Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc phát triển đội ngũ giáo viên ở trường Cao đẳng
là quan trọng, bởi nó tạo nên nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống và sự phát triển sau
này.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu “Phát triển đội ngũ giáo viên,
coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ, đảm bảo về cơ bản đội
ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia về tỷ lệ giáo viên trên học sinh theo yêu cầu của từng cấp
học”.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương có nêu
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục. Bảo đảm
phối hợp cả ba mặt: Đánh giá và sàng lọc, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ trong
quá trình tổ chức thực hiện.”
113 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng sư phạm Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ ĐÌNH HUẤN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh- 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ ĐÌNH HUẤN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh- 2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường, các thầy, cô ở Khoa Tâm lý- Giáo dục,
phòng Sau đại học, các phòng chức năng của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh.
Trân trọng cảm ơn thầy Đoàn Văn Điều đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, góp ý để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn này. Đồng thời cảm ơn quý thầy cô là
đồng giám khảo.
Cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Bình
Phước đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, thực hiện luận
văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
nhận được sự chỉ bảo góp ý của quý thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh
hơn./.
TÁC GIẢ
Lê Đình Huấn
MỤC LỤC
1TLỜI CẢM ƠN1T ...................................................................................................................... 3
1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 4
1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T .................................................................................. 7
1TMỞ ĐẦU1T .............................................................................................................................. 8
1T . Lý do chọn đề tài1T .................................................................................................................... 8
1T2. Mục đích nghiên cứu1T .............................................................................................................. 9
1T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu1T ........................................................................................ 9
1T4. Nhiệm vụ nghiên cứu1T .............................................................................................................. 9
1T5. Giả thuyết khoa học1T .............................................................................................................. 10
1T6. Phạm vi nghiên cứu1T .............................................................................................................. 10
1T7. Phương pháp nghiên cứu1T ...................................................................................................... 10
1TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN1T ..................................................................................................................... 11
1T .1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề1T .................................................................................................. 11
1T .1.1. Tài liệu nước ngoài1T ..................................................................................................... 11
1T .1.2. Các tài liệu trong nước1T ............................................................................................... 12
1T .2. Một số khái niệm cơ bản1T .................................................................................................... 14
1T .3. Đội ngũ, đội ngũ giảng viên, quản lý đội ngũ giảng viên và quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên1T .................................................................................................................................. 20
1T . 4. Quản lý Trường Cao đẳng Sư phạm1T ................................................................................. 22
1T .4.1. Mục tiêu giáo dục1T ....................................................................................................... 22
1T .4.2. Về nội dung1T ................................................................................................................ 22
1T .4.3. Về phương pháp đào tạo1T ............................................................................................. 23
1T . 5. Quản lý đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm1T .................................................. 23
1T .5.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay1T .................................. 23
1T .5.2. Những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ GV.1T .................................. 26
1T .5.3. Các chức năng quản lý:1T .............................................................................................. 27
1T .5.3.1. Khái niệm1T ............................................................................................................. 27
.......................................................................................................................................... 27
1T .5.3.2. Thực hiện chức năng Hoạch định trong công tác quản lý ở trường cao đẳng sư
phạm.1T ................................................................................................................................. 27
1T .5.3.3. Thực hiện chức năng Tổ chức trong công tác quản lý ở trường cao đẳng sư phạm. 1T 30
1T .5.3.4. Thực hiện chức năng Chỉ đạo trong công tác quản lý ở trường cao đẳng sư phạm. 1T 30
1T .5.3.5. Thực hiện chức năng Kiểm tra trong công tác quản lý ở trường cao đẳng sư phạm. 1T
.......................................................................................................................................... 31
1T .6. Nội dung quản lý đội ngũ giảng viên1T................................................................................. 32
1T .7. Phối hợp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên1T ................................................................. 37
1TChương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC1T ............................................. 40
1T2.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước1T ......... 40
1T2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của trường CĐSP Bình Phước.1T ................................................ 41
1T2.1.2. Tổ chức bộ máy nhà trường1T ........................................................................................ 41
1T2.1.3. Kết quả đào tạo của trường CĐSP Bình Phước1T ......................................................... 43
1T2.2. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng sư phạm Bình
