộ 1A đi ngang qua và là đầu cửa phía Nam của hầm đường bộ qua đèo Hải Vân. Bến xe trung tâm, nhà ga xe lửa, cảng biển Liên Chiểu và các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ đều nằm trên địa bàn quận. Quận Cẩm Lệ là một quận mới trên địa bàn thành phố, được thành lập vào ngày 29/8/2005 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân, phường Khuê Trung tổng diện tích tự nhiên là 3.330 ha và 71.429 nhân khẩu. Huyện Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng. Với quỹ đất ngày càng khan hiếm, các xã giáp với các quận của huyện Hòa Vang là nơi thích hợp nhất để hình thành nên các đô thị mới. Nền nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với các sản phẩm có chất lượng cao, giá trị thương mại lớn. Hòa Vang còn là bức bình phong bảo vệ thành phố Đà Nẵng khỏi sự tàn phá của thiên nhiên. Huyện đảo Hoàng Sa, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km). KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHU ĐO – HUYỆN HOÀ VANG VÀ QUẬN CẨM LỆ Phạm vi khu đo Khu đo gồm có: địa phận huyện Hoà Vang (gồm 5 xã Hoà Tiến, Hoà Phước, Hoà Châu, Hoà Nhơn, Hoà Khương) và Quận Cẩm Lệ, một số phường thuộc Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý : Toạ độ địa lý: Huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ nằm từ 15°56' Bắc đến 16°13' Bắc và từ 107°49' Đông đến 108°13' Đông. Do các quận nội thành của thành phố Đà Nẵng đều giáp biển nên huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ nằm ở phía Tây thành phố Đà Nẵng và tiếp giáp với các quận, huyện: Phía Đông giáp các quận của thành phố Đà Nẵng (trừ quận Sơn Trà, bao gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu). Phía Bắc giáp huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên - Huế Phía Tây giáp huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam. Phía Nam giáp các huyện Đại Lộc và Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. Địa hình: Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn, với trên 60% diện tích là rừng núi. Ngoài ra quận Cẩm Lệ và xã Hoà Châu, Hoà Tiến và Hoà Phước thuộc huyện Hoà Vang nằm trong khu thi công là vùng đồng bằng, có ít ruộng lúa, đô thị hoá nhanh và có những khu dân cư tập trung. Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C. Địa chất: Thành phố Đà Nẵng có hai loại địa hình khác nhau về hình thái nguồn gốc, đó là địa hình núi thấp và đồng bằng. Cấu trúc địa tầng bao gồm các phức hệ địa chất đệ tứ - Thống Holocen (Q2) với các phức hệ trầm tích sông; phức hệ trầm tích biển - sông, sông biển; phức hệ trầm tích biển - đầm lầy, sông đầm lầy, biển…với tính chất cơ lý của đất như cát hạt nhỏ, chặt vừa, cát hạt nhỏ lẫn sỏi, cát thạch anh hạt chặt vừa, đá phiến, granit, đá phiến, đá vôi, bùn, sét… phân bố ở các khu vực như Tuý Loan. Ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước và quận Cẩm Lệ là nơi đang được đầu tư đô thị hoá mạnh về cơ sở hạ tầng, mặt bằng thấp được sang lấp bằng đất núi nên có nền đất yếu, chưa ổn định, dễ lún. Phải hết sức lưu ý khi chôn mốc. Kinh tế xã hội Dân cư: Gồm có dân tộc Kinh và các làng đồng bào dân tộc Cơtu tập trung tại xã Hoà Phú. Các xã phân bố rải rác ở vùng rừng núi, trung du, dân số hơn 110.000 người (trong đó có 200 hộ với 825 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số). Kinh tế: Nền nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với các sản phẩm có chất lượng cao, giá trị thương mại lớn. Với các làng đồng bào dân tộc Cơtu, các khu du