Luận văn Thiết kế lưới khống chế tọa độ phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1-1000 đến 1-5000 khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk

- Muốn xây dựng hệ thống lưới khống chế toạ độ và độ cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính một khu vực nào đó thì phải tiến hành công tác thiết kế lưới. Bản thiết kế là một phương án kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công, sản phẩm đạt chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là cơ sở kiểm tra và nghiệm thu các sản phẩm. - Công tác thiết kế lưới khống chế tọa độ dược xây dựng nhằm vạch ra sơ đồ lưới, trình tự công việc, đánh giá mức độ thực hiện trên khu vực cần đo vẽ bản đồ. Lưới khống chế tọa độ được xây dựng nhằm làm cơ sở thống nhất về mặt tọa độ cho các điểm khống chế, xây dựng mạng lưới khống chế tọa độ với mật độ đủ và rải đều trên khu đo, đảm bảo độ chính xác phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính.

docx87 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế lưới khống chế tọa độ phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1-1000 đến 1-5000 khu vực thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ LƯỚI Mục đích Muốn xây dựng hệ thống lưới khống chế toạ độ và độ cao phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính một khu vực nào đó thì phải tiến hành công tác thiết kế lưới. Bản thiết kế là một phương án kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật, kế hoạch tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ thi công, sản phẩm đạt chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là cơ sở kiểm tra và nghiệm thu các sản phẩm. Công tác thiết kế lưới khống chế tọa độ dược xây dựng nhằm vạch ra sơ đồ lưới, trình tự công việc, đánh giá mức độ thực hiện trên khu vực cần đo vẽ bản đồ. Lưới khống chế tọa độ được xây dựng nhằm làm cơ sở thống nhất về mặt tọa độ cho các điểm khống chế, xây dựng mạng lưới khống chế tọa độ với mật độ đủ và rải đều trên khu đo, đảm bảo độ chính xác phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính. Nhiệm vụ Thu thập các tài liệu trắc địa về khu đo như: bản đồ địa hình đã có trước đó ở tỷ lệ phù hợp 1/25000, ảnh vệ tinh mới nhất của khu vực đo vẽ. Thu thập các tài liệu về vị trí địa lý, điều kiện địa lý kinh tế – xã hội khu đo. Ước tính mật độ điểm khống chế phục vụ tốt cho công tác đo vẽ toàn bộ khu vực được giao. Ước tính sai số thiết kế cho từng cấp hạng. Dự toán kinh phí xây dựng lưới và tổ chức thi công lưới đã thiết kế. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU ĐO Vị trí, đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế xã hội khu đo Vị trí và diện tích khu đo Vị trí Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 mét (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Krông Ana Phía Đông giáp huyện Krông Păk Phía Tây giáp Tỉnh Đăk Nông Phía Đông Bắc giáp huyện Cư M‘gar Thuộc 6 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000 thuộc hệ tọa độ VN2000: D49-73-A-c: Ea Pôk D49-73-C-a: Buôn Ma Thuột D49-73-C-b: Tân Bình D49-73-C-c: Buôn Nắc D48-84-D-b: Hòa Nam 1 D48-84-D-d: Ea Tling Tọa độ địa lý: Từ 120 33’ 10’’ đến 120 46’ 10” độ vĩ Bắc Từ 1070 53’ 10” đến 1080 09’ 45” độ kinh Đông. Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột: Diện tích khu đo Diện tích của thành phố Buôn Ma Thuột vào khoảng 370 km2 trong đó diện tích nội thành khoảng 50 Km2. Đặc điểm địa lý tự nhiên Hành chính Buôn Ma Thuột có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột như sau:     - Khu vực I-MN: Phường Thống Nhất, phường Thắng Lợi, phường Tân Lập, phường Tân Tiến, phường Tân Thành, phường Thành Công, phường Tự An và xã Hoà Thắng. Đây là những xã, phường có từ ngày thành lập thị xã.      - Khu vực I-VC: Phường Ea Tam, phường Khánh Xuân, phường Tân Hoà, phường Tân An, phường Tân Lợi, phường Thành Nhất, xã Hoà Khánh và xã Hoà Thuận. Đây là những phường được thành lập sau năm 1995 khi Buôn Ma Thuột được nâng cấp lên đô thị loại 3.     - Khu vực II-VC: Xã CưEbua, xã EaTu, xã EaKao, xã Hoà Xuân và xã Hoà Phú. Đây là những xã ngoại thành. Địa hình Địa hình của tỉnh Đắk Lắk rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Nhìn chung, Buôn Ma Thuột cũng mang dáng dấp này. Cao nguyên Buôn Ma Thuột: là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam 400 m, thoải dần về phía Tây còn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình 3-80. Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ Bazan màu mở và hầu hết đã được khai thác sử dụng. Khí hậu Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít. Khí hậu tỉnh Đắk Lắk được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng: Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên. Tiểu vùng cao nguyên Buôn Mê Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích tự nhiên. Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên. Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51% diện tích tự nhiên. Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên. Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên. Khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Buôn Ma Thuột nằm ở vùng đất Tây Nguyên mang đặc trưng khí hậu của vùng đất này. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,80C, thấp nhất là 21,30C vào tháng Giêng và cao nhất là 260C vào tháng Tư. Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn. Trữ lượng công nghiệp cấp C2 ở cao nguyên Buôn Ma Thuột khoảng 21.028.000 m3/ngày, tạo thành 2 tầng chứa nước khác nhau. Nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 40 – 90 m, tổng lượng nước ngầm sử dụng vào những tháng mùa khô khoảng 482.400 m3/ngày. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.392 giờ (khoảng gần 100 ngày). Độ ẩm trung bình là 82%, cho nên du khách đến Buôn Ma Thuột luôn có cảm giác mát mẻ. Ban Mê có khí hậu nhè nhẹ, một chút se lạnh vào buổi sáng, một buổi trưa nắng gắt giống Miền Trung, và cái lạnh vừa phải vào buổi tối.  Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rỏ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Địa chất - Thổ nhưỡng Toàn tỉnh có 8 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm chiếm ưu thế cả về diện tích và ý nghĩa sử dụng là nhóm đất xám chiếm 1.069.637 ha, bằng 54,57% diện tích tự nhiên và nhóm đất đỏ 723.077 ha, bằng 36,52%. Chất lượng của các loại đất chủ yếu đều thích hợp cho phát triển cây công nghiệp có giá trị như: cà phê, cao su, hồ tiêu…cho năng suất cao và chất lượng tốt. Diện tích đất đỏ BaZan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu và cây ăn quả. Thực phủ Thực phủ ở đây chủ yếu là các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu… cùng với các cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa rẩy, ngô, khoai, mì… Khu nội thành có diện tích cây xanh cũng tương đối nhiều chủ yếu là để tạo bóng mát cho thành phố như ở các hoa viên, công viên, điểm dừng chân… Giao thông Đường bộ: Buôn Ma Thuột có các quốc lộ giao thông với tất cả các tỉnh trong khu vực và với các trung tâm vùng miền khác: Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung. Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (187 km), đi Kon Tum (224 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km). Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (189 km). Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km). Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển. Buôn Ma Thuột là cửa ngõ giao thông chính của khu vực Tây Nguyên và là trung tâm về địa lý của khu vực.  Đường hàng không: Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay gồm có: Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội Kinh tế, văn hóa xã hội Dân số Thành phố Buôn Ma Thuột có dân số khoảng 340.000 người. Thành phố có 43.469 người dân tộc thiểu số, sinh sống tại 33 buôn, trong đó có 7 buôn nội thành, đông nhất là người Êđê. Dân số nội thành khoảng 230.000 người. (Số liệu thống kê năm 2006). Kinh tế - văn hóa - xã hội Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 - trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động nhất Tây Nguyên, phấn đấu đến năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo định hướng của chính phủ. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 12%. Chuẩn đô thị loại 1 là 6,3%. Riêng năm 2007 là 18,21% Tổng thu ngân sách: 465 tỷ đồng. Chuẩn đô thị loại 1 là 300 tỷ đồng. Riêng năm 2007 là 528 tỷ đồng. Đầu tư: trong 10 năm xây dựng thành phố (1995-2005) đã đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 300 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người: 773 USD/người/năm. Chuẩn đô thị loại 1 là 630 USD/người/năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo: 6,6%. Chuẩn đô thị loại 1 là dưới 13%. Tỷ trọng các ngành: 36,72% công nghiệp-xây dựng, 48,84% thương mại-dịch vụ, 14,44% nông-lâm nghiệp. Năm 2007, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 14%, vượt chuẩn đô thị loại 1 là 15%. Phấn đấu đến 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chỉ còn khoảng 11%. Giao thông: Có 140 km đường phố chính và đã được nhựa hóa trên 85%. Có 305 km đường nội bộ đã được cứng hóa trên 60%. Cấp điện: đảm bảo cấp điện sinh hoạt cho dân 700 kWh/người/năm và 95% đường phố đã được chiếu sáng. Đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1. Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 185 lít/người/ngày. Chuẩn đô thị loại 1 là 80% dân số dùng nước sạch với định mức 120 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuật có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được. Văn hóa-giáo dục: đã có 16/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học. Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3% Thông tin liên lạc: 16 máy điện thoại/100 dân, tăng 20 lần so với năm 1995 là 0,78 máy/100 dân. Chuẩn đô thị loại 1 là 8 máy/100 dân. (Số liệu thống kê năm 2006) Du lịch Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục tại Đắk Lắk. Du khách cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê... Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp... Tình hình tư liệu Tư liệu bản đồ Trên địa bàn đã có bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000 thuộc hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 60, kinh tuyến trung ương 1050, bao gồm 6 mảnh: D49-73-A-c: Ea Pôk D49-73-C-a: Buôn Ma Thuột D49-73-C-b: Tân Bình D49-73-C-c: Buôn Nắc D48-84-D-b: Hòa Nam 1 D48-84-D-d: Ea Tling Tư liệu trắc địa Khu đo sử dụng các điểm lân cận hạng II nằm trong địa phận tỉnh Đăklăk thuộc lưới chiếu UTM, kinh tuyến trung ương 1050, múi chiếu 60, nằm trong hệ VN2000. Hiện các mốc tọa độ trên đều còn tốt đáp ứng được yêu cầu thiết kế và thi công. Khu đo có 2 điểm hạng II là điểm 0-50 thuộc mảnh bản đồ mang số hiệu D48-84-D-b có tên là Hòa Nam 1 và điểm 0-52 thuộc mảnh bản đồ số hiệu D49-73-C-a có tên là Buôn Ma Thuột có tọa độ và độ cao: Số TT Số hiệu điểm Tọa độ Độ cao Ghi chú X Y 1 0-50 1405811.039 49 825123.183 552.6 2 0-52 1400127.614 48 836042.752 607.7 Ngoài ra khu đo còn có 1 điểm lân cận hạng II là điểm 0-51 thuộc mảnh bản đồ mang số hiệu D48-84-D-b có tên là Hòa Nam 1 có tọa độ và độ cao như sau: Số TT Số hiệu điểm Tọa độ Độ cao Ghi chú X Y 1 0-51 1398571.114 49 814201.617 441.3 Ảnh hưởng từ những điều kiện trên đến công tác thiết kế lưới Thuận lợi Khu vực được đo là thành phố lớn của Tây nguyên và có giá trị kinh tế cao, nông nghiệp phát triển mạnh với hầu hết diện tích đất đều phục vụ cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, điều.. và các cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa rẩy, ngô, khoai mì… Nội thị thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá lớn nên tương đối thuận tiện cho việc chọn điểm khống chế. Dân cư phân bố với mật độ không quá dày đặc ở các khu vực ngoại thành, chủ yếu tập trung nhiều hơn trên các tuyến đường giao thông lớn, thuận lợi cho việc đo vẽ sau này. Mạng lưới giao thông trong nội thị tương đối thuận tiện, mạng lưới đường xá tương đối hoàn thiện. Là khu vực có nền đất tốt, chắc chắn thuận lợi cho việc bố trí các mốc khống chế. Khó khăn Khu vực ngoại thành có địa hình khá phức tạp với các thung lũng và đồi núi có độ dốc tương đối lớn khó khăn cho việc bố trí các điểm khống chế. Diện tích rừng cộng với diện tích của các loại cây nông nghiệp dài ngày khá lớn gây khó khăn cho việc thông hướng giữa các điểm khống chế. Phân chia mật độ dân cư, cơ sở hạ tầng, diện tích trồng trọt… ở khu vực ngoại thành và nội thành khác nhau dẫn đến việc lựa chọn tỷ lệ thành lập bản đồ địa chính phức tạp (ở nhiều tỷ lệ khác nhau từ 1:500 đến 1:5000). Mật độ dân cư ở khu vực nội thành tương đối dày đặc gây khó khăn cho việc thông hướng, chọn điểm. Giao thông ở các khu vực ngoại thành chưa phát triển như ở nội thành mà chỉ phát triển trên một vài tuyến đường chính. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nên ta chỉ bố trí công việc đo đạc trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4. Đề xuất cấp độ khó khăn Theo quy định hiện hành áp dụng cho công tác khảo sát đo đạc khống chế trắc địa thì địa hình phân thành 5 cấp khó khăn như sau: Cấp 1: Khu vực đồng bằng ít cây, khu đồi trọc, vùng trung du. Giao thông thuận tiện. Cấp 2: Khu vực đồng bằng nhiều cây, khu vực đồi thưa cây vùng trung du. Giao thông tương đối thuận tiện. Cấp 3: Vùng núi cao từ 50 đến 200m, vùng đồng bằng dân cư đông, nhiều kênh rạch, giao thông không thuận tiện. Cấp 4: Vùng núi cao từ 200 đến 800m, vùng thuỷ triều, đầm lầy, thụt sâu, vùng thành phố lớn, đông dân cư, phải đo đêm, nhiều ngõ, hẻm cụt. Giao thông khó khăn. Cấp 5: Vùng hải đảo, biên giới và núi cao trên 800m. Giao thông rất khó khăn. Khu đo là vùng cao nguyên tương đối nhiều cây, địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông không thuận tiện. Þ Để đảm bảo cho công tác thiết kế và thi công lưới được tiến hành theo kế hoạch đề ra, ta chọn mức độ khó khăn cấp 3. Chương 3 CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ LƯỚI Cơ sở toán học Lưới trắc địa là một tập hợp các điểm cơ sở đã xác định toạ độ – độ cao trong hệ quy chiếu có độ chính xác theo yêu cầu, được bố trí với mật độ phù hợp trên phạm vi lãnh thổ đang xét. Thông thường các điểm cơ sở phải đạt độ chính xác cao nhất trong khả năng công nghệ hiện có, mật độ được xác định phù hợp với các mục tiêu mà hệ thống điểm cơ sở cần phải đáp ứng. Cơ sở toán học là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng các loại bản đồ. Cơ sở toán học của bản đồ được xây dựng trong hệ thống tọa độ và độ cao VN-2000. Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ 1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây: Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ: Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa là gốc có cao độ 0.000m tại Hòn dấu, Hải phòng. Sau đó dùng phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn. Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn Hg, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid. Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định: Bán trục lớn a = 6 378 137 m. Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013 Độ dẹt a (f) = 1 / 298.257223563 Vận tốc góc quay quanh trục w = 7292115x10-11rad/s Hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2 Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Sử dụng phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator), múi chiếu 3o và 6o (Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 trở lên thì dùng múi chiếu 3o). Kinh tuyến trung ương được chọn theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 ÷ 1:10000 ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 6 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (phần phụ lục 1b). Tóm lại: Công tác thiết kế lưới nhằm đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ÷ 1:5000 (tỷ lệ được chọn theo điều kiện khu đo), xây dựng trong hệ quy chiếu VN-2000, kinh tuyến trung ương được chọn chung cho khu vực tỉnh Đăklăk là 108o30’.Bản đồ địa hình sử dụng ở đây có tỷ lệ là 1:25000 sử dụng múi chiếu 60. Do đó tất cả các yếu tố liên quan đều phải chuyển về cùng một kinh tuyến trung ương là 108o30’ và quy đổi về múi chiếu 30. Chọn tỷ lệ bản đồ đo vẽ. Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính được quy định như sau: Khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000 và 1:5000. Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp mà phần lớn các thửa đất nhỏ hẹp hoặc khu vực đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đất đô thị, trong khu vực đất ở chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ là 1:1000 hoặc 1:500 và phải được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toàn công trình. Khu vực đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng: Các thành phố lớn, các khu vực có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa theo quy hoạch, khu vực giá trị kinh tế sử dụng đất cao tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:200 hoặc 1:500 Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế văn hóa quang trọng tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:500 hoặc 1:1000 Các khu dân cư nông thôn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:2000 Khu vực đất lâm nghiệp, đất trồng cây công nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5000 hoặc 1:10000. Như vậy, căn cứ vào các yêu cầu trên ta sẽ chọn tỷ lệ đo vẽ cho phù hợp với từng khu vực khác nhau của thành phố để từ đó ước tính mật độ điểm khống chế cho phù hợp. Cụ thể đối với khu vực thành phố Buôn Ma Thuột ta sẽ có như sau: Khu vực đất trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu; khu vực đất lâm nghiệp; khu vực đất đồi núi, đất chưa sử dụng… sẽ có tỷ lệ đo vẽ là 1:5000. Khu vực đất trồng lúa nước, lúa rẫy, hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngà
Luận văn liên quan