Phước1T ........................................................................................................................................ 43
1T2.2.1. Về số lượng giảng viên1T ............................................................................................... 43
1T2.2.2. Cơ cấu, chất lượng đội ngũ GV1T .................................................................................. 44
1T2.2.3. Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm
Bình Phước.1T .......................................................................................................................... 46
1T2.2.3.1. Về quản lý công tác quản lý tuyển dụng, sử dụng giảng viên 1T................................. 48
1T2.2.3.2. Thực trạng về quản lý phẩm chất chính trị, đạo đức (PCCT, ĐĐ) của đội ngũ giảng
viên.1T................................................................................................................................... 55
1T2.2.3.3. Thực trạng về quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 1T ............................ 61
1T2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ giảng viên1T ................................................... 76
1T2.3.1. Những điểm mạnh1T ...................................................................................................... 76
1T2.3.2. Những điểm cần khắc phục1T ........................................................................................ 76
1T2.3.3. Nguyên nhân1T ............................................................................................................... 77
1TChương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC.1T ....................................................... 79
1T3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp1T .............................................................................................. 79
1T3.2. Định hướng phát triển của trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước.1T ................................. 80
1T3.3. Một số giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bình Phước1T ........................ 81
1T3.3.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ GV, xác định biên chế cho từng giai đoạn
phát triển của nhà trường, nhằm phát triển đội ngũ GV có được số lượng, cơ cấu hợp lí,
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhà trường.1T ........................................................ 81
1T3.3.2. Giải pháp quản lý tuyển dụng, sử dụng GV1T ............................................................... 83
1T3.3.3. Giải pháp về quản lý đào tạo và bồi dưỡng GV hiện có nhằm phát huy tối đa sức
mạnh nội lực, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường.1T... 86
1T3.3.4. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện chính sách và xây dựng môi trường làm việc.1T 89
1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T ........................................................................................... 92
1T* Kết luận:1T ................................................................................................................................. 92
1T* Kiến nghị:1T............................................................................................................................... 94
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ................................................................................................. 97
1TPHỤ LỤC1T ......................................................................................................................... 101
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BD : Bồi dưỡng
CBQL : Cán bộ quản lý
CĐ : Cao đẳng
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giảng viên
NCKH : Nghiên cứu khoa học
QLGD : Quản lý giáo dục
UBND : Ủy ban nhân dân
NXB : Nhà xuất bản
GD : Giáo dục
HSSV : Học sinh -sinh viên
SP : Sư phạm
CCGD : Cải cách giáo dục
Tr : Trang
PP : Phương pháp
HT : Hiệu trưởng
PHT : Phó Hiệu trưởng
PCCT : Phẩm chất chính trị
CĐCS : Chế độ chính sách
MTLV : Môi trường làm việc
PPGD : Phương pháp giáo dục
NCS : Nghiên cứu sinh
BGH : Ban giám hiệu
CSVC : Cơ sở vật chất.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc phát triển đội ngũ giáo viên ở trường Cao đẳng
là quan trọng, bởi nó tạo nên nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống và sự phát triển sau
này.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu “Phát triển đội ngũ giáo viên,
coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ, đảm bảo về cơ bản đội
ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia về tỷ lệ giáo viên trên học sinh theo yêu cầu của từng cấp
học”.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương có nêu
“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục. Bảo đảm
phối hợp cả ba mặt: Đánh giá và sàng lọc, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ trong
quá trình tổ chức thực hiện.”
Từ chỉ thị trên ngày 11/01/2005 Chính phủ ra quyết định phê duyệt đề án “xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” .
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất
lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao về bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của
nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày cảng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[29, tr 271]
Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 đã đặt ra
những yêu cầu cấp bách là: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa
dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông, liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề đến cao đẳng,
đại học và sau đại học”. Như vậy, hoàn thiện hệ thống giáo dục được xem là một trong
những giải pháp chiến lược để phát triển giáo dục ở nước ta trong năm đầu của thế kỷ XXI.
Trường CĐSP Bình Phước được nâng cấp năm 2003 từ trường Trung học sư phạm
Bình Phước (thành lập năm 1997). Trong những năm qua, nhà trường đóng góp tích cực
trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở cho tỉnh
Bình Phước. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo toàn diện, vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường là vấn đề
mấu chốt. Vì vậy, vấn đề xây dựng và quản lý được một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu cần được đặt ra và có biện pháp giải quyết.
Trong Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Phước đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình
Phước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trong đó đề cập “ Giáo dục Tiểu học:
Đảm bảo về giáo viên theo cơ cấu bộ môn nâng tỉ lệ đạt chuẩn của giáo viên từ 98,3% (2008)
lên 100% (năm 2015) trong đó tỉ lệ giáo viên trên chuẩn là 27% (2008) lên 35-40% (2015)
và 70-75%(2020); THCS: Đảm bảo đủ số lượng giáo viên tỉ lệ đạt chuẩn 99,3% (2008) lên
100%(2010) nâng cao tỉ lệ trên chuẩn đào tạo từ 18,2% (2008) lên 49%(2015) và 65-70
(2020); Giai đoạn 2010-2015, chuẩn bị điều kiện để đầu tư nâng cấp Trường Cao đẳng sư
phạm Bình Phước thành trường Đại học đa ngành. Giai đoạn 2016-2020, thành lập trường
đại học đa ngành (trên cơ sở nâng cấp trường CĐSP Bình Phước)”.