lịch nổi tiếng như Bà Nà - Suối Mơ, các hồ Hòa Trung, Đồng Nghệ ... có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái và văn hóa. Trong phạm vi thi công còn có hai khu công nghiệp lớn: khu công nghiệp Hoà Khánh và khu công nghiệp Hoà Cầm. Văn hóa: Huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ có các trường trung học phổ thông Phạm Phú Thứ ở Hòa Sơn, Ông Ích Khiêm ở Hòa Phong, Phan Thành Tài ở Hoà Châu, Hoà Vang ở phường Khuê Trung; hai trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp tại xã Hòa Phong (huyện Hoà Vang) và tại phường Hoà Thọ (quận Cẩm Lệ). Mỗi xã, phường đều có trường trung học cơ sở và trường tiểu học. Giao thông: Các trục đường chính thuộc địa bàn khu đo: Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Quốc lộ 14B chạy qua địa bàn huyện Hoà Vang. Quốc lộ 1A đi ngang qua xã Hoà Châu, xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang), quận Cẩm Lệ. Đường Hồ Chí Minh chạy theo chân núi phía Tây quốc lộ 1A. Tuyến đường DT605 nối Đà Nẵng – Quảng Nam. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc khu đo. Từ nay đến năm 2003, đã rải nhựa 30% đường huyện, đường xã. Sau năm 2003 nâng cấp đồng bộ các tuyến giao thông nông thôn ở huyện Hòa Vang, đảm bảo xe có trọng tải lớn qua lại dễ dàng. Y tế: Tất cả các xã tại huyện Hoà Vang và Quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng đều có trạm y tế và bác sỹ thường trực. Trên địa bàn huyện có bệnh viện được trang bị đầy đủ là bệnh viện Hoà Vang, bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Tỷ lệ xã có trạm y tế : 100%. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ : 100%. Số bác sỹ trên 10.000 dân : 1,5. Số giường bệnh trên 10.000 dân : 7,4. TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA VỀ KHU ĐO: Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1.255,53 Km2 gồm có 6 quận và 2 huyện. Khu khảo sát trong bài luận văn này nằm ở 5 xã thuộc đồng bằng của huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ. Khu đo nằm trong 4 mãnh bản đồ tỷ lệ 1/25000 các số hiệu mãnh như sau: Số thứ tự tên mãnh bản đồ Số hiệu mãnh 1 Đà Nẵng E-49-85-C-d 2 Vĩnh Điện D-49-1-A-b 3 Ái Nghĩa D-49-1-A-a 4 Sơn Phước E-49-85-C-c Bản đồ được số hoá theo bản đồ gốc thành lập năm 1999 trên hệ toạ độ HN72. Đã tính chuyển và chia mãnh theo VN2000 năm 2002 tại Nhà Xuất Bản Bản Đồ. Hệ tọa độ quốc gia VN2000, lưới chiếu UTM, Ellipsoid WGS84, kinh tuyến trung ương 107o45’00’’. Có các điểm hạng II nhà nước trong múi chiếu 30: STT Tên điểm Tạo độ Ghi chú Toạ độ x Toạ độ y 1 II-401 1778584,6040 543552,4800 Đang dùng 2 II-494 1769749,5930 543675,3260 Đang dùng 3 II-408 1758396,6530 533051,7270 Đang dùng 4 II-432 1760397,3960 552518,0300 Đang dùng KẾT LUẬN: Khu vực huyện Hoà Vang (Xã Hoà Phước, Xã Hoà Châu, Xã Hoà Tiến, Xã Hoà Khương, Xã Hoà Nhơn) và quận Cẩm Lệ là khu vực đồng bằng, nhiều cụm dân cư tập trung và các khu đô thị mới xây dựng. Ở một số nơi vẫn có ruộng lúa và hoa màu ngắn ngày. Tương đối khó khăn cho việc thi công vì có nơi thường xuyên bị ngập trong mùa mưa. Nhưng lại có được mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho việc đi lại. Khu vực thi công ở ba xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước và quận Cẩm Lệ là nơi có những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố như: Quốc Lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Đường DT605 nối Đà Nẵng- Quảng Nam. Huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng, địa hình được sang lấp bằng đất núi nên nền đất yếu và không ổn định, dễ bị lún và cần được gia cố mốc cẩn thận khi thi công. Dựa vào đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của khu đo và căn cứ vào qui định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành kèm theo quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ta xếp khu vực này vào khó khăn loại 2. Dự kiến sẽ thi công đo đạc bản đồ khu vực vào mùa khô tức vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 7. Tóm lại: Khu vực đo tại thành phố Đà Nẵng, phần lớn là nơi dân cư tập trung đông và đất có giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó có 68,62 Km2 là đất đồi núi. Ta chọn cấp khó khăn là 2. Ta tìm được 2 điểm hạng II Nhà Nước trong thành phố Đà Nẵng và 2 điểm nằm ở tỉnh Quảng Nam (gần khu đo). Khu đo nằm trong mảnh E-49 và D-49 Thời điểm thi công được chọn vào mùa khô, tức là tháng 1 tới 7. CHƯƠNG 3 CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA THIẾT KẾ LƯỚI Chương này trình bày lý thuyết tổng quan trắc địa. Để chiếu mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng ta cần dùng đến các phép toán học để chuyển đổi giữa 2 mặt; xác định kinh tuyến trung ương khu đo và hệ số hạ bậc trong hệ thống lưới; dựa vào tình hình kinh tế xã hội của khu đo chọn tỉ lệ đo thích hợp cho từng khu vực đo vẽ. CƠ SỞ TOÁN HỌC Cơ sở trắc địa thiên văn - Tháng 7/2000 Thủ tướng chính phủ kí quyết định về việc áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ VN-2000 thay thế hệ quy chiếu và toạ độ HN-72. - Hệ toạ độ VN-2000 sử dụng Elipsoid tham chiếu là WGS-84 được định vị lại cho phù hợp với lãnh thổ Việt Nam, trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Điểm gốc toạ độ quốc gia (N00) đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội. Độ cao dùng độ cao Hòn Dấu – Hải Phòng. - Ellipsoid WGS-84 với các thông số kỹ thuật là: Bán trục lớn : a = 6378137(m) Độ dẹt : f = 1/298.257223563 Tốc độ quay quanh trục : W = 7292115x10-11rad/s. Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005x108m3/s2. Lưới chiếu bản đồ - Hệ quy chiếu VN-2000 sử dụng phép chiếu UTM là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc: không biến dạng về hình dạng nhưng biến dạng về diện tích và khoảng cách. - Phép chiếu UTM sử dụng hình trụ nằm ngang nội tiếp quả cầu cắt mặt trụ 840 vĩ bắc và 800 vĩ nam. Phép chiếu UTM giống như phép chiếu Gauss-Kruger chia quả cầu thành 60 múi, mỗi múi 60. - Với phép chiếu này, quả cầu cắt mặt trụ theo hai cát tuyến cách đều kinh tuyến giữa 180 km. Hệ số biến dạng tại kinh tuyến giữa k = 0.9996. - Kinh tuyến giữa của phép chiếu UTM trở thành đường thẳng đứng , xích đạo trở thành đường nằm ngang tạo nên một hệ toạ độ vuông góc. Để tránh giá trị âm người ta dời trục X về phía Tây 500 km và trục Y xuống Nam bán cầu 10.000 km. - Phép chiếu UTM đã khắc phục được nhược điểm của phép chiếu Gauss làm giảm độ biến dạng ở hai biên múi chiếu. Để làm giảm độ biến dạng ở hai biên ta chia nhỏ múi chiếu 60 thành 30 và thay kinh tuyến TW vào giữa khu đo. Kinh tuyến trung ương - Theo thông tư số 973/2001/TT-TCĐC hướng dẫn áp dụng hệ toạ độ qui chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000, ngày 02/06/2001 của Tổng Cục Địa Chính. - Bản đồ địa chính được thành lập theo hệ tọa độ nhà nước VN-2000, ellipsoid WGS-84. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM, với múi chiếu 30, hệ số điều chỉnh biến dạng chiều dài k = 0.9999. - Áp dụng hệ VN-2000 trong việc triển khai các dự án hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật về xây dựng lưới toạ độ ở tất cả các cấp hạng. - Theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 – ngày 10/11/2008 qui định về kinh tuyến trung ương cho từng tỉnh, thành phố thì: Kinh tuyến trung ương của Thành Phố Đà Nẵng là 107045’00” Khu đo thuộc Thành phố Đà Nẵng nên kinh tuyến trung ương cũng là 107045’00”. TỶ LỆ ĐO VẼ Sự cần thiết của việc chọn tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ đo vẽ trên khu đo phải căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất và mức độ khó khăn của từng khu đo, tính chất qui hoạch của từng khu vực trong đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cho phù hợp. Cơ sở chọn tỷ lệ bản đồ Việc chọn tỷ lệ đo vẽ trên khu đo phải dựa vào các cơ sở sau : - Phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý, giá trị kinh tế sử dụng đất và mức độ khó khăn của từng khu đo. - Tính chất qui hoạch qui hoạch của từng khu vực trong đơn vị hành chính để chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cho phù hợp. - Và căn cứ vào mật độ thửa trung bình trên 1 ha. - Qui định chung về chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ : + Khu vực đất nông nghiệp: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 – 1:5000. Đối với khu vực miền núi, có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đô thị, trong khu vực đất ở có thể chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500. + Khu vực đất ở : Các thành phố lớn, đông dân, có các thữa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa có qui hoạch rõ rệt, chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:500. Các thành phố, thị xã khác, thị trấn lớn xây dựng theo qui hoạch, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hoá quan trọng của khu vực chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000. Các khu dân cư nông thôn, khu dân cư của các thị trấn nắm tập trung hoặc rãi rác trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ lớn hơn một hoặc hai bậc hay bằng so với tỷ lệ đo vẽ đất nông nghiệp cùng khu vực. + Khu vực đất lâm nghiệp đã qui hoạch, khu vực cây trồng có ý nghĩa công nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000. + Khu vực đất chưa sử dụng: đối với khu vực đồi núi, khu duyên hải có diện tích đất chưa sử dụng lớn chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1/10000. + Khu vực đất chuyên dùng: thường nằm xen kẽ trong các loại đất nêu trên nên sẽ được đo vẽ và biểu thị trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ đo vẽ của khu vực. èDựa vào tiêu chuẩn trên, chọn tỷ lệ đo vẽ cho khu đo thuộc Thành Phố Đà Nẵng như sau: - Khu vực xã Hoà Phước, xã Hoà Tiến, xã Hoà Châu thuộc Huyện Hoà Vang; Quận Cẩm Lệ; 1 phần phường Hoà Minh, phường Hoà Khánh thuộc Quận Liên Chiểu là nơi tập trung nhiều dân cư, tình hình đô thị hoá cao và đất đai có giá trị kinh tế cao. ( diện tích khoảng 128.28 Km2 ) đo ở tỉ lệ 1/500 và 1/2000. - Khu vực xã Hoà Nhơn, xã Hoà Phong, xã Hoà Khương thuộc h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van tot nghiep 10-6.doc
  • raraddition2.rar
  • rarBan ve.rar
  • mpibanlich.mpi
  • rarBao cao luan van tot nghiep.rar
  • xlsBook1.xls
  • xlsBook2.xls
  • rarKet qua Uoc tinh DC_GPS est.rar
  • xlsLAP LICH DO 3-6.xls
  • xlslap-du-toan-gia-thanh 2010.xls
  • docPhu luc 7-6.doc
  • docphu luc.doc
  • docPL613.doc
  • rarthong tu - dinh muc.rar
  • doctrang bia.doc
Luận văn liên quan