Từ những định hướng nêu trên, đề tài “Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng
viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, đề tài đề xuất một số biện pháp phát triển đội
ngũ giảng viên của Trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm
Bình Phước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
4.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý trường CĐSP Bình
Phước.
4.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm
Bình Phước.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bình
Phước đã có chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên,
nhưng vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng những yêu cầu mới. Cần khảo sát, đánh giá sát
thực trạng thì có thể đề xuất các biện pháp khắc phục được hạn chế và đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của nhà trường hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường CĐSP Bình Phước trên các
mặt:
Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và chế độ chính sách.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập ý kiến, làm rõ thực trạng và đề ra các biện
pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng PP thống kê toán học để xử lý kết quả số liệu điều tra, nghiên cứu.
7.4. Các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tài liệu nước ngoài
Công tác nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên là một vấn đề hết sức quan trọng đối
với các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, không chỉ có ở Việt Nam mà ngay
cả những nước có nền giáo dục phát triển: Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản và một số nước khác.
Giáo sư Philip G.Altbach, Đại học Boston (Hoa Kỳ) với bài tham luận “Trường đại học
và toàn cầu hóa”. Tác giả đã đưa ra những sáng kiến về công tác quản lý và trao đổi giữa
giảng viên của các trường đại học trên thế giới.
Giáo sư John Murray, Đại học Texas Tech University, với đề tài “sự phát triển đổi mới
đội ngũ giảng viên”, tác giả đã xác định những bước thực hiện cụ thể như là chìa khóa dẫn
đến thành công.
Không có lĩnh vực nào mà các giả định cơ bản truyền thống được người ta bám sát giữ
vững chắc như đối với lĩnh vực con người và quản lý con người. Và cũng không có lĩnh vực
nào mà các giả định cơ bản lại trái ngược hoàn toàn với thực tế và hoàn toàn phản tác dụng
như trong lĩnh vực đó. “Có một cách duy nhất để quản lý con người hoặc ít ra là phải có một
cách như thế.”
Trong thực tế giả định này được nhấn mạnh ở mọi cuốn sách và bài báo nói về quản lý
con người. Điều này được dẫn xuất nhiều nhất trong cuốn sách của Douglas McGregor nhan
đề khía cạnh nhân bản của doanh nghiệp (xuất bản 1960), trong đó tác giả khẳng định rằng
việc quản lý con người phải lựa chọn giữa hai và chỉ hai cách khác nhau thôi đó là “Lý
thuyết X”(người bị quản lý không thích làm việc, họ luôn lẫn tránh công việc mỗi khi có thể;
người bị quản lý mong muốn được chỉ dẫn cụ thể bất kể khi nào; người quản lý bị thúc ép
người thuộc quyền).
Và “Lý thuyết Y” (người ta ai cũng muốn làm việc; người thuộc quyền đã có những
cam kết với tổ chức, sẽ tự hướng dẫn và tự kiểm tra; người thuộc quyền sẽ học cách chấp
nhận, thậm chí tìm ra trách nhiệm của mình trong công việc), sau đó tác giả khẳng định Lý
thuyết Y là duy nhất đúng. (Trước đó ít lâu tác giả cũng đã nói như vậy trong cuốn sách xuất
bản 1954 nhan đề Thực hành quản lý). Vài năm sau đó Abraham H.Maslow (1908-1970) đã
trình bày trong cuốn sách của mình nhan đề Eupsychian Management (xuất bản 1962, tái bản
1995 với nhan đề Maslow nói về quản lý) rằng cả McGregor và tác giả là hoàn toàn sai lầm.
Ông ta quả quyết rằng đối với loại người khác thì phải có cách quản lý khác nhau [12].
Từ những lý luận trên, tác giả đã nói đến động cơ nổi bật nhất, để quan tâm đến cách
quản lý, tìm hiểu tính cách của đối tượng để quản lý cho hiệu quả. Tác giả đã nghiên cứu kể
cả động cơ cũng nằm trong nội dung tình cảm. Người quản lý cũng phải lưu ý đến sắc thái
tình cảm, khen thưởng và phạt phân minh.
Ngày nay, có nhiều chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục đào tạo công bố những
công trình, tham luận trong các Hội nghị khu vực Châu Á và Quốc tế như:
Tiến sĩ Analy Scorsone, Giám đốc Hệ thống Giáo dục toàn cầu và hợp tác Quốc tế với
đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các trường đại học và cao đẳng”.
1.1.2. Các tài liệu trong nước
Ngày 15 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa lễ khai giảng Đại học
Quốc gia. Ở đây có 2 ban Khoa học và Văn khoa có nhiệm vụ đào tạo giáo sư trung học
chuyên khoa. Còn đối với giáo dục trung học phổ thông và tiểu học thì được huấn luyện tại
Thủ đô Hà Nội và các địa phương. Chỉ trong vòng 1 năm hàng vạn chiến sĩ diệt dốt đã được
bồi dưỡng về phương pháp dạy Bình dân học